Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Kế hoạch quản lý chất lượng nước cho hệ thống sông nhuệ đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.61 KB, 32 trang )

Kế hoạch quản lý chất lượng nước
cho hệ thống sông Nhuệ - Đáy
********************

Môn học : Quản lý chất lượng nước

GVHD : TS. Văn Diệu Anh
Nhóm SV thực hiện :
1. Nguyễn Văn Cảnh
2. Nguyễn Văn Cương
3. Đào Thành Đạt
4. Nguyễn Văn Đức
5. Trần Ngọc Hải
6. Vũ Văn Ngọc
7. Nguyễn Quốc Nam
8. Trần Tuấn Thành
9. Nguyễn Đức Tuấn

0


Nội dung chính
1.Đối tượng sử dụng...................................................................................................2
2. Mục đích của đề tài................................................................................................4
3. Giới thiệu về sông Nhuệ - Đáy.............................................................................. 4
4. Hiện trạng..............................................................................................................5
4.1 Những vấn đề môi trường do diễn biến dân cư - đô thị hoá trong lưu vực........5
* Các vấn đề về môi trường nước ở khu vực đánh giá.............................................7
a. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước............................................................................7
b. Vấn đề chất thải rắn........................................................................................ 8
c. Các công trình hạ tầng cơ sở.............................................................................8


d. Thiếu thể chế, chính sách quản lý môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy .8
5. Dự báo diễn biến chất lượng............................................................................... 11
Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2030
................................................................................................................................ 11
Phạm vi quy hoạch...............................................................................................11
Quan điểm quy hoạch.......................................................................................... 12
Mục tiêu quy hoạch............................................................................................. 13
Nội dung quy hoạch.............................................................................................13
Đánh giá môi trường chiến lược..........................................................................17
6 . Kế hoạch quản lý chất lượng nước....................................................................19
6.1

Những tồn tại quản lý môi trường nước của Việt Nam..............................19

1. Vấn đề kiểm soát và quản lý các nguồn thải................................................. 19
2. Vấn đề tổ chức thanh tra, giám sát và xử phạt các đơn vị sản xuất..............19
3. Đội ngũ cán bộ về quản lý môi trường............................................................20
4. Sự tham gia của cộng đồng..............................................................................20
6.2 Các giải pháp bảo vệ chất lượng nước Sông Nhuệ -Đáy...............................21
6.2.1 Giải pháp chung......................................................................................... 21
6.2.2 Các giải pháp riêng cho từng đoạn sông....................................................23
6.3 Ứng dụng phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải..............25
Kết luận.....................................................................................................................31

1


1.Đối tượng sử dụng
Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, tình hình diễn
biến môi trường đang nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm

nguồn nước. Nhiều vấn đề về môi trường cấp bách đã và đang diễn ra rất phức tạp ở
qui mô địa phương và trên toàn lưu vực cần được xem xét xử lý, khắc phục và
phòng ngừa. Trước những yêu cầu phát triển bền vững KTXH cho các tỉnh và vùng
lãnh thổ, vấn đề nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường
là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Báo cáo gần đây cho thấy chất lượng môi trường nước tại các lưu vực song trên
địa bàn tỉnh Hà Nam đang bị suy giảm nhanh chóng, chủ yếu bắt nguồn từ song
Nhuệ - Đáy là con song có chức năng tiêu thoát nước cho khu vực Hà Nội, các tỉnh
lưu vực song và phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp. Sông Nhuệ - Đáy nguyên là một
phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn song Hồng, dài 237 km, bắt đầu từ cửa Hát Môn
chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam và đổ ra biển tại cửa Đáy. Nhưng sau khi xây
dựng xong đập Đáy nước song Hồng không thường xuyên vào song Đáy qua cửa
đập Đáy trừ những năm phân lũ, vì vậy phần đầu nguồn song Đáy coi như đoạn song
chết. Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn đất canh tác cản trở việc thoát lũ mùa
mưa. Lượng nước để nuôi song Đáy chủ yếu là do các song nhánh, quan trọng nhất
là song Tích, song Bôi, song Đào Nam Định, song Nhuệ. Sông chảy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam. Sông Nhuệ bắt nguồn từ phía Bắc thủ đô Hà Nội chảy qua huyện
Duy Tiên và thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam sau đó hội lưu với Sông Đáy chảy về
phía Đông qua tỉnh Nam Định. Sông có chiều dài 74 km, đoạn chảy qua tỉnh Hà
Nam có chiều dài khoảng 16 km, lấy nước từ song Hồng qua cống Liên Mạc để tưới
cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ có diện tích lưu vực 1070 km2, chiếm
13,95% trong tổng diện tích lưu vực. Hàng năm Hà Nam đón nhận khoảng 0,8 tỷ m3
nước. Sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam với chiều dài khoảng 70 km
thực hiện một số chức năng quan trọng như: cấp nước sản xuất, nuôi trồng thủy sản,
2 cấp nước thủy lợi, giao thông thủy, tiếp nhận và thoát nước thải…


