Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHÚ TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.82 KB, 9 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHÚ TÂN
------
5.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT NĂM 2007
Các chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng trong năm 2007 được xác định như sau:
+ Tổng vốn huy động là 104 tỷ đồng
+ Tổng dư nợ là 320 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2006. Trong đó dư nợ
trung hạn chiếm 35% tổng dư nợ.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ: dưới 2%. Trong đó nợ xấu/tổng dư nợ dưới
1%.
+ Tỷ lệ thu ngoài tín dụng là 6% trên tổng thu.
+ Thu nợ từ quỹ dự phòng rủi ro là 980 triệu đồng.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại NHNo & PTNT huyện Phú
Tân ta thấy trên 90% vốn ngân hàng được sử dụng trong hoạt động tín dụng. Do
đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng trước hết phải nâng cao hơn nữa
hiệu quả của công tác tín dụng tại ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng nên tăng
cường các biện pháp hỗ trợ khác để đa dạng hóa phương thức sử dụng vốn tại đơn
vị. Để hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng ngày càng cao, đạt được những chỉ tiêu đề
tôi đưa ra một số biện pháp:
5.2.1. Về sản phẩm của ngân hàng
Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời
cho người có nhu cầu vay vốn và có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả. Tiến hành
cho vay rộng rãi đối với mọi thành phần kinh tế với mức lãi suất hợp lý.
+ Đa dạng hoá các hình thức cho vay như áp dụng nhiều mức lãi suất khác
nhau cho các thành phần, các vùng, các khu vực… ứng với mỗi loại sản phẩm là
cho vay với một mức lãi suất nhất định nhưng phải xem các mức lãi suất nay nó có
phù hợp cho tương lai không, phải xem xét các rủi ro có thể diễn ra trong tương lai.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết


+ Kết hợp với một số lĩnh vực viễn thông nhằm nâng cao tính phục vụ của
ngân hàng như thông qua điên thoại và internet có thể tra tài khoản như ACB,
thanh toán tiền điện, nước, chuyển tiền qua mạng, chi trả kiều hối qua hệ thống
WESTERN, nhanh chóng triển khai sử dụng thẻ ATM.
+ Linh hoạt trong việc tiếp thị quảng bá các hình thức huy động đến mọi tầng
lớp trong dân cư, đến mọi thành phần kinh tế.
5.2.2.Về nhân sự
+ Chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm cho cán bộ công nhân viên phù hợp với tình hình thực tại cũng như định
hướng kinh doanh trong những năm tiếp theo.
+ Đào tạo các giao dịch viên lành nghề; am hiểu tính năng, quy trình các sản
phẩm của ngân hàng từ đó có thể tư vấn tốt và tạo lòng tin cho khách hàng.
5.2.3.Về nghiệp vụ
Ngân hàng đã xác định thế mạnh của địa phương là các ngành nông nghiệp
và thương mại – dịch vụ. Ngân hàng nên tiếp tục tăng cho vay ngắn hạn để tăng
vòng quay vốn thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Nhất là với ngành thương mại
– dịch vụ, đây là ngành tiềm năng mới của địa phương ngân hàng cần chú trọng
hơn nữa trong công tác cho vay. Song song đó, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác
huy động vốn, giảm bớt việc sử dụng vốn của cấp trên và chủ động được nguồn
vốn trong kinh doanh.
+ Về cho vay ngắn hạn: Để mở rộng cho vay ngắn hạn, chi nhánh cần phải
mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cho vay bổ sung vốn
lưu động đối với các doanh nghiệp sản xuất, mua bán các ngành hàng theo thời vụ
như dịp trung thu, tết Nguyên Đán…
+ Về cho vay trung hạn: ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu bức thiết của các
thành phần kinh tế cũng như mọi ngành nghề ở Việt Nam như đổi mới công nghệ,
hiện đại hóa công nhiệp- công nghiệp hóa nông nghiệp…để tăng năng suất nhằm
tạo ra sản phẩm chất lượng cao hạ giá thành có thể cạnh tranh trong điều kiện nền
kinh tế đổi mới hội nhập. Vì vậy ngân hàng cần có cơ cấu dư nợ hài hòa bằng cách
cố gắng tăng cho vay trung dài hạn nhất là hỗ trợ việc xây dựng các khu dân cư

mới.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
+ Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi thực hiện theo mục đích vay
vốn, tránh tình trạng không quản lý được tình hình sử dụng vốn theo phương pháp
xin vay.
+ Thực hiện đầy đủ các bước cho vay để hạn chế rủi ro của ngân hàng vì một
món vay nào đó ta không xem xét thận trọng thì nó có thể mang đến rủi ro.
+ Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng: Thực hiện phân loại khách hàng
theo quy định để quyết định cho vay. Kiên quyết không cho vay đối với những
khách hàng không uy tín và sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả. Thường
xuyên phân tích nguyên nhân nợ quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất rủi ro đồng thời cần phải có những biện pháp nghiêm khắc
với những món nợ quá hạn như:
 Trưng tập ý kiến chuyên viên phối hợp với hội đồng tín dụng, nghiên
cứu biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi và tìm biện pháp xử lý. Hằng năm
ngân hàng phải thường xuyên tiến hành phân tích rủi ro, thường xuyên dự báo các
rủi ro tiềm ẩn.
 Phân loại nguyên nhân nợ quá hạn, tùy từng trường hợp cụ thể mà đưa
ra các biện pháp xử lý.
+ Việc giảm nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu dựa vào việc xử lí nợ quá
hạn. Việc xử lí này thường tạo hiệu quả giả tạo nên dẫn đến gây thiệt hại cho ngân
hàng về sau vì thực tế ngân hàng chưa thu hồi được các khoản nợ xấu này. Chính
vì vậy ngân hàng cần có nhiều biện pháp tích cực hơn để tăng thu hồi nợ quá hạn
cho đơn vị như sau:
 Kiểm tra thường xuyên các khoản vay chưa trả.
 Phân loại tín dụng theo mức độ rủi ro, thường xuyên theo dõi hoạt động
của các doanh nghiệp để có thể phát hiện kịp thời các khó khăn của đơn vị, qua đó
có giải pháp giúp cho đơn vị tháo gỡ những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh
doanh và để việc hoàn trả nợ cho Ngân hàng không gặp trở ngại.

