Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tiểu luận, chất lượng thông tin đối ngoại trên kênh truyền hình TTXVN hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.48 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào đầu thế kỉ XX, truyền hình lần đầu tiên xuất hiện và đã nhanh chóng
phát triển nhờ sự tiên tiến trong lĩnh vực khoa học – công nghệ. Kể từ đó, truyền
hình dần trở thành một kênh thông tin vô cùng quan trong đời sống con người và
xã hội. Tuy truyền hình xuất hiện từ rất sớm trên thế giới, nhưng tại Việt Nam,
đến những năm 1960 truyền hình mới ra đời dưới sự kiểm soát của Mỹ tại miền
Nam. Đến năm 1970, miền Bắc mới có chương trình truyền hình đầu tiên được
phát sóng.
Mặc dù ra đời muộn nhưng truyền hình tại Việt Nam đã thu hút được một
số lượng đông đảo công chúng theo dõi. Đồng thời, chất lượng của truyền hình
tại Việt Nam cũng ngày một được nâng cao qua thời gian.
Tính đến tháng 12/2015,

, trong đó có 199

cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp
chí trung ương, 137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia. Về phát
thanh, truyền hình, hiện cả nước có 67 đài phát thanh – truyền hình. Truyền hình
tại Việt Nam hoạt động dưới đủ các loại hình như truyền hình cáp, truyền hình kĩ
thuật số, truyền hình Internet hay truyền hình Analog. Ngoài ra, số lượng thuê
bao truyền hình số mặt đất đạt 7.000.000 thuê bao, tăng gấp đôi so với cùng kì
năm 2013. Những số liệu này chứng tỏ nhu cầu xem truyền hình của người dân
Việt Nam đang ở mức cao.
Trong đời sống ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu thông tin
ngày càng đa dạng và phong phú. Với xu thế toàn cầu hóa, việc giao lưu quốc tế
trở thành một nhân tố quan trọng trong nhiệm vụ phát triển mỗi quốc gia. Thông
tin dần trở thành một chiếc cầu nối giúp các quốc gia giao lưu và hội nhập, giúp
các cộng đồng ngày một hiểu biết lẫn nhau. Trong quan hệ quốc tế, thông tin đối
ngoại là một công cụ quan trọng và có ảnh hưởng to lớn đến lĩnh vực ngoại giao



của mọi quốc gia trên thế giới. Ranh giới giữa thành công hay thất bại trong việc
thực hiện chính sách đối ngoại phụ thuộc vào việc có đảm bảo được chất lượng
thông tin hay không. Thực hiện tốt thông tin đối ngoại sẽ giúp các bạn bè quốc tế
tiếp cận tình hình một cách chính xác, giúp họ hiểu đúng về quan điểm lẫn hình
ảnh con người Việt Nam. Qua đó phục vụ cho chính sách đối ngoại mở rộng, đa
phương hóa hay đa dạng hóa nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài như nguồn
vốn, đầu tư, chất xám hay công nghệ. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng thông
tin đối ngoại cũng góp phần làm hạn chế các thông tin sai lệch, thiếu chính xác về
Việt Nam nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Cho tới nay, nhiều kênh truyền hình đã xây dựng một nền tảng thông tin đối
ngoại với những mục tiêu cụ thể về định hướng, hình thức và nhóm công chúng
đối tượng. Thông tin đối ngoại được xây dựng để kết hợp với nhiều chương trình
phát sóng, qua đó tạo thành nền tảng nhằm duy trì sự vận hành của của kênh
truyền hình. Việc đảm bảo được chất lượng thông tin đối ngoại giúp khán giả tiếp
nhận một cách chính xác, hấp dẫn, phục vụ cho chiến lược của kênh.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ,
thực hiện chức năng thông tấn Nhà nước trong việc phổ biến thông tin bằng các
loại hình báo chí phục vụ các đối tượng có nhu cầu ở trong và ở nước ngoài.
Kênh truyền hình TTXVN là kênh truyền hình thông tin thời sự chính luận đầu
tiên tại Việt Nam, ra đời vào ngày 25 tháng 8 năm 2010. Ngoài nhiệm vụ chính
trị tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, kênh truyền hình TTXVN còn có rất nhiều
chuyên mục về lĩnh vực ngoại giao và đối ngoại phổ biến kiến thức trong nước
lẫn quốc tế. Với 30 cơ quan đại diện nước ngoài ở cả 5 châu lục, cùng nguồn
thông tin trao đổi trực tuyến liên tục 24/24 giờ với 42 hãng thông tấn và tổ chức
báo chí quốc tế, TTXVN có một nền tảng lớn mạnh để xây dựng thông tin đối
ngoại phục vụ cho các chương trình truyền hình. Việc nhiệm vụ của Đảng đặt ra
cho lĩnh vực đối ngoại là “tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng



bảo vệ tổ quốc”; đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng, phát triển nền
văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu một cách có chọn lọc văn hóa thế giới
khi mở rộng giao lưu quốc tế - đó là yêu cầu đồng thời là nhiệm vụ với công tác
thông tin đối ngoại.
Chính vì những lí do này, việc đánh giá thông tin đối ngoại trên truyền hình
TTXVN là việc rất cần thiết. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nâng cao chất
lượng thông tin đối ngoại , nghiên cứu và xây dựng chiến lược triển khai có hiệu
quả công tác thông tin đối ngoại. Do đó, luận văn lựa chọn chủ đề “Chất lượng
thông tin đối ngoại trên kênh truyền hình TTXVN hiện nay (Qua khảo sát các
chương trình “Thế giới 360”, “Nhịp cầu cộng đồng” và “Không gian Pháp ngữ”
từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015)” để tiến hành nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu khoa học
giá về vấn đề thông tin đối ngoại, trước tiên phải kể đến cuốn “Thông tin đối
ngoại Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Phạm Minh
Sơn. Trong đó, tác giả phân tích rõ những khái niệm cơ bản và đặc thù của thông
tin đối ngoại, qua đó nêu bật lên được tầm quan trọng cũng như nhu cầu bức thiết
của lĩnh vực này. Có thể nói cuốn sách này là nền tảng vững chắc phát triển thêm
các nghiên cứu về thông tin đối ngoại.
Cũng về lĩnh vực đối ngoại, tác giả Phạm Minh Sơn còn có hai tác phẩm
khác mang tên “Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại trong quá trình hội
nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay” và “Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công
chúng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”. Cả hai tác phẩm này đều
thực hiện các nghiên cứu sâu rộng, qua đó đề xuất các phương án thúc đẩy công
tác đối ngoại trên nhiều mặt trận của đất nước Việt Nam. Tác giả không chỉ đề


cập đến việc nâng tầm thông tin đối ngoại, mà còn phải xem xét đến những tác
động đến công chúng và xã hội, phản ứng ra sao, có hiệu quả như thế nào.