Chính vì thế Sông Nhuệ - Đáy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KTXH
của tỉnh. Môi trường nước song Nhuệ - song Đáy thuộc tỉnh Hà Nam đóng vai trò
quyết định đến hoạt động sống không chỉ của người dân lao động mà quyết định đến

cả chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Nam.
Môi trường nước bị ô nhiễm, sức lao động của người lao động bị ảnh hưởng, sức
tái tạo tài nguyên suy giảm, lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh chưa được
khai thác hợp lý. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Môi trường, toàn tỉnh Hà Nam
có 173 loại hình phát thải. Riêng trong năm 2013 đã có 7 đợt nước song bị ô nhiễm
nặng, lượng nước thải sinh hoạt thải ra khoảng 22.000 m3/năm, sản xuất công
nghiệp khoảng 15.000 m3/năm, y tế khoảng 3.500 m3/năm, chăn nuôi khoảng 7.500
m3/năm, làng nghề khoảng 193.621 m3/năm. Qua chỉ số phân tích các chuyên gia
nhận định chất lượng nước song Nhuệ - Đáy chỉ có thể phục vụ cho mục đích tưới
tiêu, chỉ một số điểm có chất lượng nước có thể phục vụ cho mục đích cấp nước sinh
hoạt nhưng phải có công nghệ xử lý phù hợp.
Mới đây nhất Trung tâm quan trắc Phân tích tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Nam
đã tiến hành lấy mẫu phân tích. Kết quả cho thấy, nước song đã bị ô nhiễm trên cấp
báo động 3 theo quy định bảo vệ môi trường của tỉnh. Nhận thức được ô nhiễm môi
trường nước song Nhuệ - Đáy trên địa bàn tỉnh Hà Nam là một vấn đề quan trọng và
có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của lưu vực song nói
chung và toàn xã hội nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh
giá hiện trạng chất lượng nước song Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam và đề
xuất biện pháp quản lý”.


2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực song Nhuệ Đáy, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và vấn đề môi trường cần ưu
tiên giải quyết.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nước trên lưu vực song
Nhuệ - Đáy

3. Giới thiệu về song Nhuệ - Đáy
Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài
khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc Tây Bắc-Nam Đông Nam

qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
Dòng chảy:
Điểm bắt đầu của nó là cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng trong địa phận
quận Bắc Từ Liêm (thành phố Hà Nội) và điểm kết thúc của nó là cống Phủ Lý khi
hợp lưu vào sông Đáy gần thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Sông chảy qua
các quận, huyện, thị trấn gồm các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, các
huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên của thành phố Hà Nội;
huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam và cuối cùng đổ vào sông Đáy ở khu vực thành
phố Phủ Lý. Diện tích lưu vực của nó khoảng 1.075 km² (phần bị các đê bao bọc).
Ngoài ra, nối song Đáy với song Nhuệ còn có các song nhỏ như sông La Khê (qua
quận Hà Đông), sông Tô Lịch, sông Vân Đình, sông Duy Tiên, sông Ngoại Độ v.v.


4. Hiện trạng
4.1 Những vấn đề môi trường do diễn biến dân cư – đô thị hoá trong lưu vực
Lưu vực song Nhuệ - Đáy nằm ở hữu ngạn song Hồng với diện tích tự nhiên
7665 km2. Năm 2005, dân số sống trong vùng xấp xỉ 10 triệu người, trong đó có
khoảng 3 triệu dân đô thị. Lưu vực bao gồm 1 thành phố, 47 thị xã, thị trấn, 44
quận huyện và hơn 990 xã, phường thuộc địa phận hành chính của một phần Thủ
đô Hà Nội, các tỉnh Hoà Bình, Tỉnh Hà Tây, tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh
Ninh Bình.
* Kết quả khảo sát, nghiên cứu năm 2005 cho thấy nguồn tác động ô nhiễm môi
trường là:
+ Tổng lượng nước khai thác ở vùng nghiên cứu ít nhất là 999.630 m 3/ngày hay
xấp xỉ 1 triệu m3/ngày, trong đó tại các đô thị tập trung khoảng 800 000 m3/ngày.
+ Tổng lượng nước thải khoảng 700 000 m3/ngày, trong đó tại các khu vực đô
thị và công nghiệp khoảng 550 000 m3/ngày (Hà Nội: 458 000 m3/ngày, TX Hà
Đông: 16 000 m3/ngày, TX Phủ Lý: 8 000 m3/ngày; Các làng nghề Hà Tây 3000
m3/ngày. Ngoài ra còn nước thải từ các thị trấn Hoà Mạc, Đồng Văn, Vĩnh Trụ,…
Nguồn thải gây ô nhiễm song Nhuệ - Đáy còn từ nông nghiệp, giao thông vận tải.

Lượng dầu mỡ từ GTVT thủy rơi vãi xuống nước khoảng 2,5 tấn.
+ Tải lượng ô nhiễm toàn vùng theo SS: 300 T/ngày, theo BOD: 200T/ngày.
+ Lượng nước thải 2 xã nghiên cứu khoảng 4600m3/ngày.
+ Tổng lượng chất thải rắn 4341,9 T/ngày, trong đó lượng CTR đô thị là 2984,7
T/ngày (thu gom được 1699,5T/ngày).
+ Lượng CTR ở 2 xã khoảng 17T/ngày (Tả Thanh Oai: 11,704T/ngày; Hữu Hoà:
5,341T/ngày; Phân gia súc – gia cầm: Tả Thanh Oai 58,2T/ngày, Hữu Hoà 24,9
T/ngày.


