GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “CHỐNG ĐUY RINH (ĐIIH RING)” CỦA
F.ENGHEN (Ơng Đuy Rinh làm đảo lộn khoa học)
I.
Hồn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.
- Cuối những năm 70-80 của thế kỷ XIX, tư tưởng tiểu tư sản cơ hội của phái
Lát Xan chi phối mạnh mẽ phong trào cơng nhân Đức. Người có ảnh hưởng lớn
khơng chỉ với phong trào công nhân mà ngay cả với những người cộng sản Đức là
Đuy Rinh.
- Đuy Rinh là phó giáo sư vật lý của trường đại học Béclinh, nhưng có nhiều
tham vọng về triết học. Ơng ta đã viết “Giáo trình triết học với tư cách là một thế
giới quan khoa học chặt chẽ và sự hình thành cuộc sống” năm 1875, “Giáo trình
kinh tế-chính trị và kinh tế -xã hội gồm các điểm chủ yếu của chính sách tài chính”
năm 1876, “Lịch sử phê phán của khoa kinh tế-chính trị và của chủ nghĩa xã hội “
tháng 9 năm 1875... Ông ta đã nêu ra “triết học hiện thực” và coi triết học của mình
là tuyệt đích cuối cùng. Với lối viết văn kết hợp các kiến thức khoa học tự nhiên
nên các tác phẩm của ông ta rất có sức thuyết phục. Thậm chí ngay cả BêBen - một
lãnh tụ của đảng cộng sản - cũng đã ca ngợi và coi Đuy Rinh là “người cộng sản
mới”.
- Được đồng chí và bè bạn của mình biên thư thơng báo, thấy được tính độc
hại của học thuyết Đuy Rinh, C.Mac và F.Enghen quyết định chống lại Đuy Rinh.
Lúc đầu, hai ông giới hạn trong những nhận xét phê phán cá biệt đối với Đuy Rinh
thông qua một số bài báo, sau đó thì tiến hành phê phán một cách toàn diện.
- Tháng 5 năm 1876, F.Enghen đã vạch ra đề cương của cuốn sách. Tháng
1/1877 những phần đầu của cuốn sách đã được đăng. Tháng 7/1878 toàn bộ tác
phẩm được đăng dưới dạng ba loạt bài báo là ba phần của tác phẩm được in tách
biệt. Đồng thời cũng tháng 7/1878, ở Lépních (Leipzig) lần đầu tiên đã in tồn bộ
tác phẩm với lời nói đầu của F.Enghen. Lần tái bản thứ ba in năm 1894 được
F.Enghen xem lại và bổ sung. Lần in đầu tác phẩm có tựa đề “Ông Đuy Rinh làm
đảo lộn khoa học”, sau nay đổi lại là “Chống Đuy Rinh”.
- Tác phẩm in lần thứ 5 của nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1984 đã được đối
chiếu với C.Mac và F.Enghen toàn tập - Bản tiếng Nga - Tập 20.
- Theo F.Enghen, trong quá trình biên soạn cuốn sách, C.Mac đã đóng góp
một cách tích cực. Thế giới quan được trình bày trong tác phẩm phần lớn do C.Mac
xác lập và phát triển, F.Enghen chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Trong tác phẩm,
chương X phần II bàn về khoa kinh tế-chính trị là do C.Mac viết.
- Tác phẩm này là sự tổng kết sự phát triển của chủ nghĩa Mác trong ba mươi
năm (1848 - 1878). Nó là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa
Mác. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên F.Enghen trình bày một cách hồn chỉnh thế
giới quan mác-xít: Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Kinh
tế-chính trị. F.Enghen chỉ ra mối quan hệ không thể tách rời mà luôn luôn phụ
thuộc lẫn nhau giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. F.Enghen chỉ ra,
chúng tác động liên hệ nhau với tư cách là một hệ thống lý luận, nhưng các bộ phận
cấu thành thì tương đối độc lập, nhưng chỉ hiểu được đúng nó trong mối liên hệ bên
trong giữa chúng với tổng thể.