Để có những hiểu biết cụ thể về công tác ngoại giao, nguyên Giám đốc Học
viện Ngoại giao Vũ Dương Huân đã cho ra đời cuốn “Ngoại giao và công tác
ngoại giao”. Cuốn sách này giới thiệu một cách có hệ thống các nội dung của
ngoại giao như các khái niệm, văn kiện, tiếp xúc hay đàm phán. Tác phẩm này là
một giáo trình quan trọng phục vụ cho việc giảng dậy và học tập trong ngành
quan hệ quốc tế.
Nhằm tìm hiểu mục tiêu của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại, Phó Thủ
tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cho ra đời các cuốn
sách “Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới” và “Định
hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020”. Trong cả hai cuốn sách này
tác giả phân tích rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại; lợi ích quốc gia; trường
phái ngoại giao của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Với định hướng đến năm
2020, tác giả nêu bật những mục tiêu mà công tác đối ngoại của Việt Nam phải
đạt được, bên cạnh đó phải chú tâm khắc phục những bất cập và trở ngại.
Để có những hiểu biết cụ thể về thực trạng công tác đối ngoại của đất nước
ta, Học viện Ngoại giao đã xuất bản cuốn “Hỏi – Đáp về tình hình thế giới và
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”. Cuốn sách này chủ trương
phân tích tình hình thế giới, liệt kê những vấn đề phức tạp, nổi cộm của các nước
trên thế giới. Đặc biệt, cuốn sách này đi sâu vào tình hình đối ngoại của Việt Nam
với các nước lớn, hay từng khu vực cụ thể như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ hay
Châu Phi. Đây là những thông tin rất hữu ích cho chiến lược nâng cao thông tin
đối ngoại đối với các nhóm đối tượng khác nhau trên thế giới.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có tương đối nhiều các nghiên
cứu khoa học về lĩnh vực truyền thông. Cuốn “Truyền thông đại chúng” của tác
giả Tạ Ngọc Tấn cung cấp những hiểu biết cơ bản, có hệ thống về phương tiện


truyền thông đại chúng hiện đại, các nguyên tắc, phương pháp cụ thể nhằm quản
lý cũng như phát huy tốt vai trò của các loại hình phương tiện truyền thông đại
chúng. Ngoài ra, cuốn sách còn đáp ứng như thông tin liên quan đến hoạt động

của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng.
Nhằm hiểu rõ khái niệm về truyền hình, cuốn “Báo chí truyền hình” của
tác giả Dương Xuân Sơn đưa ra những khái niệm cơ bản của lĩnh vực báo hình.
Tác phẩm này tập trung trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như: vị trí,
vai trò; lịch sử ra đời phát triển của truyền hình; khái niệm, đặc trưng; nguyên lý
của truyền hình; chức năng xã hội của truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền
hình; quy trình sản xuất chương trình truyền hình; các thể loại báo chí truyền
hình; các thuật ngữ truyền hình; phần phụ lục kèm theo các dạng kịch bản theo
thể loại và chương trình truyền hình. Đi đôi với các khái niệm là những tài liệu
nước ngoài của một số nước có lĩnh vực truyền hình tương đối phát triển như Mỹ,
Anh, Pháp hay Nhật Bản.
Đi sâu hơn vào lĩnh vực truyền hình, cuốn “Sản xuất chương trình truyền
hình” của tác giả Trần Bảo Khánh đưa ra các khái niệm cơ bản về truyền hình,
nguyên lý truyền hình, đặc thù của truyền hình, vị trí, vai trò, chức năng xã hội
của truyền hình, lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình thế giới và Việt Nam,
phương thức sản xuất chương trình, cơ cấu tổ chức sản xuất chương trình. Ngoài
ra cuốn sách này còn giúp người đọc nắm được quy trình sản xuất chương trình
truyền hình, vận dụng các phương pháp và kỹ thuật vào việc sáng tạo tác phẩm,
chương trình truyền hình.
2.2.Những nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới có một số lượng đáng kể tài liệu về thông tin đối ngoại. Được
viết bởi chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông, cuốn “Global
Television and the Shaping of World Politics” (Truyền hình toàn cầu và sự
định hình chính trị thế giới) của tác giả Royce Ammon, cung cấp những kĩ năng


chiến lược hiện đại và thường được sử dụng nhất trong công tác xây dựng thông
tin đối ngoại trên truyền hình. Cuốn sách phản ánh những chiến lược phát triển
thông tin điển hình trong thực tiễn những mô tả và ví dụ trực quan nhất. Cuốn
sách cũng chỉ ra những mục tiêu và yêu cầu đối với thông tin đối ngoại, hướng

dẫn thực hiện đánh giá thông tin trên nhiều tiêu chí. Ngoài ra, cuốn sách còn cung
cấp những ví dụ thực tiễn từ quan điểm của các nhà quản lý cùng với các chú giải
về thuật ngữ chuyên dụng. Nhìn chung, cuốn sách này sẽ rất hữu dụng trong việc
giúp người đọc nhận thấy sự ảnh hưởng của chính trị đối với công tác thông tin
trên truyền hình, vốn nằm trong phạm vi của luận văn.
Với mục tiêu nghiên cứu về thông tin đối ngoại trên truyền hình, tác giả
Lynda Hammes đã cho ra đời cuốn “Foreign Affairs on Television” (Đối ngoại
trên truyền hình). Tác phẩm trên đã nêu lên cụ thể hình thái và đặc điểm thông
tin đối ngoại trên truyền hình một cách có hệ thống, với những ví dụ hay dẫn
chứng thực tế. Không chỉ đưa ra các khái niệm cơ bản, tác phẩm còn phân tích
thái độ, hành vi của người xem sau khi nhận được thông tin đối ngoại từ kênh
truyền hình, để từ đó rút ra được mức độ hiệu quả của công tác thông tin.
Cuốn sách “New Public Diplomacy in the 21st Century: A comparative
study of policy and practice” (Đối ngoại công chúng trong thế kỉ 21: Một
nghiên cứu so sánh về chính sách và thực hành) của tác giả James Pamment
viết năm 2013 phân tích chi tiết về xu hướng xây dựng thông tin đối ngoại trong
thế kỉ 21. Trong tác phẩm, người viết đã đặt ra vấn đề về việc đưa ra chính sách
đến khâu áp dụng, trong quá trình đó sẽ gặp phải những vấn đề như thế nào. Luận
điểm của tác giả cho rằng hiệu quả thực hiện công tác đối ngoại đôi khi không
nằm ở trong tầm kiểm soát của người làm, mà còn phụ thuộc vào chính sách của
quốc gia ra sao. Đây là một tác phẩm mang tính tư duy cao, không bị nặng về tính
triết lý và hoàn toàn có thể sử dụng làm thước đo việc đúng định hướng chính trị
của thông tin đối ngoại.


