Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM -CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN- CỦA V.I.LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.49 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA
KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” CỦA V. I. LÊNIN
(Đăng ở Lênin toàn tập - tập 18 - Nxb Tiến Bộ - Tiếng Việt - Mátxcơva 1978,
Tác phẩm in riêng cùng tên do nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội xuất bản 1960)
I. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.
- Tác phẩm này được Lênin viết năm 1908 và xuất bản lần đầu tiên năm
1909, tái bản lần thứ hai năm 1920. Lênin trực tiếp viết lời tựa cho hai lần xuất bản
trên. Ở Việt Nam tác phẩm này lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt và xuất bản
năm 1960. Hiện nay đã tái bản lần hai và được đăng trong tập 18 của bộ Lênin toàn
tập.
- Lúc cuốn sách ra đời, ở Nga khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học đã đưa lại
những biến đổi cách mạng trong sự hiểu biết tự nhiên. Những phát hiện mới của vật
lý và những kết luận của nó đã bác bỏ nhiều khái niệm cũ của khoa học tự nhiên,
đồng thời bác bỏ quan niệm siêu hình máy móc về hình thức cơ bản của vật chất và
vận động, nhiều nhà khoa học tự nhiên đã trượt dài từ chủ nghĩa duy vật máy móc,
siêu hình đến chủ nghĩa tương đối hoài nghi rồi dẫn đến thế giới quan duy tâm, gây
ra một cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý.
- Lúc này chủ nghĩa duy tâm mà nhất là chủ nghĩa Makhơ đã lợi dụng những
thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là của vật lý học để giải thích triết học một
cách duy tâm chủ quan và bác bỏ chủ nghĩa duy vật.
- Sau khi F.Enghen mất (1895), bọn cơ hội phản bội chủ nghĩa Mac, theo chủ
nghĩa Makhơ viện cớ bảo vệ chủ nghĩa Mac để chống lại chủ nghĩa Mac. Nhằm bảo
vệ và phát triển chủ nghĩa Mac trong đó có triết học Mac, Lênin đã khái quát những
thành tựu quan trọng của khoa học mà trước hết là khoa học tự nhiên sau F.Enghen
mất, giáng một đòn mạnh mẽ vào tất cả những bọn phản bội lý luận mác-xít bằng
chính tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.
II. Bố cục của tác phẩm. (Tác phẩm in riêng 1960)
Ngoài hai lời tựa do Lênin viết và phần phụ lục, tác phẩm được chia thành
sáu chương với phần kết luận và phần bổ sung mục 1 chương 4:
- Lời tựa lần thứ nhất từ trang 5 - trang 7.
- Lời tựa lần thứ hai 1920 từ trang 8 - trang 9.


- Thay lời dẫn “Một số người “mác-xít” 1908 và một số nhà duy tâm 1710 đã
bài xích chủ nghĩa duy vật như thế nào?” Trang 9 - trang 34.
- Chương 1: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và
của chủ nghĩa duy vật biện chứng (I). Trang 35 - trang120.
- Chương 2: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và
của chủ nghĩa duy vật biện chứng (II).Trang 121 - trang187.
- Chương 3: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và
của chủ nghĩa duy vật biện chứng (III). Trang 188 - trang 262.
- Chương 4: Các nhà duy tâm, bạn chiến đấu và kế thừa của những người
kinh nghiệm phê phán. Trang 263 - trang 346.
- Chương 5: Cuộc cách mạng cận đại trong khoa học tự nhiên và chủ nghĩa
duy tâm triết học. Trang 347 - trang 436.
- Chương 6: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trang 437 - trang 500.
- Kết luận Trang 501 - trang 502.
- Bổ sung mục 1 chương IV: Tsecnưsepxky phê phán chủ nghĩa Cant từ phía
nào. Trang 503 - trang 506.
- Phụ lục Trang 507 - trang 620.
III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm
1. Lời tựa cho hai lần xuất bản.
Trong nội dung của hai lời tựa này, Lênin tự nhận mình là “kẻ tìm tòi” về
triết học và tự đặt cho mình nhiệm vụ tìm xem những kẻ đã đưa ra dưới chiêu bài
chủ nghĩa Mac những cái vô cùng hồ đồ, hỗn độn, phản động xem nó đã lạc đường
ở chỗ nào. Lênin khẳng định những kẻ đó là những người theo chủ nghĩa Makhơ ở
Nga từ 1908 - 1920. Bọn họ là những kẻ không hiểu gì về chủ nghĩa duy vật biện
chứng, nhưng vẫn tự xưng là người mác-xít về triết học. Họ là những kẻ phá hoại
chủ nghĩa duy vật biện chứng và không hề ngại ngùng chấp nhận chủ nghĩa tín
ngưỡng (gán cho tín ngưỡng ý nghĩa quan trọng nào đó), họ không có dũng khí và
mất hết sự tôn trọng đối với niềm tin của chính mình. Lênin chỉ rõ bọn Ba-đa-rốp,
Bô-gđa-nốp, Lu-na-tsac-xky, Bec-man, Ghen-phôn-đơ... đều “không hiểu rằng Mác

