Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thực trạng và hướng phát triển trong ngành du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.52 KB, 7 trang )

Thực trạng và hướng phát triển trong ngành du lịch
I- NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ERP
Công nghệ thông tin phát triển mở ra nhiều cơ hội mới tiện lợi hơn trong các công tác
quản lý, lập kế hoạch, đóng vai trò huyết mạch trong mạng lưới vận hành của toàn
doanh nghiệp. ERP được áp dụng hiện nay trên hầu hết các công ty lữ hành nhằm tin
học hóa các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp mình. Một khi được tin học hóa, dữ
liệu cần thiết trong nghiệp vụ sẽ dễ dàng được truy xuất và xử lý hơn so với trước kia
tăng tốc độ thực hiện nghiệp vụ, tạo được nhiều cải tiến đáng kể hơn về mặt thông tin.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng ERP làm tăng hiệu suất vận hành của doanh nghiệp, tạo thể
hiện tốt trước các cơ hội chiến lược cũng như các đối tác trong và ngoài nước. Thật vậy,
việc ứng dụng ERP tạo ra nhiều chiến lược điều phối thông tin trong đó có vấn đề bảo
mật và mã hóa dữ liệu, tạo ra được các chính sách bảo đảm thông tin an toàn (từ người
gửi đến đúng chính xác người nhận).
Tình hình ứng dụng ERP trong nghiệp vụ ngành du lịch trong năm 2010 đã có nhiều
bước tiến khởi sắc so với những năm trước kia. Một phần do nước ta đã mở cửa và hội
nhập với thế giới nên việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới cũng được dễ dàng
hơn. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu và chủ trương đẩy mạnh chính sách du lịch của Đảng
và chính phủ nước ta trong vài năm gần đây tạo điều kiện cho ngành du lịch nước ta
phát triển không ngừng, nếu không phải thụt lùi và trì trệ hơn so với các nước khác
trong khu vực. Chính vì thế mà ERP trong những năm gần đây liên tục được cải tiến từ
hệ thống đến phần mềm đến các tiện ích người sử dụng nhằm nâng cao hơn khả năng
thi hành các nghiệp vụ và hơn thế nữa.
Mặc dầu, ERP đã đạt được các thành tựu tiêu biểu trong thời gian gần đây, nhưng thực
tế vận hành và phát triển đã khiến tình hình ERP ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Các bất
cập này xuất phát từ nhiều phía , có khi từ hệ thống phần cứng, có khi từ hệ thống an
ninh, hệ thống mạng, có khi từ nhu cầu thực tế đòi hỏi hơn các tiện ích từ các người sử
dụng hệ thống ERPO này. Chúng ta có thể đề cập sơ qua một số bất cập
trên cơ sở hiện trạng hiện nay như đảm bảo được sự thông suốt của các
quá trình xử lý chuyển giao nếu như trên lộ trình có xảy ra một sự cố cản
trở nào đó, hay tính an ninh của thông tin truyền đi có thể bị nhiều hay bị
lộ bởi một công cụ sniffer nào đó. Thực tế phát sinh chính là động lực


làm cho ERP không ngừng cải tiến, phát huy để có thể tăng cường tính
thực tế hữu dụng của mình trong guồng máy chung của toàn thể doanh
nghiệp nói chung và trong ngành du lịch vận chuyển nói riêng. Trong
phần tiếp theo, cũng là phần kết lại của bài tìm hiểu của nhóm chúng em,
chúng em xin đề xuất một số ý kiến để có thể cải thiện tốt hơn cho hệ
thống ứng dụng ERP hiện nay của ngành du lịch và vận chuyển Việt
Nam.
II- ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỰC TRẠNG ERP
a. Hệ thống thông tin phân bố (Distributed Infor System)
Một hệ thống thông tin phân bố là một hệ thống bao gồm nhiều trạm
cha và gồm nhiều trạm con. Mỗi trạm đảm nhận một vai trò lưu trữ
thông tin khác nhau được phân rã ra từ một khối thông tin lớn, khổng
lồ nhằm chia rã để bảo toàn trong các trường hợp bị thất thoát thông
tin không làm mất toàn bộ khối thông tin. Các trạm về bản chất được
lưu trữ vật lý trên các máy chủ khác nhau và có thể đặt tại các vị trí
địa lý khác nhau. Hệ thống có thể dễ dàng thông qua mạng lưới mạng
mà truy xuất thông tin lẫn nhau hoặc tổng hợp thông tin với nhau để
đạt được một kết quả dữ liệu chung mong muốn.
2 | P a g e
Thật tế hiện nay, hệ thống distributed Infor system đã được áp dụng
tại Việt Nam trong ngành du lịch và vận chuyển, nhưng vẫn chưa rộng
khắp và còn nối kết chỉ trong nội bộ một doanh nghiệp. Đa phần dữ
liệu của khách hàng về chuyến đi được lưu cục bộ tại các site con
trong ngày và được chuyển về kho dữ liệu trung tâm (thường là các
tòa nhà điều hành) vào cuối của ngày hôm đó để tổng hợp. Trong
tương lai rực rỡ và phát triển không ngừng, hệ thống này cần được cải
thiện về tốc độ xử lý và tính lưu động ngay khi một dữ liệu mới được
cập nhật thì thông tinh có thể sử dụng (infor available) ngay tại thời
điểm đó trên toàn doanh nghiệp và thông tin nên được chia sẽ lưu ra
trên khắp các site điều hành con .

