Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY LICOGI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.88 KB, 37 trang )

Thực trạng về khả năng cạnh tranh trong hoạt động
đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty LICOGI
I, Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của Tổng công ty
(2000-2002).
1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
- Công ty xây dựng Lũng Lô.
- Công ty xây lắp 665 - Bộ Quốc Phòng.
- Công ty xây dựng và lắp đặt công trình công nghiệp.
- Công ty xây dựng công trình 56 - Bộ Quốc Phòng.
- Công ty xây dựng 492 - Bộ Quốc Phòng.
- Các Công ty xây dựng tại các địa phơng mà Tổng Công ty tham gia đấu
thầu.
Trên thực tế, đây chính là các doanh nghiệp ở địa phơng có công trình đấu
thầu. Sức mạnh của các đối thủ này rất lớn mà nhiều khi Tổng công ty xây dựng
và phát triển hạ tầng LICOGI không hề biết, Tổng công ty chỉ đơng đầu với họ khi
tham gia đấu thầu công trình tại địa phơng. Chẳng hạn khi tham gia đấu thầu xây
dựng tại trụ Sở UBND tỉnh Thái Bình thì do Tổng công ty không lờng trớc đợc sự
cạnh tranh của các Công ty xây dựng Tỉnh Thái Bình nên đã trợt thầu. Rút kinh
nghiệm từ sự thất bại này, Công ty khi tham gia đấu thầu xây dựng tại Trụ Sở
UBND tỉnh Hải Dơng công ty đã trúng thầu. Qua đó nói lên một điều rằng: các
đối thủ tiềm tàng này không phải họ mạnh hơn ta về tài chính, công nghệ, nhân
lực mà điều chủ yếu là họ có quan hệ tốt với chủ đầu t và các cơ quan địa phơng.
Đối với Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI, họ là thổ địa ở đó
do vậy họ nắm rất rõ tình hình giá cả nguyên vật liệu tại địa phơng, nắm rõ điều
kiện cung ứng nguyên vật liệu cho thi công tại công trình, tình hình sử dụng nhân
lực tại đại phơng... Từ đó những biện pháp từ phía họ mang tính khả thi hơn, giá
cả hợp lý hơn và tất yếu rõ sẽ dễ trúng thầu hơn.
Để tăng khả năng cạnh tranh của mình trớc sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
đối thủ mới này, giải pháp hiệu quả mà Tổng công ty đã từng thực hiện và cần đợc
tiếp tục thực hiện trong tơng lai, đó là liên danh trong đấu thầu. Hiệu quả của liên
danh là; một mặt năng lực cuả Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng


LICOGI trong liên danh đã đợc tăng lên, mặt khác với sự phối hợp trong liên
danh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn nhờ vào sự phân công dựa trên thế
mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp những điểm yếu của bên kia, nh vậy sẽ
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
2.Các nhà cung cấp đầu vào.
Hoạt động xây lắp có đặc điểm là phụ thuộc lớn vào tiến độ cung cấp
nguyên vật liệu cho thi công. Trong hoạt động đấu thầu xây lắp của Tổng công ty
xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI, vấn đề đầu vào có thể ảnh hởng đến khả
năng cạnh tranh của Công ty trên các mặt:
a. ảnh hởng đến mức giá đa ra.
Nếu Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI có nguồn đầu
vào ổn định thì trớc hết việc tính giá của Tổng công ty sẽ thuận lợi hơn. Tổng
công ty luôn biết rõ giá cả của từng loại nguyên vật liệu, tình hình lên xuống giá
cả trên thị trờng. Nh vậy khi tính giá cho thực hiện công trình sẽ có quyết định
chính xác dùng loại vật liệu nào, với giá cả bao nhiêu là hợp lý nhất. Ngợc lại, nếu
Tổng công ty không có nguồn cung cấp đầu vào ổn định, thờng xuyên, Tổng công
ty sẽ không nắm rõ thông tin về các loại nguyên vật liệu cần thiết cho cho thực
hiện thi công (thông tin về giá cả, chất lợng, đặc tính của mỗi loại nguyên vật liệu
sẽ phù hợp với công trình nào ...) thì khi tính giá sẽ gặp phải sự lúng túng; phải sử
dụng đơn giá của Nhà nớc với giá rủi ro cao hơn vì đơn giá của Nhà nớc thờng
không thể sát với giá cả thực tế ở tất cả các địa phơng. Nh vậy, sẽ không có gì
đảm bảo mức giá đa ra là mức giá hợp lý nhất, điều này sẽ làm giảm khả năng
cạnh tranh của Công ty.
Qua phân tích trên ta thấy rằng, hiển nhiên nhà cung cấp nguyên vật liệu có
thể gây ảnh hởng đến mức giá cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng và phát triển
hạ tầng LICOGI. ở đây có nhiều khía cạnh cần đợc xét đến. Thứ nhất, nếu do tình
trạng chung của nền kinh tế đang gặp khó khăn hoặc do bản thân nhà cung cấp
gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, họ sẽ không thể đảm bảo cung cấp
nguyên vật liệu cho Tổng công ty một cách ổn định. Thứ hai, bản thân nhà cung
cấp vì lợi ích của mình có thể sẽ thay đổi mức giá cung cấp theo chiều hớng tăng

