Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Sức Mạnh Tài Chính.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.37 KB, 34 trang )

SỨC MẠNH TÀI CHÍNH
MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Tài chính – mạch máu của nền kinh tế
1.1 Sự ra đời và phát triển của tài chính
Tài chính ra đời và phát triển dựa trên những tiền đề cơ bản sau:
- Sự ra đời và phát triển của Nhà nước: Khi Nhà nước ra đời, để duy trì
hoạt động của mình, Nhà nước đã dùng quyền lực chính trị để quy định sự
đóng góp của cải của các tổ chức, đơn vị kinh tế và của cá nhân dân cư cho
Nhà nước. Như vậy, sự ra đời của Nhà nước đã làm nảy sinh trong xã hội
những quan hệ kinh tế mà trước đó chưa có. Những quan hệ kinh tế này lúc
đầu được biểu hiện dưới dạng hình thái hiện vật. Đó chính là hình thái phôi
thai của tài chính.
- Sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa và sự phát triển của các hình thái giá
trị dẫn đến sự ra đời của tiền tệ. Sự xuất hiện của tiền tệ đã làm nên cuộc cách
mạng trong công nghệ phân phối, từ phân phối bằng hiện vật (phân phối phi
tài chính) sang phân phối bằng giá trị (phân phối tài chính).
Cùng với sự phát triển của Nhà nước và nền sản xuất hàng hóa, tài chính
cũng phát triển theo quá trình từ thấp đến cao, từ quan hệ phân phối bằng hiện
1
vật lên quan hệ phân phối giá trị. Nhưng tài chính chỉ trở thành môn khoa học
và có tiền đề phát triển mạnh mẽ khi quan hệ phân phối bằng giá trị trở nên
phổ biến.
Như vậy, có thể coi kinh tế hàng hóa - tiền tệ và nhà nước là những nhân tố
quyết định sự ra đời và tồn tại của tài chính, trong đó kinh tế hàng hóa - tiền tệ
là nguyên nhân sâu xa, còn nhà nước là nguyên nhân trực tiếp về sự phát sinh
và phát triển của phạm trù tài chính.
1.2 Bản chất của tài chính
1.2.1 Những quan hệ kinh tế trong phân phối
Tài chính là những quan hệ kinh tế trong phân phối sản phẩm quốc dân.
Nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong nền kinh tế - xã hội đều thuộc


phạm vi của tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế trong
phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Các quỹ tiền tệ mang những đặc trưng cơ bản sau:
- Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của nguồn tài chính. Các
quỹ tiền tệ là một lượng nhất định của nguồn lực tài chính được dành cho một
mục đích nhất định
Ví dụ:
TT Tên quỹ tiền tệ
Nguồn lực tài
chính
Mục đích tài chính
1 Ngân sách Nhà nước Nhà nước
Thực hiện các chức năng của
Nhà nước
2
Vốn điều lệ của doanh
nghiệp
Doanh nghiệp
Phục vụ hoạt động kinh
doanh
3 Quỹ khấu hao TSCĐ của Doanh nghiệp Tái sản xuất giản đơn TSCĐ
2
doanh nghiệp
4 Ngân sách gia đình Gia đình Tiêu dùng trong gia đình
- Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên, tức là chúng luôn luôn
được tạo lập (hoặc bổ sung) và được sử dụng.
- Các hình thức của quỹ tiền tệ:
* Quỹ tiền tệ cho mục đích tích lũy
* Quỹ tiền tệ cho mục đích tiêu dùng
* Quỹ tiền tệ trung gian, ví dụ: quỹ kinh doanh của các tổ chức tín dụng,

các công ty tài chính....
Như vậy, những hiện tượng bên ngoài, sự vận động của các nguồn tài
chính, sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ là thể hiện các quan hệ phân phối
dưới hình thức giá trị - một bộ phận quan hệ kinh tế trong xã hội.
1.2.2 Các đặc trưng cơ bản của tài chính
- Tài chính là những quan hệ kinh tế trong phân phối, tài chính phản ánh
quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người với người trong quá trình phân phối của
cải quốc dân do họ sáng tạo ra.
- Tài chính là môn khoa học về sự lựa chọn trong đầu tư, sự lựa chọn giữa
nhu cầu của thị trường, của xã hội, của con người và khả năng cho phép để
quyết định sản xuất cái gì, bằng cách nào và bán cho ai. Sao cho đạt hiệu quả
cao nhất với chi phí thấp nhất.
- Tài chính luôn gắn liền với Nhà nước, là công cụ quan trọng được Nhà
nước sử dụng để quản lý vi mô và vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ
và chức năng của Nhà nước.
- Tài chính là những quan hệ kinh tế, quan hệ tiền tệ, nhưng tài chính thể
hiện sự thống nhất tương đối giữa hiện vật và giá trị.
3
1.2.3 Các quan hệ tài chính
Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể có các
mối quan hệ tài chính sau:
- Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước:
Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn
cổ phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản
xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ tài chính này
cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong
quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc
dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp được thể hiện thông qua
các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật
định.

- Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính:
Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của
doanh nghiệp.
Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp
nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và
ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn
nhất định.
Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian
khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn
dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp
phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp
bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của
doang nghiệp (Thị trường chứng khoán).
4
Thông qua thị trường tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn
nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào
chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
- Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác:
Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao
động.... Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử
dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả
công lao động, chi trả các dịch vụ... Đồng thời, thông qua các thị trường,
doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị...
nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầu của
thị trường.
- Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp:
Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa
các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành
viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn.

1.3 Chức năng của tài chính
1.3.1 Chức năng phân phối
Phân phối là sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân theo những tỉ lệ và xu
hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập trung vốn để đầu
tư phát triển kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu chung của Nhà nước, xã hội và
cá nhân.
Đối tượng phân phối: là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là các nguồn
tài chính, là tiền tệ đang vận động một cách độc lập với tư cách là phương tiện
thanh toán và phương tiện cất giữ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ
tiền tệ.
5
Chủ thể phân phối: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, hộ gia
đình hay cá nhân dân cư.
Yêu cầu của phân phối:
- Phân phối tài chính phải xác định quy mô, tỉ trọng của đầu tư trong tổng
sản phẩm quốc dân phù hợp với khả năng và sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi thời
kì nhất định.
- Phân phối tài chính phải bảo đảm giải quyết thỏa đáng giữa tiêu dùng, tiết
kiệm và đầu tư.
- Phân phối phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ về lợi ích kinh tế của
những chủ thể tham gia phân phối.
- Phân phối phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ cân đối trong nền kinh tế
quốc dân cũng như trong từng khâu riêng biệt.
- Phân phối phải bảo đảm tạo lập và chu chuyển nguồn vốn, bảo đảm quá
trình tái sản xuất xã hội bình thường.
Đặc điểm của phân phối tài chính:
- Phân phối của tài chính luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các
quỹ tiền tệ nhất định.
- Phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị,
không kèm theo với sự thay đổi hình thái giá trị.

- Phân phối tài chính bao hàm cả quá trình phân phối lần đầu và quá trình
phân phối lại. Phân phối lần đầu sản phẩm xã hội là sự phân phối được tiến
hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng
tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các dịch vụ. Phân phối lại là tiếp tục phân
phối những phần thu nhập cơ bản, sử dụng những quỹ tiền tệ chứa đựng
những nguồn lực tài chính đã được hình thành trong phân phối lần đầu ra
6
phạm vi xã hội rộng hơn hoặc theo những chi tiết cụ thể hơn trong mục đích
của các quỹ tiền tệ.
1.3.2 Chức năng giám đốc
- Giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính
nhằm phát hiện những ưu điểm để phát huy, những tồn tại để khắc phục trong
quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân.
- Chủ thể của kiểm tra, kiểm soát cũng là chủ thể phân phối. Đối tượng kiểm
tra là các quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, các quá trình vận động
của các nguồn tài chính.
- Chức năng giám đốc của tài chính luôn gắn liền với chức năng phân phối
trong quá trình phân phối bằng việc sử dụng tài chính - quá trình vận động của
các nguồn tài chính để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ đã luôn có sự cần thiết
và khả năng kiểm sát sao các quá trình đó.
- Đặc điểm của giám đốc tài chính:
+ Giám đốc tài chính là khả năng giám đốc khi sử dụng tài chính như công
cụ phân phối.
+ Giám đốc tài chính có tính toàn diện, thường xuyên, liên tục, rộng rãi,
kịp thời.
1.3.3 Chức năng tạo lập vốn
Sản xuất, lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có trước nguồn vốn, tiền tệ đầu
tư vào các yếu tố sản xuất, vốn tiền tệ trở thành tiền đề cho quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hóa, vốn tiền đề có được nhờ tài chính có chức năng tạo
vốn. Trong bất cứ phương thức sản xuất nào, việc tạo vốn đều dựa vào sản