- F.Enghen đã sử dụng các thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và kinh
nghiệm đấu tranh của cuộc đấu tranh giai cấp để bảo vệ và phát triển triết học Mác
về những vấn đề cơ bản. Theo F.Enghen, cuốn sách là “một cuốn khái luận có tính
chất bách khoa về các quan niệm của chúng tôi về các vấn đề triết học, khoa học tự
nhiên và lịch sử” (C.Mac - F.Enghen toàn tập - Bản tiếng Nga - Tập 36 - Trang
119).
II. Bố cục của tác phẩm.
Bố cục tác phẩm được giới thiệu ở đây là tái bản lần thứ 5 của Nhà xuất bản
Sự Thật - Hà Nội 1984 và Tác phẩm được in trong C.Mac - F.Enghen tuyển tập Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1983 - Tập 5 - Trang 9 đến 462. Tác phẩm này
ngoài các lời tựa ra, nó được kết cấu gồm lời mở đầu và ba phần: Triết học, Kinh tế
chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Lời tựa F.Enghen viết cho ba lần xuất bản: Tr 13 - 28 (trong tác phẩm in
riêng từ trang 5 - 21)
+ Lời tựa F.Enghen viết 11/06/1878: Tr 13 - 17 ( Tr 5 -9 trong Tác phẩm in
riêng).
+ Lời tựa F.Enghen viết 23 / 09 / 1885: Tr 18 - 27 (9 -20).
+ Lời tựa F.Enghen viết 23 / 05 / 1894: Tr 27 - 28 (20 - 21.
- Lời mở đầu: Gồm hai chương từ Trang 29 - 51 (23 - 52)
+ Chương I: Nhận xét chung Tr 29 - 44 (23 - 44).
+ Chương II: Ơng Đuy Rinh hứa những gì Tr 45 - 51 (45 - 52).
- Phần thứ nhất: Triết học.
Phần này gồm 12 chương. Từ Tr 52 - 206 (53 - 241).
+ Chương III: Phân loại chủ nghĩa tiên nghiệm Tr 52 - 62 (55 - 66).
+ Chương IV: Đồ thức luận về vũ trụ Tr 62 - 69 (67 - 75).
+ Chương V: Triết học về tự nhiên. Không gian và thời gian Tr 69 - 83 (76 93).
+ Chương VI: Triết học về tự nhiên. Thiên thể học, vật lý học, hoá học Tr 83
- 96 (94 - 110).
+ Chương VII: Triết học về tự nhiên. Giới hữu cơ Tr 96 - 110 (111 - 127).
+ Chương VIII: Triết học về tự nhiên. Hết Tr 110 - 121 (128 - 140).
+ Chương IX: Đạo đức và pháp quyền. Chân lý vĩnh cửu Tr 121 - 137 (141 159).
+ Chương X: Đạo đức và pháp quyền. Bình đẳng Tr 137 - 155 (160 - 180).
+ Chương XI: Đạo đức và pháp quyền. Tự do và tất yếu Tr 155 - 170 (181 198).
+ Chương XII: Biện chứng. Lượng và Chất Tr 170 - 184 (199 - 215).
+ Chương XIII: Biện chứng. Phủ định cái phủ định Tr 184 - 203 (216 - 237).
+ Chương XIV: Kết luận Tr 203 - 206 (238 - 241).
- Phần thứ hai: Kinh tế chính trị học gồm 10 chương từ Tr 207 - 360 (243 422).
+ Chương I: Đối tượng và phương pháp Tr 207 - 224 (243 - 264).
+ Chương II: Lý luận về bạo lực Tr 224 - 234 (265 - 276).
+ Chương III: Lý luận về bạo lực (tiếp theo) Tr 235 - 247 (277 - 290).
+ Chương IV: Lý luận về bạo lực (Hết) Tr 247 - 262 (291 - 307).
+ Chương V: Lý luận về giá trị Tr 262 - 278 (308 - 326).
