Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tiểu luận cao học thông tin đối ngoại QUẢNG BÁ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 35 trang )

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

QUẢNG BÁ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
TỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

Hà Nội, tháng 1 năm 2013


MỤC LỤC
QUẢNG BÁ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC___________________________________1
TỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ______________________________________________________1
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI______________________________1
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:_________________________________________________1
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
8
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
9
2.4. Sự cách tân múa rối nước......................................................................................................................23
2.5. Nghệ thuật múa rối nước - Tương lai mờ mịt.......................................................................................24
CHƯƠNG 3:
27
ĐÁNH GIÁ- GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN- BẢO TỒN MÚA RỐI NƯỚC
27


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Thuyết minh về một loại hình nghệ thuật độc đáo ở Việt Nam
Múa rối nước - một loại hình nghệ thuật độc đáo chỉ có ở việt nam
Múa rối nước (hay còn gọi là rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân
gian truyền thống lâu đời của Việt Nam . Theo các nhà nghiên cứu thì nó xuất
hiện từ đời Lý, vào khoảng thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Múa rối nước thường được
biểu diễn trong dịp Tết cổ truyền hoặc trong các dịp lễ hội của người Việt. Trong
kho tàng múa rối nước của Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết
mục rối hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người
dân Việt và miền đồng bằng sông Hồng là cái nôi sinh ra hình thức nghệ thuật
này. Nghệ thuật rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường:
dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông
che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... trên "sân khấu" này
là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những
người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây... Biểu diễn rối nước không
thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ. Lịch sử nghệ thuật Múa rối Việt
Nam : Múa rối là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống có từ lâu
đời của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam , nó ra đời và tồn tại cùng
với nền văn minh lúa nước từ thời các vua Hùng dựng nước. Song dấu ấn của
nghệ thuật múa rối nước còn lại đến ngày nay mà chúng ta nhận biết được là vào
đời vua Lý Nhân Tông năm 1121, trên bia Sùng Thiện Diên Linh đặt tại chùa
Long Ðọi, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Văn bia chùa Đọi có ghi
nhân dân biểu diễn các trò diễn Rối nước để mừng thọ Vua. Do điều kiện tự
nhiên và công việc nông nghiệp của người dân Việt Nam gần gũi và gắn bó với
nước, chính những người nông dân chân lấm tay bùn này đã sáng tạo ra nghệ
thuật Rối nước. Họ thường tổ chức diễn vào những ngày việc đồng áng tạm
xong, ngày xuân, những ngày mở hội. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này với


những con rối duyên dáng là "Linh hồn của đồng ruộng Việt Nam " và đánh giá:
"Với sáng tạo và khám phá. Rối nước đáng được xếp vào những hình thức quan

trọng nhất của Sân Khấu Múa Rối". Phương thức nhờ nước để con rối hoạt động,
nhờ nước giấu đi bộ máy và cách điều khiển là sáng tạo tuyệt vời. Nước làm cho
con rối sinh động, làm cho chúng tươi tắn. Nước đã tham gia cùng diễn với con
rối như một nhận xét: "Nước cũng là một nhân vật của múa rối". Mặt nước như
êm ả với đàn vịt bơi, trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữ
giáng trần múa hát. Nhưng mặt nước cũng sôi động trong những trận chiến lửa,
những con rồng vây vàng xuất hiện. Báo Pháp viết: "Con rối được điều khiển
bằng sự khéo léo khó mà tưởng tượng. Con rối như có phép thuật điều khiển".
Đấy chính là sự tài tình, là điều hấp dẫn và sáng tạo của nghệ thuật Múa rối
nước.
Trước kia, rối nước chỉ diễn vào ban ngày, ở ngoài trời. Không thấy sân
khấu gắn bó hòa quyện với phong cảnh thiên nhiên như rối nước. Giữa thiên
nhiên thơ mộng, khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong
đó có đất, nước, cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương toả, có cả mái
đình với những hàng ngói đỏ... Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo của nghệ
thuật, thiên nhiên và con người. Lịch sử Múa rối Việt Nam ghi nhận hai loại hình
chính là Mùa rối cạn và Múa rối nước. Rối cạn gồm nhiều hình thức như: Rối
tay, Rối que ở Đồng Minh (Hải Phòng), Tế Tiêu (Hà Tây), Rối dây, Mộc Thầu
Hý ở Cao Bằng, Bắc Thái. Riêng Rối nước là loại hình dân gian độc đáo, chỉ có
duy nhất ở Việt Nam . Những chương trình như múa Lân, múa Phượng, múa Bát
Tiên, khởi nghĩa Lam Sơn...mang đậm hồn dân tộc, thấm vào sự cảm nhận đầu
đời của trẻ thơ đến những người cao tuổi muốn tìm lại chút gì đó của thời gian.
Chúng tôi đã đến các làng quê xa xôi cũng như đã biểu diễn nhiều nơi trên thế
giới và đã được đón chào! Rối nước là chương trình biểu diễn văn hóa đặc biệt
bổ ích phục vụ cho các trường học, khách sạn, tỉnh, thành phố... Một số trò cổ
tiêu biểu: Bật Cờ: Sau những nét nhạc mở đầu, dàn cờ bật lên, tung bay như một


lời chào khán giả. Đây là một kỹ thuật rất đơn giản nhưng đầy bất ngờ mở đầu
của chương trình biểu diễn. Tễu: Tễu là người biểu diễn thông minh, khoẻ mạnh,