Hình 1 là bản đồ giới thiệu giới hạn lưu vực song Nhuệ - Đáy và các điểm quan
trắc môi trường của Cục BVMT. Hình 2, 3, 4, 5 biểu thị biến đổi dân số và lượng
thải ô nhiễm tại các tỉnh thuộc lưu vực song Nhuệ - Đáy qua các năm 1990, 2000
và 2005.

Hình 1: Bản đồ lưu vực song Nhuệ - Đáy và các điểm quan trắc môi trường
(nguồn: Cục BVMT


Hình 5. Tải lượng ô nhiễm tính theo BOD 5 ở các đô thị và khu công nghiệp
trong lưu vực song Nhuệ - Đáy
* Các vấn đề về môi trường nước ở khu vực đánh giá
a. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Kết quả đo đạc và khảo sát cho thấy hầu hết các nguồn nước thải trong khu
vực đều có hàm lượng các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc
biệt là nước thải chăn nuôi và nước thải sản xuất bia. Nước song Nhuệ - Đáy khu
vực chảy qua hai xã tả Thanh Oai và Hữu Hoà có độ đục cao, DO rất thấp, BOD,
COD cao. Nước song tại khu vực có màu đục đen, mùi khó chịu do ảnh hưởng
của nước thải.
Đối với nước song Nhuệ - Đáy: hàm lượng oxy hoà tan (DO) tại các vị trí lấy

mẫu đều không đạt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) vượt
TCCP từ 1,04 – 1,2 lần, COD vượt 1,2 – 1,3 lần, BOD 5 vượt 1 – 1,2 lần, coliform
vượt 1,4 – 1,7 lần TCCP. Các số liệu nói trên đã cho thấy nước song Nhuệ đang ô
nhiễm nặng.
Môi trường nước dưới đất đã có dấu bị ô nhiễm bởi hàm lượng các yếu tố: độ
cứng, S04 -, Cl -, tổng sắt và fecal coliform. Hàm lượng các yếu tố này tại các
7


giếng khoan thuộc Thanh Trì, Hà Nội và Hà Đông cao hơn cả. Môi trường nước
tại các tầng chứa nước: Holocen, Pleistocen đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các
chất dinh dưỡng như: PO43 -, NO2 -, NH4+ và các yếu tố vi lượng như: Al3+, Mn,
đặc biệt là As.

b. Vấn đề chất thải rắn
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các đô thị ven song đều chưa có hệ
thống thu gom hoàn thiện, do vậy hiệu quả thu gom thấp: vào khoảng 40% - 70%
tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở các thành phố lớn, còn ở đô thị nhỏ tỷ lệ này
chỉ vào khoảng 20% - 40%. Tỷ lệ thu gom chung vào khoảng 53 %. Khu vực hai
xã Tả Thanh Oai và Hữu Hoà, tỷ lệ thu gom được cũng rất khác nhau do ảnh
hưởng của vị trí địa lý và hạ tầng đường giao thông. Tỷ lệ CTR thu gom được
của Tả Thanh Oai khoảng 50%, ở Hữu Hoà tỷ lệ này chỉ khoảng 30%. Phần lớn
CTR không thu gom được đều đổ bừa ra ven song, thậm chí đổ trực tiếp xuống
song.

c. Các công trình hạ tầng cơ sở
Hệ thống cấp thoát nước thiếu, không đồng bộ và đang bị xuống cấp gây ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường lưu vực. Hệ thống thu gom CTR chưa tốt, hoạt
động kém hiệu quả.


d. Thiếu thể chế, chính sách quản lý môi trường lưu vực song Nhu ệ song Đáy
Tóm lại: Nước thải và CTR đổ bừa bãi đã dẫn tới những tác hại về môi
trường và sức khoẻ người dân ở địa phương. Nước song Nhuệ bị ô nhiễm nặng
ảnh hưởng xấu đến vùng hạ lưu và song Đáy.


Diễn biến tiêu cực đối với chất lượng nước: Sông Nhuệ là con song tiêu thoát
nước thải của thành phố Hà Nội với tổng diện tích lưu vực là 107.503 ha. Lượng
nước thải của Hà Nội trực tiếp đổ xuống 4 con song thoát nước chính với lượng
thải nước tính như sau:
- Sông Tô Lịch: 95 – 150.000 m3/ngày đêm
- Sông Sét: 50.000 – 65.000 m3/ngày đêm
- Sông Lừ: 45.000 – 55.000 m3/ngày đêm
- Sông Kim Ngưu: 85.000 – 25.000 m3/ngàyđêm
Theo các tài liệu, kết quả điều tra- khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường
và các địa phương trong vùng cho thấy nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô
nhiễm nước song Nhuệ là do các loại nguồn nước thải sau đây:
1. Các khu đô thị và khu dân cư tập trung.
2. Các cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề.
3. Các bệnh viện và cơ sở y tế.
4. Nước thải từ khu vực sản xuất nông nghiệp.
Nước thải sinh hoạt: Lưu vực song Nhuệ - Đáy là nơi tập trung hàng loạt các
khu đô thị với mật độ lớn, đó là thành phố Hà Nội và bên cạnh đó là hàng loạt các
khu đô thị vệ tinh như: thành phố Ninh Bình, thành phố Phủ Lý, thị trấn Đồng
Văn, Duy Tiên v.v…Từ các khu đô thị này đã tạo ra nguồn thải nước sinh hoạt và
đổ vào song Nhuệ. Theo ước tính song Nhuệ nhận khoảng 550.000 m3 nước thải
chưa được xử lý/ ngày đêm. Chỉ tính trung bình mỗi người dân nội thành Hà Nội
dùng 0,2 kg bột giặt/tháng, với dân số khu vực nội thành hơm 7 triệu người thì
mỗi ngày dòng song Nhuệ tiếp nhận trên 45 tấn chất tẩy rửa. Phía Tây Nam và
phía Nam các huyện thị của hai tỉnh, thành phố là Hà Nội và Hà Nam cũng có một

