Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐA PHƯƠNGTIỆN - YÊU CẦU PHÁT XẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.84 KB, 40 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
---------

THUYẾT MINH QCVN

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐA PHƯƠNG
TIỆN - YÊU CẦU PHÁT XẠ

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
1 Giới thiệu...........................................................................................................................................2
1.1 Tên gọi và ký hiệu của Quy chuẩn..................................................................................................2
1.2 Đặt vấn đề........................................................................................................................................2
1.2.1 Tương thích điện từ EMC (Electromagnetic compatibility)..............................................................2
1.2.2 Vai trò của tương thích điện từ đối với mạng viễn thông..................................................................2
1.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích điện từ của các thiết bị viễn thông.........................................4
1.2.4 Biện pháp chung cải thiện tương thích điện từ EMC........................................................................4
1.2.5 Phát xạ............................................................................................................................................ 5

1.3 Tình hình sử dụng và quản lý thiết bị đa phương tiện....................................................................7
1.3.1 Thiết bị đa phương tiện - Phân loại thiết bị...................................................................................... 8
1.3.2 Một số hình ảnh về thiết bị đa phương tiện...................................................................................... 8
1.3.3 Tình hình quản lý thiết bị đa phương tiện....................................................................................... 16
1.3.3.1 Tại Việt Nam......................................................................................................................... 16
1.3.3.2 Một số quốc gia trên thế giới................................................................................................. 17


2 LÝ DO VÀ SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT.....................................................19
2.1 Lý do xây dựng quy chuẩn............................................................................................................19
2.2 Sở cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật..............................................................................................19
2.2.1 Tiêu chuẩn TCVN 7189:2009 : Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến - Giới
hạn và phương pháp đo.......................................................................................................................... 19
2.2.2 Tiêu chuẩn TCVN 7600: 2010 : Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp - Đặc tính
nhiễu tần số rađio - Giới hạn và phương pháp đo....................................................................................20
2.2.3 Tiêu chuẩn CISPR 32.................................................................................................................... 21
2.2.3.1 Nguyên nhân cần có CISPR 32.............................................................................................. 21
2.2.3.2 Các phiên bản CISPR 32....................................................................................................... 22
2.2.4 Mối quan hệ giữa CISPR 32 và CISPR 22 và CISPR 13................................................................24
2.2.4.1 Tổng quan (thông tin lấy trên trang web của Cục Tần số)......................................................24
2.2.4.2 Sự giống và khác nhau giữa CISPR 32 và CISPR 22, CISPR 13............................................27
2.2.5 Lựa chọn sở cứ.............................................................................................................................. 32
2.2.6 Hình thức xây dựng dự thảo quy chuẩn..........................................................................................32

2.3 Bố cục của dự thảo qui chuẩn.......................................................................................................32
2.4 Bảng đối chiếu nội dung dự thảo quy chuẩn quốc gia với tài liệu tham chiếu gốc IEC CISPR
32: 2015...............................................................................................................................................34
2.5 Kết luận và kiến nghị......................................................................................................................1


1

Giới thiệu

1.1 Tên gọi và ký hiệu của Quy chuẩn
Tên gọi của quy chuẩn: “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG
THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐA PHƯƠNG TIỆN - YÊU CẦU PHÁT XẠ”
Ký hiệu của quy chuẩn: QCVN xxxx:201y/BTTTT


1.2 Đặt vấn đề
1.2.1

Tương thích điện từ EMC (Electromagnetic

compatibility)
Tương thích trường điện từ là khả năng hoạt động thoả đáng của thiết bị hoặc hệ thống
trong môi trường điện từ của nó mà không tạo ra nhiễu điện từ quá mức cho bất kỳ vật
gì trong môi trường đó. EMC bao gồm can nhiễu điện từ EMI (ElectroMagnetic
Interference) và khả năng miễn nhiễm điện từ EMS (Electro Magnetic Susceptibility).
EMI là các phát xạ điện từ gây ra bởi thiết bị, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các
thiết bị khác trong môi trường xung quanh. Còn EMS là khả năng hoạt động của thiết
bị theo đúng chức năng khi bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ.
1.2.2

Vai trò của tương thích điện từ đối với mạng viễn

thông
Phổ tần của sóng điện từ là một tài nguyên quan trọng có giá trị xã hội, kinh tế và
quốc phòng. Sự phát triển không ngừng các phương tiện truyền tin ở nước ta cũng như
trên thế giới đã dẫn đến sự chật chội về phổ tần số. Mọi việc sử dụng các tần số cũng
như chế tạo các thiết bị vô tuyến điện tử phải dựa trên cơ sở khoa học, tức là phải đảm
bảo sự tương thích điện từ EMC. Rất nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn EMC quốc
gia, tất cả các nhà sản xuất thiết bị điện và điện tử phải đảm bảo sản phẩm của họ phù
hợp với tiêu chuẩn EMC.
Theo quy định chung, tính tương thích điện từ EMC được hiểu là: Đối với bất kỳ thiết
bị vô tuyến điện tử nào đều phải:
Không được gây ra can nhiễu vượt quá mức độ cho phép đối với sự hoạt động
bình thường của thiết bị vô tuyến điện tử khác.


2


Bản thân thiết bị đó phải làm việc bình thường khi các nguồn tín hiệu khác đã làm
việc.
Uỷ ban Tư vấn quốc tế về Thông tin vô tuyến CCIR chia dải tần phổ từ 10kHz đến
275GHz ra 38 băng tần dùng cho thông tin trên mặt đất và vũ trụ cho các khu vực lãnh
thổ khác nhau. Ngoài ra CCIR còn khuyến nghị kỹ thuật về vấn đề quy hoạch và sử
dụng có hiệu quả phổ của thiết bị vô tuyến điện và tính tương thích của từng loại
phương tiện.
Hiện nay, phần lớn các phương tiện vô tuyến điện bức xạ trên tần phổ thấp hơn
11GHz. Các phương tiện này là thiết bị dẫn đường, ra đa... và các thiết bị công nghiệp
khác. Điều này xác định xác suất lớn nhất của các can nhiễu có hại lên một thiết bị vô
tuyến điện. Đặc biệt, đối với các thiết bị vô tuyến điện đặt trong không gian chật chội
như trong con tàu vệ tinh hoặc phòng thí nghiệm vũ trụ v.v... việc đảm bảo tính tương
thích điện từ EMC cho chúng là vấn đề phức tạp.
Can nhiễu có thể phân ra: can nhiễu thiên nhiên và can nhiễu công nghiệp.
Can nhiễu thiên nhiên là can nhiễu phóng điện khí quyển, tạp âm vũ trụ bức xạ mặt
trời mặt trăng.
Can nhiễu công nghiệp có loại có phổ như tia lửa điện, phóng điện hồ quang. Can
nhiễu công nghiệp có phổ hẹp do các thiết bị vô tuyến điện bức xạ ra. Sự bức xạ ra
này còn chia ra bức xạ chính (còn gọi là bức xạ cơ sở) và bức xạ phụ. Bức xạ
chính đảm bảo cho thiết bị này hoạt động bình thường và nằm trong dải tần công
tác. Bức xạ phụ phân chia thành: bức xạ ngoài băng (phụ thuộc vào quá trình điều
chế sóng) và bức xạ phụ nằm rất xa băng tần công tác (là bức xạ của các sóng hài)
Can nhiễu có dạng xung ra và dạng sóng liên tục. Can nhiễu có thể là can nhiễu ngoài,
tác động qua các anten từ các nguồn đặt ở xa. Can nhiễu có thể là can nhiễu nội từ các
nguồn rất gần (như trên đường thông tin vô tuyến chuyển tiếp, can nhiễu nội do các
luồng (trunk) siêu cao tần lân cận gây ra.

