Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.87 KB, 14 trang )

Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHN
o
&PTNT Kiên Giang

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG VÀ
HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Sự phấn đấu và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cán bộ nhân viên
NHN
o
Kiên Giang đã giúp cho ngân hàng đạt được những thành quả rất tốt đẹp trong
công tác huy động vốn, tăng trưởng tín dụng cũng như hạn chế rủi ro. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót do
nhiều nguyên nhân gây nên.
5.1.1 Những tồn tại:
* Đối với công tác huy động:
- Nguồn vốn huy động tăng trưởng chưa nhiều, tiền gửi của các tổ chức kinh tế
chiếm đa số trong khi huy động từ dân cư rất ít dẫn đến thiếu tính ổn định, vẫn còn
phụ thuộc vào nguồn vốn điều hoà từ cấp trên.
- Thực hiện Marketing chưa mang tính chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp còn
yếu, hình thức tuyên truyền quảng bá thương hiệu, sản phẩm của NHN
o
còn đơn điệu,
thiếu biện pháp tiếp cận khách hàng.
* Đối với công tác tín dụng:
- Dư nợ tăng trưởng chậm, thị phần suy giảm, nợ xấu có chiều hướng gia tăng.
1
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng
1
Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHN
o


&PTNT Kiên Giang
- Việc phân nhóm nợ theo Quyết định 165/QĐ – HĐQT ở một số chi nhánh cơ
sở chưa thật chính xác do né tránh sợ phải trích rủi ro cao, gây khó khăn cho việc
đánh giá chất lượng.
- Lực lượng cán bộ còn yếu và bị động trong cho vay các doanh nghiệp, một
mặt do báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đầy đủ, chưa kịp thời dẫn đến cán
bộ tín dụng lo lắng vì thiếu thủ tục nên chuyển sang cho vay kinh tế hộ.
- Khả năng tiếp cận, khai thác thông tin khách hàng của cán bộ còn yếu, công
tác cảnh báo những đối tượng rủi ro thiếu tính kịp thời.
* Đối với công tác xử lý, thu hồi nợ:
- Chưa mạnh dạn xử lý tài sản đảm bảo nợ vay nhất là giá trị quyền sử dụng
đất. Toà án giải quyết hồ sơ chậm, thi hành án tốn nhiều thời gian và chi phí, chưa có
biện pháp cưỡng chế khi người vay cố tình không thi hành án.
- Các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ khoanh thu hồi còn chậm, chưa có
biện pháp kiên quyết xử lý.
- Doanh số thu hồi nợ tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn mức dư nợ
bình quân (cụ thể trong năm 2004, 2005) nên vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng
chưa cao kéo theo thời gian thu hồi nợ còn khá dài làm hạn chế tốc độ luân chuyển
vốn.
- Cán bộ cho vay chủ yếu dựa vào giá trị tài sản bảo đảm nợ vay, chưa quan
tâm đến chuyển nhượng ở thị trường nên khi xử lý rất khó bán như giá trị quyền sử
dụng đất, tàu đánh cá.
5.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên chủ yếu là do:
- Do người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm, trong khi ngân hàng thiếu
biện pháp tiếp cận nên đã bỏ lỡ một lượng vốn đáng kể từ dân cư.
- Lãi suất huy động của ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn NHN
o
, mặt
khác số lượng máy ATM của NHN
o

tương đối ít so với các ngân hàng khác.
- Cơ chế lãi suất còn cứng, lãi suất cho vay của NHN
o
còn cao hơn so với các
ngân hàng thương mại Nhà nước khác nhất là tại các địa bàn cạnh tranh như Thành
phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc.Việc áp dụng lãi suất ưu đãi còn phải xin Trụ sở
chính nên mất thời cơ đầu tư,… là những nguyên nhân làm cho dư nợ tăng trưởng
chậm, thị phần giảm.
- Chưa gắn việc nâng cao chất lượng tín dụng với tăng trưởng tín dụng, khi
chất lượng tín dụng xấu thì chỉ xiết chặt tín dụng, ít quan tâm xem xét mở rộng khách
hàng mới.
2
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng
2
Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHN
o
&PTNT Kiên Giang
- Thị trường bất động sản bị đóng băng, giá cả một số mặt hàng chủ lực tăng
ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất trong tỉnh, trong khi một số mặt hàng nông sản
bị rớt giá (tiêu); đây là nguyên nhân làm hạn chế doanh số thu nợ của ngân hàng và
làm cho nợ xấu tăng.
- Việc mở rộng quan hệ, tiếp cận khách hàng đối với những khách hàng mục
tiêu như doanh nghiệp vừa và nhỏ ít được quan tâm do còn hạn chế về trình độ và
năng lực.
5.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
5.2.1 Giải pháp mở rộng tín dụng
* Về huy động vốn:
Trên cơ sở tiếp tục duy trì các hình thức huy động hiện có đang phát huy hiệu
quả, giữ được khách hàng truyền thống, ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng các hình
thức huy động mới, phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn với nhịp độ cao, bền