luôn vui vẻ, hóm hỉnh. Chú là một nhân vật tưởng tượng từ thượng giới xuống
gỡ những rắc rối của trần gian, của những trò rối. Tễu xuất hiện, hát giới thiệu
chương trình. Múa rồng: Rồng là con vật thần linh có trong truyền thuyết được
người dân ngưỡng mộ. Rồng là biểu tượng ở sức mạnh và quyền uy nổi tiếng ở
Châu Á, mang dáng dấp cung đình, là sức mạnh vươn lên của người dân Việt
Nam . Thật là kì diệu và ngạc nhiên khi con rồng từ dưới nước hiện lên, lúc phun
lửa, khi phun nước. Nó bơi lượn: uyển chuyển và mạnh mẽ, hai sự mâu thuẫn
được kết hợp hài hoà như lửa và nước cùng tồn tại vậy. Lân tranh cầu: Hai con
lân dành nhau quả bóng màu. Cuộc chiến đôi khi quyết liệt nhưng vui vẻ như
một cuộc trình diễn tuyệt diệu, tràn ngập màu sắc trong tiết tấu âm nhạc đầy
cuốn hút. Với kỹ thuật sử dụng sự tác động của nước là chính, hai con lân vờn
cầu, ngụp lặn linh hoạt thật khó tưởng tượng nó có thể làm được gì hơn thế. Múa
phượng: Đôi phượng bơi trong cảnh thanh bình, hạnh phúc trên nền nhạc dân
tộc, giai điệu trữ tình. Nó tượng trưng cho sự vĩnh hằng của tình yêu đôi lứa,
tượng trưng cho sự cao sang bay bổng, lãng mạn, duyên dáng và tinh tế. Lời ca
đẹp đẽ, giọng hát mượt mà đưa người xem đến với những tưởng tượng về tình
yêu thuở hoang sơ... Nông nghiệp: Cảnh những người nông dân đang làm việc
trên cánh đồng. Họ làm việc rất cần mẫn, khẩn trương nhưng vui vẻ, vừa làm
vừa hát đối với nhau. Nơi này những người đàn ông đang cày bừa, nơi kia những
cô gái đang cấy mạ. Hàng lúa từ từ mọc lên như sự hứa hẹn của mùa sau. Còn có
những người xay thóc, giã gạo...Rồi lại thấy một anh chàng câu ếch rất tài tình.
Kỹ thuật câu được thực hiện ngay (không cần che dấu), trước mắt khán giả, gây
được sự bất ngờ thú vị. Múa sư tử: Đây là điệu múa truyền thống trong ngày Tết
Trung Thu hàng năm của người Việt Nam đón trăng tròn. Điệu múa hiện ra dưới
nước tràn ngập ánh trăng rằm tháng tám. Một sinh hoạt văn hóa lâu đời còn tồn
tại cho đến nay, mang bản sắc độc đáo của người Việt. Đánh cáo bắt vịt: Hai ông


bà chăn vịt, cảnh chăn nuôi gia cầm thanh bình của người nông dân. Nhưng bất
chợt một con cáo gian ngoan xuất hiện và rình bắt trộm. Đây là một kỹ thuật hay

của trò rối nước: Con cáo bơi đuổi vịt, lúc chui vào bụi cây rồi lại leo nhanh lên
cây... cho đến khi nó vồ được con vịt, tha từ dưới nước lên cây. Rất bất ngờ và
ngạc nhiên. Tiết mục kích thích sự tò mò và thắc mắc của khán giả như một sự
thách đố lý giải. Những chương trình như múa Lân, múa Phượng, múa Bát Tiên,
khởi nghĩa Lam Sơn...mang đậm hồn dân tộc, thấm vào sự cảm nhận đầu đời của
trẻ thơ đến những người cao tuổi muốn tìm lại chút gì đó của thời gian. Chúng
tôi đã đến các làng quê xa xôi cũng như đã biểu diễn nhiều nơi trên thế giới và đã
được đón chào! Rối nước là chương trình biểu diễn văn hóa đặc biệt bổ ích phục
vụ cho các trường học, khách sạn, tỉnh, thành phố... Đua thuyền: Một trò chơi
mang tính truyền thống ở địa phương gần vùng sông nước. Hàng năm, người
nông dân thường tổ chức đua thuyền trong những ngày hội được mùa hoặc
những ngày lễ, ngày tết. Những chiếc thuyền đua hối hả, sôi động trên nền nhạc
dân ca quen thuộc, nổi tiếng, mô phỏng rất hay nhịp chèo thuyền. Đánh cá:
Những con cá bơi rất linh hoạt mềm mại trong nước. Những người nghệ sĩ tạo
hình đã sáng tạo ra được những con cá có cơ cấu chuyển động tinh tế và sinh
động. Vợ chồng câu cá ngồi trên chiếc thuyền bé. Người bạn của họ đang xúc
tép hoặc kéo vó. Một anh chàng úp nơm tinh nghịch chòng ghẹo cô gái.. Ta thấy
một nhịp sống sôi động, vui tươi hạnh phúc của những người dân miền sông
nước. Dàn nhạc dân tộc: Dàn nhạc dân tộc gồm những nhạc cụ truyền thống của
Việt Nam đã có từ hàng nghìn năm nay. Với những âm sắc độc đáo, phong phú
được minh hoạ tài tình qua những động tác nghộ nghĩnh khéo léo của con rối.
Nhi đồng hí thuỷ: Đùa nhau, nghịch và bơi lội dưới ao làng là thứ trò chơi được
yêu thích của trẻ nhỏ. Chúng chơi đùa rất hồn nhiên và thích thú với những động
tác rất giỏi giang, thành thục, mạnh mẽ và vui ngộ như chính chúng được sinh ra
từ nước và là chủ nhân của sông nước. Chọi Trâu: Hai con trâu trắng và đen xuất
hiện. Chúng húc nhau như một trận chiến ác liệt. Một con bị thua và bỏ chạy.