Ngoài ra cần phân biệt các can nhiễu do các phương tiện vô tuyến điện từ cùng hoạt
động trong dải tần chung với các can nhiễu giữa các phương tiện công tác trong các
dải tần khác nhau.

3


1.2.3

Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích điện từ của

các thiết bị viễn thông
Khi ta cần đồng thời triển khai nhiều phương tiện vô tuyến khác chủng loại nhưng
chung một dải tần công tác thì ta phải đặt các thiết bị với khoảng cách không gian đủ
xa. Trong không gian này, mỗi thiết bị chiếm một không gian bức xạ tương ứng với
công suất máy phát xạ, dải tần suất và tính phương hướng của anten, điều kiện truyền
sóng v.v...
Trong không gian bức xạ, hệ thống thông tin được đặc trưng bằng công suất phát xạ,
băng tần, tần số, đồng thời có các nhiễu... ảnh hưởng đến anten thu.
Về phía thu, không gian thu sóng phụ thuộc vào đặc tính của anten thu và độ nhạy thu.
Giả thiết máy thu làm việc bình thường với mức can nhiễu cho phép, ta có thể tính ra
khoảng cách giữa 2 thiết bị dùng chung tần số. Nhưng thực tế xác định được khoảng
cách này rất phức tạp do:
-

Địa hình mặt đất rất phức tạp

-

Công suất nguồn gây can nhiễu có thể đến anten thu theo sóng trực tiếp, sóng phản

xạ, sóng nhiễu xạ, sóng siêu khúc xạ... Nếu muốn xác định trường bị ảnh hưởng
can nhiễu, ta cần xét trường do nguồn nhiễu đó bức xạ trong thời gian truyền sóng
tốt nhất (vào mùa hè).

-

Anten có tính định hướng nên khi tính toán mức can nhiễu cho phép, phải xét đến
hệ số tăng ích của anten.

1.2.4

Biện pháp chung cải thiện tương thích điện từ EMC

Vấn đề tương thích điện từ đã được đặt ra từ đầu thế kỷ 20. Ngoài việc tiếp tục chinh
phục dải tần số ngày càng cao như đã làm trong các thập kỷ của thế kỷ 20 vừa qua,
hiện nay EMC vẫn đặt ra cho chúng ta các vấn đề cần tiếp tục giải quyết, đó là:
Hoàn thiện phương pháp sử dụng một cách tiết kiệm các băng tần:
Nâng cao độ ổn định tần số của nguồn phát xạ.
Giảm thiểu cường độ bức xạ ngoài băng và bức xạ phụ
Hoàn thiện phương pháp giảm nguồn nhiễu ngay tại nơi chúng xuất hiện:
4


Cải thiện đặc tính các bộ lọc dùng thạch anh và ống dẫn sóng.
Tổng hợp đồ thị tính hướng của anten thu để có đồ thị tính hướng “lõm” đối với
hướng can nhiễu.
Làm “xốp” các xung can nhiễu lớn
Bọc chắn trường điện từ can nhiễu và nối đất tốt.
Ngoài ra bằng máy tính điện tử thành lập “phương pháp mô hình hoá môi trường điện
từ” có xét tới các thiết bị điện từ cụ thể. Máy tính có thể đưa ra các tham số (có xét

tới độ bất ổn định) của máy thu, máy phát và anten.
1.2.5

Phát xạ

Thiết bị và các hệ thống luôn luôn bị nhiễu điện từ, và bất kỳ thiết bị điện/điện tử nào,
bản thân cũng là nhiều hơn hoặc ít hơn một máy phát nhiễu điện từ.
Các nhiễu loạn được tạo ra bằng nhiều cách. Tuy nhiên, những nguyên nhân cơ bản
chủ yếu là sự thay đổi đột ngột về dòng điện hoặc điện áp.
Các nhiễu loạn này có thể được lan truyền bởi sự truyền dẫn dọc theo dây hoặc dây
cáp hoặc bởi sự bức xạ dưới dạng các sóng điện từ.
Nhiễu hoặc sự làm giảm thiểu tiếng ồn và do đó Tương thích điện từ có thể đạt được
bằng cách giải quyết cả hai vấn đề phát xạ và miễn nhiễm.

5


Các nhiễu loạn gây ra những hiện tượng không mong muốn. Hai ví dụ là nhiễu sóng
vô tuyến và nhiễu với các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dẫn đường, hệ thống
điều khiển và giám kiểm do các phát xạ điện từ. Các nhiễu loạn này có thể làm cho
thiết bị bị mất chức năng hoặc còn gây ra mối nguy hiểm tiềm tàng cho tính an toàn
của những người sử dụng.
Trong những năm gần đây, một số chiều hướng đồng thời làm cho EMC quan trọng
hơn bao giờ hết:
Các nhiễu loạn đang trở nên mạnh hơn cùng với các giá trị điện áp và dòng điện
tăng dần.
Các mạch điện tử đang ngày càng trở nên nhạy cảm.
Khoảng cách giữa mạch nhạy cảm (thường là mạch điện tử) và mạch làm nhiễu
loạn (các mạch điện) đang trở nên nhỏ hơn.
Vì vậy, EMC là một tiêu chuẩn cơ bản phải được tôn trọng trong tất cả các giai đoạn

sản xuất và phát triển sản phẩm, cũng như trong suốt thời gian lắp đặt và đấu dây.
Hơn nữa, hiện nay EMC được bao gồm trong các tiêu chuẩn và đang trở thành một
yêu cầu pháp lý. Trong cộng đồng châu Âu, EMC là một phần của các đặc tính an
toàn thiết yếu, mọi thiết bị điện và điện tử phải đáp ứng các yêu cầu thiết yếu và tuân
theo chế độ ghi nhãn CE. Các Chỉ dẫn quyết định các khía cạnh về an toàn.
Các phát xạ điện từ liên quan đến năng lượng điện từ không mong muốn bị phát ra từ
một thiết bị có thể gây nhiễu cho việc thực thi có hiệu quả của thiết bị khác.
"Nguồn" phát ra các phát xạ. Các nguồn nhiễu điện từ có thể là các nguồn tự nhiên
hoặc nhân tạo, cố ý hay không chủ ý.
-

Nguồn tự nhiên: Các nguồn liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, như sự phóng
tĩch điện, sét, vv

-

Nguồn nhân tạo: Các nguồn liên quan đến các hiện tượng nhân tạo, như sự tăng
vọt do sự cố, quá độ do chuyển mạch, bộ tạo dao động nội tại, đầu ra hài hòa của
các máy phát thông tin, vv

6


-

Nguồn cố ý: Các nguồn phát xạ có chức năng chính phụ thuộc vào các nguồn phát
bị bức xạ. Ví dụ bao gồm các hệ thống thông tin cấp phép điện tử như các hệ thống
thông tin liên lạc, dẫn đường và hệ thống radar.