và Ăngghen đã nhiều lần gọi quan điểm triết học của mình là chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Tất cả những người đó, mặc dù họ có quan điểm chính trị khác nhau rõ
rệt, đều liên kết với nhau vì cùng thù ghét chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời
họ vẫn tự mệnh danh là những người mác-xít trong triết học!... đã không chút ngại
ngùng đi đến chỗ thừa nhận ngay thuyết tín ngưỡng, nhưng khi cần phải tỏ rõ thái
độ của họ đối với Mác và Ăngghen thì họ lại mất hết cả dũng khí, mất hết cả sự tôn
trọng đối với niềm tin của bản thân họ”
1
.
2. Thay lời dẫn “Một số người “mác-xít” 1908 và một số nhà duy tâm 1710 đã
bài xích chủ nghĩa duy vật như thế nào?”
Ở phần này, Lênin chỉ ra những người “mác-xít Nga” theo chủ nghĩa Makhơ
giống Béccơly và Hium như thế nào. Lênin kết luận “những người theo chủ nghĩa
Makhơ “tối tân” chưa đưa ra được một luận cứ nào, quả thật là chưa đưa ra được
lấy một luận cứ nào ngoài những luận cứ của giám mục Béccơly”. Lênin gọi bọn
1 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 9-10.
Makhơ là những kẻ khôi hài. Những lập luận của họ “vì quên hay vì không biết mà
họ đã không nói thêm rằng những phát hiện ấy đã được tìm ra từ năm 1710 rồi”
2
.
Lênin kết luận: “phái Makhơ “tối tân” chưa đưa ra được một luận cứ nào, ngoài
những luận cứ của giám mục Beccơly”
3
(Tr33).
Lênin dẫn lời của những người theo chủ nghĩa Makhơ rằng, nếu quan điểm
của họ có “thân thuộc gần gũi” với những quan điểm duy tâm của Béccơly thì cũng
không phải là một tội lỗi về triết học. Rồi Lênin mỉa mai: “lẫn lộn làm một hai
khuynh hướng cơ bản không thể điều hoà được trong triết học, cái đó có gì là “tội
lỗi” đâu? Nhưng phải chăng tất cả sự khôn ngoan rất mực của Makhơ và Avênariut
chung quy lại là ở chỗ lẫn lộn ấy”