Cuộc chiến tượng trưng cho sự thắng bại của người chủ chăn trâu trong thôn
xóm. Ngày nay, hội chọi trâu vẫn được duy trì ở một số địa phương và được tổ

chức rất long trọng kèm theo những giải thưởng lớn. Lam Sơn Tụ Nghĩa: Những
người anh hùng tụ họp trên núi Lam Sơn, góp sức cho cuộc chiến đấu bảo vệ tự
do của dân tộc. Khi đất nước đã thanh bình, nhà vua trả lại gươm báu cho thần
Kim Quy (Rùa Vàng). Đây là một truyền thuyết nổi tiếng về Hồ Hoàn Kiếm, mặt
hồ nước đẹp, thơ mộng giữa thủ đô Hà Nội - Việt Nam. Hãy chú ý kỹ thuật con
rùa há mồm đón kiếm thần từ tay vua. Múa bát tiên: Tây Vương Mẫu đã dạy các
nàng tiên điệu múa trong cung đình, nơi chỉ có niềm vui và hạnh phúc. Bằng kỹ
thuật sử dụng puly, dây kéo đã tạo ra những động tác múa rất đều, đẹp và duyên
dáng. Múa tứ linh: Con rồng huyền thoại múa lượn và phun lửa, nước tạo nên
những màu sắc rực rỡ kỳ ảo. Trong khi đó con nghê múa theo điệu trống.
Phượng nghiêng mình xoè đôi cánh say sưa lướt cùng với rùa trên mặt nước.
Cuối cùng tất cả đều biến mất. Đây là cuộc quần vũ của bốn con vật qúy trong
truyền thuyết và biểu tượng linh thiêng trong các đền chùa Việt Nam.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có sân khấu múa rối nước Rồng Vàng.
Múa rối nước Việt Nam được đông đảo bạn bè quốc tế yêu thích và đánh
giá cao. Đây thực sự là
một bộ môn nghệ thuật
dân gian

dành được

nhiều tình cảm sâu đậm
của khán giả mỗi khi
xem.
Tuy nhiên, trong
xã hội hiện nay múa rối
nước chưa hẳn đã được
người dân quan tâm nhiều. Trẻ em thì không nhiều em có cơ hội xem múa rối
nước, đặc biệt là trẻ em miền núi thì lại càng khó khăn hơn. Người lớn giữa bộn



bề công việc, cũng chẳng có mấy thời gian quan tâm đến môn nghệ thuật này.
Thiết nghĩ, để loại hình nghệ thuật lâu đời trở thành một “đặc sản” văn hóa của
Việt Nam, trước hết cần phổ biến, gìn giữ nó trong lòng dân tộc Việt trước đã.
Có như vậy, nghệ thuật múa rối nước mới xứng đáng là một loại hình nghệ thuật
đặc sắc của dân tộc, sống mãi trong lòng người dân Việt và cả những bạn bè yêu
thích rối nước trên thế giới.
Việc tìm hiểu về múa rối nước sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môn nghệ
thuật cổ truyền lâu đời này, thêm yêu nét văn hóa đẹp của dân tộc đồng thời xây
dựng và bảo tồn để múa rối nước trở thành sứ giả văn hóa của Việt Nam đến với
“ngôi nhà sân khấu” của thế giới
2. Phạm vi nghiên cứu
Đó là vấn đề cơ bản của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam và vẻ đẹp của
môn nghệ thuật này trong lòng những con người ngoại quốc cũng như việc bảo
tồn và phát huy giá trị truyền thống quý báu này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Là nghệ thuật múa rối nước truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Việt,
là cách thức biểu diễn và tâm huyết của những nghệ nhân múa rối. Tiểu luận
cũng đi vào nghiên cứu hình ảnh múa rối nước Việt Nam trong con mắt bạn bè
quốc tế, những cảm nhận của họ về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt
Nam.

4. Mục đích nghiên cứu
Đem đến cho người đọc cái nhìn rõ nét hơn về môn nghệ thuật múa rối
nước. Đồng thời giới thiệu cho bạn bè quốc tế hiểu hơn về rối nước Việt Nam
nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Đưa tới bạn bè một nét đẹp của văn
hóa Viêt, giúp Việt Nam ngày càng được yêu quý hơn trong mắt bạn bè Quốc tế.


5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận Mácxit là chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp chung: Logic – lịch sử, phân tích hệ thống
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp đặc thù như khảo sát,
quan sát trực tiếp, nghiên cứu tài liệu đưa ra đánh gái kết luận, phân tích, tổng
hợp, đánh giá so sánh.
6. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có
3 chương và 11 tiết:


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢNG BÁ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI
NƯỚC VIỆT NAM.
1.1. Quảng bá hình ảnh?
1.1.1. Quảng bá là gì? Quảng bá hình ảnh là gì?
Quảng bá là một phần của giao tiếp, bao gồm những thông điệp đưa ra
nhằm khuyến khích sự nhận thức... phổ biến những thông điệp đó nhằm thu hút
sự chú ý và sự quan tâm.
Quảng bá hình ảnh là giới thiệu, đưa hình ảnh truyền tải tới người nhận
thông tin
1.1.2. Các loại hình quảng bá
Quảng bá hình ảnh trên truyền hình: Phạm vi truyền tải rộng và thu hút
được đối tượng người xem nhờ truyền tải được âm thanh và hình ảnh chân thực.
Quảng bá trên tạp chí, báo và website:Mức độ lan truyền, nó có thể truyền
tay từ người này sang người khác, khi đọc xong thông tin bạn có thể cất giữ nó
để có thể tìm đọc lại khi bạn cần.
Quảng bá ngoài trời: Thu hút được đông đảo số lượng người xem
Quảng bá thông qua tổ chức sự kiên: Đưa hình ảnh đến gần nhất với người

nhận
1.2. Nghệ thuật múa rối nước tại Việt Nam
1.2.1. Tìm hiểu về múa rối nước
Nghệ thuật múa rối nước là nghệ thuật văn hóa truyền thống dân gian của
Việt Nam, nó được nuôi dưỡng và hình thành trong không khí hội hè đình đám,
những buổi diễn xướng sử thi chốn làng quê châu thổ. Các trò diễn múa rối nước
vui nhộn phản ánh sinh hoạt đời sống lao động của người nông dân Việt Nam đã
dần trở thành một bộ môn độc đáo trong sân khấu dân gian nước ta.