lên. Tổng công ty bị đặt trớc sự lựa chọn một trong hai con đờng: tiếp tục mua
hàng với giá cao hoặc tìm nguồn cung cấp khác. Nếu Tổng công ty lựa chọn con
đờng thứ nhất thì khi lập dự toán giá dự thầu sẽ cho kết quả giá chào thầu quá cao
so với các nhà thầu khác, nh vậy sẽ làm giảm sự cạnh tranh của mình. Nếu lựa
chọn con đờng thứ hai Tổng công ty sẽ đối đầu với rủi ro: một là sử dụng đơn giá
của Nhà nớc, có thể giá đó không phù hợp với tình hình thực tế; hai là tìm nguồn
cung cấp của nhà cung cấp khác thông qua bảng giá chào thầu của nhà cung cấp,
Tổng công ty sẽ không nắm rõ chất lợng của nhà cung cấp mới này, đồng thời giá
của họ cũng có thể là giá cao; thứ ba không tránh khỏi trờng hợp các nhà cung cấp
liên kết với nhau để gây sức ép giá cả đối với Tổng công ty. Tóm lại, xét về mặt
giá cả cạnh tranh, sự ảnh hởng của nhà cung cấp đối với Tổng công ty có thể diễn
ra vì nhiều lý do khách quan nhiều hơn lý do chủ quan.
b. ảnh hởng đến tiến độ thi công.
Đối với lĩnh vực xây dựng, tiến độ thực hiện công trình phụ thuộc vào tiến
độ cung cấp vật t. Nếu Tổng công ty có các nguồn cung cấp đầu vào ổn định, luôn
đảm bảo kịp thời khi cần thiết thì sẽ đảm bảo đợc tiến độ thi công, không những
rút ngắn đợc tiến độ thi công trên thực tế mà còn rút ngắn tiến độ ngay từ khi lập
đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
Ngợc lại, nếu nh Tổng công ty không có cơ sở để đảm bảo nguồn cung cấp
nguyên vật liệu ổn định, mà phải đi mua ngoài của những nhà cung cấp mới lập
mối quan hệ lần đầu tiên, chắc chắn Tổng công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ
ngỡ và những khó khăn ban đầu. Điều này dẫn đến giá không phải là giá cạnh
tranh nhất và sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty. Trong giai đoạn thi
công, nếu nguồn vật t không đợc cung cấp thờng xuyên và ổn định, tiến độ thi
công bị ảnh hởng và có thể không đợc đản bảo nh trong hợp đồng ký kết. Nếu nh
công trình hoàn thành chậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của Tổng
Tổng công ty sẽ bị giảm xuống. Đây là điều tối kỵ bởi khi Tổng công ty mất uy
tín với khách hàng thì trong công trình đấu thầu tiếp sau đó, sức cạnh tranh của
Tổng công ty sẽ bị giảm sút. Khách hàng sẽ không tin tởng vào tiến độ thi công
do Tổng công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ đó là không phù hợp, là không