lượng lớn nước thải đổ vào song Nhuệ như quận Hà Đông, các huyện như Đan
Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Kim Bảng,
Duy Tiên v.v…


Nước thải các khu công nghiệp và làng nghề: Hiện nay, Hà Nội là địa phương
có lượng nước thải công nghiệp đóng góp nhiều nhất: 56.100 m3/ngày đêm chiếm
60% tổng lượng nước thải ra lưu vực song Nhuệ, chỉ tính riêng ngành công nghiệp
hóa chất Hà Nội đã đóng góp 26.000 m3 nước thải ngày đêm. Đứng thứ songà các
huyện như Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên
chiếm 28% và tỉnh Hà Nam chiếm 12%. Trên lưu vực song Nhuệ theo các số liệu
thống kê có khoảng 450 làng
nghề với các quy mô lớn nhỏ khác nhau và hơn 45.500 cơ sở sản xuất kinh doanh
hộ cá thể. Hầu hết các làng nghề trong lưu vực đều hình thành tự phát có quy mô
nhỏ và phương thức sản xuất thủ công, lạc hậu, lại nằm xen kẽ giữa các khu dân cư
đông đúc nên chưa được quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải. Theo số liệu điều tra 450 làng nghề trên toàn lưu vực mỗi ngày đêm thải từ
55.000 m3 ÷ 65.000 m3. Hàm lượng các chất ô nhiễm theo kết quả điều tra khảo
sát vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài lần đến gần 1000 lần.
- Nước thải từ bệnh viện: Trên lưu vực song Nhuệ có hàng trăm cơ sở y tế, bệnh
viện lớn, với trên 10.000 gường bệnh. Ở vùng ngoại thành, mỗi huyện, thị trấn đều
có một bệnh viện. Chất thải y tế là loại chất thải đặc biệt nguy hiểm cần phải được
xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Hiện nay chỉ có các bệnh viện lớn có hệ
thống thiêu hủy chất thải rắn đạt tiêu chuẩn quốc gia, một số bệnh viện còn lại mới
chỉ dừng lại ở khâu thu gom và chôn lấp mà không có sự kiểm tra, giám sát thường
xuyên. Các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng nếu
như công tác quản lý không thực hiện đúng theo yêu cầu.
- Nước thải từ khu sử dụng nước nông nghiệp:
Với diện tích đất nông nghiệp trong khu vực khá lớn (trên 80.000 ha) cùng với việc
thâm canh tăng vụ và nâng cao năng suất vì vậy lượng phân bón và thuốc bảo vệ

thực vật sử dụng cũng ngày một tăng lên, do đó ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn
nước song Nhuệ.


Đánh giá chung các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trên song Nhuệ là do nước thải
sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung, nước thải từ các khu công nghiệp, các cụm
làng nghề (như làng nghề dệt, may, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm,
làng nghề thủ công mỹ nghệ…) mà phần lớn nước thải đều chưa được xử lý, hoặc
xử lý chưa đạt tiêu chuẩn. Tổng lượng nước xả thải vào hệ thống khoảng 850.000
m3/ngày đêm, trong đó nguồn gây ô nhiễm chủ yếu tại các khu dân cư, khu công
nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ và làng nghề thuộc thành phố Hà Nội chảy vào ra bốn
song: Kim Ngưu, Tô Lịch, Lừ, Sét và một số các kênh mương khác. Lượng nước
thải này hầu hết không được xử lý và chảy trực tiếp vào trục chính song Nhuệ gây
ra tình trạng ô nhiễm nặng nề, tác động lớn đến sức khỏe của người dân và phát
triển kinh tế trong vùng.

5, Dự báo diễn biến chất lượng
Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải lưu vực song Nhuệ - Đáy đến năm
2030
Ngày 03/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 681/QĐTTg về Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư,
khu công nghiệp thuộc lưu vực song Nhuệ đến năm 2030. Báo Xây dựng trích
đăng các nội dung chính của quyết định như sau:
Phạm vi quy hoạch
Diện tích lưu vực song Nhuệ -Đáy thuộc toàn bộ ranh giới hành chính của tỉnh
Hà Nam và TP Hà Nội.


