Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUY NHẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO GIAO DIỆN CGI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.42 KB, 28 trang )


---------------------------------------------------------------------------------------------

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUY NHẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU
THEO GIAO DIỆN CGI
Như đã nói ở trên chương trình CGI (Common GateWay Interface) là
công nghệ chuẩn được sử dụng bởi một Web Listener dùng HTTP Server để
thực hiện một chương trình sinh ra tài liệu dạng HTML. Ví dụ ta có thể viết
một chương trình CGI để thực hiện việc lưu trữ và lấy dữ liệu từ một hệ cơ sở
dữ liệu bất kỳ dưới nhiều dạng khác nhau kể cả dưới dạng nhị phân (file ảnh )
tức là hoàn toàn có thể thao tác với cơ sở dữ liệu thông qua Web.
Cụ thể với hệ cơ sở dữ liệu ORACLE cho phép mỗi User có thể kết
nối với CSDL bằng chính tên mình đã đăng ký hoặc chạy PL/SQL và giao
diện với Oracle7 Server. Đặc biệt là chúng ta có thể viết một chương trình
CGI bằng nhiều ngôn như C/C++, COBOL. . . mà qua Web ta có thể Select,
Insert, Update . . dữ liệu từ một Table nào đó trong cơ sở dữ liệu. Những
chương trình CGI như vậy được gọi là OCI (Oracle Call Interface). Để viết
một chương trình OCI có thể tiến hành theo các bước như sau:
1* Xác định cấu trúc dữ liệu cho phép kết nối vào Oracle Server nào hay cơ
sở dữ liệu nào.
2* Kết nối vào một hay nhiều cơ sở dữ liệu Oracle.
3* Mở một hay nhiều tiến trình SQL cần thiết cho chương trình.
4* Xác định nhiệm vụ của SQL hay PL/SQL cho chương trình.
5* Đóng các Cursors
6* Huỷ bỏ kết nối từ cơ sở dữ liệu.
Tuy nhiên nó có nhược điểm nhỏ là ngữ trình thông qua chuẩn CGI do
dùng các biến môi trường nên thực thi chậm. Nhưng lại có ưu điểm là khi
chạy đưa ra kết quả là tài liệu HTML chuẩn. Để khắc phục nhược điểm đó
người ta đã đưa ra giải pháp là dùng OWA (Oracle Web Agent)
Trang 1
Tiªu ThÞ Dù K39KTT



---------------------------------------------------------------------------------------------

IOWA - ORACLE WEB AGENT
I.1 Oracle Web Agent là gì
OWA là những chương trình con được xây dựng thành thủ tục, hàm
mang chức năng khác nhau trong PL/SQL của Oracle. Dùng OWA để biến
câu hỏi của User thông qua các Store Procedure chuyển thành trang Web và
trả lại kết quả. Để hiểu được tính năng cũng như nhiệm vụ của OWA trước hết
chúng ta xem xét hai khái niệm HTP (Hypertext Procedure) và HTF
(Hypertext Function).
I.2 Hypertext Procedure (HTP)
Một HTP được sinh ra là “một dòng“ trong tài liệu HTML có chứa
đựng những thẻ HTML. Ví dụ Htp.anchor là thủ tục sinh ra một anchor tag.
HTP phần lớn sẽ sử dụng những OWA.
I.3 Hypertext Function
Một HTF trả lại những thẻ HTML tương ứng với chính tên của nó. Tuy
nhiên nó không thích đáng được gọi là một HTF bởi vì thẻ HTML không
thông qua PL/SQL Agent. Đầu ra của một HTF phải thông qua HTP.printf
được sắp xếp một phần trong tài liệu HTML
Mọi HTF đều tương ứng với một HTP. Mặc dù vậy HTF được sinh ra
chỉ khi người lập trình cần gọi đến, ví dụ :
htp.header(1,htf.italic(‘Title’));
Với dòng lệnh trên htf.italic sẽ cho ta sâu ký tự <I>Title</I> và sau khi thông
qua htp.header thì sâu ký tự được sinh ra trong tài liệu HTML sẽ có dạng như
sau:
<H1><I>Title</I></H1>
Trang 2
Tiªu ThÞ Dù K39KTT


---------------------------------------------------------------------------------------------