khả thi và có xu hớng lựa chọn nhà thầu khác. Đây là trờng hợp hết sức khó khăn
trong Tổng công ty, nếu Tổng công ty đề xuất thời gian thi công dài thì sẽ làm
giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty, nếu rút ngắn tiến độ thi công thì chủ đầu t
không tin tởng. Thế mới biết chữ tín đối với khách hàng là quan trọng nh thế
nào.
Nh vậy, ta có thể thấy sự ảnh hởng của các nhà cung cấp có khả năng to
lớn làm giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty khi tham gia đấu thầu. Vì vậy điều
cần thiết là Tổng công ty phải đảm bảo hoạt động của mình có nguồn cung cấp
đầu vào ổn định. Trên thực tế, Tổng công ty có những đơn vị làm thầu phụ trong
các công trình đấu thầu cung cấp nguyên vật liệu, nguyên liệu thi công tạo thành
một chu kỳ khép kín từ sản xuất vật liệu, thi công, hoàn thiện, điện nớc,...
3. Khách hàng.
Theo phân tích của M. Porter, khách hàng có thể ảnh hởng đến khả năng
cạnh tranh của Tổng công ty ở chỗ: khách hàng có thể gây sức ép giảm giá, giảm
khối lợng hàng mua, yêu cầu chất lợng phải tốt hơn với cùng một mức giá và
Tổng công ty phải đáp ứng những yêu cầu đó nếu muốn chiến thắng trong cạnh
tranh. Cũng theo M.Porter, sức mạnh của ngời mua đợc đem lại từ khối lợng mua
lớn hay sự liên kết những ngời mua với nhau, hoặc ngời mua có thể nắm đợc
những thông tin về Tổng công ty và sử dụng những thông tin đó để gây sức ép lên
Tổng công ty. Còn hoạt động đấu thầu xây láp, mỗi lĩnh vực mang tính đặc thù
trong cạnh tranh thì khách hàng (các chủ đầu t) trong mỗi dự án chỉ có một do vậy
sự ảnh hởng của nhân tố khách hàng có thể đợc xét theo phơng diện khác. Tuy
nhiên, một điều không thể phủ nhận rằng sự ảnh hởng của các khách hàng đến
khả năng cạnh tranh cuả Tổng công ty là hiển nhiên tồn tại.
Nh ở phần trớc đã phân tích, hoạt động đấu thầu có đặc điểm là nhà thầu
phải phục tùng thực hiện những yêu cầu của chủ đầu t, Tổng công ty tham gia đấu
thầu cũng phải phục tùng những gì mà chủ đầu t yêu cầu. Các yêu cầu này đợc thể
hiện trong hồ sơ mời thầu thông qua bản vẽ, bản tiên lợng, thiết kế công trình, sơ
đồ tổ chức mặt bằng và các yêu cầu khác thể hiện bằng văn bản. Nếu Tổng công
ty không đáp ứng đợc yêu cầu đó thì khả năng Tổng công ty đợc lựa chọn là rất