Quan điểm quy hoạch
Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng
đất, Quy hoạch xây dựng các tỉnh thuộc lưu vực song Nhuệ - Đáy; Đề án tổng thể

bảo vệ môi trường lưu vực song Nhuệ - Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008; Định hướng phát triển
thoát nước đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 tại
Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quy
hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến
năm 2020 tại Quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 22/9/2008 của Thủ tướng Chính
phủ; các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho các khu dân cư và các
KCN bảo đảm phát triển hệ thống thoát nước ổn định, bền vững trên cơ sở xây
dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ thu gom, chuyển tải đến xử lý
theo từng lưu vực phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và giảm thiểu các
tác động của biến đổi khí hậu.
Sử dụng công nghệ, thiết bị xử lý nước đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật xử lý nước thải, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; ưu tiên
áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng
nâng cấp trong tương lai. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham
gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.


Mục tiêu quy hoạch
Cụ thể hóa Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực song Nhuệ - Đáy đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày
29/4/2008. Phân vùng, lưu vực tiêu thoát nước; dự báo yêu cầu thoát nước và tổng
lượng nước thải; xác định phương án thoát nước, xử lý nước thải theo từng lưu
vực. Xác định nhu cầu đầu tư hệ thống thoát nước trong từng giai đoạn; làm cơ sở
cho việc lập và triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải thuộc phạm vi lưu vực song Nhuệ - Đáy. Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà
nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải.
Nội dung quy hoạch

Hệ số tiêu cho đô thị loại đặc biệt và các KCN tập trung là 15,20 l/s.ha, hệ số
tiêu cho các đô thị từ loại V đến loại I: 12,15 l/s.ha, hệ số tiêu cho khu vực dân cư
nông thôn: 8,10 I/s.ha.
Dự kiến xây dựng công trình đầu mối chính thoát nước mưa cho thủ đô Hà Nội và
tỉnh Hà Nam
Thành phố

Hồ điều hòa

Số lượng lưu vực

thị

thoát
Số
lượng
Hà Nội

13

Trạm bơm tiêu đô

Diện

Số

tích (ha) lượng

74


Tổng công
suất (m3/s)

1909,2 23

893,97

89,97 16

77,4

1
Hà Nam

6

10


Giải pháp tiêu thoát nước cho các khu vực là tích nước bằng hệ thống hồ điều
hòa, hồ cảnh quan trong lưu vực, tăng cường chế độ tiêu tự chảy, giảm thiểu chi phí
đầu tư, quản lý hệ thống công trình đầu mối tiêu động lực, cải thiện môi trường
sinh thái và góp phần tạo dựng mỹ quan đô thị. Mặt phủ tự nhiên thấm nước được
khống chế ngay từ ban đầu; hạn chế chuyển đổi diện tích mặt nước hiện có sang
mục đích sử dụng khác. Giảm thiểu hiện tượng ngập úng trong quá trình đô thị
hóa, dưới tác động của biến đổi khí hậu, diện tích tối thiểu của mặt nước 5% diện
tích lưu vực cần tiêu.
Quy hoạch thoát nước mưa: Khu vực đô thị: Các đô thị được chia thành các lưu
vực thoát nước đảm bảo thoát nước mưa nhanh và triệt để. Cải tạo, xây dựng mới
các hồ điều hòa, trạm bơm tiêu, trục tiêu chính trong đô thị.

Tăng cường tối đa sử dụng hệ thống hồ điều hòa để tiếp nhận, điều tiết nước
mưa, tổ chức thoát nước mưa theo nguyên tắc lấy kênh, hồ là tuyến thoát nước
chính kết hợp cùng với giải pháp bơm thoát nước cưỡng bức hợp lý.
Quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải: Các chỉ tiêu tính toán căn cứ theo
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Chất lượng nước thải sau khi xử lý
đạt các quy chuẩn hiện hành.
Đối với các đô thị từ loại III trở lên đang sử dụng mạng lưới thoát nước chung,
xây dựng hệ thống thoát nước hỗn hợp trên cơ sở mạng lưới thoát nước chung đã
có và xây dựng mới mạng lưới thu gom nước thải (cống bao, giếng tách…) để đưa
nước thải về nhà máy xử lý tập trung của từng lưu vực.


Các đô thị mới, đô thị loại IV, loại V từng bước xây dựng hệ thống thoát nước
riêng cho nước mưa và nước thải. Nước thải được thu gom về nhà máy xử lý nước
thải tập trung và được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước
khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các đô thị phù hợp với quy mô và
tính chất của đô thị. Công suất thiết kế của nhà máy xử lý nước thải được tính toán
trên cơ sở tiếp cận dịch vụ thoát nước của người dân và từng giai đoạn phát triển.
Đối với các KCN xây dựng hệ thống thoát nước riêng, thu gom xử lý tập trung đạt
quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra hệ thống song trong khu vực.
Định hướng thoát nước thải khu dân cư nông thôn, các khu dân cư sống tập
trung theo cụm do lượng nước thải ít, tùy theo địa hình mà bố trí hồ sinh học để xử
lý nước thải. Các khu dân cư tập trung theo tuyến, nước thải được xử lý theo từng
hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình (như xây dựng bể tự hoại, hầm biogas…) thải
ra mương, cống thoát nước.
Kiểm soát chất lượng nước khu vực sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học
trong nông nghiệp. Nước thải từ các làng nghề phải được thu gom xử lý cục bộ
trước khi thải ra môi trường hoặc hệ thống thoát nước đô thị.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các địa phương lựa chọn công nghệ và thiết bị xử

