Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án buổi chiều tuần 8 lớp 2 mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.74 KB, 9 trang )

Trần Thị Hường – GV Trường TH Vĩnh Hòa 1 GA buổi chiều lớp 2
BUỔI CHIỀU TUẦN 8
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập viết : Luyện viết : Thế giới quanh ta
I.Mục tiêu :
- HS viết đúng nét, độ cao, khoảng cách từng con chữ trong bài “Thế giới quanh ta”
- Biết cách trình bày bài sạch sẽ.
- GD tính cẩn thận, ý thức rèn chữ giữ vở
II.Chuẩn bị:
+ GV: chữ mẫu
+ HS: Vở luyện viết
III.Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Ổn định:
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Giảng bài :
* Quan sát, nhận xét
- GV viết bài lên bảng, gọi HS đọc bài viết.
- Bài viết có tất cả mấy câu?
- Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Có những chữ viết hoa nào?
- Những chữ hoa đó cao có mấy ô li?
GV viết lại chữ hoa lên bảng
Hướng dẫn HS quan sát nhận xét từng nét, độ
cao, khoảng cách của từng con chữ.
- Những chữ nào có độ cao 2,5 ô?
- Những chữ nào có độ cao 2 ô?
- Những chữ nào có độ cao 1,5 ô?
- Những chữ nào có độ cao 1 ô?
- Khoảng cách từng chữ như thế nào?


- GV hướng dẫn HS từng nét của mỗi con chữ
- Cho HS viết bảng con một số chữ để sửa sai.
- Nhận xét, sửa sai
3. HS luyện viết vở:
Yêu cầu HS viết vào vở.
* Lưu ý: Nắn nót viết từng chữ, viết đúng nét, độ
cao, khoảng cách giữa từng chữ.
- Theo dõi,hướng dẫn thêm cho một số em viết
chậm
=> Lưu ý hs cách cầm bút, tư thế ngồi viết
- Thu một số vở chấm và sửa chữa.
4.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Luyện viết thêm
- Hát

- Nghe
- HS đọc bài viết: Thế giới quanh ta.
- Bài viết gồm có 3 câu
- Chữ đầu câu phải viết hoa.
- Chữ T, B, H
- Cao 2 ô rưởi
- HS quan sát, nhận xét.
- HS quan sát nhận xét từng con chữ, độ cao,
khoảng cách từng chữ.
- Chữ h, b, k, l, g
- Chữ d, đ
- Chữ t
- Chữ a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i
- Khoảng cách từng chữ là cách một con chữ o

- HS quan sát
- Viết bảng con
- QS nhận xét về độ cao của các chữ
khoảng cách giữa các tiếng, cách đặt dấu thanh
- HS bài vào viết vở, nắn nót viết từng chữ, viết
đúng nét, độ cao, khoảng cách giữa từng chữ

- Lắng nghe, ghi nhớ
Trần Thị Hường – GV Trường TH Vĩnh Hòa 2 GA buổi chiều lớp 2
Đạo đức : Luyện: Chăm làm việc nhà
I / Mục tiêu :
- Biết trẻ em có bổn phận tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tự giác tham gia làm việc phù hợp với khả năng bản thân mình.
II/ Chuẩn bị : VBT .
III/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài mới:
 Hoạt động 1 Xử lí tình huống .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận sau đó cử người lên
đóng vai để xử lí tình huống theo phiếu bài tập .
-Tình huống 1 : - Lan đang giúp mẹ trông em thì
có các bạn đến rủ đi chơi . Lan sẽ làm gì ?
- Tình huống 2 : - Mẹ đi làm muộn chưa về. Lan
sắp đi học mà chưa ai nấu cơm cả . Nam phải làm
gì bây giờ ?
- Tình huống 3 :ăn cơm xong mẹ bảo Hoa đi rửa
bát Trên ti vi đang có phim hay bạn hãy giúp Hoa
đi .
- Tình huống 4 : - Sơn đã hẹn các bạn đến nhà
mình chơi nhưng hôm nay bố mẹ lại đi vắng mà