I.4 Các OWA cơ bản
I.4.1 OWA_UTIL (owa_utilities)
Là tập hợp của đầy đủ tiện ích thủ tục để xây dựng HTF & HTP. Tuỳ
theo mục đích mà người lập trình có thể sử dụng hàm hoặc thủ tục nào chẳng
hạn có thể dùng hàm OWA_util.get_cgi_env(param_name in Varchar2) để xác
định biến môi trường CGI đã dùng trong chương trình, hoặc có thể dùng thủ
tục OWA_util.showpage để xác định đầu ra HTML của một thủ tục PL/SQL
gọi từ SQL*PLUS hay SQL*DBA,. . .
I.4.2 OWA_PATTERN (Pattern Matching Utilities)
OWA_pattern cung cấp cho chúng ta 3 hoạt động sau đây:
+ MATCH: Xác định rõ một biểu thức đã tồn tại trong một xâu. Đây là một
hàm trả lại giá trị TRUE hay FALSE
+ AMATCH: Đây là hàm trả lại giá trị nguyên và kết thúc một xâu mà biểu
thức thường đã tìm thấy. Nếu biểu thức không tìm thấy sẽ trả lại giá trị là 0
+ CHANGE: Cho phép thay thế (cập nhật) phần chia của xâu đã được
Matched với một biểu thức thông thường và xâu mới. CHANGE có thể là
một thủ tục hay một hàm. Nếu là hàm thì trả lại thời gian tìm thấy và thay
thế
7* OWA_TEXT (Text Manipulation Utilities)
OWA _text được sử dụng chủ yếu bởi OWA _pattern nhưng hàm là
“ngoại hiện” mà chúng ta có thể sử dụng chúng một cách trực tiếp nếu
đã hoàn toàn đồng ý. Ví dụ có thể có thể dùng OWA_text để chuyển đổi
một xâu dài thành nhiều dòng hoặc có thể thêm nội dung vào một
dòng,. . .
Trang 3
Tiªu ThÞ Dù K39KTT

---------------------------------------------------------------------------------------------


I.4.3 OWA_COOKIE (Cookie Utilities)
Là một gói bao bọc đầy đủ ta có thể gửi và lấy cookies từ Client,
Cookie không rõ ràng đối với Client. Nó duy trì trạng thái thông qua phiên
làm việc của Client. Ta có thể chuyển đổi thông tin từ dạng xâu sang một
Cookie nếu sử dụng hàm OWA_cookie.get(name), . . .
I.4.4 OWA_INIT
Đây là gói chứa đầy đủ mọi thông tin về thời gian. Chẳng hạn ta có thể
đặt trước thời gian sử dụng Cookie với giờ quy định GMT (Greenwich Mean
Time). Cookie sẽ chỉ sử dụng đúng khoảng thời gian đã được định nghĩa.
Nếu không ở trong múi giờ GMT thì có thể đưa vùng thời gian sử dụng vào.
I.5 Xây dựng chương trình
Thông thường với một hệ cơ sở dữ liệu nếu chúng ta muốn thao tác
được với dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu thì chúng ta phải trực tiếp sử dụng hệ
cơ sở dữ liệu đó. Chẳng hạn nếu muốn thay đổi dữ liệu từ một Table trong Hệ
quản trị cơ sở dữ liệu Oracle thì chúng ta phải trực tiếp tác động vào Table đó
thông qua ngôn ngữ SQL (Structure Query Language). Nhưng thay vì công
việc là phải nhập dữ liệu trực tiếp vào Table bằng câu lệnh Insert, hay xem dữ
liệu bằng câu lệnh Select trong môi trường ngôn ngữ SQL, thì ta có thể xâm
nhập vào cơ sở dữ liệu để thao tác với cơ sở dữ liệu đó trên Web. Thông qua
Web người sử dụng không cần biết mình đang sử dụng hệ cơ sở dữ liệu nào,
và nó thực hiện như thế nào nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu.
Chẳng hạn với chương trình FULL_TEXT (được xây dựng tại CSE): Là
chương trình Tra cứu nội dung các văn bản cho Bộ Ngoại Giao, được xây
dựng năm 1997 trên môi trường ORACLE. Chương trình cho phép truy nhập
đến nội dung các văn bản lưu giữ trong Database của Oracle, tìm kiếm trong
nội dung của toàn bộ các văn bản các từ, cụm từ và sau đó cho phép người
dùng có thể hiển thị đầy đủ toàn bộ nội dung các văn bản tìm được trên Web.
Trang 4
Tiªu ThÞ Dù K39KTT


---------------------------------------------------------------------------------------------