thấp. Tuy nhiên các yều cầu của chủ đầu t phần lớn là về đặc điểm, tính chất, tiêu
chuẩn của công trình,... Những đặc điểm này liên quan đến khả năng của Tổng
công ty có đáp ứng đợc hay không, nếu những yêu cầu của chủ đầu t phù hợp thế
mạnh của Tổng công ty thì Tổng công ty sẽ đáp ứng đợc một cách dễ dàng và đạt
đợc sự hoàn hảo, làm hài lòng chủ đầu t, tăng sức cạnh tranh của Tổng công ty
trong gói thầu đó. Ngợc lại nếu năng lực của Tổng công ty không phù hợp với lĩnh
vực của chủ đầu t yêu cầu thì biện pháp mà Tổng công ty đa ra, giá chào hàng,
tiến độ thi công ... không mang tính cạnh tranh cao, không đảm bảo thắng lợi
trong đấu thầu. Hoặc nếu Tổng công ty có thể đá ứng đợc các yêu cầu của chủ đầu
t nhng khả năng đáp ứng không tốt bằng các nhà thầu khác thì khả năng cạnh
tranh của Tổng công ty cũng sẽ giảm xuống.
Tóm lại, khả năng thứ nhất mà chủ đầu t có thể ảnh hởng đến sức cạnh
tranh của Tổng công ty đợc xét đến ở đây là sự thích ứng, sự phù hợp giữa năng
lực của Tổng công ty với những yêu cầu của chủ đầu t. Sự phù hợp hay không của
năng lực Tổng công ty với yêu cầu từ phía chủ đầu t quyết định đến tính u việt, tối
u của những phơng án do Tổng công ty đề xuất, (về phía tài chính, về kỹ thuật) và
làm tăng hay giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty trong tham gia đấu thầu.
Khả năng thứ hai mà chủ Tổng công ty có thể tác động đến sức cạnh tranh
của Tổng công ty khi tham gia đấu thầu là mối quan hệ giữa chủ đầu t với Tổng
công ty. Xét về khía cạnh này, sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi chuẩn bị phát
hành hồ sơ mời thầu. Thật vậy, trong một dự án đấu thầu kể cả đấu thầu mở rộng
hay đấu thầu hạn chế thì số nhà thầu tham dự không phải quá nhiều, thờng chỉ
giới hạn trong 10 nhà thầu trở xuống (trừ những dự án quốc tế có tính chất quan
trọng), do đó có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để dợc tham gia dự thầu. Việc
loại bỏ các đối thủ khác tham gia đấu thầu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của
Tổng công ty xét về khía cạnh nào đó. Trên thực tế có một số công trình khi tham
gia dự thầu, Tổng công ty nhờ có quan hệ tốt với chủ đầu t nên đã đợc mời dự thầu
và đợc mua hồ sơ sớm hơn so với các đối thủ khác, nh vậy sức cạnh tranh của
Tổng công ty sẽ đợc tăng lên. Trong quá trình đấu thầu, mối quan hệ với chủ đầu
t cũng có ảnh hởng lớn đến khả năng cạnh tranh của Tổng công ty, thờng thì chủ

đầu t lựa chọn những nhà thầu quen thuộc, đã từng có quan hệ làm ăn với mình,
nh vậy sẽ đảm bảo hơn. Do đó, nếu Tổng công ty là đơn vị quen thuộc với chủ đầu
t thì khả năng trúng thầu sẽ lớn hơn so với các nhà thầu khác.
Khi nói đến quan hệ gĩa chủ đầu t với nhà thầu trong hoạt động đấu thầu ta
không thể bỏ qua các đối thủ của Tổng công ty có quan hệ tốt với chủ đầu t. Trong
trờng hợp này, Tổng công ty sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với đơn vị đó bởi
chủ đầu t sẽ có sự u tiên cho đơn vị này mặc dù giải pháp đề ra của cả hai bên là
có thể tơng tự, xấp xỉ nhau nhng chủ đầu t sẽ có sự u tiên cho nhà thầu quen biết.
Hoặc có thể nhờ mối quan hệ của mình với chủ đầu t mà nhà đầu t có thể có đợc
các thông tin cần thiết khác có lợi cho quá trình đấu thầu, trong khi đó Tổng công
ty lại không thể có đợc những thông tin này đây là một bất lợi trong cạnh tranh.
Nói tóm lại, khả năng cạnh tranh của Tổng công ty có thể bị ảnh hởng bởi
khách hàng xét trên góc độ sự phù hợp khả năng của Tổng công ty với yêu cầu
của chủ đầu thị trờng: Mối quan hệ giữa Tổng công ty với chủ đầu t và quan hệ
của đối thủ cạnh tranh với chủ đầu t trong đấu thầu xây lắp. Khách hàng của Tổng
công ty rất đa dạng yêu cầu ở mọi lĩnh vực khác nhau, vì vậy Tổng công ty cần
không ngừng nâng cao năng lực của mình, đồng thời tăng cờng đẩy mạnh mối
quan hệ với các cơ quan, các ngành, các cấp để tìm kiếm sự ủng hộ khi Tổng công
ty tham gia đấu thầu.
4. Sự cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại.
Hoạt động kinh doanh trong môi trờng cạnh tranh hiện tại, Tổng công ty
luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà thầu xây dựng khác
đang cùng hoạt động trên thị trờng Việt Nam. Có thể kể ra đây là một số doanh
nghiệp đợc coi là đối thủ cạnh tranh của Tổng Tổng công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng LICOGI.
- Công ty xây dựng Bạch Đằng.
- Công ty xây dựng nhà Đống Đa.
- Công ty xây dựng 492 Bộ Quốc Phòng.
- Công ty xây dựng Hàng Không.
- Công ty xây dựng Hạ tầng.