bà lại đang bị ốm em hãy làm gì để giúp bạn
Sơn ?
- Khen những nhóm có cách xử lí hay nhất .
- Kết luận : -Khi được giao làm bất cứ công việc
nhà nào , em cần phải làm xong công việc đó rồi
mới làm việc khác .
 Hoạt động2 Thảo luận cả lớp .
- Nêu câu hỏi với học sinh .
-Ở nhà các em đã làm được những việc gì ? kết
quả ra sao ?
- Những công việc em làm do bố mẹ phân công
hay em tự giác ?
- Trước công việc em làm bố mẹ đã tỏ thái độ như
thế nào ?
- Em thích làm những công việc nào ?Vì sao ?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh .
* Kết luận :
- Hãy chọn những việc nhà phù hợp với khả năng
và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của
-Lần lượt một số em lên nêu cách xử lí trước
lớp .
- Lan không nên đi chơi mà ở nhà giúp mẹ
và hẹn các bạn đi chơi cùng vào dịp khác .
- Nam có thể giúp mẹ đặt trước nồi cơm ,
nhặt rau giúp mẹ để khi mẹ về nhanh chóng
làm xong bữa để bé Lan kịp đi học .
- Bạn Hoa nên rửa xong bát đã rồi mới vào
xem phim .
- Sơn có thể gọi điện đến nhà các bạn xin lỗi
các bạn và hẹn đến dịp khác . Vì bà của Sơn

đang ốm rất cần bạn chăm sóc cần sự yên
tĩnh để nghỉ ngơi .
-Lớp lắng nghe nhận xét xem bạn đưa ra
cách xử lí như vậy đã hợp lí chưa .
- Suy nghĩ để trả lời các câu hỏi nhanh và
đúng nhất .
- Quét nhà , lau nhà , rửa chén . Sau khi quét
nhà em thấy nhà sạch sẽ hơn , lau nhà xong
em thấy mát mẽ dễ chịu hơn ...
- Do bố mẹ giao cho , do em tự làm ....
- Bố mẹ rất vui và hài lòng , bố mẹ khen em
giỏi lắm .
- Gấp quần áo , trông em , nấu cơm ,...Vì các
công việc này phù hợp với khả năng của em
- Bổ sung nếu bạn trả lời chưa đầy đủ .
Trần Thị Hường – GV Trường TH Vĩnh Hòa 3 GA buổi chiều lớp 2
mình đối với cha mẹ .
* Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . - Nhiều em nhắc lại ghi nhớ .
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Tự nhiên xã hội : Luyện: Ăn , uống sạch sẽ
A/ Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kĩ, không uống
nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện.
- HSKG nêu được tác dụng của các việc cần làm.
B/ Chuẩn bị VBT
C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
* Cho cả lớp hát bài: “Thật đáng chê” Giáo viên nêu

tựa bài học
-Hoạt động 1 : -Phải làm gì để ăn sạch .
*Bước 1 : Động não .
-Đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời.
- Để ăn uống sạch sẽ chúng ta phải làm những việc
gì?
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh và ghi nhanh ý kiến
học sinh lên bảng.
* Bước 2 : Làm việc với VBT :
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong VBT trang 8 viết
chữ a hoặc b, c, d, e vào dưới mỗi hình cho phù hợp
với lời ghi chú.
a) Rửa tay sạch trước khi ăn.
b) Làm sạch thức ăn trước khi nấu.
c) Uống sữa bằng cốc sạch.
d) Thức ăn được nấu chín được để trong bác sạch,
mâm có lồng bàn đạy.
e) Bóc ( hoặc gọt) vỏ quả trước khi ăn.
* Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS lần lượt lên báo cáo kết quả.
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.
* Giáo viên rút kết luận như sách giáo khoa.
-Hoạt động 2 : - Thảo luận nhóm phải làm gì để
uống sạch
* Bước 1 : Làm việc trong nhóm .
- Yêu cầu thảo luận nêu tên những đồ uống mà mình
thường uống trong ngày hoặc ưa thích.
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu một số em lên trả lời và đưa ra nhận xét loại
nước uống nào nên uống , loại nào không nên uống.

* Lắng nghe , nhận xét bổ sung ý kiến học sinh .
- Cả lớp hát
-Lắng nghe giới thiệu bài.Vài em nhắc
lại tựa bài
- Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Rửa tay chân trước khi ăn, ăn chín,
uống sôi, không ăn quả xanh, ...
- Em khác lắng nghe và bổ sung ý bạn.
- HS kết hợp quan sát các tranh và đọc
các câu để điền vào dưới mỗi hình
cho phù hợp
H1: c H2: e H3: d
H4: b H5: a
HS lần lượt nêu tên các hình.
Cả lớp quan sát
- Nhận xét bổ sung ý kiến của bạn.
- Chia thành 4 nhóm.
- Các nhóm thảo luận và nêu .
- Nước suối, nước sôi nguội, nước ngọt,
nước đá,...
- Một số em trả lời trước lớp.
- Nhận xét bổ sung ý kiến của bạn.
- Ta cần lấy nước uống từ nguồn nước
Trần Thị Hường – GV Trường TH Vĩnh Hòa 4 GA buổi chiều lớp 2
- Gv gợi ý để học sinh rút ra vấn đề vệ sinh đồ uống .
- Ghi bảng bài học , mời nhiều em nhắc lại .
-Hoạt động 3 : Ích lợi của việc ăn sạch , uống sạch .
-Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi: (HS
khá giỏi)
- Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?