Đối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE, khi người sử dụng nhập dữ
liệu thông qua Form giao diện, Web Browser trình diện yêu cầu đó lên Oracle
Web Server. Web Listener có nhiệm vụ “nghe“ và tiếp nhận yêu cầu URL gửi
vào từ đâu thông qua cổng giao diện nào, sau đó sẽ xác định dịch vụ yêu cầu
và gửi tới WRB (Web Request Broker). WRB gửi yêu cầu đó tới các
Cartridger như PL/SQL, JAVA và WRBXs (Web Request Broker) gọi thực
hiện tiến trình CGI. Sau khi thực hiện xong tiến trình CGI trả lại kết quả dữ
liệu dưới dạng mã HTML chuẩn. WRB gửi kết quả đó tới Web Listener, Web
Listener gửi trả Web Browser, quá trình kết thúc.
Sau đây là chương trình minh hoạ, chương trình được xây dựng nhằm
thể hiện việc thông qua Web người sử dụng tác động như thế nào tới cơ sở dữ
liệu. Chương trình có sử dụng những OWA cơ bản, và Table ngay_sinh trong
Database DU/DU@STU. Chương trình bao gồm 1 Package demo1 với 7 thủ
tục sau:
8* Thủ tục thứ nhất nhap_dk đảm nhiệm chức năng tạo một Form giao diện để
người dùng nhập dữ liệu yêu cầu và trình diện yêu cầu lên Oracle Web Server.
Sau khi trình diện lên Server thủ tục hien_kq sẽ được gọi bằng câu lệnh:
htp.print(‘<Form action=”http://acernt:800/du/owa/demo1.hien_kq”>’);
Khi nhận được yêu cầu Web Listener sẽ “nghe” yêu cầu và gửi tới Web
Request Broker. Web Request Broker gọi đến Cartridger SQL và tìm kiếm
Table. Khi đã tìm thấy sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm theo yêu cầu
và trả lại kết quả:
if para is not null then
para := 'select hoten, NS from Ngay_sinh Tab1 where ' || para;
end if;
if para is null then
para:='select hoten, NS from ngay_sinh Tab1';

end if;
Trang 5
Tiªu ThÞ Dù K39KTT

---------------------------------------------------------------------------------------------

c1:=dbms_sql.open_cursor;
dbms_sql.parse(c1,para, dbms_sql.v7);
dbms_sql.define_column(c1,1,ho_ten, 30);
dbms_sql.define_column(c1,2,ngay_sinh);
status := dbms_sql.execute(c1);
loop
if dbms_sql.fetch_rows(c1) >0 then
ts:=ts+1;
dbms_sql.column_value(c1,1,ho_ten);
dbms_sql.column_value(c1,2,ngay_sinh);
htp.print('<tr>');
htp.print('<td>'||Ho_ten|| </td><td>'||ngay_sinh|| </td>');
htp.print(‘</tr>’);
else exit;
end if;
end loop;
Sau khi thực hiện xong thủ tục hien_kq đưa ra kết quả dưới dạng mã HTML
chuẩn. Dịch vụ WRB Service sẽ nhận kết quả và gửi trả Web Listener. Web
Listener báo tín hiệu hoàn thành và gửi trả Web Browser.
Ví dụ ta muốn xem tất cả những người sinh từ ngày 10/10/60 đến ngày
10/10/80. Nhập điều kiện.

Sau khi nhập vào điều kiện xem xét và chọn nút OK ta được kết quả trả về
trên Web Browser như sau:

Trang 6
Tiªu ThÞ Dù K39KTT

---------------------------------------------------------------------------------------------


9* Thủ tục test có chức năng cho người dùng xem toàn bộ dữ liệu có trong cơ sở
dữ liệu. Khi Web Browser trình diện yêu cầu tới Web Server. Web Listener
“nghe” yêu cầu và gửi đến WRB, sau khi WRBXs thực hiện xong tiến trình
CGI gửi trả kết quả là câu lệnh tới WRB Cartridger PL/SQL
Select * from ngay_sinh;
Sau khi thực hiện xong kết quả hiện lên Web Browser như sau:
10* Thủ tục thứ ba Form_nhap có chức năng tạo một Form giao diện nhận
thông tin của người dùng. Khi thủ tục này được gọi nó sẽ gọi tiếp đến thủ tục
insert_data
htp.print(‘<Form action=”http://acernt:800/du/owa/demo1.insert_data”>’);
Thủ tục insert_data đảm nhận chức năng tiếp nhận thông tin người sử dụng
trình diện lên từ Form_nhap và nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.
begin
htp.print('<html>');
htp.print('<body>');
insert into DU.ngay_sinh values(ten, to_date(ngay,'dd/mm/yy'));
htp.print('<b>Đã Insert Dữ Liệu Vào Table </b>');
Trang 7
Tiªu ThÞ Dù K39KTT