Vậy múa rối nước là gì?
Múa rối nước là một nghệ thuật biểu diễn bằng con rối trên mặt nước, kết
hợp một cách kỳ ảo hai yếu tố rối và nước.
Sân khấu của rối nước là ao, hồ của làng
mạc thôn quê. Khán đài là bãi cỏ quanh
đấy. Rất thuận tiện cho dân chúng đến xem.
Trên nước là một tòa thủy đình hai tầng,
tầng trên dùng để thờ Tổ, tầng dưới là hậu
trường có mành che. Khác với các loại hình
nghệ thuật khác, nghệ nhân của trò múa rối nước không xuất hiện trên sân khấu
mà họ đứng sau mành che điều khiển các con rối bằng hệ thống que - dây phức
tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật và nghệ thuật tinh xảo.Qua những tiết mục biểu
diễn nghệ thuật múa rối nước cổ truyền, những cảnh sinh hoạt bình thường về
đời sống, tinh thần, và vật chất truyền đời của người nông dân Việt Nam được
thể hiện rõ nét.
Nghệ thuật múa rối nước có từ lâu đời
Sử cũ còn ghi lại, kể từ lúc rời đô về Thăng Long vua Lý Thái Tổ đã đặt
lệ thi bơi chải hàng năm trên sông Cái và năm nào ông cũng ngự giá ra xem bơi
thi. Cho tới nay, tấm bia Sùng thiện diên linh ở Long Sơn (núi Đọi, huyện Duy
Tiên, Nam Hà ) được dựng vào năm 1121 đời vua Lý Nhân Tông có lẽ đã ghi

nhận một chứng tích xa xưa nhất, đáng tin cậy về cảnh trình diễn múa rối
nước đời nhà Lý, về các trò: múa tiên, múa phượng, rùa vàng phun nước quá
quen thuộc với chúng ta ngày nay. Cùng với nhiều chùa chiền được xây dựng
đời Lý, người ta cũng thấy các nhà thủy đình (nơi dành riêng cho việc biểu diễn
múa rối nước) đã có mặt khá sớm để phục vụ dân chúng mỗi dịp hội hè đình đám
thôn quê (như khu vực chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội). Thời nhà Trần, một sứ


thần của triều Nguyên là Trần Phú khi sang thăm nước ta đã ghi lại rằng vua
Trần mở tiệc đãi khách ở kinh thành cùng với việc tổ chức những trò vui “có trò
leo dây, múa rối”. Chắc chắn, để có thể đưa vào biểu diễn phục vụ trong cung
đình với những trò diễn kỹ xảo tinh vi ở thời lý, thời Trần sử sách ghi lại múa rối
nước phải được ông cha ta sáng tạo, gây dựng trong dân gian trải nhiều thế kỷ
trước.
Ngày nay ngoài những phường rối nước cổ truyền ở Nguyên Xá (Thái
Bình) Nam Chấn (Hà Nam), Đào Thục (Hà Nội) Quốc Oai (Hà Tây) đang
lưu giữ hàng trăm trò diễn đặc sắc truyền lại qua nhiều đời nghệ nhân múa rối
nước thực sự trở thành bộ môn sân khấu dân tộc độc đáo trong chương trình biểu
diễn của nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của nước ta ở nhiều thành phố
lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm hàng chục
vạn lượt du khách quốc tế thăm Việt Nam đều coi thưởng thức nghệ thuật múa
rối nước như một nhu cầu khám phá tìm hiểu rõ hơn về bản sắc văn hoá độc đáo
Việt Nam. Nhà hát múa rối nước Thăng Long với rạp hát ven Hồ Gươm là điểm
diễn luôn sáng đèn quanh năm với con số kỷ lục cao nhất nước ta hiện nay: hơn
900 buổi diễn múa rối nước phục vụ du khách hàng năm.
1.2.2. Biểu diễn múa rối nước
Để mang đến cho khán giả một buổi biểu diễn rối nước trọn vẹn và đặc
sắc thì công đoạn chuẩn bị trước buổi biểu diễn cũng hết sức kỹ lưỡng và công
phu.
1.2.2.1. Những con rối- Linh hồn của buổi biểu diễn

Để làm được một con rối hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ
đục cốt đến trang trí hóa trang và rất nhiều công đoạn mà người nghệ nhân
không thể bỏ qua. Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kỹ xảo điều khiển
nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú.


Các con rối được làm bằng gỗ, thường là gỗ sung, vì gỗ sung nhẹ, nổi trên
nước được. Rối cao không quá 50cm và được điêu khắc một cách tinh xảo.
Chúng được sơn phết lộng lẫy bằng sơn ta để không bị đổi màu khi xuống nước
và không thấm nước. Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc của các nghệ nhân.
Họ phải nghiên cứu kịch bản, phác ra trên giấy một hình tượng rối với đủ tính
chất, thần sắc cùng vóc dáng, trang phục phù hợp với nhân vật, sau đó mới đến
giai đoạn đục khắc trên gỗ. Gỗ sung phải có số tuổi từ 4 đến 5 năm mới thích
hợp, vì nếu gỗ non quá thì dễ bị mục. Do nước hủy hoại, các con rối chỉ được sử
dụng nhiều lắm là 100 buổi diễn. Hình tượng các con rối thường là những con
người, con vật quen thuộc của cuộc sống Việt Nam như nông dân, ông câu, con
cá, ếch, nhái, rùa...
1.2.2.2. Nước- ẩn giấu trong lòng tất cả mọi bí mật của trò rối


