Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.2 KB, 18 trang )

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAY NGÂN
HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
5.1 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỊNH LƯỢNG
ĐẾN VAY NGÂN HÀNG
5.1.1 Sự ảnh hưởng tương quan của của từng nhân tố đến các nhân tố
khác
Ma trận tương quan trong nội bộ các nhóm chung cho thấy tương quan giữa
các biến dự đoán khá thấp (các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,5), như vậy có
thể nói rằng hiện tượng đa cộng tuyến không đáng kể. Do những đặc điểm của hệ
số tương quan nên chúng ta cần xem xét mối tương quan giữa từng biến với các
biến khác để xem mối liên hệ của chúng với nhau có thực sự tồn tại hay không.
Bảng 12: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ TRONG NỘI BỘ NHÓM
X1 X2 X3 X4 X5 X6
X1 1,000 -0,114 0,388 0,214 0,127 0,019
X2 1,000 0,514 -0,454 -0,185 -0,230
X3 1,000 -0,117 0,145 -0,195
X4 1,000 0,015 0,312
X5 1,000 0,271
X6 1,000
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006)
Trước hết, xét mối tương quan giữa biến năm hoạt động (X1) với những
biến khác. Biến này có mối tương quan với biến mức độ hiểu biết (X4) là có ý
nghĩa bởi và qua nhiều năm hoạt động doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hoạt động
vì thế hệ số tương quan dương. Mối tương quan với các biến còn lại thì không
chắc chắn. Đối với vay người thân (X2) thì theo mối tương quan nghịch tức là
doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm thì vay người thân ít lại. Điều này đúng khi
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả liên tiếp nhiều năm, tuy nhiên nếu hoạt động
không hiệu quả thì vay người thân có thể sẽ không giảm. Cách giải thích tương tự
đối với các mối tương quan giữa biến số năm hoạt động với các biến còn lại.
Xét mối tương quan giữa biến vay người thân (X2) với các biến còn lại. Đối


với mối tương quan với thời gian xét duyệt món vay (X3) thì có thể giải thích
theo chiều hướng nếu thời gian xét duyệt tăng thì doanh nghiệp sẽ đến nguồn vốn
người thân nhiều hơn bởi vì họ cần tiền nhanh chóng cho công việc kinh doanh.
Biến vay người thân có mối tương quan nghịch với mức độ hiểu biết (X4), biến
lãi suất vay (X5) và biến tổng tài sản (X6) điều này đúng theo khía cạnh những
doanh nghiệp có mức độ hiểu biết thủ tục vay thấp hoặc khi lãi suất tăng hay tài
sản cố định thấp thì xu hướng dùng vốn của người thân sẽ tăng lên.
Thời gian xét duyệt (X3) có mối tương quan nghịch với biến mức độ hiểu
biết (X4) và biến tài sản cố định (X6). Cho thấy thời gian xét duyệt món vay lâu
khi mức độ hiểu biết thủ tục vay hoặc tài sản cố định của doanh nghiệp lớn.
Trong trường hợp này với những doanh nghiệp hiểu biết thủ tục vay sẽ gặp khó
khăn trong việc xin vay như lập kế hoạch vay, thủ tục thiếu xót. Còn đối với
doanh nghiệp có tổng tài sản lớn thì họ là những doanh nghiệp lớn, do đó thời
gian thẩm định hồ sơ vay như kết quả hoạt động kinh doanh, tài sản thế chấp sẽ
tốn thời gian hơn doanh nghiệp nhỏ.
Mức độ hiểu biết (X4) và lãi suất món vay (X6) trong bảng phân tích tương
quan thì có sự tương quan với nhau, tuy nhiên trong thực tế thì hai yếu tố này
không quyết định lẫn nhau được.
Hệ số tương quan giữa biến tổng tài sản (X6) với biến mức độ hiểu biết (X4)
và biến lãi suất vay (X5) có dấu dương cho thấy khi doanh nghiệp lớn thì mức độ
hiểu biết thủ tục vay tăng lên và họ có thể chấp nhận mức lãi suất cao hơn. Điều
này đúng trong thực tế là với những doanh nghiệp lớn thì họ có bộ phân kế toán
hoặc chủ doanh nghiệp có trình độ trong quản lý do đó mức độ hiểu biết cao hơn
doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó để cần một số lượng vốn lớn trong kinh doanh thì
việc chấp nhận tăng lãi suất là điều họ chấp nhận được.
Trong luận văn này em chỉ phân loại thành hai nhóm vay và không vay nên
chỉ có một hàm phân biệt được ước lượng. Hệ số tương quan Canonical là 0,991.
Bình phương của hệ số này, (0.991)
2
= 0.98, cho thấy 98% phương sai biến phụ