4
.
Lênin chỉ rõ, trong triết học, chỉ có hai đường lối cơ bản là duy vật và duy
tâm, không có đường lối thứ ba. Tất cả những phát hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán và các trào lưu phản động khác ở Nga lúc ấy đều chỉ là biến thể của chủ
nghĩa duy tâm chủ quan của Béccơly.
3. Chương 1: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của
chủ nghĩa duy vật biện chứng (I). Tr 35 - 120.
- Chương này gồm 6 tiết:
1. Cảm giác và phức hợp cảm giác.
2. Sự “phát hiện ra những yếu tố của thế giới”.
3. Đồng cách về nguyên tắc và “thuyết thực tại ngây thơ”.
4. Giới tự nhiên có tồn tại trước loài người hay không?.
5. Con người có suy nghĩ bằng óc không?.
6. Bàn về chủ nghĩa duy ngã của Makhơ và của Avênariuxơ.
- Trong chương này Lênin phân tích và chỉ rõ, toàn bộ lịch sử khoa học tự
nhiên đều chứng thực tính chính xác của các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật: Vật
chất có trước; ý thức, cảm giác, tư duy là cái có sau. Lênin phê phán và bác bỏ luận
điểm phi lý của bọn Makhơ coi cảm giác là cái có trước, đồng thời Lênin phát triển
thêm một bước tư tưởng của F.Enghen về chất hữu cơ phát sinh từ chất vô cơ.
Lênin trích lại sự khẳng định của Ăngghen trong “Chống Đuy Rinh” rằng:
“Tư duy rút những nguyên tắc ấy từ đâu ra?” (đây là nói những nguyên tắc cơ bản
của mọi tri thức). “Từ bản thân nó hay sao? Không phải... Những hình thức của tồn
tại thì tư duy quyết không bao giờ có thể lấy ra và rút ra từ bản thân nó, mà chỉ có
thể lấy ra, rút ra từ thế giới bên ngoài thôi... Những nguyên tắc không phải là điểm
xuất phát của sự nghiên cứu” (theo như chủ trương của Đuy Rinh, một người muốn
2 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 19.
3 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 34.
4 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 35.
làm một nhà duy vật, nhưng lại không biết áp dụng chủ nghĩa duy vật một cách triệt

để), “mà là kết quả cuối cùng của sự nghiên cứu; những nguyên tắc ấy không phải
là để được ứng dụng vào giới tự nhiên và lịch sử của loài người, mà được trừu
tượng hóa từ giới tự nhiên và lịch sử loài người; không phải là giới tự nhiên và loài
người thích ứng với những nguyên tắc, mà trái lại những nguyên tắc chỉ đúng trong
chừng mực chúng thích ứng với giới tự nhiên và lịch sử.”
5
Lênin khẳng định: “Và chúng tôi nhắc lại một lần nữa: “quan điểm duy vật
duy nhất” ấy, Ăngghen đã vận dụng khắp nơi và không ngoại lệ khi ông công kích
không chút nể nang Đuy Rinh về mọi sự xa rời nhỏ nhất, từ chủ nghĩa duy vật rơi
vào chủ nghĩa duy tâm. Ai chú ý ít nhiều khi đọc “Chống Đuy Rinh” và “Lút-vích-
phơ-bách”, đều tìm thấy hàng chục đoạn văn trong đó Ăngghen nói đến vật và hình
ảnh của vật trong đầu óc con người, trong ý thức, trong tư duy của chúng ta, v.v..
Ăngghen không nói rằng cảm giác và biểu tượng là những “tượng trưng” của vật,
vì ở đây chủ nghĩa duy vật triệt để phải thay thế những “tượng trưng” bằng những
“hình ảnh”, những hình tượng hoặc phản ánh... Nhưng giờ đây, vấn đề không phải
là bàn về công thức này hay công thức khác của chủ nghĩa duy vật, mà là bàn về sự
đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, về sự khác nhau giữa hai
đường lối cơ bản trong triết học. Phải chăng là phải đi từ vật đến cảm giác và tư
tưởng? Hay đi từ tư tưởng và cảm giác đến vật? Ăngghen kiên trì đường lối thứ
nhất, tức là đường lối duy vật. Makhơ thì kiên trì đường lối thứ hai, tức là đường
lối duy tâm. Không một lối nói quanh co nào, không một lối ngụy biện nào (mà
chúng ta còn gặp nhan nhản ra) lại che lấp được sự thật rõ ràng không thể chối cãi
được là: Học thuyết của E.Makhơ - coi vật là những phức hợp cảm giác, - là chủ
nghĩa duy tâm chủ quan, là sự nhai lại lý luận của Béccơly”
6
.
Để chống cái gọi là “sự phát hiện ra những yếu tố của thế giới”
7
của phái
Makhơ, Lênin viết: “Nhưng một khi anh thừa nhận rằng những đối tượng vật lý tồn