Dùng nước làm sân khấu cho các con rối hoạt động là đặc điểm độc đáo
của nghệ thuật rối nước. Nước không chỉ là nơi quân rối làm trò đóng kịch mà
còn là yếu tố cộng minh, cộng sinh, cộng hưởng. Nước vừa cản trở, vừa hỗ trợ,
phối hợp với quân rối. Nước không chỉ là môi trường, là khung cảnh mà còn như
thầy phù thủy có nhiều phép thần thông biến hóa đối với nghệ thuật biểu diễn
rối.
Các con rối chỉ là những công trình điêu khắc gỗ với cử động gấp khúc,
vừa đủ để con người nhận thức khái quát về người, về vật...Nhưng nước đã dùng
đặc tính lỏng và phản quang của mình tạo nên sự ảo hóa hiện tượng. Sân khấu
rối nước luôn đầy ắp sắc hình trời, mây, cây, cảnh...chuyển đổi khôn lường in

trên mặt nước làm cho nhân vật “rối” hoạt động. Trên chiếc gương này, tất cả
đều lung linh, mềm mại, uyển chuyển, biến hóa liên tục trước mắt người xem.
Những đường nét thô cứng hay màu sắc nghèo nàn của những con rối cũng sẽ
trở nên sinh động, phong phú. Nhân vật thoắt ẩn, thoắt hiện cùng với con bóng
của mình điệp trùng trên sóng nước. Những tiếng trống, tiếng pháo "chói tai", âm
vang qua nước và khoảng không thoáng rộng cũng trở nên dịu dàng, dễ nghe
hơn.


1.2.2.3. Một buổi biểu diễn múa rối
Những con rối đã được chuẩn bị sẵn, phần thân rối là phần nổi lên mặt
nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi
bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.
Máy điều khiển và kỹ xảo điều khiển trong múa rối nước tạo nên hành
động của quân rối nước trên sân khấu, đó chính là mấu chốt của nghệ thuật trò
rối nước.
Máy điều khiển rối nước có thể được chia làm hai loại cơ bản: máy sào và
máy dây đều có nhiệm vụ làm di chuyển quân rối và tạo hành động cho nhân vật.
Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển
từ xa, cống hiến cho người xem nhiều điều kỳ lạ, bất ngờ.
Ngày trước, tại một cái ao hay cánh đồng lúa được chọn làm nơi biểu diễn.
Ngày nay thì người ta thường sử dụng hồ nhân tạo, các thành viên trong đoàn
múa rối sẽ dựng ở đó một cái rạp bằng tre và gỗ, mái rạp có hình cong ở các góc
giống như hình dáng của ngôi chùa thờ Phật để tượng trưng cho kiến trúc vùng
nông thôn Việt Nam. Đây được gọi là buồng trò rối nước. Người nghệ nhân rối
nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào,
thừng, vọt,... hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc ở dưới
nước. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân
hình, hành động làm trò đóng kịch của nó.
Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò . Buồng trò, sân

khấu được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã...Buổi diễn rất nhộn nhịp
với lời ca, tiếng trỗng, mò, tù và, chen tiếng pháp chuột, pháo thăng thiên, pháo
mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo.


Vào buổi biểu diễn, những con rối sẽ xuất hiện bằng cách trồi lên từ phía
sau một hàng tre kín. Mở đầu buổi diễn thường có trò bật cờ, từng chiếc cờ sặc
sỡ đột nhiên phóng từ dưới nước lên tạo nên bầu không khí háo hức. Sau đó là
màn diễn. Những con rối sẽ được điều khiển diễn theo một vài kịch bản được
viết với nội dung là những câu chuyện thần kỳ hay chuyện đời thường dung dị.
Các con rối sẽ bất ngờ thoắt ẩn thoắt hiện trên làn nước lung linh, rất thần diệu.
Đó là cảnh đôi rồng vàng uốn lượn, nhảy vờn, miệng phun lửa, bỗng nhiên lặn
xuống rồi lại chợt xuất hiện, bất ngờ phóng lên phun khói. Hay có khi chỉ là cảnh
nông dân, trâu cày lội chìm nước. Trẻ con bơi lội, nô đùa. Hoặc cảnh hai đô vật
đang tranh tài, họ xông vào nhau, ôm ghì lấy nhau, chống rồi đẩy... Trước đây,
múa rối nước biểu diễn không lời, chỉ dùng động tác diễn tả. Về sau, múa rối trở
nên phong phú hơn, không những có lời mà còn tăng cường thêm nhạc và cả
pháo bông để tăng hưng phấn cho người xem.
Những người điều khiển con rối mà khán giả không thể nhìn thấy được để chân
trần, chỉ mặc độc bộ đồ lót chuyên dụng, ngâm mình trong ao hay cánh đồng lúa
đầy nước và điều khiển cử động các con rối hình người, hình con voi, con trâu,
rắn và những con vật khác lướt qua lại trên mặt nước.
Thời gian của một vở diễn dài khoảng 90 phút.
1.2.2. Hình tượng quan trọng trong rối nước
Chú Tễu- nhân vật đặc sắc


Trải qua nhiều năm, người Việt Nam từ chốn cung đình cho tới làng mạc nông
nghiệp ai ai cũng đều yêu mến chú Tễu và coi Tễu là nhân vật quan trọng nhất.
Tễu được làm to hơn các con rối khác, tóc để trái đào hoặc được buộc hai bên.

Chú Tễu thân hình tròn trĩnh, da trắng hồng, miệng lúc nào cũng tươi cười. Chú
đóng khố để lộ bộ ngực và cái bụng phệ. Tay chú Tễu cầm cái quạt vừa đi vừa
vung vẩy, cái đầu quay nghiêng quay ngửa. Chú Tễu là nhân vật xuất hiện đầu
tiên trong buổi biểu diễn rối nước. Nói cách khác, Tễu làm nhiệm vụ giáo đầu
dẫn chuyện tạo niềm hưng phấn cho khán giả và nhất là những khán giả nhỏ tuổi.