lý nước thải cho phù hợp; ưu tiên công nghệ và thiết bị hiện đại, chất lượng cao,
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; khuyến khích sử dụng thiết bị công nghệ
sản xuất trong nước. Ước tính vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước (bao gồm
hệ thống thoát nước mưa, nước thải, trạm xử lý nước thải) trong phạm vi lưu vực
song Nhuệ - Đáy đến năm 2020 và năm 2030 là: Năm 2020 khoảng 90.429 tỷ
đồng. Năm 2030 khoảng 108.302 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách Nhà


nước, vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư, vốn từ các nhà đầu tư
trong, ngoài nước, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác.
Dự án ưu tiên xây dựng giai đoạn 2013 – 2020
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa đô thị, các điểm dân cư nông thôn: Hà Nội
xây dựng mới trạm bơm Liên Mạc công suất 175m3/s, tiêu nước cho 9.200ha,
(ngoài ra kết hợp nhiệm vụ tiếp nguồn nước vào song Nhuệ khi cần thiết); Xây mới
trạm bơm Yên Nghĩa công suất 120m3/s, tiêu nước cho 6.300ha; Hà Nam: Dự án
cải tạo và xây mới hệ thống thoát nước mưa các thị trấn (loại V trở lên), xây dựng
các trạm bơm mới: Hoàng Đông – 6.000m3/h, Duy Hải – 9.000m3/h, Hoành Uyển
– 12.500m3/h, Chợ Lương – 24.000m3/h, Bẩy Cửa – 19.000m3/h, Bút 1 –
13.000m3/h, Bút 2 – 8.000m3/h, Lạc Tràng Bộ 1, 2, 3 – 19.000m3/h, Điệp Sơn –
20.000m3/h.
Dự kiến xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cho các đô thị thuộc
phạm vị song Nhuệ - Đáy
Công suất (m3/ngđ)
2020

2030

Yên Xá

270.000


270.000

2

Phú Đô

84.000

84.000

3

Tây song Nhuệ( Xã Phú Diễn)

58.000

89.000

STT

Các nhà máy xử lý nước thải

I

TP Hà Nội

1



4

Phú Thượng

15.000

21.000

5

Ngũ Hiệp

21.000

34.000

6

Vĩnh Ninh

21.000

33.000

7

Đại Áng

21.000


44.000

8

Hòa Lạc 1

84.000

134.000

9

Hòa Lạc 2

65.000

104.000

10

Xuân Mai

58.000

100.000

11

Sơn Tây


50.000

75.000

12

Phú Xuyên

33.000

52.000

II

Hà Nam

1

Tiên Hiệp – Lam Hạ (SH1)

2.700

4.500

2

Thanh Châu ( SH2)

5.000


11.000

3

Đinh Xá (SH3)

3.000

5.000

4

Thanh Sơn (SH4)

1.500

2.500

Đánh giá môi trường chiến lược
Đảm bảo môi trường nước lưu vực song Nhuệ - Đáy không bị ô nhiễm do các
hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Tạo môi trường đô thị, KCN, làng
nghề được trong sạch, tạo môi trường tốt thu hút các nhà đầu tư. Góp phần vào sự
phát triển bền vững của các đô thị, các KCN trong lưu vực song. Bảo vệ sức khỏe
cho người dân. Tuy nhiên trong quá trình thi công xây dựng mạng lưới thoát nước
công trình xử lý nước thải sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức
khỏe của người dân quanh khu vực xây dựng như: Ô nhiễm môi trường không khí,


ô nhiễm nguồn nước mặt,…; giai đoạn vận hành thử và nghiệm thu công trình có
thể chưa bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn môi trường dẫn đến ảnh hưởng chất lượng

nước của các nguồn tiếp nhận (song, hồ), chất thải trong quá trình xử lý nước thải
gây ô nhiễm môi trường.

Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường:
Giải pháp thiết kế, công nghệ hợp lý bảo đảm xử lý nước thải theo quy định về
môi trường;
Xây dựng các biện pháp thi công hợp lý giảm ô nhiễm môi trường không khí,
tiếng ồn đối với phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường;
Xây dựng và thực hiện các quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải
từ hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải);
Xây dựng các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường khi xảy ra các sự cố trên
hệ thống thu gom và chuyển tải nước thải về nhà máy xử lý;
Xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý xả ra môi
trường theo quy định;
Nâng cao năng lực quản lý và vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
Các biện pháp hỗ trợ khác.


