- 32 -
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ MÔĐUN QUẢN LÝ KHO TRONG HỆ
THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC
DOANH NGHIÊP(ERP)
GV Hướng dẫn: TS. Lê Văn Phùng - Viện Công Nghệ Thông Tin
Thực hiện: Trương Hồng Nam
BẢN TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Mở đầu: Giới thiệu lý do đề tài
Chương I. Tổng quan về hệ
thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp – ERP
Chương này trình bày khái niệm
về hệ thống ERP và một số vấn đề liên
quan đến ERP.
1.1. Lịch sử hình thành ERP:
Trình bày lịch sử và quá trình hình thành
hệ thống ERP
1.2. ERP là gì: định nghĩa hệ
thống ERP
1.3. Các phân hệ của phần mềm
ERP: phần này giới thiệu về phần mềm
có tính phân hệ và trình bày một số đặc
điểm của các phân hệ trong hệ thống
ERP, bao gồm có các phân hệ: Kế toán
và phân tích tài chính, quản lý hàng tồn
kho, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng
và phân phối, quản lý tính lương và nhân
sự.
1.4. Lợi ích của việc sử dụng
ERP: Trình bày các lợi ích, hiệu quả thu
được khi một doanh nghiệp ứng dụng và
triển khai hệ thống ERP
1.5. Tổng chi phí sở hữu TCO:
Những chi phí liên quan đến việc mua,
triển khai và sở hữu các hệ thống thông
tin.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến
TCO: Đưa ra các yếu tố có tác động đến
giá trị của TCO -> có thể làm tăng hoặc
giảm chi phí sở hữu TCO.
1.7. Triển khai ERP trong doanh
nghiệp: Trình bày các giai đoạn , thời
gian, các chiến lược triển khai ERP,
nguyên nhân dẫn đến thất bại của một dự
án ERP
1.8. Triển vọng phát triển ở Việt
Nam: nhìn nhận về khả năng phát triển
của ERP ở Việt Nam trong thời gian sắp
tới.
Chương II. Phân tích yêu cầu
của phân hệ quản lý kho trong
hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp – ERP.
Chương này sẽ tiến hành phân
tích các yêu cầu về hệ thống và yêu cầu
về nghiệp vụ đối với phân hệ quản lý
kho trong hệ thống ERP.
2.1. Yêu cầu hệ thống: phân tích
các yêu cầu về thiết kế chức năng, thiết
kế ứng dụng, yêu cầu về cơ sở hạ tầng
CNTT, yêu cầu về giao diện, yêu cầu về
tốc độ xử lý, yêu cầu về khắc phục sự
cố, bảo mật an toàn dữ liệu và yêu cầu
về triển khai hệ thống.
- 33 -
2.2. Các yêu cầu về qui trình
nghiệp vụ: phân tích các yêu cầu về
nghiệp vụ mà hệ thống cần phải đáp
ứng, bao gồm các nghiệp vụ: nhập kho
từ đơn mua hàng, nhập kho trực tiếp,
xuất kho bán hàng, xuất kho trực tiếp,
kiểm kê kho.
Chương III. Thiết kế hệ thống
thông tin phân hệ quản lý kho
trong hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp
.
Chương này sẽ thực hiện việc
thiết kế hệ thống thông tin quản lý kho
trong hệ thống ERP, bao gồm các phần
sau:
3.1. Mô hình hệ thống: xây dựng
các mô hình trao đổi thông tin và mô
hình dữ liệu
3.2. Thiết kế chức năng: đưa ra
các yêu cầu về thiết kế chức năng cần
thiết, xây dựng các mô hình phân rã
chức năng của phân hệ quản lý kho.
3.3. Thiết kế hệ thống phần mềm:
đưa ra các yêu cầu về thiết kế phần
mềm, các nguyên tắc thiết kế và thiết kế
chi tiết các chức năng.
3.4. Mô hình quan hệ thực thể:
phần này sẽ xây dựng các mô hình quan
hệ thực thể bao gồm: mô hình thực thể
liên kết kho vật tư mức đỉnh và các mô
hình thực thể liên kết kho vật tự được
phân rã từ nó: mô hình thực thể liên kết
nhập kho từ đơn mua hàng, nhậ
p kho
trực tiếp, xuất kho bán hàng, xuất kho
trực tiếp, kiểm kê kho. Phần này cũng sẽ
cung cấp các thực thể và thuộc tính,
khoá chính, khoá ngoại để làm cơ sở
thiết kế CSDL.
Chương IV. Giải pháp công
nghệ
Chương này sẽ giới thiệu một số
đặc điểm chính về công nghệ hiện đại,
đang được áp dụng phổ biến trên thế
giới, không nhằm đưa ra một giải pháp
nào cho hệ thống.
4.1. Kiến trúc hệ thống: giới
thiệu về kiến trúc ba tầng của mô hình
Client/Server
4.2. Các thành phần của hệ
thống: đưa ra mô hình thể hiện mối quan
hệ giữa các thành phần trong hệ thống,
giới thiệu về các thành phần, yêu cầu đối
với các thành phần đó.
4.3. Bảo mật và khắc phục khi có
sự cố: các biện pháp để bảo mật dữ liệu
và cách khắc phục khi sảy ra sự cố
Chương V. Xây dựng
chương trình
Chương này trình bày ngôn ngữ
xây dựng chương trình, môi trường thực
nghiệm. Đồng thời giới thiệu một số
giao diện chương trình quản lý. Chương
này cũng đưa ra một số đoạn code hay
được sử dụng trong chương trình.