Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

042_Các vấn đề phi chuẩn trong phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.26 KB, 2 trang )


- 20 -
CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHI CHUẨN TRONG PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
SV: Nguyễn Huy Hoàng
MSV: 0220126
Email :
.
Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Phùng
Địa chỉ : Viện CNTT.
1. Giới thiệu.
Xây dựng các hệ thống hỗ trợ quản lý
hoạt động kinh doanh luôn luôn là cần thiết,
tin học hoá sẽ giúp cho việc kinh doanh buôn
bán trở nên hiệu quả hơn. Một hệ thống hiệu
quả là một hệ thống có khả năng đáp ứng
được mọi yêu cầu liên quan, từ những yêu
cầu nghiệp vụ
đến những yêu cầu phi chức
năng. Những yêu cầu phi chức năng là đòi hỏi
tối ưu hoá hệ thống có khi là tối ưu hoá về
không gian lưu trữ, cũng có khi là tối ưu hoá
về tốc độ thực hiện. Trong đó phần lớn là tập
trung vào nhu cầu thứ 2 đó là đòi hỏi về tốc
độ tính toán, trả lời nhanh các truy vấn. Để
đáp ứng được yêu cầu
đó buộc ta phải thiết kế,
tổ chức dữ liệu một cách hợp lý, tuân theo các
chuẩn đã đặt ra. Tuy nhiên việc thiết kế dữ
liệu đúng theo các chuẩn đôi khi lại không
giải quyết được yêu cầu đặt ra khi đó có một


giải pháp là thực hiện phi chuẩn hoá tổ chức
dữ liệu.Quá trình hạ thấp các chuẩn trong
thiết kế dữ liệu là nguyên nhân làm cho dữ
liệ
u bị thừa, khó quản lý dữ liệu dẫn đến
thông tin bị sai lệch. Nhưng bù lại nó có thể
đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của hệ thống.
Câu hỏi là có những phương pháp phi
chuẩn csdl dữ liệu nào, cách thực hiện của
chúng ra sao thì trong nội dung của khoá luận
này sẽ trình bày cụ thể.
Nội dung của khoá luận gồm 2 phần:
Phần 1. Phần cơ sở lý thuyết.
- M
ột số vấn đề trong thiết kế csld
vật lý.
- Vấn đề phi chuẩn trong thiết kế
csdl vật lý.
Phần 2. Ứng dụng xây dựng hệ thống
quản lý kho hàng.
- Tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ.
- Hồ sơ phân tích thiết kế hệ thống.
2. Một số vấn đề trong thiết kế CSDL vật lý.
Sơ lược lại các khái niệm về chuẩn hoá
dữ liệu. Các chuẩn 1NF, 2NF, 3NF, BCNF.
Cách nhận dạng các chuẩn và phương pháp để
cho các quan hệ đạt được các chuẩn trên.
Trong bước thiết kế CSDL, chúng ta phải
xem xét, cân nhắc kỹ các vấn đề liên quan đến
khối lượng dữ liệu mà CSDL đang xây dựng

cần phải đáp ứng, ngoài ra, cũng trong bước
này có thể chúng ta phải tiến hành tinh chỉnh
thêm thiết kế các quan hệ để đảm bảo chắc
chắn rằ
ng nó đáp ứng được các mục tiêu về
hiệu năng truy suất.
Để đạt được hiệu năng truy suất cao thì
cần phải tìm hiểu kỹ hệ quản trị cơ sở dữ liệu
sẽ sử dụng là gì, phải có sự phân tích kích
thước và nhu cầu sử dụng dữ liệu một cách
chi tiết và thiết kế các trường (field) dữ liệu
một cách hiệu quả.
3. Vấ
n đề phi chuẩn trong thiết kế CSDL
vật lý.
Phi chuẩn là một kỹ thật chuyển đổi các
quan hệ đã được chuẩn hoá ở mức cao thành
những dạng chuẩn ở mức thấp hơn nhằm tăng
tốc độ truy nhập trong cơ sở dữ liệu. Tuy
nhiên chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng, việc
thiết kế phi chuẩn sẽ làm gia tăng khả năng
x
ảy ra lỗi cũng như vấn đề không nhất quán
dữ liệu và khiến cho việc lập trình ứng dụng
phức tạp hơn.
a. Phi chuẩn theo phương pháp gộp mối
quan hệ.
Khi hai quan hệ được hình thành từ hai
kiểu thực thể tham gia vào liên kết một - một.
Nếu việc truy suất giữa hai quan hệ diễn ra

thường xuyên thì chúng ta nên kết hợp chúng
thành một quan hệ.
Trong trường hợp các quan hệ đượ
c hình
thành từ một liên kết nhiều - nhiều đối với các
thuộc tính trong liên kết không phải là khoá.
Thay vì phải hình thành 3 quan hệ chúng ta có
thể kết hợp thành 2 quan hệ chính. Chúng ta
gộp các thuộc tính trong một quan hệ vào
trong quan hệ được hình thành từ liên kết.
Nếu trường hợp các quan hệ được hình
thành từ liên kết 1-n và kiểu thực thể phía liên
kết đầu một không tham gia vào bất cứ một
liên kết nào khác. Khi đó chúng ta có thể cân
nhắc đế
n việc kết hợp hai quan hệ hình thành