thuộc (phân loại vay hay không vay) được giải thích bởi mô hình. Hay nói cách
khác là các yếu tố nêu ra trong mô hình này tác động đến sự phân biệt giữa hai
nhóm vay và không vay của doanh nghiệp, còn lại là do các yếu tố khác tác động
không được đề cập trong mô hình
Tiếp theo, em kiểm định xem hàm phân biệt được ước lượng có ý nghĩa hay
không về mặt thống kê, bởi vì nếu hàm phâm biệt không có ý nghĩa về mặt thống
kê thì không thể giải thích kết quả phân tích. Giả thiết:
- H
0
ở đây là trong tổng thể các trung bình của các hàm phân biệt trong tất
cả các nhóm là bằng nhau (không có sự phân biệt), giả thiết này phải được kiểm
định xem có ý nghĩa thống kê không.
- H
1
là trung bình của các hàm phân biệt trong tất cả các nhóm là khác
nhau.
Qua kết quả phân tích thấy rằng hệ số Wilks’ Lamda của hàm này là 0,018,
chuyển thành đại lượng Chi-square là 134,513 với 7 bậc tự do. Và mức ý nghĩa
quan sát là 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa xử lý 15%. Ta có đủ cơ sở
để bác bỏ giả thiết H
0
ở trên. Khi giả thuyết H
0
bị bác bỏ, tức là sự phân biệt có ý
nghĩa thống kê.
Theo phần ước lượng và kiểm định trên cho thấy sự tương quan giữa các
biến dự đoán khá yếu nên em sử dụng độ lớn của các hệ số phân biệt chuẩn hóa
(Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients) và hệ số tương quan
kết cấu (Structure Corrlation) để giải thích kết quả hàm phân biệt trong bài luận
văn này.

5.1.2 Sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến vay ngân hàng
Hệ số phân biệt chuẩn hóa nói lên mức đóng góp của từng nhân tố vào khả
năng phân biệt.
Bảng 13: HỆ SỐ PHÂN BIỆT CHUẨN HÓA
Biến Hệ số phân biệt chuẩn hóa Giá trị Sig.
Năm hoạt động (X1) -0,074 0,973
Vay người thân (X2) -0,216 0,139
Thời gian xét duyệt (X3) -0,217 0,113
Mức độ hiểu biết (X4) 0,229 0,014
Lãi suất vay gia trọng (X5) -1,085 0,000
Tổng tài sản (X6) 0,317 0,062
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006)
Với mức ý nghĩa xử lý hàm phân biệt 15% thì nhân tố năm hoạt động không
có ý nghĩa trong việc phân biệt vì có giá trị Sig = 97,3% > α = 15%. Các nhân tố
vay người thân, thời gian xét duyệt, mức độ hiểu biết, lãi suất vay và tổng tài sản
đều có ý nghĩa trong việc phân biệt vì có mức giá trị Sig nhỏ hơn α khi xử lý.
Hàm phân biệt trong trường hợp này có dạng:
D = – 0,216X2 – 0,217 X3 + 0,229X4 – 1,085X5 + 0,317X6
Dấu các hệ số phân biệt chuẩn hóa của hàm phân biệt được xử lý trên không
đồng dạng nhau cho thấy giá trị biệt số sẽ chịu tác động không cùng hướng khi
các yếu tố tố sự tăng lên hay giảm xuống. Giá trị hệ số phân biệt chuẩn hóa nói
lên độ lớn của mỗi yếu tố đóng góp vào giá trị biệt số D.
Yếu tố lớn nhất trong quyết định tín dụng của doanh nghiệp là lãi suất. Thực
tế trong tất cả các mẫu phỏng vấn đều trả lời rằng lãi suất vay là quan trọng nhất
trong đặc điểm món vay mà họ quan tâm. Trong tổng số 52 doanh nghiệp thì có
đến 35 doanh nghiệp được phỏng vấn trả lời lãi suất món vay là yếu tố quan
trọng, doanh nghiệp không vay xét thấy yếu tố lãi suất là quan trọng là 9/12
doanh nghiệp với tỷ lệ 75% và ở doanh nghiệp có vay là 65%. Khi lãi suất càng
tăng sẽ làm cho giá trị biệt số càng tiến về giá trị âm tức là những doanh nghiệp
này có xu hướng không vay.