tại không phụ thuộc vào thần kinh hay cảm giác của tôi và chỉ gây nên cảm giác
bằng cách tác động vào võng mạc của tôi thì như vậy là anh đã rời bỏ một cách
nhục nhã chủ nghĩa duy tâm “phiến diện” của anh, để chuyển sang một thứ chủ
nghĩa duy vật “phiến diện”! Nếu màu sắc là cảm giác chỉ vì nó phụ thuộc vào võng
mạc (như khoa học tự nhiên buộc anh phải thừa nhận điều đó) thì như thế có nghĩa
là những tia ánh sáng, khi chiếu đến võng mạc, sẽ đem lại cảm giác về màu sắc.
Thế tức là ở ngoài chúng ta, không phụ thuộc vào chúng ta và ý thức của chúng ta,
vẫn có sự vận động của vật chất, ví dụ những làn sóng trường có một độ dài và một
tốc độ nhất định, chúng tác động vào võng mạc, đem lại cho con người cảm giác về
màu sắc nào đó. Đó chính là quan điểm của khoa học tự nhiên. Khoa học này giải
5 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 38.
6 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 38-39.
7 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 54.
thích những cảm giác khác nhau về một màu sắc nào đó bằng độ dài khác nhau của
những sóng ánh sáng tồn tại ở ngoài võng mạc của con người, ở ngoài con người và
không phụ thuộc vào con người. Và đó chính là chủ nghĩa duy vật: vật chất gây nên
cảm giác bằng cách tác động vào giác quan của chúng ta. Cảm giác phụ thuộc vào
óc, thần kinh võng mạc, v.v., nghĩa là vào vật chất được tổ chức theo một cách thức
nhất định. Sự tồn tại của vật chất không phụ thuộc vào cảm giác. Vật chất là cái có
trước. Cảm giác, tư tưởng, ý thức là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức
theo một cách thức đặc biệt. Đó là quan niệm của chủ nghĩa duy vật, nói chung, và
của Mác và Ăngghen, nói riêng. Makhơ và Avênariut đã lén lút du nhập chủ nghĩa
duy vật bằng cách dùng chữ “yếu tố”, tựa hồ như chữ này cứu được lý luận của họ
thoát khỏi “tính phiến diện” của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, và tựa hồ như nó cho
phép thừa nhận sự phụ thuộc của cái tâm lý vào võng mạc, thần kinh, v.v., thừa
nhận tính độc lập của cái vật lý đối với cơ thể của con người. Thật ra, thủ đoạn lợi
dụng từ “yếu tố”, chỉ là một lối ngụy biện hết sức thảm hại, vì người duy vật, khi
đọc tác phẩm của Makhơ và Avênariut, sẽ đặt ra ngay câu hỏi: “yếu tố” là gì? Thật
là trẻ con nếu nghĩ rằng bịa ra một từ mới, là có thể tránh được những trào lưu triết
học cơ bản”

8
.
Để khẳng định giới tự nhiên tồn tại trước khi loài người xuất hiện và đập lại
sự ngu dốt của chủ nghĩa duy ngã Makhơ, Lênin đã viện dẫn những câu trích không
hết nghĩa của Badarốp về sự khẳng định của Plêkhanốp: “khách thể đã tồn tại từ lâu
trước khi chủ thể xuất hiện, nghĩa là từ lâu trước khi xuất hiện những thể hữu cơ có
chút ít ý thức”, đồng thời viện dẫn Phơbách về sự khẳng định ấy với tư cách là
người nhờ ông mà Mác và Ăngghen đã từ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen đến với
chủ nghĩa duy vật của mình
9
.
4. Chương 2: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của
chủ nghĩa duy vật biện chứng (II).Tr 121-187.
- Chương này cũng gồm 6 tiết:
1. “Vật tự nó” hay là V.Tơserơnốp bác lại F.Enghen.
2. Nói về “siêu việt” hay là V.Badarốp “sửa chữa” F.Enghen.
3. Ludwig Feuerbach và J.Đítxơghen nói về vật tự nó.
4. Có chân lý khách quan không?.
5. Nói về chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối, hay là nói về chủ nghĩa
chiết trung của F. Enghen do A.Bôgơđanốp phát hiện.
6. Tiêu chuẩn thực tiễn trong lý luận về nhận thức.
- Trong các mục trên, Lênin đã phê phán thuyết không thể biết của Cant,
vạch rõ sự đối lập căn bản với thuyết của C.Mac về tính có thể biết về thế giới của
8 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 55-56.
9 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 90-94.
con người, về chân lý khách quan, về thực tiễn. Lênin cũng vạch rõ bọn Makhơ lấy
cớ phê phán thuyết không thể biết cũ để bác bỏ sự tồn tại của “vật tự nó” (thế giới
hiện thực) để khẳng định chỉ có cảm giác mới tồn tại trực tiếp, còn thế giới hiện
thực là một hỗn hợp của nhiều cảm giác.
Sau khi chỉ ra Bôgơđanốp, Vanlentinốp, Badarốp và Tsecnốp, những kẻ dân