b. Mạng truyền cá nhân (Private Network)
Đây là một điều đơn giản nhưng ít có doanh nghiệp nào trong ngành
du lịch và vận chuyển quan tâm đến. Phần lớn hiện nay hệ thống
mạng Internet việt nam đều do các nhà cung cấp dịch vụ mạng
(Internet Service Provider) cung cấp và điều hành vận chuyển thông
tin. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn các vấn đề và nguy cơ bảo mật thông
tin ta có thể nhận thấy như : việc sử dụng chung tức là những người
khác ngoài doanh nghiệp có thể lắng nghe (sniffer) các thông tin
truyền tải trong hệ thống mạng của doanh nghiệp. Đối với các thông
tin cá nhân (Confidential Information) hay những thông tin giới hạn
3 | P a g e
(Restricted Information), thậm chí là thông tin tối quan trọng (Top
Secret) mà bị lọt ra ngoài là một điều thật kinh khủng.
Giải pháp đơn giản nhất là nên xây dựng một đường truyền riêng cho
doanh nghiệp của mình để hạn chế việc bị soi mói thông tin trong
đám mây hỗn loạn Internet. Đường truyền riêng ở đây có thể có
nhưng không gồm tất cả là cáp quang (fiber cables) nối kết trực tiếp
giữa các site bạn với nhau. Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn an
toàn vì sẽ còn một bên thứ ba có thể biết bạn làm gì và chia sẽ những
gì qua mạng mà không quá khó khăn với các công cụ hiện có của họ.
Đó chính là ISP, nhà cung cấp dịch vụ mạng của chúng ta hiện nay.
Do thông tin truyền tải an toàn là hàng đầu nên nếu được hãy tự triển
khai cho mình một ISP riêng hoặc hãy thuê ở các ISP danh tiếng (có
thể ở nước ngoài - global) . Điều này ban đầu có thể làm bạn nặng về
kinh tế, nhưng lâu dài bạn sẽ không phải trả giá về sau do thông tin
thất lạc.
c. Hệ thống nút dự phòng (Backup Point)
Việc vận hành hệ thống được 24x7 là một điều mà bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng mong muốn để đạt được đến. Tuy nhiên, điều này
nói thì dễ nhưng việc triển khai và đảm bảo tính đúng đắn của điều

này về lâu dài thì hoàn toàn không đơn giản. Nút dự phòng được hiểu
như là một điểm dự phòng cho bất kỳ một thiết bị mạng nào trong sơ
đồ mạng của doanh nghiệp. Về tầm vĩ mô các điểm nút dự phòng có
4 | P a g e
thể có được như là các Router trung tâm, các gateway , … được xây
dựng và hoạt động song song đồng thời với các thiết bị sẵn có và nó
sẽ trở thành hoạt động chính ngay nếu như thiết bị chính đó gặp sự cố
và bị sụp. Về tầm vi mô ta càng có thể thấy tầm quan trọng của nút dự
phòng như modem mạng, router giữa các phòng ban, hệ thống kiểm
tra thẻ, …
Trong quá trình xây dựng hệ thống chứng thực trong doanh nghiệp,
nếu có một cuộc họp mà toàn thể nhân viên muốn vào hoặc ra phòng
họp phải được chứng thực bằng thẻ đeo của mình. Chẳng may hệ
thống này gặp sự cố ngay khi mà kết thúc cuộc họp, mất đi khả năng
chứng thực của mình, thì điều gì sẽ xảy ra, chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy. Lúc này đây nếu có một Backup Point sẵn sàng chỉ cần
chuyển sang nhanh chóng (hot swap) thì mọi việc có thể dễ dàng giải
quyết. Tuy nhiên nếu không thì mọi việc có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều.
Một ví dụ minh họa khác cho vấn đề này đó có thể là máy chuyển
(router) trung tâm của doanh nghiệp gặp sự cố không thể gửi thông tin
sang cho một đối tác (vendor) khác kịp mà thời gian lại không cho
phép chúng ta kịp bảo trì router này. Điều gì sẽ xảy ra cho doanh
nghiệp ? Mọi chuyện nghiêm trọng như thế, nhưng tại sao nhiều
5 | P a g e

×