Yoel Cohen, tác giả cuốn sách “Media Diplomacy” (Đối ngoại truyền
thông) đã tiếp cận lĩnh vực thông tin đối ngoại qua ý kiến từ công chúng. Từ đó
tác giả đưa ra một góc nhìn đa chiều về những ảnh hưởng của thông tin đối ngoại
tác động lên xã hội. Theo tác giả, tần suất khán giả đón nhận thông tin đối ngoại
từ truyền thông không quan trọng bằng việc thay đổi nhận thức, quan điểm hay

góc nhìn của họ trên các vấn đề truyền tải. Tuy tác phẩm hưởng đến truyền thông
nói chung chứ không phải truyền hình, nhưng vẫn rất hữu dụng để nghiên cứu về
tâm lý và ý thức của bộ phận công chúng tiếp nhận thông tin đối ngoại.
Bài luận “TV Content Analysis: Techniques and Applications” (Phân
tích nội dung truyền hình: Các kỹ thuật và ứng dụng) của các tác giả Yiannis
Kompatsiaris, Bernard Merialdo và Shiguo Lian phân tích các vấn đề về kết cấu
chương trình truyền hình cũng như các kĩ thuật sắp xếp các chương trình truyền
hình. Đây là một tác phẩm có giá trị trong việc nghiên cứu đề xuất điều chỉnh lại
thời lượng và thời điểm phát sóng của các chương trình thông tin đối ngoại.
Như vậy, có thể nói đề tài tác giả nghiên cứu là tương đối phổ biến về cả
lý luận cũng như thực tiễn báo chí tại Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng chất
lượng thông tin đối ngoại trên kênh truyền hình Thống tấn xã Việt Nam qua khảo
sát các chương trình “Thế giới 360”, “Nhịp cầu cộng đồng” và “Không gian Pháp
ngữ” từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên kênh truyền hình TTXVN hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về chất lượng thông tin đối ngoại trên kênh
truyền hình


- Làm rõ thực trạng chất lượng thông tin đối ngoại trên kênh truyền hình
TTXVN qua khảo sát các chương trình “Thế giới 360”, “Nhịp cầu cộng đồng” và
“Không gian Pháp ngữ” từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại
trên kênh truyền hình TTXVN nói riêng và truyền hình nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng thông tin đối ngoại trên kênh truyền hình TTXVN
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát chất lượng thông tin đối ngoại trên 3 chương
trình tiêu biểu: “Thế giới 360”, “Nhịp cầu cộng đồng” và “Không gian Pháp ngữ”
trogn khoảng thòi gian từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015. Đây là những chương
trình phát sóng hàng tuần truyền hình TTXVN, có chức năng, mô hình và kết cấu
nội dung tổng hợp về thông tin đối ngoại.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận văn được thực hiện dựa
trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí nói chung và truyền hình nói
riêng, về vấn đề phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu công cụ
- Phương pháp phân tích tài liệu, văn bản tiếng Việt và tiếng Anh: xem xét,
phân tích, tổng hợp thông tin, từ đó rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho
mục đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu, tác giả
kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng nó để so sánh, minh họa cho
các kết quả khảo sát của mình, từ đó khẳng định những đóng góp mới của luận
văn.


- Phương pháp phân tích nội dung: phân tích chất lượng thông tin đối ngoại
3 chương trình truyền hình khảo sát, những câu trả lời thu được qua việc khảo sát
ý kiến hay phỏng vấn sâu. Từ kết quả phân tích nội dung, tác giả sẽ mô tả được
đặc trưng, đặc điểm của các hoạt động, thông điệp, có được những dẫn chứng cụ
thể, những số liệu mang tính định lượng.
- Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ
liệu… có được trong quá trình khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và
tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm khái

quát.
- Phương pháp điều tra: Khảo sát 300 công chúng về mức độ sử dụng và
đánh giá chất lượng thông tin đối ngoại qua các chương trình “Thế giới 360”,
“Nhịp cầu cộng đồng” và “Không gian Pháp ngữ” từ tháng 1/2015 đến tháng
12/2015.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn 04 nhà báo là lãnh đạo, biên tập
viên, cán bộ phụ trách bộ phận xây dựng thông tin đối ngoại trên kênh truyền
hình TTXVN.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông tin đối ngoại đóng một vai trò quan trọng trên truyền hình và báo
chí. Nghiên cứu lý luận về vấn đề này sẽ giúp nhận diện vai trò, sự cần thiết và
các giải pháp phát triển thông tin đối ngoại trên kênh truyền hình TTXVN.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với ba chương trình truyền hình được khảo sát: Luận văn dự kiến sẽ
mô tả và chỉ ra điểm mạnh, yếu của việc đưa thông tin đối ngoại trên kênh truyền
hình TTXVN. Từ đó xây dựng lên một số đề xuất chiến lược trong việc nâng cao


chất lượng thông tin. Ngoài ra, luận văn sẽ cung cấp một cái nhìn cụ thể hơn
nhằm nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại.
- Đối với hệ thống các đài truyền hình tại Việt Nam: Luận văn cung cấp cái
nhìn đầy đủ hơn, cụ thể hơn về hoạt động thông tin đối ngoại. Luận văn có thể là
tài liệu tham khảo cho các đài, kênh truyền hình khác, những người sản xuất
chương trình truyền hình. Đây cũng là mảng kiến thức cần thiết đối với công tác
lãnh đạo, quản lý báo chí.
- Là tài liệu tham khảo có ý nghĩa mới mẻ cho các nghiên cứu viên, giảng viên,
học viên, sinh viên về vấn đề thông tin đối ngoại trên truyền hình.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH TRONG NƯỚC HIỆN NAY
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm Thông tin đối ngoại
Có thể nói, khái niệm “Thông tin đối ngoại” vẫn còn tương đối mới mẻ ở
nước ta mặc dù đã xuất hiện thường xuyên trong hơn một thập kỉ trở lại đây. Cho
đến nay nhiều học giả, các nhà nghiên cứu hay các nhà quản lý vẫn nghiên cứu và
tranh luận để thống nhất được nội hàm và phạm vi của khái niệm trên.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “Thông tin là truyền cho
nhau để biết [1, tr.953]. Trong khi đó, đối ngoại là đối với nước ngoài, bên ngoài,
đường lối, chính sách hay sự giao thiệp của Nhà nước, của một tổ chức [52,
tr.338]”. Mặc dù chưa thể tạo nên sự gắn kết nhằm thống nhất một định nghĩa
hoàn chỉnh và mang tính khoa học, tuy nhiên cách giải thích trên đã chỉ ra nội hàm
cũng như phạm vi của hai khái niệm riêng rẽ “Thông tin” và “Đối ngoại”
Trong cuốn Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, tác giả Phạm Minh Sơn rút ra khái niệm thông tin đối ngoại như sau: “Thông


tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại của
Đảng. Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt
Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của
dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt
Nam; làm cho nhân dân ta hiểu rõ về thế giới; đồng thời tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng
bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại được ban hành kèm theo
Nghị định số 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 09 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ nói rõ thông tin đối ngoại là “Thông tin đối ngoại bao gồm thông
tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình
hình thế giới vào Việt Nam.”

Như vậy, định nghĩa trên đã rất bao quát và đầy đủ về nội dung của thông tin
đối ngoại, khẳng định thông tin đối ngoại là bộ phận không thể tách rời của công
tác tuyên truyền và công tác tư tưởng nhằm làm cho nhân dân trong nước và quốc
tế biết và hiểu về Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ thông tin đang trở thành động lực, công
cụ để thúc đẩy phát triển xã hội. Thông tin không chỉ dừng lại ở các sản phẩm báo
chí, sách báo, ấn phẩm, sản phẩm cụ thể, mà còn được đưa lên mạng Internet, xóa
nhòa ranh giới giữa đối nội và đối ngoại.
Xác định rõ làm cách nào để thực hiện thông tin, tuyên truyền, quảng bá và
phản bác lại thông tin sai trái của các thế lực thù địch phản động trong và ngoài
nước một cách có hiệu quả là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay.
Trong đó, xác định đúng, trúng đối tượng thông tin, tuyên truyền là một nhiệm vụ
tiên quyết, góp phần quan trọng, tạo nên hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại.


1.1.2. Khái niệm Kênh truyền hình
Theo cách hiểu thông thường, kênh truyền hình là một kênh vật lý hoặc kênh
ảo, nơi một đài truyền hình hoặc một mạng lưới truyền hình được phân bổ. Các
kênh truyền hình được chia sẻ bởi các đài truyền hình hoặc các đơn vị phân phối
truyền hình cáp khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và đơn vị cung cấp dịch vụ. Kênh
truyền hình analog thường có dải tần rộng 6, 7 hoặc 8 MHZ.
Theo từ điển Oxford, kênh truyền hình là “một dải tần số sóng vô tuyến
được sử dụng để phát các chương trình truyền hình hoặc chương trình phát
thanh”.
Với truyền hình vệ tinh, các kênh được chia bằng cách để ít nhất một dải tần
trống giữa dải tần của hai kênh liền kề nhau. Có thể có nhiều dải tần trống giữa các
kênh. Với truyền hình cáp, có thể sắp xếp dải tần của các kênh liền nhau. Với các
kênh truyền hình kỹ thuật số, dải tần của các kênh được sắp xếp liên tục.
Như vậy, có thể hiểu “kênh truyền hình” là một “dải tần số sóng vô tuyến
được ấn định để phát các chương trình truyền hình của một hoặc nhiều đơn vị sản

xuất truyền hình”.
1.1.3. Khái niệm Chương trình truyền hình
Trong Truyền thông đại chúng, Tạ Ngọc Tấn cho rằng, “thuật ngữ chương
trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ
nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin
phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của
cả đài truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ một
hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được
tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định
và được phát đi theo định kỳ” [36, tr. 142].
Đồng thuận với ý kiến trên nhưng qua góc nhìn “chu trình khép kín những
mắt xích trong chuỗi giao tiếp”, Trần Bảo Khánh cho rằng “chương trình – đó là


hình thức thực tế hóa. Hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong đời
sống xã hội để truyền tải thông tin đối với công chúng. Nếu không có chương trình
thì không có truyền hình… Chương trình truyền hình là sản phẩm truyền hình, là
kết quả hoạt động của truyền hình, trong đó bao hàm cả quá trình sáng tạo ra nó
từ nhiều công đoạn khác nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, quá trình tạo
dựng kế hoạch và sắp đặt tác phẩm, chuyên mục, mục được gọi là chương trình
truyền hình. Cho dù thuật ngữ chương trình có thể được hiểu theo nghĩa chương
trình của đài, chương trình tháng, chương trình tuần, chương trình ngày và thậm
chí một tác phẩm cụ thể cũng được gọi là chương trình” [24, tr. 30-32]
Trong cuốn Báo chí truyền hình, Dương Xuân Sơn đưa ra khái niệm cụ thể
hơn về chương trình truyền hình như sau:“Chương trình truyền hình là sự liên kết,
sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh
được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp
ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất cho khán giả” [31, tr 113]. Chương trình truyền hình được hiểu gồm các
chương trình như: chương trình “Thời sự”, chương trình “Chào buổi sáng”,

chương trình “Cuộc sống thường ngày”, chương trình “Sự kiện và bình luận”,
chương trình “Toàn cảnh thế giới”…
Như vậy có thể hiểu chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp
lý các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định được
mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu
cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất
cho khán giả. Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể bao
gồm các nhà báo, cán bộ kỹ thuật, bộ phận tài chính. Chương trình truyền hình
chính là sự gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếu của công chúng với mục đích, ý tưởng
sáng tạo của những người làm chương trình thông qua phương tiện truyền hình.
Chất lượng của một chương trình truyền hình được đánh giá bằng mức độ như thu