- Công ty xây dựng dân dụng Sở xây dựng - Hà Nội.
- Công ty xây dựng Công nghiệp Hà Nội - Sở xây dựng Hà Nội.
- Công ty phát triển nhà và đô thị.
- Công ty xây dựng Miền Tây.
- Công ty xây dựng Hacinco.
Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trờng và đợc đánh giá là mạnh, trong
đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí vững chắc
trên thị trờng. Cho đến này, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trờng xây lắp là
rất nhiều tạo nên cờng độ cạnh tranh rất lớn, là áp lực khó khăn cho Công ty trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của các doanh nghiệp hiện tại đối với Tổng
công ty có thể xét trên các mặt sau đây:
- Cạnh tranh về giá bỏ thầu.
Trong đấu thầu, giá bỏ thầu là một tiêu chí quan trọng để chủ đầu t đánh
giá và lựa chọn nhà thầu. Trong hầu hết các công trình mà Tổng công ty xây dựng
và phát triển hạ tầng LICOGI tham gia, nếu có sự góp mặt của Công ty xây dựng
492 - BQP thì đây là đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty trong lĩnh vực tài chính.
Công ty xây dựng 492 - BQP luôn có giá chào thầu thấp hơn sơ với Tổng công ty
xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI, điều kiện tín dụng tốt hơn, mức ứng vốn
cho thi công đầy đủ và kịp thời hơn. Chẳng hạn, với công trình trờng tiểu học Hữu
Hòa (Thanh Trì - Hà Nội) thuộc dự án giáo dục tiểu học đợt I do Sở Giáo Dục -
Đào Tạo Hà Nội mời thầu tháng 7 năm 1999, Tổng công ty xây dựng và phát triển
hạ tầng LICOGI trợt thầu còn Công ty xây dựng 492 - BQP đã thắng thầu với giá
chào thầu thấp hơn, điều kiện tín dụng u đãi hơn, ứng vốn cho thi công 100%,
trong khi đó giá của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI cao
hơn, ứng vốn cho thi công chỉ 70% mặc dù thời gian thi công có ngắn hơn ít
ngày., Công ty xây dựng 492 - BQP với tiềm lực tài chính, thiết bị công nghệ
mạnh hơn Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI nên đã đa ra đợc
giá cạnh tranh hơn so với Công ty xây dựng số 5 và đã thắng thầu công trình này.
- Cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công.
Mỗi nhà thầu tham gia đấu thầu có thế mạnh riêng của mình, với Tổng