-


Nguồn không chủ ý: Các thiết bị bức xạ các tần số vô tuyến nhưng không được coi
là chức năng chính của chúng.

1.3 Tình hình sử dụng và quản lý thiết bị đa phương tiện
Hiện này các thiết bị sử dụng công nghệ tích hợp đang phát triển mạnh mẽ. Đa
phương tiện sử dụng các máy tính để trình bày văn bản, âm thanh, video, hoạt hình,
các hình ảnh tĩnh, các tính năng tương tác, theo nhiều cách khác nhau và những sự kết
hợp có thể thực hiện thông qua sự tiến bộ của công nghệ. Bằng cách kết hợp phương
tiện truyền thông và nội dung, những người quan tâm đến đa phương tiện có thể đảm
nhận và làm việc với đủ dạng phương tiện truyền thông để nhận được nội dung của
chúng. Đa phương tiện có thể được truy cập thông qua các máy tính hoặc các thiết bị
điện tử và tích hợp đủ loại hình thái với nhau.
Thiết bị đa phương tiện là các thiết bị sử dụng phối hợp các phương tiện truyền thông
như vô tuyến truyền hình, slide, vv, đặc biệt trong giáo dục hoặc các thiết bị liên quan
đến bất kỳ hệ thống khác nhau trong đó có thể thao tác dữ liệu trong một loạt các hình
thức, chẳng hạn như âm thanh, đồ họa, hoặc văn bản.
Thiết bị đa phương tiện (MME) được cho là ngành công nghiệp thay đổi nhanh nhất
thế giới và bao gồm các sản phẩm mà về cơ bản là chứa thiết bị công nghệ thông tin
(ITE) kết hợp một hoặc nhiều chức năng khác.
Thiết bị đa phương tện bao gồm: máy tính cá nhân, PDA, máy trò chơi, modem,
máy điện thoại, màn hình, máy in, các thiết bị kiểm soát và điều chỉnh cho gia đình
và ngành kinh doanh, những thiết bị điện tử tiêu dùng như TV, đầu đĩa DVD và máy
nghe nhạc Blue-Ray, bộ thu vệ tinh cũng như tất cả các hình thức hỗn hợp; thiết bị
âm thanh và thiết bị phòng thu chuyên nghiệp như micro, bộ trộn âm thanh, loa, thiết
bị phòng thu ...

7



1.3.1

Thiết bị đa phương tiện - Phân loại thiết bị

Thiết bị đa phương tiện (MME): MME là các thiết bị điện tử hợp nhất một loạt các
chức năng bao gồm các thiết bị công nghệ thông tin (ITE), thiết bị âm thanh, thiết bị
video, và các thiết bị thu quảng bá, MME cũng bao gồm thiết bị điều khiển chiếu sáng
giải trí cũng như những sự kết hợp của tất cả các loại thiết bị này.
-

Các thiết bị công nghệ thông tin - thiết bị có chức năng chính: nhập, lưu trữ, hiển
thị, khôi phục, truyền tải, xử lý, chuyển mạch, hoặc điều khiển dữ liệu và / hoặc
các bản tin viễn thông và có thể được trang bị một hoặc nhiều cổng thường để
chuyển thông tin. (Ví dụ: Các máy văn phòng, thiết bị kinh doanh điện tử và thiết
bị viễn thông)

-

Thiết bị âm thanh - là thiết bị có chức năng chính: tạo, nhập vào, lưu trữ, phát,
khôi phục, truyền, thu, khuếch đại, xử lý, chuyển mạch hoặc điều khiển các tín
hiệu âm thanh. (Ví dụ: Máy nghe đĩa CD, các máy thu, các bộ khuếch đại âm
thanh, các bộ trộn.)

-

Thiết bị video - là thiết bị có chức năng chính: tạo, nhập vào, lưu trữ, hiển thị,
phát, khôi phục, truyền, thu, khuếch đại, xử lý, chuyển mạch hoặc điều khiển các
tín hiệu video (Ví dụ: Máy xem video, các máy ảnh, thiết bị phòng thu TV)

-


Thiết bị thu quảng bá- là thiết bị chứa bộ điều hưởng dùng để thu các dịch vụ
quảng bá. (Ví dụ: Các máy thu dịch vụ phát thanh và truyền hình, các máy thu
quảng bá trên mặt đất.)

-

Thiết bị điều khiển chiếu sáng giải trí - thiết bị tạo hoặc xử lý các tín hiệu điện để
điều khiển cường độ, màu sắc, bản chất hoặc hướng của ánh sáng từ nguồn phát
sáng, trong đó mục đích là nhằm tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật trong sản xuất sân
khấu, sản xuất truyền hình quảng bá, hoặc sản xuất âm nhạc và thuyết trình trực
quan.

-

hoặc tổ hợp của các thiết bị nói trên

1.3.2 Một số hình ảnh về thiết bị đa phương tiện
1) Thiết bị đa phương tiện DCN :

8


Thiết bị hội nghị đa phương tiện với màn hình cảm ứng điện dung

2) IMT của Archos
Archos vừa giới thiệu đến người dùng một thiết bị đa phương tiện mới vận hành trên
hệ điều hành Android với tên gọi tắt là IMT
IMT, viết đầy đủ là Internet Media Tablet tạm dịch sang tiếng Việt là máy tính bảng
kết nối internet giải trí đa truyền thông, một sản phẩm mới của Archos - một hãng sản

xuất các thiết bị giải trí đa truyền thông nổi tiếng của Pháp. Máy được trang bị bộ vi
xử lý TI OMAP3440 với hiệu năng xử lý mạnh mẽ cùng kho lưu trữ có dung lượng
lên đến 500 GB.
Về tính năng giải trí đa phương tiện, IMT được trang bị màn hình cảm ứng rộng 5
inch có độ phân giải cao, hỗ trợ và giải mã trực tiếp các định dạng âm thanh cũng như
hình ảnh nét cao bao gồm cả định dạng DixV, Adobe Flash và định dạng phim flash.
Ngoài ra, máy còn có thể xem và ghi lại chương trình TV lẫn truyền hình kỹ thuật số
với hai bộ tiếp sóng tích hợp TiVo-style và DVB-SH (dành cho truyền hình kỹ thuật
số). Không những thế, sản phẩm còn được trang bị pin có thời gian sử dụng lâu, cho
phép người dùng xem phim liên tục lên đến 7 giờ.