---------------------------------------------------------------------------------------------

htp.print('</body>');
htp.print('</html>');

end;
Sau khi thủ tục này thực hiện Cartridger SQL nhận dược câu lệnh:
insert into DU.ngay_sinh values(ten, to_date(ngay,'dd/mm/yy'));
Ví dụ muốn nhập thêm dữ liệu vào Table ta chỉ việc nhập vào Form giao diện:
Sau khi đã nhập dữ liệu nhấn nút OK thì dữ liệu được nhập vào Table
chỉ định, kết quả trả về trên Web Browser như sau:

11* Thủ tục nhap_dkx đảm nhận chức năng tạo một form giao diện để
người dùng nhập thông tin cần thiết để xoá dữ liệu theo điều kiện. Khi Web
Browser trình diện yêu cầu lên Web Server thủ tục hien_kqx sẽ được gọi.
htp.print(‘<Form action=”http://acernt:800/du/owa/demo1.hien_kqx”>’);
Thủ tục này có chức năng tiếp nhận thông tin nhập vào từ form được tạo ra
trong thủ tục nhap_dkx và xoá dữ liệu theo đúng yêu cầu nhận được. Khi tiến
trình CGI nhap_dkx hoạt động sẽ gọi đến Cartridger SQL:
if para is not null then
para := 'delete Ngay_sinh tab where ' || para;
Trang 8
Tiªu ThÞ Dù K39KTT

---------------------------------------------------------------------------------------------

end if;
if para is null then
para:='delete ngay_sinh ';
end if;
cursor_name := DBMS_SQL.OPEN_CURSOR;
DBMS_SQL.PARSE(cursor_name, para, DBMS_SQL.V7);
ret := DBMS_SQL.EXECUTE(cursor_name);
DBMS_SQL.CLOSE_CURSOR(cursor_name);
Sau khi thực hiện xong tiến trình CGI này Cartridger PL/SQL nhận được câu

lệnh:
delete Ngay_sinh tab where ' || para;
Ví dụ có thể xoá bất kỳ một row nào đó theo điều kiện nhập. Chẳng hạn ta
muốn xoá một người có tên Nguyễn Hữu Thắng
Sau khi nhẫn nút OK Cartridger PL/SQL sẽ nhận được câu lệnh
Delete ngay_sinh tab where hoten=’Nguyễn Hữu Thắng’;
dữ liệu trong Table sẽ bị xoá theo điều kiện họ tên là La Văn Cầu. Kết quả
như sau:
Trang 9
Tiªu ThÞ Dù K39KTT

---------------------------------------------------------------------------------------------

KẾT LUẬN
Trong thời gian làm luận văn em đã tìm hiểu và nghiên cứu được một số
vấn đề hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle với Oracle Web Server, hệ thống Web
nói chung và dịch vụ Web trên mạng. Từ đó tìm hiểu cách thức khai thác cơ sở
dữ liệu thông qua Web. Cách thức CGI truy nhập CSDL, đặc điểm cơ bản của
một chương trình CGI cũng như phân tích cách thức hoạt động của một
chương trình CGI và ứng dụng của nó trong hệ cơ sở dữ liệu Oracle. Xây dựng
chương trình truy nhập cơ sở dữ liệu bằng nhôn ngữ C, và chương trình CGI
truy nhập CSDL ORACLE .
Vì điều kiện thời gian có hạn nên luận văn chỉ dừng ở mức nghiên cứu
cách thức truy nhập cơ sở dữ liệu bằng chương trình ngoài CGI và đưa ra
những ví dụ minh hoạ đơn giản. Trong thời gian tiếp theo em sẽ tiếp tục nghiên
cứu thêm một số phương pháp khác trợ giúp Web Server khai thác cơ sở dữ
liệu như phương pháp ISAPI, ASP hay JAVA nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của
người sử dụng và xây dựng những ứng dụng cụ thể.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn toàn thể các thày cô giáo khoa
CNTT và toàn thể nhân viên công ty CSE.

Hà nội - 1998
Người thực hiện
Trang 10
Tiªu ThÞ Dù K39KTT

---------------------------------------------------------------------------------------------

Tiêu Thị Dự

PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Chương trình nguồn ktra.c xử lý Form được viết bằng ngôn ngữ C
#include <stdio.h>
#include <stdlib.h>
#include <string.h>
#include <ctype.h>
char InputBuffer[4096] ;
typedef struct field_s
{
char *f_name ;
char *f_value ;
struct field_s *f_next ;
}
field_t, *pfield_t ;
field_t *field_list = NULL ;
void strcvrt( char * cStr, char cOld, char cNew )
{
int i = 0 ;
while ( cStr[i] )
{
if ( cStr[i] == cOld )

cStr[i] = cNew ;
i++ ;
}
}
int TwoHex2Int( char *pC )
{
Trang 11
Tiªu ThÞ Dù K39KTT

×