công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI giải pháp đề xuất kỹ thuật và tiến
độ là thế mạnh của Tổng công ty, nhng không phải vì thế mà Tổng công ty không
phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các nhà thầu khác. Để thắng thầu, các đối thủ
của Tổng công ty luôn nỗ lực hết sức mình tìm kiếm các thông tin cần thiết để có
cơ sở đa ra các biện pháp thi công u việt nhất, tiến độ thi công hợp lý nhất, vì vậy
không phải công trình nào Tổng công ty là ngời đa ra biện pháp và tiến độ tốt
nhất.
Nh vậy, xét cụ thể theo từng lĩnh vực cạnh tranh trong tham giá đấu thầu
xây lắp thì áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại đối với Tổng công ty thể hiện
trên hai khía cạnh: Cạnh tranh về tài chính và cạnh tranh về kỹ thuật.
5.Năng lực bản thân của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
LICOGI.
a. Năng lực về vốn và tài chính.
Sức mạnh về vốn và tài chính của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ
tầng LICOGI là tiêu chí để chủ đầu t tin tởng. Khả năng về vốn và tài chính đợc
coi là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nhà thầu mạnh hay yếu. Nếu Tổng
công ty có khả năng mạnh về vốn, có đủ sức đảm bảo ứng vốn thi công ngay cả
tong trờng hợp chủ đầu t không thanh toán trớc thì đó chứng tỏ là một Tổng công
ty mạnh, mặc dù Tổng công ty đó không phải là một Tổng công ty lớn. Sức mạnh
về vốn và tài chính có vai trò nh thế nào đối với khả năng của Tổng công ty trên
thị trờng? Trớc hết nó cho phép Tổng công ty tiến hành các biện pháp, chính sách
Marketing đòi hỏi sự tốn kém, nó đảm bảo chi phí cho Tổng công ty để thu thập
các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình đấu thầu. Thứ hai, nó cho phép Tổng
công ty mua sắm, nhập khẩu các loại máy móc, tranh thiết bị , công nghệ hiện đại
để tăng sức cạnh tranh. Thứ ba, nó tạo sự tin tởng cho chủ đầu t đối với Tổng công
ty khi biết mình làm ăn với đối tác có năng lực tài chính đủ mạnh để đảm bảo thực
hiện mối quan hệ hợp đồng giữa hai bên...
b. Năng lực về công nghệ, thiết bị và xe máy thi công.
Chủ đầu t luôn mong muốn công trình đợc đảm bảo chất lợng cao. Mà chất
lợng công trình một phần phụ thuộc vào máy móc thiết bị sử dụng để thi công

(bên cạnh sự phụ thuộc chất lợng nguyên vật liệu sử dụng). Vì vậy, nếu Tổng công
ty mạnh về năng lực máy móc, thiết bị Tổng công ty sẽ có điều kiện đảm bảo thi
công trình đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn chất lợng, kỹ thuật yêu cầu. Đây là điều
kiện tốt để Tổng công ty nâng cao uy tín đối với chủ đầu t và tăng khả năng cạnh
tranh so với các đối thủ khác.
c. Trình độ cán bộ và tay nghề công nhân.
Trong kinh doanh bất cứ chủ đầu t nào cũng muốn đợc cộng tác với nhà
thầu có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ học vấn cao, công nhân lành nghề.
Trình độ đối tác cao sẽ dễ làm việc hơn, nếu chủ đầu t còn hạn chế mặt nào đó,
nhà thầu có thể góp ý kiến giúp chủ đầu t tìm giải pháp tốt nhất cho vấn đề.
d. Uy tín, kinh nghiệm của Công ty.
Uy tín và kinh nghiệm của Tổng công ty nhiều khi là yếu tố quan trọng
giúp Tổng công ty thắng lợi trong đấu thầu. Đây là nhân tố nội tại mà tự bản thân
nó sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty nếu Tổng công ty có uy tín
tốt và dầy dạn kinh nghiệm hoạt động. Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ
tầng LICOGI là một Tổng công ty có uy tín tốt đợc nhiều chủ đầu t tin cậy và sẽ
cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các đối thủ của mình.
Tóm lại, trên tất cả các lĩnh vực của thị trờng xây dựng nớc ta hiện nay,
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI đều gặp phải sự cạnh tranh
gay gắt của các đối thủ khác nhau. Điều này đòi hỏi khi tham gia đấu thầu. Tổng
công ty cần phát hiện rõ mặt mạnh, yếu của các đối thủ để tìm ra chiến lợc đấu
thầu thích hợp, bảo đảm cạnh tranh thắng lợi.
II, Phân tích năng lực sản xuất thực tế.
1. Nhân lực.
Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những ngời làm việc tại các công
ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng. Có thể nói lao
động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các công trình công
nghiệp, dân dụng, văn hoá xã hội; là những nhân tố cấu thành nên các nguồn lực
đầu vào của mọi doanh nghiệp và luôn là nhân tố quyết định nhất, ảnh hởng đến
kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng cơ bản th-
ờng không ổn định, thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lợng các công trình và
phải làm việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau. Có những lúc cần rất nhiều
lao động (doanh nghiệp trúng thầu nhiều công trình) và có lúc cần ít lao động
(doanh nghiệp không nhận hoặc nhận đợc ít công trình), khi đó một số lợng lớn
công nhân phải nghỉ việc. Do vậy, việc thực hiện chế độ trả lơng, thởng hợp lý cho
ngời lao động xây dựng là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Riêng đối với
công tác đấu thầu, lao động là một nhân tố quan trọng nhất quyết định công ty có
thắng thầu hay không. Tổng công ty phải có một đội ngũ lao động có năng lực,
trình độ cao thì Tổng công ty mới có cơ hội thắng thầu các công trình xây dựng,
đặc biệt là những công trình đòi hỏi cao về chất lợng cũng nh giá trị công trình
lớn. Năng lực nhân sự của Tổng công ty đợc thể hiện trong bảng sau:
Năng lực nhân sự của Tổng công ty Licogi
TT Ngành nghề 2000 2001 2002
I Kỹ s : 830 885 916
A Xây dựng dân dụng và công nghiệp 347 389 401
B Xây dựng mỏ, giao thông, thuỷ lợi 147 145 145
C Ngành nghề khác 336 351 370
II Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên 6432 6491 6531
A Công nhân Cơ giới 3067 3096 3110
B Công nhân Xây dựng 2414 2423 2432
C Công nhân Kỹ thuật khác 941 972 989
III Lao động khác 870 920 920
Biểu đồ: Cơ cấu lao động của Tổng công ty LICOGI qua các năm 2000-2002
5%
2%
4%
37%
29%
12%