hút sự quan tâm của khán giả đối với chương trình đó và mức độ đạt được mục
đích của những người làm chương trình.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả, các đài truyền
hình không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình theo hướng vừa đa
dạng phong phú vừa chuyên sâu. Việc sắp xếp các chương trình trong ngày hay
trong tuần luôn được cân nhắc kỹ lưỡng, bố trí sao cho tạo được sự thu hút liên tục
đối với công chúng. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, muốn xây dựng được các
chương trình truyền hình thu hút người xem và xác định được giờ phát sóng phù
hợp, việc nghiên cứu công chúng – đối tượng của chương trình đó phải được đầu
tư thực hiện một cách bài bản.
Đối với một đài truyền hình, quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng tạo các
tác phẩm truyền hình. Một đài truyền hình thường bao gồm có các bộ phận: lãnh
đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên. Trong đó phóng viên là
người trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình. Các tác phẩm báo chí truyền
hình này thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực và trách nhiệm xã hội của nhà báo
truyền hình. Uy tín, ảnh hưởng của một đài truyền hình trước hết được quy định
bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện những vấn đề nổi cộm, có ý nghĩa và

phản ánh chúng một cách kịp thời tới công chúng khán giả, góp phần nâng cao
nhận thức, mở rộng hiểu biết và định hướng tư tưởng cho công chúng.
Mặt khác, chương trình theo cách hiểu của truyền thông như là một thếgiới
phong phú, vô tận những biểu hiện trong bản chất vốn có của nó. Các loại hình
truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng có sự khác
biệt trong phương thức phản ánh và tái tạo hiện thực. Bởi mỗi loại hình báo chí
ngoài những nét chung đều có những đặc thù riêng. Đặc thù đó tạo ra những nét
riêng từ việc sản xuất, tiếp nhận và tiêu dùng sản phẩm. Có thể nói chương trình
truyền hình “là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng” [24, tr.
30].


1.2 Những điểm cơ bản về thông tin đối ngoại trên Kênh truyền hình
1.2.1 Đặc điểm về nội dung
Về đặc điểm nội dung thông tin đối ngoại trên trên Kênh truyền hình, thứ
nhất, thông tin phải phổ biến rộng rãi đường lối của Đảng và Nhà nước. Việc tăng
cường thông tin đối ngoại giúp bạn bè quốc tế nắm được chủ trương hay các chính
sách của Đảng và Nhà nước không chỉ trên lĩnh vực đối ngoại, mà còn ở du lịch,
kinh tế, đầu tư, văn hóa…Nêu bật được những thành tựu trong công cuộc phát triển
đất nước, nâng cao tình hữu nghị, tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam
và cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, thông tin đối ngoại trên Kênh truyền hình phải giới thiệu, quảng bá
hình ảnh đất nước, con người, lịch sử và văn hóa của Việt Nam ra thế giới. Chủ
trương của thông tin đối ngoại của Kênh truyền hình là chuyển tải một thông điệp
tới bạn bè quốc tế, trong đó Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, mến khách với bề
dày lịch sử và nhiều di sản văn hóa giá trị. Ngoài ra cũng tạo nên một hình ảnh đẹp
về con người Việt Nam luôn thân thiện, sẵn sàng hội nhập.
Thứ ba, thông tin đối ngoại trên Kênh truyền hình luôn đấu tranh với những
thông tin sai lệch, xuyên tạc nhằm bôi xấu đất nước. Song hành cùng với sự phát
triển của đất nước luôn đi kèm những thế lực thù địch thường xuyên tìm cách chống

phá đất nước bằng cách tung những thông tin sai lệch. Thông tin đối ngoại của Kênh
truyền hình phải phê phán, đính chính những những thông tin sai trái, khai thông
những điều mà cộng đồng quốc tế hiểu sai về Việt Nam.
1.2.2 Đặc điểm về hình thức
Đối với hình thức thông tin đối ngoại trên Kênh truyền hình, đầu tiên cần phải
đảm bảo hình ảnh phải phản ánh đúng nội dung thông tin. Nói một cách cụ thể, hình
ảnh và thông tin đưa ra trên Kênh truyền hình cần phải đảm bảo tính liên quan, hình
ảnh thể hiện rõ những gì mà thông tin đang truyền tải. Yếu tố này vô cùng quan


trọng trong công tác làm truyền hình bởi nếu không thông tin sẽ trở nên nhầm lẫn,
vô giá trị.
Tiếp theo, hình thức của thông tin đối ngoại trên Kênh truyền hình phải mang
tính kết nối, với dụng ý và thông điệp rõ ràng. Tiêu chí này đòi hỏi hình thức của
thông tin phải trở nên rõ ràng, rành mạch và không bị trùng lặp. Nếu như thông tin
đối ngoại trên Kênh truyền hình không có có kết cấu khoa học, người xem sẽ khó
nắm bắt nội dung.
Cuối cùng, hình ảnh và âm thanh của thông tin đối ngoại trên Kênh truyền hình
cần phải đảm bảo đúng tính thẩm mỹ. Cần nhớ tựu chung lại thông tin đối ngoại nhằm
truyền tải những thông điệp đẹp và có ý nghĩa cho người xem. Việc hình ảnh và âm
thanh không đáp ứng đúng tiêu chuẩn sẽ dễ tạo cho người xem cảm giác tiêu cực, về
lâu dài dễ tạo cảm giác hoài nghi về thông tin đối ngoại.
1.2.3 Đặc điểm về công chúng tiếp nhận
Đối với mỗi chương trình thông tin đối ngoại, Kênh truyền hình luôn vạch ra
rõ nhóm đối tượng hướng đến. Có thể nói, xác định đúng và trúng đối tượng cần
thông tin sẽ mang lại hiệu quả thông tin cao nhất cho công tác làm thông tin đối
ngoại. Nghiên cứu này tạm thời chia đối tượng thông tin đối ngoại thành 2 nhóm
công chúng chính:
Nhóm công chúng ở ngoài nước
Đây là nhóm đối tượng rất quan trọng, gồm các tổ chức, định chế quốc tế,

chính giới, học giả, báo chí, nhà kinh doanh, bạn bè quốc tế, nhân dân các nước và
người Việt Nam đang sinh sống, học tập, lao động và công tác ở nước ngoài.
Thứ nhất là nhóm đối tượng người nước ngoài , hay còn gọi là nhân dân thế
giới sống ở các nước, bao gồm bộ máy nhà nước của các quốc gia, các tổ chức
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động xã hội và đồng đảo tầng lớp
quần chúng nhân dân trên thế giới.