vững để đáp ứng được sự cân đối hài hoà với tốc độ tăng trưởng tín dụng và các hoạt
động kinh doanh khác. Từng bước tăng trưởng nguồn vốn huy động, giảm tỷ trọng
nguồn vốn điều hoà từ NHN
o
Việt Nam.
- Huy động vốn từ dân cư:
Cần xác định đây là đối tượng huy động cơ bản và lâu dài của NHN
o
Kiên
Giang, do vậy phải có giải pháp và chính sách cụ thể, thiết thực nhằm duy trì và phát
triển số lượng và chất lượng các hình thức huy động từ đối tượng này:
+ Từng chi nhánh tổ chức khảo sát mức thu nhập bình quân, tỷ trọng để
dành… để xác định số vốn có khả năng huy động, có tính đến tâm lý của người dân
trong việc để dành tiền ở nhà, qua đó có chính sách tuyên truyền, tạo cho họ có thói
quen quan hệ với ngân hàng trong việc gửi tiền.
+ Đẩy mạnh và đa dạng các hình thức huy động vốn như: tiết kiệm dự
thưởng, tuyên truyền và khuyến khích mở tài khoản cá nhân…Tập trung làm tốt đợt
huy động chứng chỉ tiền gửi dài hạn dự thưởng bằng vàng nhằm thu hút sự quan tâm
của khách hàng đồng thời nhằm làm tăng thêm nguồn vốn trung và dài hạn.
+ Phân chia địa bàn huy động vốn theo địa bàn cho vay của từng cán bộ tín
dụng. Một cán bộ tín dụng có thể cùng với một cán bộ kế toán hoặc một cán bộ kho
quỹ chịu trách nhiệm huy động vốn ở địa bàn đó. Có giao chỉ tiêu và nếu không hoàn
thành thì sẽ họp kiểm điểm như kiểm điểm một cán bộ tín dụng không xử lý được nợ
xấu hoặc không tăng trưởng được dư nợ.
3
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng
3
Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHN
o
&PTNT Kiên Giang

+ Thường xuyên cải tiến phong cách giao dịch, bố trí cán bộ giao dịch trực
tiếp có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao, tác nghiệp nhanh chóng, chính xác,
hướng dẫn tận tình, rút ngắn được thời gian thực hiện các giao dịch nhằm làm giảm
bớt được sự cách biệt với sự hiện đại và đa dạng về sản phẩm dịch vụ của các ngân
hàng thương mại khác.
+ Thường xuyên theo dõi diễn biến các sản phẩm, lãi suất huy động của các
ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, để đưa ra những sản phẩm huy động có tính
cạnh tranh, lãi suất hấp dẫn, phù hợp với tình hình cung cầu vốn trên thị trường và
tâm lý của khách hàng.
+ Lựa chọn các hình thức khuyến mãi thích hợp trong việc thực thi các chính
sách khách hàng đặc biệt đối với khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn; nên
có tặng phẩm, gởi thiệp chúc mừng vào những ngày lễ, tết cổ truyền, ngày thành lập
ngân hàng.
+ Đối với khu vực thành thị, thị trấn, khu công nghiệp tập trung (khách hàng
có thu nhập cao, ổn định) thực hiện ngay những sản phẩm mới của ngân hàng, hướng
dẫn người dân thích ứng, làm quen với các sản phẩm này như: rút tiền tự động qua
máy ATM, gửi một nơi lãnh nhiều nơi trong hệ thống NHN
o
&PTNT, tiết kiệm hưởng
lãi suất bậc thang.
+ Cần mở thêm một số dịch vụ như: dịch vụ tư vấn về thủ tục vay vốn và gửi
tiền, tư vấn về đầu tư, mua bán nhà đất thanh toán qua ngân hàng…khi đó khách hàng
sẽ đến giao dịch với khách hàng tăng lên làm cho nguồn vốn huy động cũng tăng
theo.
+ Ngân hàng cần tạo được mối quan hệ tốt với Ban quản lý Dự án, Phòng
Tài chính, Phòng Tài nguyên Môi trường thực hiện chi trả tiền bồi hoàn tại ngân hàng
để tạo thuận lợi cho khách hàng, đồng thời huy động được tiền gửi tạm nhàn rỗi của
Ban quản lý Dự án.
+ Cuối cùng, làm tốt công tác hậu mãi, chăm sóc, gìn giữ khách hàng để từ
đó khách hàng có thể thực hiện tái gửi tiền vào ngân hàng khi đáo hạn. Phải xem đây