11%
KS Xây dựng dân dụng và công
nghiệp
KS Xây dựng mỏ, giao thông, thuỷ
lợi
KS Ngành nghề khác
Công nhân Cơ giới
Công nhân Xây dựng
Công nhân Kỹ thuật khác
Lao động khác
Năm 2002
10%
82%
8%
Kỹ sư
Công nhân kỹ
thuật bậc 3 trở lên
Lao động khác
Năm 2001
10%
79%
11%
Năm 2000
Nhận xét: Lao động trong Tổng công ty LICOGI là hoàn toàn hợp lý và ổn
định. Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu Lao động
của Tổng công ty ( năm 2000: 79%, năm 2001: 78%, năm 2002: 78%) là những
lao động chính, trực tiếp tham gia vào thi công các công trình mà Tổng công ty
LICOGI thắng thầu, những công nhân này đợc đào tạo chính quy, qua trờng lớp
nên tay nghề rất cao và nhiều kinh nghiệm. Trong đó công nhân Cơ giới và công
nhân xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 66%). Đây là cơ cấu hợp lý vì giá trị

xây lắp chiếm khoảng 70% Giá trị Tổng sản lợng. Đội ngũ Kỹ s chỉ chiếm 10%-
11% trong cơ cấu lao động của Tổng công ty nhng là những cán bộ có trình độ
học vấn cao, t duy tốt, năng động... chủ yếu đã tốt nghiệp các trờng Đại Học có uy
tín trong nớc nh Trờng Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến Trúc Hà nội...
Đội ngũ kỹ s này có nhiệm vụ chủ yếu là thiết kế công trình, giám sát thi công,
tham gia vào nghiên cứu, góp ý xây dựng chiến lợc và kế hoạch cho Tổng công ty.
2. Máy móc thiết bị.
Đơn vị: Chiếc
TT Chủng loại 2000 2001 2002
1 Máy ủi 157 159 159
2 Máy xúc lật 19 19 20
TT Chủng loại 2000 2001 2002
3 Máy đào bánh lốp 22 22 22
4 Máy đào bánh xích 66 67 70
5 Ô tô tự đổ 390 392 392
6 Cạp lốp D357 53 53 53
7 Cạp xích CX 130 19 19 19
8 Máy san 20 20 20
9 Đầm rung SW 500 03 03 03
10 Đầm SAKAI 06 06 06
11 Đầm cừu DY26 18 18 18
12 Đầm lốp 09 09 09
13 Máy lu 35 35 35
14 Máy khoan đá 65 65 65
15 Máy nén khí 54 54 54
16 Máy đóng cọc 47 48 48
17 Máy đóng cọc rung 09 09 09
18 Máy đóng cọc bản nhựa 02 02 02
19 Máy ép cọc cừ KGK130 01 01 02
20 Máy khoan cọc nhồi 08 10 13