Đây là nhóm đối tượng rất quan trọng, chiếm số lượng đông đảo trên thế giới.
Nhóm đối tượng này có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình bảo vệ, xây dựng và
phát triển đất nước ta. Và cũng chính nhóm đối tượng này ngày nay vẫn ra sức ủng
hộ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam, để từng
bước Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò của mình trong công cuộc hội nhập.
Trong các hoạt động nhân đạo hàng năm, rất nhiều đoàn chuyên gia của các
nước trên thế giới đã vào giúp đỡ Việt Nam theo con đường viện trợ phi Chính phủ
với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD cho các dự án nhân đạo và phát triển trong
những năm gần đây. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, nhóm đối tượng này cũng
được xem là nhóm đối tượng trọng điểm của thông tin đối ngoại trên Kênh truyền
hình. Tuy nhiên tùy từng nhóm đối tượng cụ thể mà có cách thức, nội dung thông
tin, tuyên truyền phù hợp để tác động đến nhận thức, và tình cảm của họ, nhằm làm
cho bạn bè thế giới ngày càng hiểu ta hơn và tiến tới ủng hộ ta hơn.
Thứ hai là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm kiều bào ta ở
nước ngoài; giới học giả nghiên cứu; du học sinh, sinh viên, người Việt Nam lao
động ở nước ngoài…)
Có thể nói, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không
thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhìn chung, đại đa số người Việt
Nam ta ở nước ngoài đều hướng về quê hương đất nước. Theo số liệu do Ủy ban
nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cung cấp, hiện có khoảng 4,5 triệu
người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại 109 nước và vùng lãnh
thổ, trong đó khoảng 400.000 người có trình độ đại học trở lên. Hàng năm có

khoảng hơn 500.000 lượt kiều bào về thăm quê hương, đóng góp chuyên môn, đầu
tư, kinh doanh, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo…
Kiều hối những năm gần đây tăng trung bình 10 - 15%. Theo một báo cáo
mang tên "Migration and remittances factbook 2016" về di cư và kiều hối do Ngân
hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, Việt Nam đón lượng kiều hối 12,25 tỷ USD


trong năm 2015, tăng 0,25 tỷ USD so với năm 2014, qua đó đứng thứ 11 thế giới.
Có thể nói những người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài vẫn là một
nguồn lực đóng góp to lớn cho sự phát triển đất nước.
Trong những năm qua, thông tin đến với kiều bào ta ở nước ngoài nhìn chung
còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con Việt kiều. Thông tin trên các
phương tiện truyền thông đại chúng đa phần chưa đến được với bà con Việt kiều,
các sản phẩm thông tin đối ngoại của ta còn manh mún, chưa hấp dẫn cả về hình
thức lẫn nội dung. Nhận thức được vấn đề này, Kênh truyền hình luôn chủ động
phát triển các chương trình thông tin dành cho kiều bào, nâng cao tinh thần gắn bó
của những người xa xứ.
Nhóm công chúng ở trong nước
Nhóm đối tượng này gồm người nước ngoài sinh sống, học tập, làm việc tại
Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các hãng thông tấn báo
chí, các nhà đầu tư, khách du lịch nước ngoài (gọi tắt là người nước ngoài ở Việt
Nam) và đông đảo tầng lớp nhân dân trong n ước.
Người nước ngoài ở Việt Nam là nhóm đối tượng đặc biệt quan trọng, là
những “nhà thông tin, tuyên truyền trực tiếp” về hình ảnh của một đất nước Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Tùy theo từng nhóm đối tượng cụ thể có
nhu cầu tìm hiểu thông tin về Việt Nam khác nhau. Song nhìn chung trong thời
gian sinh hoạt, làm việc tại Việt Nam, nhu cầu thông tin của người nước ngoài trở
thành thường nhật và đa dạng, quan tâm cả hai phạm trù công việc và ngoài công
việc dĩ nhiên với mức độ khác nhau.
Nhóm đối tượng người Việt Nam ở trong nước cũng là một bộ phận quan

trọng cần được thông tin đầy đủ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Kênh truyền hình
không chỉ chủ trương thúc đẩy thông tin, mà còn tuyên truyền để mỗi người dân
Việt Nam phải là một đại sứ để giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, văn hóa
đất nước mình, từ đó tạo dựng mạng lưới bạn bè, gây dựng tình cảm giữa người


dân với người dân, làm nền tảng cho công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao
của Nhà nước. Thông tin đối ngoại trước hết phải đối ngoại tại chỗ, phải làm cho
nhân dân nước mình hiểu được sứ mệnh, vai trò của công tác thông tin đối ngoại
để giúp người dân biết, dân hiểu, dân tự nguyện tham gia vào nhiệm vụ thông tin
đối ngoại. Đây sẽ là nguồn lực vô cùng quý báu đối với sự phát triển của đất nước.
1.2.4. Đặc điểm lực lượng tiến hành công tác thông tin đối ngoại
Hiện nay, ở nước ta, tham gia vào công tác thông tin đối ngoài bao gồm
các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan truyền thông đại chúng, đoàn thể quần
chúng và cơ quan đại diện của ta tại nước ngoài. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của
Việt kiều và những cá nhân, tổ chức nước ngoài có thiện chí với ta.
Lực lượng trực tiếp làm công tác thông tin đối ngoại
Kênh truyền hình là công cụ để đưa các thông tin đối ngoại trên đến với bộ
phận người dân quan tâm tới báo hình, đồng thời gửi gắm thông điệp của đất nước
Việt Nam tới các tổ chức quốc tế,
Với những tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật truyền thông, thông tin đã
được trở nên "không biên giới", khó có sự phân định rạch ròi giữa thông tin
đối nội và đối ngoại. Do vậy, mọi phương tiện truyền thông đại chúng đều được sử
dụng cho cả thông tin đối nội và thông tin đối ngoại. Tuy nhiên, thông tin đối ngoại
còn sử dụng những phương tiện riêng có tính chất đặc thù,
đặc biệt là sử dụng những phương tiện truyền thông của nước ngoài để thông
tin về nước mình. Ngoài việc sử dụng các hình thức tuyên truyền có tính truyền
thống thông qua các phương tiện truyền thông quốc gia và quốc tế như ấn phẩm,
báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử, thông tin tuyên truyền đối ngoại có thể
được tiến hành qua các kênh khác. Đó là trao đổi các hoạt động ngoại giao, đoàn

thăm viếng, học tập, hội thảo, du lịch, sáng tác, trao đổi thương mại, biểu diễn
nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các ngày và tuần lễ văn hóa dân tộc, triển lãm