9


Về mặt kết nối, IMT còn là một thiết bị kế nối tốc độ cao khi được tích hợp chip kết
nối không dây 3,5G HSUPA/HSDPA có tốc độ tải lên đến 7,2 Mb/s. Và mặc dù hoạt
động trên hệ điều hành mã nguồn mở Android, nhưng thiết bị không được xem là một
mẫu điện thoại thông minh thế hệ mới.
Nếu như ra mắt theo đúng lịch trình đã định sẵn vào Q3/2009, IMT sẽ trở thành thiết
bị giải trí đa phương tiện cầm tay đầu tiên trên thế giới hoạt động trên hệ điều hành
mã nguồn mở dành cho điện thoại di động.

3) MobileLite Wireless

10


Kingston Digital ra mắt thiết bị truyền nội dung đa phương tiện MobileLite Wireless
thế hệ thứ hai



Đầu đọc MobileLite Wireless truyền âm thanh, video, hình ảnh và tài liệu từ
USB, thẻ SD/SDHC/SDXC và microSD



Sạc các thiết bị di dộng với bộ sạc pin được tích hợp sẵn



Kết nối trực tiếp Ethernet hỗ trợ định tuyến Internet không dây, kết nối Wifi



Hỗ trợ USB 3G

MobileLite Wireless G2 thế hệ mới của Kingston là giải pháp tốt nhất để tăng dung
lượng lưu trữ cho các thiết bị di động. Thay vì xóa các tập tin từ điện thoại thông minh
hay máy tính bảng để làm trống không gian lưu trữ, người dùng có thể chuyển phim,
ảnh hay nhạc sang USB hoặc thẻ Flash. Thiết bị lý tưởng cho giải trí hay du lịch khi
cần chia sẻ hay truyền hình ảnh, video, bài hát, tài liệu đến nhiều người dùng khác.
Ngoài ra, hình ảnh và video có thể gửi trực tiếp đến các mạng xã hội mà không cần
kết nối với máy tính.
Người dùng OTG sẽ yêu thích sản phẩm MobileLite Wireless G2 nhờ tính năng sạc và
sẵn sàng kết nối Ethernet. Khi được sạc đầy, pin của MobileLite Wireless G2 có thể
sạc gấp đôi cho hầu hết các điện thoại thông minh1. Để giúp người dùng luôn giữ kết
nối, thiết bị này hỗ trợ kết nối trực tiếp từ một thiết bị USB 3G kết nối Internet không
dây và nó cũng bao gồm cổng kết nối Ethernet trực tiếp cho phép MobileLite Wireless
G2 hỗ trợ cả hai như bộ định tuyến di động hay ổ chia sẻ mạng (NAS).
MobileLite Wireless G2 được bảo hành 02 năm và có được độ tin cậy nổi tiếng của

Kingston. Để xem thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cậpwww.kingston.com.
Tính năng và thông số kỹ thuật của MobileLite Wireless G2 của Kingston:


Tải nội dung sang thẻ hoặc USB



Đăng ảnh lên mạng xã hội yêu thích của bạn



Truyền các nội dung khác nhau đến nhiều thiết bị cùng một lúc



Sạc điện thoại thông minh của bạn đến 2 lần khi G2 đầy pin1

11




Hỗ trợ SD/SDHC/SDXCvà microSD/SDHC/SDXC



Hỗ trợ USB tiêu chuẩn




Hỗ trợ USB 3G để kết nối trực tiếp2



Có cổng Ethernet để kết nối internet băng thông rộng



Các thiết bị lưu trữ đầu vào USB và SD — đọc SD, SDHC, SDXC và
microSD/microSDHC/microSDXC (với bộ chuyển đổi đi kèm)



Hệ thống tập tin được hỗ trợ: FAT, FAT32, NTFS, exFAT



Kích thước: 129.14mm x 79.09mm x 19.28mm



Trọng lượng: 171g



Giao tiếp Mạng Không dây: Wi-Fi 802.11g/n với tính năng bảo mật không dây
(WPA2)




Cổng WLAN Ethernet hoạt động như một bộ định tuyến không dây



Pin Sạc: lên đến 13 giờ khi sử dụng liên tục; pin Li-ion 3.8v dung lượng 4640
mAh tích hợp sẵn



Lưu trữ Cục bộ3: truyền các tập tin qua mạng không dây đến và từ ứng dụng
MobileLite Wireless và phần cứng MobileLite Wireless



Hỗ trợ Camera Roll3: cho phép người dùng di chuyển ảnh từ thiết bị di động
của họ đến MobileLite Wireless để tăng thêm dung lượng trống



Cáp: Đi kèm dây cáp chuyển từ USB sang micro USB



Nhiệt độ hoạt động: 0 – 40°C



Nhiệt độ bảo quản: -10 – 45°C




Được bảo hành: bảo hành 02 năm, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí



Tùy chỉnh tên thiết bị: (SSID) Danh sách ưu tiên Wi-Fi tùy chọn khi có nhiều
APN/Khoá;



Hỗ trợ tập tin4: MobileLite Wireless có thể lưu trữ bất kỳ loại tập tin nào. Việc
phát và xem phụ thuộc vào các tập tin được thiết bị di động hỗ trợ.
12




1

Hỗ trợ định dạng tập tin thông thường4:
o

Âm thanh: MP3, WAV

o

Video5: m4V, mp4 (codec video H. 264)

o


Hình ảnh: jpg, tif

o

Tài liệu: pdf

Dựa trên thử nghiệm nội bộ sử dụng iPhone 5. Thời lượng pin khác nhau tùy thuộc

vào mức độ sử dụng và chức năng của các ứng dụng. Pin không thay thế được
2

Yêu cầu dịch vụ 3G từ nhà cung cấp. Việc hỗ trợ USB 3G có thể bị nhà cung cấp hạn

chế.
3

Yêu cầu ứng dụng MobileLite Wireless.