CHƯƠNG 2:
MÚA RỐI NƯỚC VIỆT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XUNG QUANH.
2.1. Lòng tâm huyết của các nghệ nhân rối nước
Các nghệ sĩ trình diễn múa rối
nước xát gừng đã được giã nát trên thân
thể mình và uống nước mắm để giữ ấm
khi họ phả đứng suốt trong làn nước lạnh
ngang hông để điều khiển các con rối tại
các ao, hồ tự nhiên hay nhân tạo. Tuy
môi trường hoạt động múa rối nước
trong điều kiện khá khó khăn nhưng
những nghệ sĩ trình diễn bộ môn nghệ
thuật dân gian cổ truyền này vẫn hết sức
tận tụy với nghề chỉ vì lý do duy nhất:
Họ là những người có lòng yêu bộ môn
nghệ thuật thủ công này hết sức sâu đậm,
nồng nàn và thiết tha.
“Nếu họ không có lòng yêu nghề, không bền chí, chắc họ sẽ không kiên trì
chịu ngâm mình suốt trong nước. Họ sẽ không chịu đứng suốt cả ngày để biểu
diễn”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy – Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Hà Nội nói
với vẻ kính phục và tôn trọng những nghệ nhân rối nước và ông cho biết thêm
“Nếu họ không nuôi dưỡng tình yêu cho môn nghệ thuật này, bộ môn có truyền
thống lâu đời này của Việt Nam sẽ chết”.

Người sáng tạo và duy trì nghệ thuật múa rối nước từ hàng nghìn năm nay
là người làm ruộng, sống với nước từ khi còn trong bụng mẹ, gắn bó với nước
chặt chẽ, ân tình “sống ngâm da, chết ngâm xương”. Ngâm bùn lội nước là cuộc
sống thường ngày. Biểu diễn rối nước với họ là niềm thích thú được tham gia


sáng tạo. Nghệ nhân rối nước đều là người đứng tuổi, đã lăn lộn với đồng nước,
với con trâu cái cày. Chính niềm say
mê, hứng thú với môn nghệ thuật lâu
đời, đậm đà bản sắc văn hóa trong con
người họ đã thôi thúc những nghệ
nhân rối nước truyền lại cho con cháu
đời sau bí kíp để duy trì và phát triển
nghề. Những kỹ thuật biểu diễn và
điều khiển con rối nhuần nhuyễn, điêu
luyện đều là bí mật gia truyền được giữ kỹ lưỡng, chỉ truyền lại cho người trong
gia đình mà chỉ truyền cho nam giới. Phải mất rất nhiều năm luyện tập mới có
thể nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để con rối chuyển động thuần
thục như ý hoặc để triển khai, phát triển thêm kỹ năng di chuyển từng bộ phận
của chú rối. Cũng có thể nói, Múa rối nước chính là nghề “cha truyền con nối”,
không chỉ là “truyền” kỹ năng kỹ thuật mà còn truyền cả lòng yêu nghề, tâm
huyết muốn được cống hiến cho khán giả những tiết mục đặc sắc, độc đáo nhất.
2.2. Hành trình của rối nước đến với các quốc gia trên thế giới
Hiện nay, múa rối nước không chỉ phát triển trong nước mà đã ngày càng
khẳng định giá trị nghệ thuật của mình, chinh phục lòng ngưỡng mộ của bạn bè
khắp các quốc gia trên thế giới. Các cuộc lưu diễn nước ngoài đã giới thiệu thành
công thể loại văn hóa tuyệt diệu này, làm thành một nhịp cầu giao lưu giữa Việt
Nam và các nước bạn.
Kể từ năm 1984, bằng
chuyến xuất ngoại biểu diễn lần

đầu tiên giao lưu văn hoá dân
tộc của múa rối nước cổ truyền
Việt Nam đến nay đã 20 năm


trôi qua. Hàng trăm chuyến lưu diễn nước ngoài tham dự các Festival sân khấu
quốc tế đạt hơn 40 quốc gia ở khắp các châu lục Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi. Những
nghệ sĩ múa rối nước của Nhà hát múa rối Trung ương Việt Nam, Nhà hát múa
rối Thăng Long, Đoàn Nghệ thuật múa rối Hải Phòng, Đoàn Nghệ thuật múa rối
Thành phố Hồ Chí Minh và các phường rối cổ truyền luôn gây sự bất ngờ, niềm
thán phục cho khán giả quốc tế bởi chương trình biểu diễn độc đáo cùng tài nghệ
điều khiển khéo léo những con rối trên mặt nước. Hầu hết khán giả nước ngoài
từng thưởng thức nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam đều coi đó là hiện
thân của những sứ giả văn hoá mang tình yêu, hạnh phúc và sự thanh bình đến
với đất nước họ. Ngay trong dịp tháng 5 năm 2004, chương trình múa rối nước
của các nghệ sĩ Nhà hát múa rối Trung ương cũng đã gây được tiếng vang tại
Liên hoan nghệ thuật Quốc tế ở Marôc, Croatia, Maxedoan...
Nhà hát múa rối nước Thăng Long (Hà Nội) cũng đã tham gia biểu diễn
thành công tại các Festival quốc tế Forurn’ Barcelona 2004 ở Tây Ban Nha, tuần
lễ văn hoá Hà Nội tại Giơ-ne vơ (Thụy Sĩ)... Đặc biệt, diễn đàn văn hoá toàn cầu
với quy mô hoành tráng tổ chức tại thành phố Barcelona - Tây Ban Nha được
khai mạc từ ngày 8-5-2004, quy tụ hơn 1000 nghệ sĩ của 47 đoàn nghệ thuật
chuyên nghiệp đến từ khắp các quốc gia đã thực sự trở thành một ngày hội liên
hoan của nhiều nền văn hoá đa dạng, rực rỡ sắc màu. Sự kiện này đã thu hút
hàng vạn người tham dự, trong đó có cả nhà vua hoàng hậu và hoàng gia Tây
Ban Nha. Forum’ Barcelona 2004 diễn ra trong một khu vực 15 hecta có 39 điểm
trình diễn, sân khấu, khu vui chơi giải trí, gian hàng triển lãm. Nhà hát múa rối
Thăng Long do Nghệ sĩ Lê Văn Ngọ làm trưởng đoàn vinh dự được ban tổ chức
mời tham dự biểu diễn chương trình múa rối nước cổ truyền Việt Nam, liên tực
ngày 3 buổi diễn tại một khu sân khấu ngoài trời có sức chứa khoảng 800 – 1000