xuất thặng dư tiết kiệm được, tích lũy được các quỹ khác nhau, quá trình tạo
lập vốn mang hình thức và bắt nguồn từ các chủ thể khác nhau.
7
Ở khâu Ngân sách Nhà nước với tư cách nhà nước là chủ thể có quyền lực
chính trị mạnh nhất, thông qua luật pháp do nhà nước ban hành, chức năng tạo
lập vốn thể hiện việc tạo lập các quỹ tiền tệ tập trung trong tay nhà nước. Nhà
nước bắt buộc các doanh nghiệp, dân cư phải đóng thuế, phí, lệ phí… để tạo
nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Mặt khác Nhà nước với tư cách là người
sở hữu tài sản của quốc gia hình thành các doanh nghiệp nhà nước để tạo lập
vốn. Những lúc thiếu hụt ngân sách, nhà nước lại phải phát hành các trái phiếu
nhà nước để tạo lập vốn.
Ở khâu tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có vốn. Vốn là điều kiện không thể thiếu
đuợc để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Vốn này đuợc tạo lập từ nhiều nguồn như: vốn chủ sở hữu (vốn
tự có), vay ngân hàng, vay trong dân chúng (bằng cách phát hành trái phiếu),
mua hàng trả chậm … Nhằm thực hiện chức năng nói trên, trước hết doanh
nghiệp phải dự toán nhu cầu vốn, tiếp đến cần lựa chọn nguồn vốn phù hợp,
một loạt vấn đề cần đuợc giải quyết như: nên huy động vốn từ chủ sở hữu hay
nên vay? Cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu thế nào là tốt nhất? Nếu vay thì
nên phát hành trái phiếu hay vay ở các tổ chức tín dụng, hay sử dụng phương
thức tín dụng thuê mua? Thời hạn và lãi suất vay?…
Ở các khâu tài chính khác trong xã hội (hộ gia đình và tổ chức xã hội, các
trung gian tài chính như bảo hiểm, tín dụng …), đều thông qua chức năng tạo
lập vốn của tài chính để hình thành các quỹ tiền tệ phù hợp với hoạt động của
mình và chính do yêu cầu của nền sản xuất trong xã hội thông qua các tổ chức
tài chính trung gian, các nguồn vốn trong tay các chủ thể khác nhau đó lại có
thể luân chuyển vốn từ người cung ứng sang nguời sử dụng.
Tóm lại, tài chính ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và nền kinh
tế hàng hóa-tiền tệ; với bản chất là tổng thể hệ thống các quan hệ kinh tế gắn

8
với việc phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua đó lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các
chủ thể trong nền kinh tế, tài chính đã chứng tỏ được tầm quan trọng của nó.
Tài chính có mặt và ảnh hưởng trong hầu hết các quan hệ kinh tế giữa Nhà
nước với các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư; giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế,
dân cư với nhau và các quan hệ trong nội bộ các chủ thể đó; giữa các quốc gia
trên thế giới với nhau. Điều này chứng tỏ tài chính có tầm ảnh hưởng vi mô
lẫn vĩ mô.
Giống như mạch máu là con đường để đưa máu đến nuôi các cơ quan, bộ
phận trong cơ thể người; tài chính với bản chất và những chức năng nhất định
cũng là chiếc cầu lưu thông cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh
tế quốc gia. Nếu như chiếc cầu này gãy thì nguy cơ cho sự sụp đổ của một nền
kinh tế rất cao.
2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với
nền kinh tế thị trường
2.1. Khái niệm
Ngân sách Nhà nước, hay Ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế
và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ
"Ngân sách Nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở
mọi quốc gia. Song quan niệm về Ngân sách Nhà nước lại chưa thống nhất,
người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về Ngân sách Nhà nước tùy theo các
trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách Nhà nước là bảng liệt kê các
khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia.
Ngoài ra, Điều 1 Luật NSNN đã được Quốc Hội nước C.H.X.H.C.N Việt Nam
9
khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/03/1996 có ghi: Ngân sách Nhà
nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện trong một năm để đảm bảo

thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước bao gồm Ngân sách trung ương và Ngân sách địa
phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa
phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân
dân và Ủy ban Nhân Dân.
2.2.Vai trò của Ngân sách Nhà nước
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa - tiền tệ phát triển ở giai đoạn cao;
tức là khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều
được tiền tệ hoá, các yếu tố của sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng
tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm dịch
vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua - bán và hàng hoá. Sự vận hành của
nền kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật
giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ….đã bộc lộ những ưu thế
cũng như khuyết tật của nền kinh tế thị trường, đó là:
- Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán,
không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.
- Kinh tế thị trường đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không
có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng”
(đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục .v.v.)
10
- Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt: giàu ít,
nghèo nhiều, bất công xã hội.
Để hạn chế và khắc phục những khuyết tật đó của nền kinh tế thị trường,
Nhà nước can thiệp vào quá trình vận hành của nền kinh tế. Sự can thiệp của
Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định,
nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát
triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị
trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô.
Sự can thiệp đó của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường là sự can thiệp gián

tiếp thông qua các công cụ chủ yếu như: pháp luật, kế hoạch, tổ chức tài chính
tiền tệ.… trong đó Ngân sách Nhà nước được coi là là công cụ quan trọng nhất
của Nhà nước. Vai trò quan trọng đó của Ngân sách Nhà nước được thể hiện
trên các mặt sau đây:
Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo
các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Sự hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội
luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác
định. Các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước được thỏa mãn từ các nguồn thu
bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của Ngân sách
Nhà nước, được xuất phát từ tính nội tại của phạm trù tài chính mà trong bất
kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, Ngân sách Nhà nước đều phải thực
hiện và phát huy.
Để phát huy vai trò của Ngân sách Nhà nước trong quá trình phân phối,
huy động các nguồn tài chính của xã hội cho Nhà nước cần thiết phải xác
định:
- Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình thành nguồn
thu Nhà nước.
11
- Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho Nhà nước và thực
hiện các khoản chi của Nhà nước.
- Tỷ lệ động viên (tỷ suất thu) của Nhà nước trên GDP.
Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của
nền kinh tế thị trường. Vai trò này được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu
kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải
hướng những hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà
Nhà nước đã hoạch định, để hình thành nên cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện

cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua công cụ là Ngân
sách Nhà nước đảm bảo cung cấp kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở kết
cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ
sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, trong những điều kiện cụ thể, nguồn
kinh phí ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của
các doanh nghiệp, đảm bảo cho tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc
chuyển sang cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn.
Bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua các khoản thuế và chính
sách thuế sẽ đảm bảo vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản
xuất kinh doanh. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định
miễn thuế, giảm thuế... có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh
nghiệp. Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hút được doanh nghiệp bỏ vốn đầu
tư vào nơi cần thiết; ngược lại, một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm bớt
luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh.
Độc quyền gây ra rất nhiều tổn thất phúc lợi cho xã hội, vì vậy việc cấp
vốn hình thành các doanh nghiệp là một trong những biện pháp căn bản để
12
chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh
không hoàn hảo, một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển nền kinh
tế.
Thứ hai, Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị
trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát.
Trong nền kinh tế thị trường, sự biến động không ngừng của giá cả có
nguyên nhân từ sự mất cân đối giữa cung và cầu. Để ổn định giá cả, Chính
phủ có thể thông qua công cụ Ngân sách Nhà nước để tác động vào cung hoặc
cầu hàng hóa trên thị trường. Sự tác động này có thể thực hiện theo hai hướng:
thu và chi Ngân sách Nhà nước. Cụ thể:
- Thông qua điều chỉnh chính sách thu Ngân sách Nhà nước: Bằng việc điều
chỉnh cơ cấu hệ thống thuế, thuế suất, chính sách miễn giảm thuế hợp lý,…

Chính phủ cũng có thể tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu để góp phần ổn
định giá cả trên thị trường.
Ví dụ: Khi giá cả hàng hóa lên cao, có nguy cơ trở thành lạm phát, nhà
nước có thể tăng thuế thu nhập cá nhân để giảm cầu, miễn, giảm thuế cho các
doanh nghiệp sản xuất,…để nâng đỡ cung từ đó thúc đẩy cân bằng cung cầu,
ổn định giá cả, hạn chế lạm phát xảy ra.
- Thông qua chính sách chi tiêu của Nhà nước: Bằng nguồn cấp phát của chi
tiêu ngân sách hàng năm của các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng
ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư chiến lược.…) được hình thành. Thông qua
các quỹ này, Chính phủ thực hiện điều tiết thị trường bình ổn giá cả. Ngân
sách Nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và
các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
Một mâu thuẫn gay gắt đang nảy sinh trong thời đại ngày nay là mâu thuẫn
giữa tính nhân đạo xã hội mà mỗi Nhà nước và mỗi cá nhân cần vươn tới và
quy luật khắc khe của nền kinh tế thị trường xung quanh vấn đề thu nhập, đó
13

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×