4

Vui lòng xem hướng dẫn sử dụng dành cho thiết bị di động của bạn để biết danh sách

đầy đủ về các tập tin được hỗ trợ.
5

Đối với Android và Kindle Fire, hỗ trợ video tối đa là 2GB.
4) Đầu đa phương tiện Apacer AL670

Apacer AL670


Đầu nghe nhìn đa phương tiện không còn là sản phẩm mới mẻ nữa nhưng càng ngày,
dòng sản phẩm này càng chỉn chu hơn về tính năng lẫn thiết kế. Ta cùng điểm qua 2
đầu đa phương tiện “mới ra lò” của Apacer và AverMedia.
Đầu nghe nhìn đa phương tiện không còn là sản phẩm mới mẻ nữa nhưng càng ngày,
dòng sản phẩm này càng chỉn chu hơn về tính năng lẫn thiết kế. Ta cùng điểm qua 2
đầu đa phương tiện “mới ra lò” của Apacer và AverMedia.
Apacer AL670 khá nhỏ, xinh xắn nhưng lại có đầy đủ chức năng đa phương tiện trong
phòng khách. Chức năng chính của thiết bị vẫn là trình chiếu video độ nét cao với khả

13


năng hỗ trợ mức chất lượng tối đa 1080p và âm thanh vòm. AL670 có 2 ngõ USB cho
thiết bị lưu trữ ngoài và bên cạnh 1 ngõ xuất HDMI, cụm cổng xuất Component, A/V
được Apacer thiết kế rất gọn gàng ở phía sau. Giao diện của thiết bị rất gọn gàng, dễ
điều chỉnh. Apacer bỏ hẳn mục truy cập Internet; thay vào đó, ngõ ethernet chỉ có
nhiệm vụ truy cập mạng LAN và tải BitTorrent mà thôi. Thiết bị nhận diện các hệ
thống, thiết bị trong mạng LAN rất tốt và nhanh. Khả năng trình chiếu HD qua mạng
LAN cũng rất mượt mà, không bị đứng hay giật hình.
Các nút chỉnh trên bộ điều khiển từ xa bố trí hợp lý, thuận tiện và phím bấm nhạy.
Thiết bị hỗ trợ nhiều định dạng nghe nhìn, có cả những định dạng “khó nuốt” như ISO
của DVD, flac, MTS... Thiết bị hiển thị phụ đề tiếng Việt và âm thanh vòm tốt. Hình
ảnh mà AL670 xử lý rất mượt mà, sắc nét và âm thanh tốt. Tuy vậy, với những thư
mục nhiều tập tin thì bạn còn phải cuộn từng dòng màn hình để tìm 1 tập tin cụ thể
nào đó.

5) AverMedia AverLife Cinema
AverLife Cinema rất nhỏ gọn, xinh xắn, tựa như một ổ cứng di động. Thiết bị có 2 ngõ
vào: USB 2.0 và bộ đọc khe cắm thẻ nhớ (hỗ trợ thẻ MS, SD/SDHC và MMC) và 3

ngõ xuất: A/V, Component (qua cáp) và HDMI. Thiết kế giao diện của AverLife
Cinema cũng cực kỳ đơn giản, chỉ có 1 menu chính là Settings cho bạn điều chỉnh ở
mức đơn giản nhất các thiết lập của thiết bị. Đáng tiếc là AverLife Cinema không có
ngõ ethernet để kết nối hệ thống mạng gia đình, Internet mà hiện thời đang rất phổ
biến trong các thiết bị đa phương tiện khác và bộ điều khiển từ xa tuy nhỏ gọn nhưng
chưa thật thuận tay và nhạy. Thiết bị cũng chỉ hỗ trợ độ nét tối đa 720p và âm thanh
stereo.
Nét nổi bật của AverLife Cinema bên cạnh tính di động là tốc độ xử lý rất nhanh, chỉ
mất khoảng 4 giây để khởi động và khả năng đáp ứng tức thì. Và tiêu thụ điện năng rất
thấp, dưới 5w nếu không sử dụng ổ cứng USB và dưới 1w ở chế độ Standby. Tuy vậy,
những hỗ trợ về mặt firmware, phần mềm của thiết bị chưa thật sự hấp dẫn. AverLife
Cinema rất “kén” định dạng, chưa hỗ trợ tốt phụ đề và thậm chí chưa hỗ trợ được văn
bản tiếng Việt (qua tập tin.txt).
6) Máy tính cá nhân
14


Máy tính của bạn bao gồm các tính năng đa phương tiện cho phép bạn nghe nhạc, xem
phim và chế độ xem. Máy tính của bạn có thể bao gồm các thành phần đa phương tiện
sau đây:
1) Ổ đĩa quang dùng để chơi đĩa âm thanh và video
2) Loa tích hợp để nghe nhạc
3) Micrô tích hợp để ghi lại âm thanh của bạn
4) Tích hợp webcam cho phép bạn chụp và chia sẻ video
5) Phần mềm đa phương tiện được cài đặt sẵn cho phép bạn chơi và quản lý nhạc,
phim và hình ảnh
6) Các phím nóng giúp truy cập nhanh vào các tác vụ đa phương tiện

7) Đầu thu video HD
Diamond Multimedia USB 2.0 High Definition (HD) Video Capture Box with

Component Video Loop-Through. Capture & Edit Your Games from Xbox 360 & PS3
(GC500). For Windows 10, 8.1, 8, 7

15


1.3.3

Tình hình quản lý thiết bị đa phương tiện

1.3.3.1 Tại Việt Nam
Đã có các tiêu chuẩn để quản lý tương thích điện từ cho các thiết bị công nghệ thông
tin, thiết bị thu thanh thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp.


Tiêu chuẩn TCVN 7189:2009 : Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc tính nhiễu
tần số vô tuyến - Giới hạn và phương pháp đo

Tài liệu tham khảo chính: CISPR 22: 2006
TCVN 7189:2009 thay thế TCVN 7189:2002.
Tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009 được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng
nguyên vẹn các giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số vô tuyến của thiết
bị công nghệ thông tin dựa trên tiêu chuẩn quốc tế CISPR 22 phiên bản 5 xuất bản
năm 2006. Hiện này tiêu chuẩn CISPR 22 đã có phiên bản 6 CISPR 22:2008, trong
phiên bản mới nhất này đã công bố là hủy bỏ và thay thế phiến bản 5 của CISPR 22.
Tuy nhiên phiên bản CISPR 22:2008 cũng chỉ có hiệu lực đến tháng 3 năm 2017 và
được thay thế bằng chuẩn CISPR 32.


Tiêu chuẩn TCVN 7600: 2010 : Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị

kết hợp - Đặc tính nhiễu tần số rađio - Giới hạn và phương pháp đo

TCVN 7600:2010 thay thế TCVN 7600:2006
TCVN 7600:2010 hoàn toàn tương đương CISRP 13:2009.