- Yêu cầu các nhóm trao đổi.
- Mời đại diện các nhóm trả lời trước lớp.
* Nhận xét bình chọn nhóm trả lời đúng nhất.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc nhớ học sinh vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét tiết học dặn học bài, xem trước bài mới.
sạch, phải đun sôi để nguội. Nếu ở vùng
nước không sạch cần phải lọc nước rồi
đun sôi để nguội mới uống.
- Các nhóm trao đổi và trả lời.
- ăn uống sạch giúp chúng ta đề phòng
được nhiều bệnh đường ruột như: đau
bụng, ỉa chảy, giun sán,...
- Hai em nêu lại nội dung bài học.
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài
mới.
Tiếng Việt: Luyện đọc- hiểu: Bức tranh bàn tay
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc trơn toàn bài Bức tranh bàn tay trôi chảy và ngắt nghỉ hơi đúng.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu để hoàn thành bài tập trong vở BT.
- Cũng cố về mẫu câu Ai(cái gì, con gì) là gì.
II.Chuẩn bị: VBT
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc bài: Bức tranh bàn tay
GV đọc mẫu
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gọi 1-2 em đọc toàn bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu

- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trong VBT.
- Cho HS làm vào vở.
Bài tập 2:Chọn câu trả lời đúng:
+ Cô giáo bảo học sinh làm gì?
+ Vì sao bức vẽ của Đức làm cô giáo ngạc nhiên?
+ Bức tranh đó thể hiện điều gì?
+ Câu nào dưới đây viết theo mẫu Ai (cái gì, con gì)
là gì?
- Gọi HS trả lời lần lượt từng câu trong bài tập.
Hoạt động 3: Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
HS làm vào vở
+ Vẽ bức tranh thể hiện lòng biết ơn.
+ Vì bức tranh chỉ vẽ một bàn tay.
+ Lòng biết ơn cô giáo đã nắm tay em.
+ Bức tranh là món quà tặng cô.
- HS lần lược trả lời.
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Toán: Luyện dạng: Bảng cộng 9, 8, 7 cộng với một số
I. Mục tiêu:
- Củng cố va rèn kĩ năng thực hiện bảng cộng dạng 9, 8, 7 cộng với một số.
- Củng cố giải bài toántheo tóm tắt.
Trần Thị Hường – GV Trường TH Vĩnh Hòa 5 GA buổi chiều lớp 2
- HS ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: VBT

III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố bảng cộng với một số
Gọi 1 số HS đọc bảng cộng 9, 8, 7 cộng với một
số
Hoạt động 2: Làm các bài tập vào VBT
Bài 1: Tính nhẩm
GV lần lượt viết các phép tính lên bảng gọi HS
nêu kết quả.
Bài 2: Tính:
Cho HS làm vào VBT, gọi 2 HS lên bảng làm.
GV nhận xét.
Bài 3: Bài toán:
Gọi HS đọc bài toán sau đó giải vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng làm
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
-GV viết tóm tắt lên bảng, gọi HS nêu bài toán sau
đó cho HS làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm
Gà có : 48 con
Vịt nhiều hơn ga: 7 con
Vịt có :...con?
GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
Nhận xét tiết học
Về nhà học thuộc bảng cộng 7 cộng với 1 số
Một số HS lần lượt đọc.
HS lần lượt nêu kết quả.
8 + 6 = 14 9 + 4 = 13 7 + 6 = 13 8 + 5 = 13
7 + 5 = 12 8 + 7 = 15 7 + 9 + 16 7 + 3 = 10
HS làm BT

48 39 57 47
+ + + +
6 5 8 5
61 44 65 52
Cả lớp nhận xét.
-HS nêu bài toán
HS giải vào vở BT
Bài giải
Bao ngô cân nặng số ki-lô-gam là:
58 – 23 = 35 (kg)
Đáp số: 35 kg
Cả lớp nhận xét
- HS nêu bài toán
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Vịt có số con là:
48 + 7= 55(con)
Đáp số: 55 con
Cả lớp nhận xét.
Thủ công : Luyện: Gấp thuyền phẳng đáy không mui
A/ Mục tiêu :
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy, không mui.
- Gấp đuợc thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
- HS khéo tay gấp đuợc thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
B/ Chuẩn bị Giấy thủ công, kéo .
C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

×