túy công kích cái “vật tự nó” của Plêkhanốp, buộc tội Plêkhanốp đã chệch đường,
đã sa vào chủ nghĩa Cant, đã xa rời Ăngghen, mà không hiểu “vật tự nó”, Lênin kết
luận Tsecnốp là kẻ tử thù của chủ nghĩa Mác, trực tiếp công kích Ăngghen một
cách không thành thật. Họ “muốn trở thành người mác-xít nhưng đã gạt Ăngghen
ra một bên, đã hoàn toàn không kể đến Phơbách mà chỉ quanh quẩn chung quanh
Plêkhanốp. Họ gây gổ một cách tẻ nhạt, nhỏ nhặt, bới lông tìm vết đối với người
học trò của Ăngghen, đồng thời lảng tránh một cách hèn nhát không dám phân tích
thẳng vào những quan điểm của vị thầy”
10
. Lênin khẳng định: “Trong cuốn “Lút-
vích Phơ-bách”, Ăngghen tuyên bố rằng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
là những trào lưu triết học cơ bản. Chủ nghĩa duy vật cho rằng giới tự nhiên là cái
có trước, tinh thần là cái có sau; nó đặt tồn tại lên hàng đầu và tư duy vào hàng thứ
hai. Chủ nghĩa duy tâm thì ngược lại. Ăngghen nêu rõ sự khác nhau căn bản phân
chia những nhà triết học thuộc “các môn phái” của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa
duy vật thành “hai phe lớn”, và dứt khoát buộc tội là “mập mờ” những kẻ dùng
những danh từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật theo bất cứ một nghĩa nào
khác.
“Vấn đề tối cao của bất cứ triết học nào”, “vấn đề cơ bản lớn của bất cứ triết
học nào và đặc biệt là của triết học tối tân - Ăngghen nói - là vấn đề về mối quan hệ
giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và giới tự nhiên”
11
.
- Lênin nêu ra ba kết luận cơ bản của nhận thức luận mác-xít và nêu ra định
nghĩa khoa học về vật chất (167 Tp; 151 Tp). Ba kết luận về nhận thức là:
a. Mọi “khách thể tự nó” là hoàn toàn có thể nhận thức được. Các biểu
tượng, quan niệm của chúng ta chỉ là những bản sao hay những phản ánh của
những khách thể ấy tồn tại ngoài tinh thần mà thôi. Lênin viết: “Có những vật tồn
tại độc lập đối với ý thức của chúng ta, độc lập đối với cảm giác của chúng ta, ở
ngoài chúng ta, vì không nghi ngờ gì nữa rằng chất a-li-da-rin đã tồn tại ngày hôm

qua trong hắc ín của than đá, và cũng không nghi ngờ gì nữa rằng ngày hôm qua
chúng ta chẳng biết tý gì về sự tồn tại đó cả và chất a-li-da-rin đó không đem lại
cho ta một cảm giác nào cả”
12
.
b. Về nguyên tắc không có sự khác nhau giữa vật tự nó và hiện tượng. Giữa
chúng là mối quan hệ biện chứng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Lênin viết: “Dứt
10 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 111-112.
11 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 112-113.
12 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 117.

×