16


Phiên bản CISPR 13:2009 sẽ hết hiệu lực vào tháng 3 năm 2017 và được thay thế
bằng chuẩn CISPR 32.
1.3.3.2 Một số quốc gia trên thế giới
1) Tại Đức

Tiêu chuẩn DIN EN 55032:2016-02: “Electromagnetic compatibility of multimedia
equipment. Emission requirements” đã được Viện tiêu chuẩn Đức DIN (Deutsches
Institut für Normung) công bố 2/2016, quy định các yêu cầu phát xạ đối với các thiết
bị đa phương tiện.
(DIN EN 55032:2016-02; VDE 0878-32:2016-02 Title (German) Elektromagnetische
Verträglichkeit von Multimediageräten und -einrichtungen - Anforderungen an die
Störaussendung (CISPR 32:2015); Deutsche Fassung EN 55032:2015)
2) Tại Hà Lan

Tiêu chuẩn NEN-EN 55032:2015/C1:2016 : “Electromagnetic compatibility of
multimedia equipment. Emission requirements” đã được Viện tiêu chuẩn Hà lan NEN
(Nederlands Normalisatie-Instituut) công bố ngày 1/8/2015, quy định các yêu cầu phát
xạ đối với các thiết bị đa phương tiện.
3) Tại Úc và New Zealand

Ngày 16/12/2015, tổ chức tiêu chuẩn chung của Úc và New Zealand AS/NZS
(Australia Standards/New Zealand Standards) đã công bố tiêu chuẩn AS/NZS

CISPR32:2015 “Electromagnetic compatibility of multimedia equipment - Emission
requirements” quy định các yêu cầu phát xạ đối với các thiết bị đa phương tiện
Hiện nay, tất cả các quốc gia trong Liên minh châu Âu, Úc và New Zealand và quốc tế
đang chấp nhận các phương pháp đo kiểm theo CIPSR 32:2015/ EN55032:2015.
4) Tại Hàn Quốc

Hàn Quốc công bố không chấp nhận các thử nghiệm sản phẩm theo các tiêu chuẩn cũ
KN13, KN20, KN22, KN24 hết hạn vào ngày 31/12/2015. Từ ngày 1 tháng 1 năm
2016, tất cả các sản phẩm âm thanh và video EE được bán, nhập khẩu và nhập khẩu
vào Hàn Quốc đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn mới về nhiễu điện từ (EMI) và tương

17


thích điện từ (EMC) được công bố vào ngày 30 tháng 11 năm 2015. Cơ quan Nghiên
cứu Radio Quốc gia Hàn Quốc (RRA) không còn chấp nhận báo cáo về các thử
nghiệm sản phẩm được thực hiện theo các tiêu chuẩn cũ này. Các tiêu chuẩn KN cũ
KN 13 và KN24 được thay bằng KN32, trong khi KN20 và KN24 được thay thế bằng
KN35 tiêu chuẩn, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Các tiêu chuẩn mới KN32
và KN35 dựa trên tiêu chuẩn quốc tế CISPR 32 và CISPR 35 tương ứng.
5) Tình hình sử dụng tại Nhật :

Ngày 1 tháng 11 năm 2016, Hội đồng VCCI công bố "Quy tắc về các biện pháp kiểm
soát tự nguyện" VCCI 32-1 phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế CISPR 32 Ed.2: 2015
"Tương thích điện từ cho thiết bị đa phương tiện - yêu cầu phát xạ".
Phiên bản VCCI 32-1 mới này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2016. Khoảng
thời gian chuyển đổi từ phiên bản hiện tại của Quy tắc V-2 sang phiên bản Quy tắc
mới là từ ngày 1 tháng 11 năm 2016 đến ngày 31 tháng 3 năm 2019. Vào ngày 1 tháng
4 năm 2019 và sau đó, chỉ có phiên bản mới là có giá trị.
6) Tình hình sử dụng tại Singapore


Công bố của cơ quan phát triển truyền thông thông tin Singapore (IDA) về trửng cầu ý
kiến về việc sử dụng các tiêu chuẩn để Đánh giá sự phù hợp về tương thích điện từ và
an toàn điện cho thiết bị truyền thông và công nghệ thông tin vào tháng 9 năm 2016.
Hiện tại sử dụng song song các tiêu chuẩn CISPR 13 (sử dụng phiên bản năm 2009),
CISPR 22 (sử dụng phiên bản 2008), CISPR 32 (sử dụng phiên bản năm 2015) và
ITU-T K.74 (2015), ITU-T K.116 (2015), ETSI EN 301 489-1 (2011-09), IEC CISPR
20 (2006), IEC CISPR 24 (2010), ISO 7637-2 (2004)…Riêng với CISPR 13(sử dụng
phiên bản năm 2009), CISPR 22 (sử dụng phiên bản 2008) thì có chú ý là Hiệu lực
của tiêu chuẩn IEC CISPR 13 hoặc CISPR 22 sẽ hết vào 31 tháng 3 năm 2017,
đồng bộ với thời hạn của IEC để rút lại hai tiêu chuẩn CISPR này và thay thế
chúng bằng tiêu chuẩn CISPR 32.

18


2

LÝ DO VÀ SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT

2.1 Lý do xây dựng quy chuẩn
Hiện tại có hai TCVN để quản lý về mặt tương thích điện từ cho thiết bị công nghệ
thông tin và máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp là TCVN 7189:2009
và TCVN 7600: 2010, tuy nhiên với thiết bị đa phương tiện phải sử dụng cả hai tiêu
chuẩn này sẽ phức tạp và gây tốn thời gian không cần thiết.
Việc xây dựng quy chuẩn quốc gia về phát xạ của các thiết bị đa phương tiện là cần
thiết để hỗ trợ cho công tác quản lý các thiết bị đa phương tiện về phát xạ tương thích
điện từ tại Việt Nam phát triển tốt, tránh gây nhiễu có hại, đảm bảo quyền lợi của
người sử dụng dịch vụ và theo kịp trào lưu phát triển công nghệ như vũ bão của thế
giới.


2.2 Sở cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Trước hết chúng ta phân tích nội dung của một số tiêu chuẩn trong và ngoài nước
2.2.1

Tiêu chuẩn TCVN 7189:2009 : Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc

tính nhiễu tần số vô tuyến - Giới hạn và phương pháp đo
Nội dung chính : Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị công nghệ thông tin (sau đây
viết tắt là ITE).
Tiêu chuẩn này đưa ra qui định đo mức tín hiệu giả phát ra từ ITE và qui định các giới
hạn đối với dải tần số từ 9 kHz đến 400 GHz cho cả thiết bị loại A và loại B. Tại các
tần số không qui định giới hạn thì không cần thực hiện phép đo.
Mục đích của tiêu chuẩn này là thiết lập các yêu cầu đồng nhất đối với mức nhiễu tần
số vô tuyến của thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn, ấn định các giới hạn
nhiễu, mô tả các phương pháp đo và tiêu chuẩn hóa các điều kiện làm việc cũng như
thể hiện các kết quả.
Tài liệu tham khảo chính: CISPR 22: 2006
TCVN 7189:2009 thay thế TCVN 7189:2002.
Tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009 được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng
nguyên vẹn các giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số vô tuyến của thiết
19


bị công nghệ thông tin dựa trên tiêu chuẩn quốc tế CISPR 22 phiên bản 5 xuất bản
năm 2006. Hiện này tiêu chuẩn CISPR 22 đã có phiên bản 6 CISPR 22:2008, trong
phiên bản mới nhất này đã công bố là hủy bỏ và thay thế phiến bản 5 của CISPR 22.
Tuy nhiên phiên bản CISPR 22:2008 cũng chỉ có hiệu lực đến tháng 3 năm 2017 và
được thay thế bằng chuẩn CISPR 32.
2.2.2