khán giả. Cùng với nhiều chương trình nghệ thuật phong phú của các nghệ sĩ
nước chủ nhà và nước khác, những trò diễn múa rối nước độc đáo của Nhà hát
múa rối nước Thăng Long đã được ban tổ chức đánh giá cao về sự thành công


khi thu hút đông khán giả nhất với 95 buổi diễn liên tục (từ 8/5 đến 20/6/2004)
cho khoảng gần 100.000 người xem tại diễn đàn Văn hóa Toàn cầu Barcelona
2004 và thành phố Bilbao’ Tây Ban Nha.
Từ ngày 20/7 đến 6/8/2009, Nhà hát rối nước Rồng Vàng (thành phố Hồ
Chí Minh) cũng đã được sang Nhật Bản tham dự lễ hội Kijimuna Festa 2009
theo lời mời của Công ty cổ phần Eshio Okinawa. Đây là lễ hội kịch thiếu nhithanh niên quốc tế được tổ chức hàng năm tại thành phố Okinawa- Nhật Bản. Lễ
hội năm 2009 đã được diễn ra tại Tokyo và Okinawa với sự tham gia của 13
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bao gồm: Pháp, Úc, Đức, Ý, Đan Mạch,
Bulgaria, Croatia, Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia, Philippines, Nhật Bản và cả
Việt Nam với 63 tiết mục tham gia biểu diễn. Đoàn Việt Nam tham gia lễ hội
này có 17 thành viên với các tiết mục biểu diễn rối nước hấp dẫn như: Đánh cáo
bắt vịt, đua thuyền, bắt cá, múa rồng - múa phượng, cày cấy, hái dừa… Qua đây,
một trong những loại hình nghệ thuật dân gian của Việt Nam đã được đến gần
với khán giả - nhất là khán giản nhỏ tuổi của Nhật Bản, dồng thời mang lại niềm
vui, sự say mê thích thú và càng am hiểu hơn về Văn hóa Việt Nam nói chung và
văn hóa rối nước nói riêng.
Trong Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Sân
khấu thế giới tại ITI lần thứ 30 tổ chức Tampico - Mexico vào dịp đầu tháng 62004, ngài Manfred Beiharz - Chủ tịch Hiệp hội Sân khấu thế giới - khi chúc
mừng NSND Trọng Khôi - Trưởng đoàn đại biểu sân khấu Việt Nam từ Đại hội
đã khẳng định: Với một bề dày lịch sử sân khấu phát triển từ truyền thống đến
hiện đại, sự đa dạng về mặt thể loại biểu diễn sân khấu, đặc biệt là sự đóng góp
vào kho tàng sân khấu thế giới, bộ môn múa rối nước cổ truyền độc đáo như một
sứ giả văn học Việt Nam đã thực sự xứng đáng bước vào Ngôi nhà Sân khấu thế
giới.



2.3. Nghệ thuật múa rối nước trong lòng bạn bè quốc tế
Múa rối nước Việt Nam không chỉ có vị trí trong lòng người Việt mà nó
còn để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc đối với người ngoại quốc. Hình ảnh dân tộc
Việt Nam và những truyền thống quý báu trong lịch sử đã được mang đến cho
bạn bè thế giới thông qua hình ảnh những con rối nước. Sáng tạo những hình rối
là người nghệ nhân đã gửi gắm cả vào đó tâm tư, nguyện vọng và ngay cả tình
cảm của mình.
Bà Kiris Aropaltio, GĐ Nhà hát Hevosenkenk Phần Lan - quốc gia phát
triển mạnh về nghệ thuật
múa rối rất hài lòng khi
xem những tiết mục múa
rối nước ở Việt Nam. Bà
cho biết, bà thật sự bất
ngờ trước loại hình nghệ
thuật dân gian đặc sắc
của Việt Nam bởi sự kết
hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển giữa những con rối với âm thanh, ánh sáng, mặt
nước của nó. Múa rối nước Việt Nam luôn xen các yếu tố hài hước khiến cho
người xem cảm thấy vô cùng thoải mái. Điều đó đã tạo nên ý nghĩa giáo dục vô
cùng lớn đối với thế hệ trẻ Việt Nam về truyền thống anh hùng của dân tộc. Mặt
khác, nó cũng có tác dụng giúp cho khán giả quốc tế hiểu thêm về đời sống văn
hoá, tinh thần và con người Việt Nam.
Trước sự thể hiện của các nghệ nhân múa rối nước Việt Nam, bạn bè các
quốc gia có nghệ thuật múa rối nói chung mong muốn có được sự hợp tác về
kinh nghiệm biểu diễn cũng như tình thần nhiệt huyết của người Việt. Đất nước
Phần Lan - một trong những quốc gia phát triển về nghệ thuật múa rối- cũng rất
mong muốn có sự hợp tác về kinh nghiệm của các đồng nghiệp Việt Nam, với hi