là yêu cầu để khách hàng luôn gắn bó với NHN
o
, không để khách hàng phàn nàn hoặc
chuyển sang quan hệ với các tổ chức tín dụng khác.
- Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội:
+ Triển khai thực hiện tốt dịch vụ thu chi hộ đến các doanh nghiệp nhất là
các doanh nghiệp có nguồn thu thường xuyên như Bưu điện, Điện lực…để khai thác
nguồn tiền gửi không kỳ hạn.
4
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng
4
Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHN
o
&PTNT Kiên Giang
+ Thực hiện các chính sách ưu đãi hợp lý đối với các doanh nghiệp có nguồn
thu ngoại tệ cao để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, tăng nguồn huy động ngoại tệ, thực
hiện tốt dịch vụ hỗ trợ khách hàng để mở rộng nghiệp vụ đã được triển khai như thẻ
ATM, bảo lãnh…
+ Xây dựng các dự án đầu tư khép kín giữa sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản
phẩm, thanh toán xuất nhập khẩu để mở rộng cho vay và thu hút nguồn ngoại tệ.
+ Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, các đoàn thể
chính trị - xã hội, cần có biện pháp tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm tiện ích của ngân
hàng, vận động các đơn vị hành chính sự nghiệp trong việc thanh toán tiền lương cho
cán bộ nhân viên thông qua việc mở tài khoản cá nhân và sử dụng thẻ ATM.
* Về tăng trưởng tín dụng:
- Tăng trưởng tín dụng phải gắn với từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư:
+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước: cần có chiến lược tiếp cận dể thiết lập
quan hệ tín dụng đối với những đơn vị lớn làm ăn có hiệu quả, xem xét những doanh
nghiệp có hướng phát triển tốt để đáp ứng nhu cầu vốn cho họ, từ đó nhằm làm tăng
tỷ trọng dư nợ ở thành phần kinh tế này.

+ Đối với kinh tế hộ: tập trung ưu tiên các hộ có đủ điều kiện vay vốn, kinh
doanh hiệu quả, thúc đẩy kinh tế trang trại, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây con,
vùng phát triển hàng hoá tập trung.
+ Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: phải lấy hiệu quả của dự án là chính gắn
với tài sản bảo đảm nợ vay.
+ Các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản có sản phẩm xuất
khẩu: gắn được việc cho vay khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu,
trên cơ sở đó mở rộng các quan hệ về thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ.
- Cho vay dự án trung, dài hạn phải nâng cao kỹ năng phân tích tài chính, thẩm
định dự án. Dự án hiệu quả kinh tế thấp, có yếu tố rủi ro kiên quyết không cho vay.
- Cần mở rộng mạng lưới hoạt động: thành lập thêm chi nhánh, phòng giao
dịch tại các khu kinh tế phát triển, dân cư đông, đưa hoạt động ngân hàng ngày càng
gần dân hơn.
- Việc thực hiện giải ngân cần thực hiện trực tiếp tại ngân hàng và tổ cho vay
lưu động, nhất là tăng cường giải ngân qua tổ lưu động để tạo điều kiện giảm chi phí
và tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng.
- Ngoài ra, trong hoạt động tín dụng cần quan tâm, tranh thủ sự hỗ trợ của các
cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương, củng cố các tổ vay vốn làm cầu
5
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng
5

×