6, Kế hoạch quản lý chất lượng nước
6.1Những tồn tại quản lý môi trường nước của Việt Nam
1. Vấn đề kiểm soát và quản lý các nguồn thải
Nguyên nhân không kiểm soát được là các cơ sở xả thải gây ô nhiễm là do số
lượng lớn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ rất lớn, phân tán có thời gian hoạt động từ
nhiều năm nay. Tong các KCN, KCX thì số lượng các công ty có hệ thống xử lý
nước thải của từng công ty vẫn chưa được triệt để các chất ô nhiễm. Nguồn nước
thải từ các KCN, KCX vẫn có hiện tượng xả trộm hay một số công ty có bể chứa
thu gom nhưng không xử lý mà để lúc trời mưa bắt đầu xả thải ra môi trường.
Việc báo cáo tình trạng xả thải và chất lượng nước thải của các doanh nghiệp thì
còn rất ít. Có rất ít công ty trong báo cáo về chất lượng nước thải thực tế của công
ty mình nếu có thì số liệu đó vẫn chưa là số liệu thực tế của công ty mình. Các

nguồn thải vẫn còn chưa tập trung dẫn đến khó quản lý các nguồn nước.
Nhiều đô thị, khu dân cư tập trung do trước đây không có quy hoạc hoặc có quy
hoạch nhưng chưa tính đến hệ thống XLNT tập trung, vì vậy không có mặt bằng
quỹ đất để xây dựng xử lý. Bên cạnh đó việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống
XLNT nên các doanh nghiệp ít đầu tư xây dựng hệ thống xử lý.
2. Vấn đề tổ chức thanh tra, giám sát và xử phạt các đơn vị sản xuất
Có thể nói công tác thanh tra đã đem lại những hiệu quả tích cực, giúp nâng cao
ý thức chấp hành của doanh nhiệp. Nhưng công tác thanh tra ở nước ta chưa thực
sự hiểu quả, vẫn có trường hợp lén lút xả thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Trong báo cáo ĐTM và cam kết BVMT của các công ty các cơ quan xét duyệt
thì các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường nhưng sự chấp hành của các công ty
còn chưa cao.


Chính phủ đã ban hành các nghị định về các hành vi xử phạt hành chính với các
hành vi vi phạm. Đã có nhiều cơ sở vi phạm và xả thải rất lớn với nồng độ vượt
tiêu chuẩn cho phép. Hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến csc dòng song tiếp
nhận, songhi bị xử phạt có nhiều cơ sở vẫn không xây dựng hệ thống và vận hành
theo đúng quy định vì mức độ xử phạt còn quá thấp
3. Đội ngũ cán bộ về quản lý môi trường
Số lượng cán bộ quản lý môi trường có năng lực còn thiếu đặc biệt là cấp địa
phương. Đội ngũ cán bộ cán bộ giởi đều đã về hưu hoặc sắp về hưu trong khi đội
ngũ mới thì chưa có nhiều kinh nghiệm.
Đội ngũ cán bộ cấp địa phương không đồng đều, cán bộ cấp huyện xã còn yếu
kém. Cán bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực bảo vệ môi trường của địa phương
còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu chuyên môn.
4. Sự tham gia của cộng đồng
Công tác nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc BVMT nói chung và môi
trường nước nói riêng đang được các cấp thực hiện. Các thanh phố thì công tác
nâng cao ý thức vẫn chưa cao, vẫn còn hiện tượng vứt rác xuống lòng song.



6.2 Các giải pháp bảo vệ chất lượng nước Sông Nhuệ -Đáy
6.2.1 Giải pháp chung
1. Các giải pháp kĩ thuật
-

Xây dựng hệ thống thu gom tập trung nước thải từ các khu dân cư tập trung

tại khu vực Hà nội sau đó đưa vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải
ra song
-

Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tại các cụm, khu công nghiệp

để xử lý nước thải đạt chuẩn và phải có hệ thống giám sát thanh tra.
-

Sử dụng công nghệ xư lý nước thải chăn nuôi tập trung

-

Xử lý chất thải rắn nông nghiệp tùy theo loại và quy mô xử lý

-

Tăng cường khả năng tự làm sạch của dòng song

-


Các biện pháp bao gồm tạo dòng chảy, nạo vét bùn đáy tăng độ sâu lòng

song tránh suy thoái dòng chảy, bồi lắng lòng dần
-

Củng cố kiện toàn mạng lưới quan trắc chất lượng song Nhuệ. Thực hiện

hoạt động quan trắc, giám sát .. theo đúng quy định, dựa trên tình hình thực tế các
nguồn gây ô nhiễm với những đặc điểm như sau: Tải lượng ô nhiễm, tính chất ô
nhiễm, vị trí xả thải, nguồn tiếp nhận nước thải, mục đich sử dụng nguồn nước tại
địa phương…

2. Các giải pháp quản lý
Để cải thiện môi trường nước song Nhuệ -Đáy cần thực hiện các giải pháp khác
nhau như: Cải thiện các văn bản pháp lý, nâng cao các biện pháp quản lý, áp dụng
các biện pháp kĩ thuật… Các giải pháp này phối hợp, bổ trợ lẫn nhau nhằm mục
tiêu chung là cải thiện môi trường lưu vực, trong đó có môi trường nước song.