vọng có thể giúp trẻ em và nhân dân Phần Lan hiểu thêm về nền văn hoá đa
dạng, giàu bản sắc dân tộc của quốc gia họ.
2.4. Sự cách tân múa rối nước
Múa rối nước Việt Nam đã quá quen thuộc với 16 trò rối nước cổ như:
Tễu, Đánh cờ, Múa rồng, Múa phượng, Đua thuyền, Mục đồng, Múa bát tiên,
Đánh cá, Rước Trạng về làng, Lê Lợi trả gươm hay cáo bắt vịt... Các trò rối này
đã trở thành đặc trưng cho nghệ thuật rối nước truyền thống bởi nó phản ánh một
cách sinh động cuộc sống của cư dân vùng châu thổ sông Hồng.
Gần đây, các nghệ sĩ Nhà hát múa rối Thăng Long đã mạnh dạn dựng thử
nghiệm chương trình múa rối nước hiện đại dựa trên các đặc trưng nghệ thuật
truyền thống. Đây là một chương trình hoàn toàn mới, các vở rối sẽ bám sát đặc
trưng của rối nước truyền thống đồng thời nâng cao nội dung kịch bản, đường
nét dàn dựng, chú trọng khắc họa tính cách nhân vật khi chế tạo các con rối, xử
lý âm thanh, ánh sáng... Chương trình đó sẽ mang màu sắc trữ tình và khai thác
triệt để tính dân gian để tạo bất ngờ. Một số trò rối “cách tân” đó là: Trống hội,
Tễu giáo trò, Múa cá hoa long xây dựng gắn với truyền thống văn hóa Hà nội,
với sự tích Thăng Long- Rồng bay. Ngoài ra Nhà hát múa rối Thăng Long cũng
chú trọng khai thác những nét sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán trong đời
sống của người Việt vào chương trình. Một lượng khán giả lớn của môn nghệ
thuật này là khách quốc tế nên những nghệ nhân rối nước muốn rằng, dù là cách
tân nhưng nó vẫn phải mang phong vị văn hóa dân tộc Việt Nam. Họ muốn khoe
với bạn bè quốc tế những nét đẹp của riêng người Việt. Trên cơ sở khai thác từ
nội dung cho tới kỹ thuật biểu diễn, tạo hình của các con rối đều sẽ sang trọng
hơn so với sự thô mộc, đơn giản của các tiết mục và con rối của các trò cũ, cử
động của rối cũng được nghiên cứu tới từng động tác chi tiết và tinh tế hơn.
Khán giả sẽ thấy được những tín ngưỡng của người Việt qua các trò: Rước
Thành Hoàng Làng, Ngửa váy hứng dừa, Chọi trâu lúc nông nhàn, xem các con
rối khắc họa hình ảnh các liền anh liền chị đứng hát giao duyên- mời trầu... Việc



xây dựng chương trình mới mẻ như vậy không những tốn kém về mặt kinh phí
mà còn cả về thời gian cũng như công sức từ khâu nội dung, tạo hình rối, dàn
dựng, âm thanh, ánh sáng... Nhưng với tấm lòng muốn đem đến cho khán giả
những tiết mục mới lạ, độc đáo, các nghệ sĩ vẫn kiên trì thực hiện. Và đó cũng là
món quà tâm huyết sáng tạo của lực lượng nghệ sĩ múa rối dành tặng cho thủ đô
Hà Nội tròn 1000 tuổi vào tháng 10 vừa qua.

2.5. Nghệ thuật múa rối nước - Tương lai mờ mịt
Trong quá trình phát triển xã hội, nghệ thuật truyền thống dân gian dân tộc
được chú ý bảo tồn, gìn giữ và phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, một
số loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc hoạt động cầm chừng, trong đó có
múa rối nước.
Thiếu kịch bản hay
Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật đặc sắc và lâu đời, chỉ có tại Việt
Nam. Vì là duy nhất và chỉ có tại Việt Nam nên múa rối nước được đưa vào
danh sách loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo, được các công ty du lịch giới
thiệu cho du khách nước ngoài trong các chương trình tham quan TPHCM. Còn
với người dân TPHCM, việc đi xem múa rối nước vẫn khá xa lạ.
Chị Ngọc Anh (quận 3) chia sẻ: “Tôi chỉ xem múa rối nước trên tivi một lần duy
nhất”. Loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này không thu hút được khán giả do
thiếu đầu tư, đổi mới và nâng cao.


Những nàng rối xinh đẹp trên nước
Tại TPHCM có hai điểm biểu diễn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 2
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chương trình của Đoàn Nghệ thuật múa rối TPHCM) và ở
Cung Văn hóa Lao động (chương trình do tư nhân đầu tư). Đến xem chương
trình biểu diễn ở hai địa chỉ này, khán giả thấy ngay sự giống nhau của các tiết
mục trình diễn, tất cả đều dựa trên 16 tích trò cổ của rối nước, được diễn đi diễn
lại, không có sự đầu tư cho vở mới.

Trước đây, ở điểm diễn Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có dựng vở Cá chép
hóa rồng, với các suất diễn sáng chủ nhật hàng tuần, rất được khán giả yêu thích,
nay không có gì mới hơn. Để có một kịch bản tốt, việc trước tiên, người viết kịch
bản cần am hiểu tường tận về nghệ thuật múa rối nước nên phải là người trong
nghề, có nhiều năm gắn bó với nghề, có niềm say mê rối nước.
Chính vì thế, lực lượng viết kịch bản cho múa rối nước khá hiếm hoi. Việc này
dẫn đến tình trạng biểu diễn theo lối mòn, quanh quẩn những trò rối cổ cũ, nhàm
chán. Với khán giả, một hai lần đầu tiên xem các trò rối nước sẽ rất thích thú,
nhưng cứ diễn mãi như thế thì chẳng thể lôi cuốn khán giả.
Cơ sở vật chất nghèo nàn
Riêng sân khấu rối nước không giống các sân khấu thông thường mà phải
sử dụng mặt nước làm nơi biểu diễn. Trên mặt nước, các con rối lúc ẩn lúc hiện
dưới bàn tay khéo léo của diễn viên, tạo nên sự tò mò, thích thú nơi khán giả. Vì


×