Tiêu chuẩn TCVN 7600: 2010 : Máy thu thanh, thu hình quảng

bá và thiết bị kết hợp - Đặc tính nhiễu tần số rađio - Giới hạn và phương
pháp đo
Nội dung chính : Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc phát sinh năng lượng điện từ của
máy thu thanh và thu hình dùng để thu quảng bá và các truyền dẫn tương tự cũng như
của các thiết bị kết hợp. Dải tần được đề cập từ 9 kHz đến 400 GHz.
Chỉ cần thực hiện các phép đo ở các tần số có các giới hạn qui định. Hệ thống thu
dùng để thu tập trung, cụ thể là:
- các đầu phân phối cáp (Truyền hình dùng anten chung, CATV);
- hệ thống thu chung (Truyền hình dùng anten chủ, MATV)
được đề cập trong IEC 60728-2.
Máy thu quảng bá dùng cho tín hiệu digital được đề cập trong Phụ lục A và Phụ lục B.
Thiết bị công nghệ thông tin (ITE) không được đề cập trong tiêu chuẩn này kể cả khi
được thiết kế để kết nối với máy thu hình quảng bá.
Cổng viễn thông của máy thu quảng bá, được thiết kế để kết nối với mạng viễn thông,
được đề cập trong TCVN 7189 (CISPR 22).
Ngoài ra, nếu các phép đo tại cổng viễn thông được thực hiện với các chức năng thu
quảng bá độc lập với chức năng viễn thông, thì các chức năng viễn thông được làm
mất hiệu lực trong quá trình đo.
Card điều hưởng PC được đo theo các điều liên quan của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp đo áp dụng cho máy thu thanh và thu hình
hoặc thiết bị kết hợp và qui định các giới hạn để kiểm soát nhiễu từ các thiết bị này.

20


Đối với thiết bị đa chức năng tuân thủ đồng thời các điều khác nhau của tiêu chuẩn
này và/hoặc các tiêu chuẩn khác, thì nội dung chi tiết được đề cập trong 4.1 của tiêu

chuẩn này.
TCVN 7600:2010 thay thế TCVN 7600:2006
TCVN 7600:2010 hoàn toàn tương đương CISRP 13:2009.
Phiên bản CISPR 13:2009 sẽ hết hiệu lực vào tháng 3 năm 2017 và được thay thế
bằng chuẩn CISPR 32.
2.2.3

Tiêu chuẩn CISPR 32

2.2.3.1 Nguyên nhân cần có CISPR 32
CISPR 32, “Electromagnetic compatibility of multimedia equipment – Emission
requirements” (Khả năng tương thích điện từ của các thiết bị đa phương tiện - yêu cầu
phát xạ), tiêu chuẩn này được đưa ra là do xu hướng phát triển mạnh trong ngành điện
tử tiêu dùng, thu truyền hình kỹ thuật số.
Theo quan điểm CISPR, trước sự phát triển và quy mô sử dụng rộng rãi của thiết bị
thu truyền hình kỹ thuật số, các nhà sản xuất máy thu hình cần có một tiêu chuẩn về
phát xạ duy nhất. CISPR 13 quy định giới hạn và phương pháp đo phát xạ từ máy thu
phát sóng. Tương tự như vậy, các nhà sản xuất máy tính đã có một tiêu chuẩn phát xạ
duy nhất để làm căn cứ là CISPR 22. CISPR 22 cung cấp giới hạn và phương pháp đo
phát xạ từ các thiết bị công nghệ thông tin (ITE), còn được gọi là máy tính và thiết bị
ngoại vi của nó. Hai tiêu chuẩn này là độc lập với nhau, quy định giới hạn và phương
pháp đo khác nhau, cũng như đưa ra các cấu hình khác nhau cho các thiết bị cần đo
kiểm. Một sự khác biệt quan trọng được các nhà sản xuất truyền hình ghi nhận trong
các yêu cầu về cấu hình là yêu cầu trong CISPR 22 để khảo sát tác động của các loại
cáp kết nối với nhiều cổng I/O, thì một số yêu cầu đó lại không cần thiết trong CISPR
13.
Khi truyền hình kỹ thuật số phát triển các nhà sản xuất nhận thấy rằng họ phải sử dụng
hai tiêu chuẩn để kiểm soát phát xạ điện từ. Một máy thu truyền hình kỹ thuật số gồm
cả một máy thu quảng bá và một máy tính trong cùng một khối. Do đó, sản phẩm phải
đáp ứng cả hai tiêu chuẩn CISPR 13 và CISPR 22. Do các giới hạn và phương pháp

21


kiểm thử khác nhau giữa hai tiêu chuẩn nên phải được thực hiện một cách riêng biệt.
Điều này sẽ làm tăng thêm thời gian và chi phí cho quá trình kiểm soát kỹ thuật. Các
vấn đề nói trên đã tao thêm động lực cho CISPR phải giải quyết vấn đề này
Việc giải quyết các vấn đề về tiêu chuẩn phát xạ đối với thu truyền hình kỹ thuật số đã
trở nên phức tạp bởi thực tế là CISPR 13 được duy trì trong Tiểu ban CISPR E (thu
quảng bá) và CISPR 22 thì được duy trì trong Tiểu ban CISPR G (ITE). Có hai hướng
giải quyết, hoặc là phải tìm cách phối hợp hai tiêu chuẩn, hoặc là viết một tiêu chuẩn
mới, vì thực tế là hai tiểu ban riêng biệt không phải cách hiệu quả nhất để giải quyết
vấn đề này. Cuối cùng thì CISPR/E và CISPR/G đã được sáp nhập vào năm 2001,
hình thành Tiểu ban CISPR mới I (tương thích điện từ cho các thiết bị công nghệ
thông tin, thiết bị đa phương tiện và máy thu radio). CISPR/E và CISPR/G không còn
tồn tại thay vào đó là sự xuất hiện mới của CISPR /I. Như vậy bước đầu CISPR/I đã
có 4 nhóm làm việc. WG 1 được giao nhiệm vụ duy trì và cập nhật CISPR 13 (yêu cầu
về phát xạ) và CISPR 20 (yêu cầu về miễn nhiễm) cho máy thu quảng bá. WG3 được
giao nhiệm vụ duy trì và cập nhật của CISPR 22 (yêu cầu về phát xạ) và CISPR 24
(yêu cầu về miễn nhiễm) cho ITE. WG2 được giao nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn
phát xạ cho thiết bị đa phương tiện CISPR 32 và WG4 được giao nhiệm vụ xây dựng
các tiêu chuẩn về miễn nhiễm cho thiết bị đa phương tiện, CISPR 35.
Viết tiêu chuẩn mới không chỉ đơn giản là vấn đề sáp nhập hai tài liệu hiện có. Trong
suốt quá trình làm việc để xây dựng CISPR 32 đã có nhiều ý tưởng khác nhau được đề
xuất và thảo luận, cả trong WG2 và cả bởi các Ủy ban quốc gia. Một số dự thảo tiêu
chuẩn này đã được chuyển tới các Ủy ban quốc gia để xin ý kiến trước khi đưa ra hình
thức cuối cùng của tiêu chuẩn. Các bản dự thảo đã được lưu hành và bình chọn vào
năm 2010. Bản dự thảo cuối cùng được đưa ra để bình chọn trong quý 4 của năm
2011, và CISPR 32 phiên bản 1.0 đã được công bố vào tháng 12 năm 2012.
2.2.3.2 Các phiên bản CISPR 32