Các biện pháp về quản lý bao gồm:
- Cải tiến cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban bảo vệ môi
trường lưu vực song Nhuệ -Đáy.
- Tăng cường kiểm soát thường xuyên các nguồn thải
Cần có phương án kiểm soát chất lượng thải, chất lượng nước tại các đonạ song
nhằm đưa ra những cảnh báo, giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
Thực hiện xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong lưu vực.
Tăng cường kiểm soát các nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ làng
nghề trên địa bàn. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế các cơ sở SXKD gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng không có khả năng giảm thiểu.
-


Áp dụng biện pháp quản lý hành chính và công cụ kinh tế. Thực hiện

nghiêm chỉnh Nghị định số 25/2013/NA-CP ngày 29/3/2013 của chính phủ
-

Nâng cao nhận thức về môi trường và sự tham gia của cộng đồng

-

Tăng cường năng lực quản lý môi trường của các địa phương trong lưu vực

về việc giảm thiểu ô nhiễm Sông Nhuệ - Đáy. Cần phải có phương án quản lý môi
trường hiệu quả là một sự đòi hỏi sự kết hợi của các ngành liên quan đặc biệt là Hà
Nội và Hà nam
-

Các tỉnh cần tăng cường và bắt buộc các biện pháp quản lý cũng như kiểm

soát việc xả thải nước thải chưa được xử lý của các nhà máy, xi nghiệp, … trên địa
bàn. Trước mắt nên tập trung giải pháp các công trình xử lý nước thải tại chỗ cho
các nhà máy, xí nghiệp có sự ô nhiễm của nước thải.
-

Vận hành các cửa cống, đập trong hệ thống lưu vực nhưng vẫn đảm bảo quy

luật tự làm sạch của dòng song, tránh sự thoái dòng chảy. Cụ thể là điều chirng
cống Thanh liệt, bơm nước từ song Hồng vào song Nhuệ qua trạm bơm Yên Sở.
3, Các giải pháp kinh tế



Áp dụng thu phí môi trường, phí nước thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền
Cấp phép xả thải cho các cơ sở sản xuất xả nước thải ra song.
6.2.2 Các giải pháp riêng cho từng đoạn song
1. Đoạn cống Nhật Tựu và cầu Ba Đa
Theo kết quả quan trắc chất lượng và tính toán chỉ số WQI của ong Nhuệ cho
thấy nơi đây là nơi ô nhiễm nặng nhất trên cả đoạn ong nhuệ, Tại đây nước bị ô
nhiễm năng nên chỉ sử dụng cho mục đính giao thông thủy. Đây là đoạn ong tiếp
nhận trực tiếp nhước thải từ Hà Nội đổ về đồng thời đây cũng là nơi tập trung
nhiều cơ sở công nghiệp. Do vậy một số giải pháp được đưa ra bao gồm:
-

Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN nơi đây. Hiện nay

chỉ có KCN Đồng văn là đã xây trạm XLNT tuy nhiên vẫn đang trong giai đoạn
chạy thử nghiệm.
- Áp dụng các biện pháp hành chính và công cụ kinh tế
- Tăng cường khả năng giám sát và quan trắc chất lượng nước để có chế độ
đóng mở cống phù hợp, cảnh báo kịp thời, giảm thiểu các tác động lên đời sống
và sản xuất của người dân.
- Tăng cường khả năng tự làm sạch tại vùng này.
2. Đoạn cầu Hồng Phú
Tại đoạn sông này nước thải chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt nên các biện
pháp đề xuất là:
-

Tăng cương trạm xử lý nước thải tập trung tại các khi dân cư

-


Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân

-

Tăng cường năng lực quản lý, hợp tác giữa các xã, huyện trong lưu vực sông

trong vấn đề bảo vệ môi trường.


3.Trạm bơm Hoành Uyển
Trạm bơm thuộc ong Duy tiên một nhánh của ong Nhuệ khi chảy qua địa bàn
tỉnh Hàm Nam. Đoạn ong này chịu tác động của hoạt động sinh hoạt và sản xuất và
chất ô nhiễm chảy từ trên thượng lưu. Theo kết quả tính toán WQI chất lượng nước
ong Nhuệ đoạn qua thị trấn Hòa Mạc chủ yếu chỉ có thể phục vụ hoạt động giao
thông thủy. Một số các biện pháp giảm thiểu bao gồm:
-

Xây dựng trạm XLNT tập trung để xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất trên

địa bàn. Vị trí đề xuất là Thị trấn Hòa Mạc với công suất 700m3/ ngđ.
-

Xây dựng các nhà máy XLNT của các cơ sở sản xuất phân tán, làng nghề. Vị

trí đề xuất là thôn Nha Xá, xã Mộc Nam, Huyện Duy Tiên ở đây có làng nghề
nhuộm, Công suất dự kiến là 200 (m3/ngđ)
-

Nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ lưu vực ong


Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý địa phương.
4.Khu vực cầu phao Tân Lang- Tân Sơn và mương Đồng Sơn
Vào mùa khô ở đây bị ô nhiễm do mật độ dân cư hai bên sông tương đối dày,
riêng đoạn sông lưu thông nước với mương cầu Đông Sơn lại tiếp nhận thêm nước
thải từ cụm công nghiệp Thi Sơn và một số cơ sở chế biến khoáng sản.
Một số biện pháp được đưa ra:
-

Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung vị trí đề xuất là tại xã Thi Sơn

công suất 400 m3/ngđ
-

Áp dụng các biện pháp quản lý hành chính và kinh tế

-

Tăng cường khả năng giám sát và quan trắc chất lượng nước để có biện pháp

thông báo phù hợp, cảnh báo kịp thời giảm thiểu các tác động lên đời sông và sản
xuất của người dân


×