21 Trạm trộn bê tông 07 08 08
22 Trạm trộn cấp phối 02 02 02
23 Trạm trộn bê tông nhựa 02 02 02
24 Máy trộn bê tông 31 31 31
25 Máy rải bê tông nhựa 02 02 02
26 Xe bơm bê tông 07 07 07
27 Máy nghiền đá 07 08 09
28 Máy cắt bê tông 04 04 04
29 Bơm cố định 03 03 03
30 Xe vận chuyển bê tông. 11 11 11
31 Cần cẩu tháp (MC80,K31E...) 10 10 10
32 Cần cẩu (ADK, Krupp...) 30 40 45
33 Cần cẩu TADANO- TG 500E 02 02 03
34 Máy cắt tôn 02 02 02
35 Máy sấn tôn 01 01 01
36 Vận tải thuỷ 08 08 08
37 Các thiết bị phụ 134 151 165
38 Sản xuất khác 16 17 19
Với gần 1 300 máy móc thiết bị các loại tăng đều trong 3 năm 2000-2002,
Tổng công ty có thể đáp ứng mọi đòi hỏi của các công trình về thiết bị thi công.
Việc nâng cao năng lực thiết bị kỹ thuật của Tổng công ty có liên quan nhiều đến
các hoạt động đấu thầu và xây lắp. Tổng công ty cần xác định đúng mức độ trang
bị cơ giới, các loại máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu của từng công trình và
có các biện pháp quản lý, đại tu sửa chữa kịp thời để nâng cao tuổi thọ của máy
móc thiết bị. Đặc biệt, năm 2002 Tổng công ty đã lắp đặt dây chuyền làm khuôn
đúc tự động DISAMATIC của Hà Lan.
3. Năng lực tài chính.
Năng lực tài chính của Tổng công ty đợc thể hiện ở khả năng tài chính tự
có, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh
doanh của Tổng công ty.

Tổng sản lợng những năm gần đây
Năm 1997 876,00 tỷ VND
Năm 1998 912,00 tỷ VND
Năm 1999 920,00 tỷ VND
Năm 2000 1.030,00 tỷ VND
Năm 2001 1.300,00 tỷ VNĐ
Năm 2002 1.600,00 tỷ VNĐ
Bảng tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Tổng Công ty qua 3 năm 1999-2001
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản
2000 2001 2002
A.Tài sản lu động và đầu t ngắn hạn 592 889 668 864 721.877
I. Tiền 23 240 27 010 28 050
II. Các khoản đầu t tài chính ngắn hạn 15 15 15
III. Các khoản phải thu 391 035 454 203 465 201
IV. Hàng tồn kho 145 525 167 768 151 011
V. Tài sản lu động khác 33 070 19 850 77 600
VI. Chi sự nghiệp 3 - -
B.Tài sản cố định và đầu t dài hạn 292 953 340 717 394.362
I.Tài sản cố định
-Nguyên giá
-Hao mòn luỹ kế
176 368
468 176
291 808
212 078
511 454
299 374
232.234
550.125

317.891
II.Các khoản đầu t tài chính dài hạn 103 759 103 647 103 690
III.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 12 625 24 791 58.238
IV.Các khoản ký quỹ, ký cợc dài hạn 200 200 200
Tổng cộng tài sản 885 842 1 009 581 1.116.239
Nguồn Vốn
A. Nợ phải trả 597 564 707 666 683.196
Nợ ngắn hạn 524 810 616 100 637.166
Nợ dài hạn 69 545 89 252 44 792
Biểu đồ thể hiện Tổng sản lợng của Tổng công ty qua các
năm từ 1998-2002

×