ảnh, liên hoan phim, tổ chức các hội chợ Việt Nam… Những hoạt động này ngày
càng có vai trò quan trọng trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay.
Lực lượng làm gián tiếp làm công tác thông tin đối ngoại
Như đã đề cập ở trên, phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động (cả
thường trú và ngắn hạn) vừa là đối tượng vừa là lực lượng tham gia làm công tác
thông tin đối ngoại của Kênh truyền hình TTXVN. Thật vậy, số lượng phóng viên
nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Ngày càng có nhiều hãng truyền
thông muốn hợp tác với Việt Nam trong công tác quảng bá hình ảnh vì nắm bắt
được nhu cầu thông tin về Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay có 27 văn phòng báo
chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam và hàng năm ta đón khoảng hơn 1.000
phóng viên từ các châu lục vào ta hoạt động ngắn ngày.
Với vị trí là hãng thông tấn duy nhất của quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng phát biểu nhân sự kiện TTXVN tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền
thống (15/9/1945-15/9/2015) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ
2:
“Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước với nhiều khó khăn,
thách thức, Thông tấn xã Việt Nam đã tiếp tục khẳng định vai trò là cơ quan báo
chí chủ lực, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thực hiện tốt chức năng là “ngân
hàng tin” cung cấp cho hệ thống báo chí, cho công chúng trong và ngoài nước;
đồng thời làm tốt vai trò định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy
sức mạnh tổng hợp của toàn dân, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong
công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của đất nước.”
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người Việt Nam ra nước ngoài
học tập, công tác, sinh sống. Họ ra nước ngoài mang theo và đại diện cho hình ảnh
của một đất nước cởi mở đang phát triển năng động thay thế hình ảnh Việt Nam
trong quá khứ.



Các tập đoàn, công ty nước ngoài, các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam ngày
càng nhiều, lợi ích của họ gắn bó với Việt Nam. Bản thân sự hiện diện và hoạt động
có hiệu quả của các công ty lớn như Ford, Nike, Intel, Microsoft… tại Việt Nam đã
có giá trị quảng bá rất lớn cho Việt Nam. Các công ty nước ngoài cũng có kênh
thông tin và mạng lưới quan hệ riêng, rất rộng rãi và hiệu quả. Bản thân các doanh
nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam cũng có nhu cầu quảng bá cho hoạt động
của mình để nâng cao uy tín và tăng doanh thu, giá trị cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán…
1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình
1.3.1 Tiêu chí về nội dung
Cũng giống như các loại hình tin khác, nội dung thông tin đối ngoại trên
truyền hình cũng có những yêu cầu nhất định. Để đánh giá nội dung thông tin đối
ngoại trên truyền hình cần phải đảm bảo những yêu cầu khắt khe, trong đó là
những yêu cầu cơ bản sau: Chính xác, kịp thời và Đảm bảo đúng định hướng chính
trị. Những yêu cầu này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, chất lượng thông tin
đối ngoại trên truyền hình sẽ gia tăng tỉ lệ thuận với những yêu cầu cơ bản trên.
- Tính Chính xác về nội dung
Trong Thông tin đối ngoại Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, TS
Phạm Minh Sơn phân tích tiêu chí Chính xác là điều kiện tiên quyết của thông tin
đối ngoại, không những về chủ trương, đường lối và các chính sách, mà cả về các
sự kiện, diễn biến hay số liệu, tạo nên tính thống nhất. Thông tin sai lệch khi bị
phát hiện sẽ gây hoài nghi, mất niềm tin nơi công chúng và về lâu dài sẽ tác động
tiêu cực đến công tác thông tin đối ngoại. Đặc biệt, cần phân biệt cái gì nên hay
không nên nói, cân nhắc liều lượng và mức độ như thế nào là phù hợp. Ngoài ra
không nên ngại nói về khó khăn bởi đây cũng là một cách để tăng thêm giá trị
những thành tựu.



Do đặc thù của lĩnh vực truyền hình, thông tin đối ngoại sau khi phát đi sẽ
không có cách nào để chỉnh sửa. Do đó, việc bảo đảm sự chính xác là điều kiện
sống còn đối với chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình. Những thông tin
sai lệch về diễn biến hay số liệu rất có thể sẽ trở thành công cụ để các thế lực thù
địch sử dụng nhằm chống phá Đảng và Nhà nước. Về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng, gây hoang mang tâm lý dư luận và xã hội.
Để làm được điều này, các biên tập viên, phóng viên truyền hình cần phải
cân nhắc, thận trong trong từng câu chữ, con số hay các vấn đề liên quan. Internet
phát triển mạnh khiến đội ngũ làm thông tin đối ngoại trên truyền hình có sự đa
dạng về nguồn tin, tuy nhiên cũng cần phải lựa chọn nguồn tin nào thực sự tin cậy
và có uy tín để khai thác.
- Tính Kịp thời của nội dung
Thông tin đối ngoại trên truyền hình cần phải theo sát các sự kiện, diễn biến
thay đổi từng ngày, từng giờ. Để bảo toàn tiêu chí này, các cơ quan đầu não thông
tin cần phải liên tục chủ động, linh hoạt trong khai thác và cung cấp thông tin.
Ngoài ra cần phải chủ động dự báo trước các diễn biến, tâm tư nguyện vọng của
người dân để lên kế hoạch, chuẩn bị trước nội dung thông tin, phát ngôn, đón sẵn
các tình huống có thể xảy ra, tránh để các thế lực thù địch tận dụng gây tư lợi. Sự
chậm trễ trên mặt trận thông tin đối ngoại sẽ đẩy chúng ta vào thế bị động và lúng
túng.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại
ở khắp nơi trên thế giới khiến người xem có thể tiếp cận với thông tin đối ngoại
nhanh chóng từ nhiều nguồn tin khác nhau. Những người làm thông tin đối ngoại
trên truyền hình cần hiểu rằng việc đưa tin chậm trễ sẽ khiến họ đánh mất đi sự chủ
động, khả năng chi phối đối với thông tin. Để làm được điều này không còn cách
nào khác người làm thông tin đối ngoại trên truyền hình cần phải liên tục cập nhật
thông tin trên từng thời điểm.