5.2.4. Quan hệ công chúng
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
+ Ngân hàng phải được đặt ở một vị trí thuận lợi để khách hàng dễ tìm, dễ
giao dịch. Mặt khác Ngân hàng cần phải mở rộng thêm những chi nhánh, phòng
giao dịch ở những địa điểm thích hợp.
+ Trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tạo sự thoải mái cho khách
hàng khi đến giao dịch.
+ Ngoài ra ngân hàng cũng cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ
chuyên môn cao, có phong cách nhiệt tình, gần gũi, thân thiện khi tiếp xúc khách
hàng.
+ Bên cạnh đó việc quảng cáo thông qua các hình thức thông tin đại chúng
cũng cần phải được quan tâm chú ý. Đây là loại hình tiếp xúc với khách hàng, giới
thiệu các dịch vụ của ngân hàng. Qua đó cũng tìm hiểu được nguyện vọng của
khách hàng hoặc những điều khách hàng góp ý trong việc phục vụ.
+ Lập sổ theo dõi những khách hàng có uy tín, đáng tin cậy, có chính sách
khuyến mãi tặng quà đối với những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng.
Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng như thường xuyên gửi thư thăm hỏi
khách hàng của mình trong những ngày lễ, ngày tết,…..
+ Giao lưu với khách hàng của mình thông qua các trương trình tài trợ mang
tính chất xã hội nhằm tăng danh tiếng của ngân hàng đến người dân.
5.2.5. Về lãi suất
Trong hoạt động ngân hàng lãi suất là vấn đề không thể tách rời với hiệu quả
hoạt động kinh doanh tiền tệ. Xuất phát từ điều đó, việc ấn định lãi suất tiền vay,
tiền gửi đóng một vai trò chủ đạo trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên với cơ
chế lãi suất thỏa thuận hiện nay làm cho việc ấn định lãi suất tiền vay, tiền gửi
ngày một quan trọng hơn trong hoạt động từ chiến lược đến sách lược kinh doanh.
Lãi suất đầu vào là vấn đề quan trọng thì lãi suất đầu ra là vấn đề sống còn
của ngân hàng. Tiến hành cho vay rộng rãi đối với mọi thành phần kinh tế với mức
lãi suất hợp lý. Các NHTM nói chung, NHNo & PTNT huyện Phú Tân nói riêng là

một đơn vị kinh tế phụ thuộc, thực hiện chức năng “Đi vay để cho vay” vì vậy
muốn nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh thì ngân hàng cần
phải có biện pháp thu hút được nhiều nguồn vốn với lãi suất thấp.
5.2.6. Chính sách phòng chống rủi ro
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
Phòng chống rủi ro trong hoạt động tín dụng được coi là yếu tố hàng đầu bảo
đảm an toàn và tăng trưởng tín dụng, cũng như là bảo đảm đồng vốn được sử dụng
có hiệu quả, vốn cho vay được thu hồi về cả gốc và lãi. Do đó phòng chống rủi ro
tín dụng là điều quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.
Xuất phát từ những tinh thần trên ngân hàng luôn đề cao cảnh giác rủi ro
trong hoạt động, quan niệm rủi ro bao giờ cũng tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng
nhất là hoạt động tín dụng. Chi nhánh cần phải đẩy mạnh hoạt động của bộ phận
phụ trách thông tin tín dụng cập nhật nhanh chóng thông tin về các khách hàng lớn
qua hệ thống mạng của Ngân hàng Nhà nước. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác
thẩm định phương án vay vốn, thu hồi nợ vay.
Ngân hàng cần phân công cụ thể trách nhiệm cán bộ phụ trách giám sát chặt
chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng và theo dõi rủi ro của khoản cho vay.
Yêu cầu giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tín hiện thực của kế hoạch trả nợ và
khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh; phát hiện sớm
những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng; nhằm đề xuất các giải
pháp xử lí kịp thời. Kết quả kiểm tra kiểm soát đều phải lập biên bản kèm theo các
nhận xét, kiến nghị đề xuất với khách hàng và lãnh đạo ngân hàng cho vay. Cán bộ
tín dụng ở chi nhánh phải có biện pháp để theo dõi, nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi
diễn biến của quá trình sử dụng tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh chung
của khách hàng. Các lĩnh vực phải xem xét và kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra lại cơ sở của khách hàng (kiểm tra đảm bảo tiền vay và tình hình
sử dụng vốn vay thực tế).
+ Theo dõi tình hình thị trường và ngành nghề sản xuất kinh doanh của người
vay có ảnh hưởng đến vốn vay của ngân hàng.

+ Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành nếu giảm so với giá lúc thế
chấp thì phải bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng.
+ Phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất
của khách hàng. Đối với các khách hàng có dư nợ lớn, định kì 06 tháng và 01 năm,
cán bộ tín dụng phải phân tích toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính
của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp cho vay, thu nợ, quản lí tín dụng theo
loại hình doanh nghiệp phù hợp.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 5

×