Yếu tố tổng tài sản đóng góp vào quyết định vay hay không vay là lớn thứ
hai. Trong bảng giá trị trung bình nhóm vay và không vay tuy có sự chênh lệch
nhiều nhau về tổng tài sản giữa các doanh nghiệp vay và không vay, tuy nhiên xét
nếu xét kỹ hơn ta thấy trong những doanh nghiệp có vay thì số lượng doanh
nghiệp có tổng tài sản duới 500 triệu cũng có một số, do đó đã dẫn đến độ lệch
chuẩn trung bình về tài sản của các doanh nghiệp khá lớn. Xét trong những doanh
nghiệp không vay thì có đến 41,66% doanh nghiệp có tài sản nhỏ hơn 3.000 triệu
và chỉ có 1 doanh nghiệp có tài sản là 5.000 triệu, trong khi đó những doanh
nghiệp đi vay thì có đến 62,5% doanh nghiệp có tài sản lớn hơn 5.000 triệu và
50% doanh nghiệp được hỏi trả lời là có vay với tài sản của doanh nghiệp lớn hơn
5.000 triệu. Do đó những doanh nghiệp có tài sản lớn thì quyết định vay càng
thuận lợi làm cho giá trị biệt số tăng.
Những yếu tố mức độ hiểu biết, thời gian xét duyệt và vay người thân có độ
lớn tương đương nhau cho thấy những nhân tố này ảnh hưởng tương đương nhau
về độ lớn. Yếu tố mức độ hiểu biết nói lên sự hiểu biết về thủ tục vay và khả
năng quản lý của chủ doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có mức độ hiểu biết cao
thì khả năng lựa chọn vay vốn ngân hàng càng thuận lợi. Trong số những doanh
nghiệp được hỏi thì mức độ hiểu biết trung bình của nhóm vay là 6,75 điểm cao
hơn 1,00 điểm so với nhóm không vay. Tuy nhiên khi xem xét kỹ hơn thì trong
nhóm không vay chỉ có 50% doanh nghiệp mức độ hiểu biết trên trung bình, trong
khi đó con số này là 92,5% trong những doanh nghiệp không vay. Do đó với
những doanh nghiệp với mức độ hiểu biết cao thì càng có xu hướng tìm vốn vay
ngân hàng.
Yếu tố thời gian xét duyệt món vay cho thấy nếu thời gian xét duyệt món
vay càng lâu thì doanh nghiệp càng ít chọn quyết định vay do đó yếu tố này mang
dấu âm. Tương tự với những doanh nghiệp vay người thân thì nhu cầu tìm đến
ngân hàng sẽ thấp hơn. Bởi vì những ràn buộc ở các món vay người thân dễ dàng
hơn đối với khoản tín dụng của ngân hàng.
5.1.3 Đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố đối với việc vay ngân hàng
Giá trị hệ số tương quan kết cấu cho thấy sự tương quan của từng yếu tố đối