- 21 -
từ hai kiểu thực thể này thành một quan hệ
phi chuẩn.
b. Phi chuẩn theo phương pháp phân
mảng :
Phân mảng theo chiều ngang là chia một
quan hệ thành nhiều vùng khác nhau có cùng
cấu trúc các trường.
Phân mảng theo chiều dọc là chia các cột
của một quan hệ thành những tệp khác nhau
và thuộc tính tham gia vào làm khoá chính sẽ
được lưu trữ ở tất cả các tệp được phân tách
ra đó.

c Phi chuẩn theo phương pháp gộp mối
quan hệ.
Kỹ
thuật thiết kế bảng trung gian cũng là
một dạng phi chuẩn. Nội dung của kỹ thuật
này là tính toấn sẵn một số thông tin để khi
cần có thể cung cấp tức thì. Việc xác định các
thông tin cần tính toán sẵn được thực hiện
trong giai đoạn thiết kế hệ thống và căn cứ
trên các yêu cầu mà người dùng áp đặt lên hệ
thống.
Các yêu cầu dẫn đến các bảng trung gian
thườ
ng là các yêu cầu về tốc độ xử lý các
công đoạn có tần suất sử dụng lớn Phần thiết
kế các dữ liệu trung gian là phần quan trọng,
đòi hỏi trình đọ chuyên nghiệp ở mức cao.
Người thiết kế đồng thời phải hiểu thấu đáo
các yêu cầu nghiệp vụ và lựa chọn giải pháp
thiết kế tối ưu để thoả mãn tốt nhấ
t các yêu
cầu nghiệp vụ.
4. Các yêu cầu nghiệp vụ.
a. Nhập kho.
Số liệu chứng từ nhập kho phải được lưu
trữ, cập nhật tự động và tức thì lên số tồn kho
cả về số lượng và giá trị của các mặt hàng
tương ứng.
Giá trị kho của một mặt hàng được tính
theo công thức : Giá trị kho = (Tổng số lựong

tồn kho) x Đơn giá. Sau mỗi l
ần nhập hàng.
Giá trị kho của từng mặt hàng thay đổi theo
công thức : Giá trị kho mới = Giá trị kho cũ +
Số lượng nhập x Đơn giá nhập.Lập và in được
phiếu nhâp kho.
a. Xuất kho.
Mỗi khi xuất kho có gợi ý được số lượng
hàng tồn và giá trị tồn mỗi của một mặt hàng
muốn xuất kho.
Đơn giá xuất được tính và gợi ý theo
phương thức bình quân gia quyền :Đơn giá
xuất = Giá trị
kho tồn/Số lượng tồn.
Số liệu chứng từ xuất kho phải được cập
nhật tự động và tức thì lên số tồn kho cả về số
lựong lẫn giá trị của mặt hàng tương ứng. Sau
mỗi lấn xuất kho. Giá trị kho (của mặt hàng)
thay dổi theo công thức.Giá trị kho mới = giá
trị kho cũ - Số lượng xuất x Đơn giá xuất.Lập
và in đượ
c phiếu xuất kho.
c. Yêu cầu khác..
Gợi ý được số hàng tồn và đơn giá tồn
mỗi khi có yêu cầu xuất trong vòng thời gian
< 40s.
Lập và in được thẻ kho theo từng mặt
hàng.
Lập được báo cáo kho hàng tháng cho
toàn bộ kho hàng.

4. Hồ sơ phân tích thiết kế.
Phân rã chức năng: 1.Nhập kho, 2. Xuất kho.
3.Thống kê báo cáo
5. Kết luận.
Sau khi phân tích thiết kế hệ thống, có sử
dụng kĩ thuật phi chuẩn. Hệ thống
được thử
nghiệm và có kết quả khả thi. Có khả năng
đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.
Tài liệu tham khảo.
1] Phạm Hữu Khang. « Lập trình ứng dụng
chuyên nghiệp SQL Server 2000. Tập 1 »,
NXB Giáo Dục 2002.
[2]. Phạm Hữu Khang. « Kĩ thuật lập trình
ứng dụng công nghệ VisualBasic.Net ». NXB
Lao Động – Xã Hội.
[3]. TS.Lê Văn Phùng. « Phân tích và thiết kế
hệ thống thông tin Kiến thức và thực hành ».
NXB Lao Động – Xã Hội 2004.
[4] ThS. Đào Kiến Quốc. « Giáo trình phân
tích thiết kế Hệ thống thông tin - Tin học
hoá ».. Khoa Công Nghệ.
[5] TS. Nguyễn Tuệ. « Giáo trình nhập môn
hệ CSDL » Đại Học Công Nghệ.
[6] GS.TS Nguyễn Văn Vỵ. « Giáo trình Phân
tích thiết kế Hệ thống thông tin ». 2004.

×