Với đặc thù của lĩnh vực truyền hình, thông tin đối ngoại đưa lên sẽ phải dựa

theo khung giờ phát sóng, do đó lực lượng công tác cũng cần phải lên kế hoạch cụ
thể nhằm tránh bị động trong trường hợp thông tin đến đột xuất. Nếu bảo đảm tính
kịp thời mà lại mất đi sự chính xác, chất lượng thông tin đối ngoại sẽ sụt giảm
nghiêm trọng.
- Tính Định hướng chính trị
Thông tin đối ngoại trên truyền hình cần phải thể hiện đúng đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước vạch ra. Thông tin đối ngoại trên truyền hình bị sai
về đường lối sẽ không thể trở thành vũ khí tuyên truyền sắc bén cho công cuộc mở
rộng quan hệ hợp tác và hội nhập của đất nước. Trái lại gây phản tác dụng, gây
nhiễu thông tin, hoang mang trong tâm lý dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc. Hậu
quả nghiêm trọng là những thông tin này có thể bị các thế lực thù địch sử dụng để
chống phá Đảng và Nhà nước.
Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các quốc gia trên toàn cầu phải mở rộng
quan hệ đối ngoại và hợp tác để cùng phát triển. Tuy nhiên xu thế này cũng luôn
tiềm ẩn nguy cơ chống phá của các thế lực thù địch. Do đó đội ngũ tham gia công
tác thông tin đối ngoại trên truyền hình cần phải không ngừng nâng cao nhận thức,
bản lĩnh chính trị để đảm bảo rằng những thông tin mình làm ra phù hợp với đường
lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và mang lại lợi ích cho quốc gia.
Công tác làm thông tin đối ngoại trên truyền hình không tránh khỏi việc khai
thác nguồn tin từ các kênh truyền hình hay nguồn tin nước ngoài. Điều này sẽ
khiến thông tin đối ngoại thêm đa dạng, nhưng cần đặc biệt đề phòng để tránh vô
tình đi vào đường lối tuyên truyền bên ngoài, không phù hợp với định hướng của
Đảng và Nhà nước. Chính vì lẽ đó đội ngũ tham gia công tác thông tin đối ngoại
trên truyền hình cần đảm bảo trình độ nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng
cũng như khả năng sáng tạo trong công tác thu thập thông tin phục vụ cho lĩnh vực
đối ngoại.


1.3.2 Tiêu chí về hình thức thể hiện
- Kết cấu chương trình

Kết cấu chương trình truyền hình là sự sắp xếp, xắp đặt các nội dung, các dữ
liệu của của một chương trình truyền hình. Việc kết cấu một chương trình có vai
trò quan trọng, góp phần làm cho chương trình trở nên rõ ràng, liền mạch, khoa
học, dễ hiểu và có sức truyền cảm đối với người tiếp nhận thông tin. Đối với thông
tin đối ngoại trên truyền hình, việc sắp xếp chương trình một cách rõ ràng và liền
mạch sẽ khiến thông tin đối ngoại thêm nổi bật, dễ đi vào lòng người xem. Nếu
như trình bày thông tin đối ngoại trên truyền hình một cách cẩu thả, vô tổ chức,
chất lượng thông tin đối ngoại sẽ sụt giảm do người xem gặp khó khăn trong việc
nắm bắt, hoặc để lại ấn tượng không sâu. Thông thường kết nối của một chương
trình đối ngoại trên truyền hình sẽ như sau: Lời chào, phần giới thiệu nội dung
chính, chi tiết nội dung chính và cuối cùng là tổng kết, lời chào.
Mỗi chương trình thông tin đối ngoại trên truyền hình có các dữ liệu khác
nhau, để từ đó dẫn tới sự điều chỉnh riêng trong kết cấu chương trình sao cho phù
hợp. Tuy nhiên cũng có những chương trình thông tin đối ngoại là sự kết hợp của
nhiều dữ liệu và thông tin, do đó kết cấu sẽ có phần phức tạp, khó khăn hơn. Tuy
nhiên nguyên tắc quan trọng vẫn là sự sắp xếp kết cấu là phải đảm bảo sự dễ hiểu
và dễ theo dõi.
- Hình ảnh và âm thanh
*Hình ảnh
Đối với thông tin đối ngoại trên truyền hình, ngôn ngữ truyền đạt là sự kết
hợp giữa thông tin với các yếu tố hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh là ngôn ngữ
chính để truyền tải nội dung thông tin, tạo ra sự khác biệt đối với các phương tiện
truyền thông đại chúng khác. Hình ảnh sẽ là lợi thế tuyệt đối của của thông tin đối
ngoại trên truyền hình nếu sử dụng, khai thác hợp lý. Đề tài, câu chuyện sẽ trở nên


sinh động, thuyết phục nếu như hình ảnh được lựa chọn cẩn thận và có cấu trúc
phù hợp.
Những tác phẩm truyền hình có giá trị chất lượng cao thường là những tác
phẩm mà hình ảnh đã diễn tả được phần lớn nội dung. Muốn thực hiện được điều

đó, hình ảnh liên quan đến thông tin đối ngoại cần được tư duy tốt khi có ý tưởng
cho đến khâu quay hình và khâu dựng hình. Hình ảnh trong chương trình thông tin
đối ngoại trên truyền hình được đánh giá cao cần đảm bảo những yêu cầu sau:
(1) Hình ảnh đem lại giá trị thông tin: Điều này thể hiện ở việc sắp xếp các
hình ảnh riêng biệt thành một chuỗi các hình ảnh thể hiện thông điệp của thông tin
đối ngoại. Hình ảnh cho người xem biết được đây là sự kiện gì? Ai là người liên
quan? Diễn ra ở đâu? Như thế nào? Kết quả ra sao?...
(2) Hình ảnh đảm bảo giá trị thẩm mỹ: Hình ảnh sử dụng cho thông tin đối
ngoại cần phải đẹp, tạo nên thông điệp tươi sáng và tích cực. Điều này thể hiện ở
việc bố cục khuôn hình phải chặt chẽ, ánh sáng sử dụng phải phù hợp, rõ, nét. Màu
sắc tươi tắn nhưng vừa phải, tránh gây mất thẩm mỹ làm phản tác dụng thông tin.
(3) Hình ảnh đảm bảo giá trị nhân văn: Trong thông tin đối ngoại trên truyền
hình, hình ảnh cần đảm bảo giá trị nhân văn, đặc biệt trong các đề tài nhạy cảm.
Cần phải tránh đưa các hình ảnh nhạy cảm hay ghê rợn bởi chúng có thể làm sai
lệch nội hàm thông tin đối ngoại trên truyền hình.
*Âm thanh
Cùng với hình ảnh, âm thanh trong tác phẩm truyền hình đóng một vai trò
quan trọng trong việc truyền tải thông tin đối ngoại. Âm thanh truyền hình thể hiện
ở 3 dạng: Lời bình, tiếng động và âm nhạc. Không có giới hạn trong việc sử dụng
một hay nhiều dạng âm thanh trong một tác phẩm phục vụ công tác thông tin đối
ngoại trên truyền hình.
Âm thanh trong chương trình được đánh giá là chất lượng khi được khai thác,
sử dụng phù hợp với nội dung thông tin đối ngoại, âm lượng vừa phải, kết hợp hài


×