với giá trị biệt số D. Hệ số này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
Bảng 14: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN KẾT CẤU
Biến Hệ số tương quan
Lãi suất vay (X5) -0,921
Tổng tài sản (X6) 0,543
Mức độ hiểu biết (X4) 0,117
Thời gian xét duyệt (X3) -0,066
Vay người thân (X2) -0,064
Năm hoạt động (X1) -0,001
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006)
Yếu tố có sự tương quan lớn nhất đối với quyết định vay hay không vay của
doanh nghiệp là lãi suất. Trong năm 2006 lãi suất cơ bản là 8,25%/năm do đó lãi
suất cho vay ngân hàng sẽ dao động trên 10% tùy theo khách hàng và món vay.
Tiền lãi là một khoản phải trả cho ngân hàng chủ yếu thông qua nguồn lợi nhuận
hoạt động của doanh nghiệp. Do đó khi quyết định tìm đến ngân hàng thì lợi
nhuận của doanh nghiệp đạt được phải vừa trả lãi ngân hàng, nghĩa vụ cho nhà
nước và các khoản phải trả khác. Trong tình hình đó đối với những doanh nghiệp
hoạt động không hiệu quả thì nguồn vốn ngân hàng là điều họ không ưu tiên. Do
đó đây là yếu tố mà các doanh nghiệp luôn quan tâm hàng đầu khi vay.
Yếu tố có mối tương quan cũng quan trọng tiếp theo là yếu tố tổng tài sản
của doanh nghiệp. Yếu tố lãi suất vay là quan trọng nhất tuy nhiên quyết định vay
chỉ được đưa ra sau khi đã xem xét các yếu tố về tài sản như tài sản lưu động,
vốn lưu động, tài sản thế chấp.
Mức độ hiểu biết cũng khá quan trọng đối với phân biệt vay hay không vay.
Doanh nghiệp hiểu biết vay và các hoạt động tài chính, quản trị sẽ có những
quyết định phù hợp. Các yếu tố thời gian xét duyệt tín dụng và vay người thân có
tác động không nhiều đối với việc vay hay không vay (chưa tới 10%).
Bảng 15: GIÁ TRỊ BIỆT SỐ TRUNG BÌNH CỦA TỪNG NHÓM
Phân loại nhóm Giá trị trung bình của mỗi nhóm
Không vay -13,120

Có vay 3,936
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006)
Giá trị biệt số trung bình của từng nhóm nhóm không vay mang dấu âm với
giá trị khá lớn, trong khi đó nhóm có vay mang dấu dương. Các giá trị này cho
thấy các yếu tố trong mô hình có sự tác động rất rõ đối với sự phân biệt đối với
mẫu trong từng nhóm phân loại mà trong đó tác động đối với những mẫu không
vay mạnh hơn những doanh nghiệp có vay.
Như đã trình bày trong phần xác định vấn đề, các dữ liệu được chia thành
hai phần: mẫu phân tích dùng để ước lượng hàm phân biệt và mẫu kiểm tra dùng
để kiểm tra tính đúng đắn của hàm phân biệt được xây dựng.
Bảng 16: KẾT QUẢ PHÂN BIỆT
Phân loại Kết quả phân biệt Tổng số
Không vay Có vay
Mẫu phân
tích
Số doanh
nghiệp
Không vay 9 0 9
Có vay 0 30 30
%

Không vay 100,0 0,0 100,0
Có vay 0,0 100.0 100,0
Mẫu kiểm
tra
Số doanh
nghiệp
Không vay 3 0 3
Có vay 0 10 10
% Không vay 100,0 0,0 100,0

Có vay 0,0 100,0 100,0
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006)

×