CISPR 32:2012 (Phiên bản đầu tiên)

Trong khi có cấu trúc khác nhau, nhưng CISPR 32 gần giống với CISPR 22 (ITE) hơn
là CISPR 13 (thu quảng bá). Các giới hạn, đối với hầu hết các phần, là những nội
dung có trong CISPR 22. Các giới hạn phát xạ dẫn trong dây nguồn, cổng viễn thông
22


được quy định trong dải tần giống trong CISPR 22 là từ 150 kHz đến 30 MHz, được
đo bằng cách sử dụng các kỹ thuật và trang thiết bị tương tự như trong CISPR 22 và
sử dụng cùng một giới hạn. Tương tự như vậy, các giới hạn phát xạ bức xạ được quy
định trong phạm vi cùng một dải tần số 30 MHz cho đến 6 GHz với kỹ thuật đo tương
tự như trong CISPR 22 và một lần nữa cũng sử dụng cùng các giới hạn. CISPR 32
cũng bổ sung thêm các giới hạn phát xạ bức xạ từ máy thu FM tại tần số cơ bản và tần
số hài của tần số dao động nội. Phiên bản đầu tiên đưa ra các thay đổi, từ việc thay đổi
cách gọi các yêu cầu phát xạ dẫn cụ thể trên các cổng viễn thông như trong CISPR 22,
thay vào đó, CISPR 32 đưa các giới hạn áp dụng cho "phát xạ chế độ không đối
xứng" đối với cổng mạng hữu tuyến, cổng cáp quang có màn chắn kim loại hoặc thành
phần gia cường, các cổng ăng-ten. Đưa ra các giới hạn bổ sung đối với “các phát xạ
dẫn điện áp vi sai” áp dụng cho các cổng điều hưởng của máy thu truyền hình quảng
bá với một bộ kết nối có thể truy cập, cổng ra của bộ điều chế RF và cổng điều hưởng
của máy thu quảng bá FM với một bộ kết nối có thể truy cập. Bộ giới hạn cuối cùng là
các yêu cầu cho thiết bị loại B.
CISPR 32:2012 đã có hai lần sửa chữa nhỏ.
Phiên bản CISPR 32:2012 được dùng để thực hiện các kiểm thử phát xạ bức xạ tại
khu vực mở (OATS), có hoặc không có mái che để bảo vệ thời tiết, một buồng bán
phản xạ RF hoặc đo tại không gian mở (FSOATS). Không giống như CISPR 22,
CISPR 32:2012 đưa ra các hướng dẫn về kiểm thử các phát xạ bức xạ dưới 1000 MHz
tại khoảng cách khác hơn 10 mét cho các thiết bị loại B cụ thể, CISPR 32 quy định

một cách rõ ràng các giới hạn tại khoảng cách 3 mét, cũng như hạn chế về việc lựa
chọn các vị trí kiểm thử phù hợp để áp dụng cho các khoảng cách đo kiểm khác nhau.
Tiêu chuẩn này cũng yêu cầu hạn chế việc sử dụng FSOATS để kiểm thử tại các tần số
trên 1 GHz.


Phiển bản CISPR 32:2015 (Phiên bản 2)

Có những thay đổi gì trong phiên bản CISPR 32:2015 so với phiên bản 1 CISPR
32:2012. Phiên bản mới này đưa ra một số lượng các giải thích, các phương pháp thử
nghiệm mới và các hướng dẫn về các loại sản phẩm bổ sung.

23


CISPR 32:2015 đề xuất thêm các giới hạn và các hướng dẫn khác cho việc kiểm thử
các phát xạ bức xạ dưới 1 GHz trong phòng hấp thụ hoàn toàn (FAR). Các hạn chế và
giải thích cho việc sử dụng một FAR để thử nghiệm các phát xạ dưới 1 GHz được quy
định trong bảng A1.4 và bao gồm cả các hạn chế mà thiết bị này chỉ được sử dụng để
kiểm thử các EUT đặt trên bàn. Các bảng cung cấp giới hạn phát xạ bức xạ đã được
sửa đổi để bao gồm các loại trang thiêt bị đo khác nhau. Các giới hạn hiện đang được
cung cấp để áp dụng cho buồng đo OATS /SAC tại các khoảng cách 10m hoặc 3m và
áp dụng cho buồng FAR tại khoảng cách 10 hoặc 3 mét, sử dụng cho cả lớp thiết bị
loại A và loại B.
Một bảng mới, Bảng phụ lục A.7, đã được bổ sung để cung cấp các yêu cầu cho các
khối ngoài trời của đầu thu vệ tinh tại gia. Bảng này bao gồm giới hạn phát xạ bức xạ
trong dải tần số từ 30 MHz đến 18 GHz, các giới hạn trên 6 GHz chỉ có trong CISPR
32. Một phụ lục chính thức hoàn toàn mới, Phụ lục H, đã được thêm vào như là một
phụ lục thông tin để cung cấp thông tin về các phép đo khối ngoài trời của đầu thu vệ
tinh tại gia.

Phụ lục I đã được thêm vào như là một phụ lục tham khảo để cung cấp thông tin về
phương pháp thử khác, chẳng hạn như các buồng GTEM và buồng phản xả hoàn toàn
(RVC). Phụ lục I chỉ ra rằng thông tin về hai buồng đo ở trên chỉ mang tính chất tham
khảo không bắt buộc trong CISPR 32:2015.
Phiên bản CISPR 32:2015 cũng bổ sung một số lượng các tài liệu tham chiếu được
cập nhật so với các tài liệu trong phiên bản năm 2012. Các hình vẽ mới, các định
nghĩa mới cũng được cập nhật bổ sung và một số sự thay đổi trong toàn bộ nội dung
của tiêu chuẩn.
2.2.4

Mối quan hệ giữa CISPR 32 và CISPR 22 và CISPR 13

2.2.4.1 Tổng quan (thông tin lấy trên trang web của Cục Tần số)
Các tiêu chuẩn EMC được chia làm ba loại chính: các tiêu chuẩn EMC cơ sở (Basic
EMC Publication), các tiêu chuẩn chung về EMC (Generic EMC Standards) và các
tiêu chuẩn EMC theo họ sản phẩm (Product EMC Standards). Đúng như tên gọi của
nó, các tiêu chuẩn EMC cơ sở đưa ra các điều kiện chung và các qui định cần thiết để

24


×