+ Chương VI: Lao động giản đơn và lao động phức tạp Tr 279 - 286 (327 326).
+ Chương VII: Tư bản và giá trị thặng dư Tr 286 - 299 (336 - 350).
+ Chương VIII: Tư bản và giá trị thặng dư (Hết) Tr 299 - 312 (351 - 366).
+ Chương IX: Những quy luật tự nhiên của kinh tế. Địa tô Tr 312 - 320 (367
- 376).
+ Chương X: Về quyển “Lịch sử phê phán” Tr 320 - 360 (377 - 422).
- Phần thứ ba: Chủ nghĩa xã hội gồm 5 chương từ Tr 361 - 462 (423 - 556).
+ Chương I: Lịch sử Tr 361 - 376 (425 - 445 Tiểu luận về).
+ Chương II: Lý luận Tr 376 - 401 (446 - 480 Tiểu luận về).
+ Chương III: Sản xuất Tr 401 - 421 (481 - 504).
+ Chương IV: Phân phối Tr 421 - 443 (505 - 532).
+ Chương V: Nhà nước, Gia đình, Giáo dục. Tr 443 - 462 (533 - 556).
Các trang còn lại trong tác phẩm in riêng từ 557 - 570 là danh mục từ riêng.
III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm
- Trong lời tựa viết cho lần xuất bản ngày 11 tháng 6 năm 1878 F.Enghen đã
bộc lộ rằng, tác phẩm này ông viết không là kết quả của một thôi thúc nội tâm nào
mà chỉ là một sự đáp lại yêu cầu của nhiều người bạn cùng chiến đấu nhằm chống
lại cái lý luận chủ nghĩa xã hội của Đuy Rinh. F.Enghen đã mất đến một năm mới
quyết định gác những công việc khác để tập trung vào việc phê phán Đuy Rinh. Sở
dĩ phải như vậy, ”vì đây là một thứ quả mà khi người ta đã ngoặm vào thì nuốt cho
kỳ hết. Thêm nữa, khơng những nó rất chua, mà lại còn rất to. Lý luận xã hội chủ
nghĩa mới này hiện ra như một kết quả thực tiễn cuối cùng của một hệ thống triết
học mới. Vì vậy phải nghiên cứu nó trong mối liên hệ bên trong với hệ thống ấy,
phải theo dõi ông Đuy Rinh trên cái lĩnh vực rộng rãi mà ơng ta đã đứng để giải
thích mọi thứ vấn đề, và cả những vấn đề bên ngoài lĩnh vực đó.”1
Chính trong lời tựa này, F.Enghen đã chỉ ra Đuy Rinh là một trong những
điển hình tiêu biểu nhất cho cái thứ khoa học giả hiệu vô liêm sĩ của nước Đức lúc
bấy giờ. F.Enghen cũng khiêm tốn nói rằng, dù tri thức của ơng về vật lý, hố học
cịn nghèo nàn, nhưng vì ơng q hiểu Đuy Rinh, mà cho dù chưa nhìn thấy tác
phẩm “Những định luật cơ bản mới của vật lý học hợp lý” của Đuy Rinh, mà vẫn
khẳng định được rằng “những định luật về vật lý học và hố học mà ơng ta trình
bày trong đó, về trình độ sai lầm và khn sáo, thì cũng xứng đáng đặt ngang hàng
với những định luật về kinh tế học, về đồ thức luận vũ trụ, v.v., do ông đã khám
phá ra trước đây và được nghiên cứu trong sách này, và cái đê-nhiệt-kế, khí cụ để
đo những nhiệt kế cực kỳ thấp, do ông Đuy Rinh đã chế tạo ra, sẽ không dùng để
đo những nhiệt độ cao hay thấp, mà chỉ đơn thuần dùng để đo cái kiêu căng ngu dốt
của ông Đuy Rinh mà thôi.”2
- Trong lời tựa viết cho lần xuất bản ngày 23 tháng 9 năm 1885, F.Enghen
bất ngờ cho việc tái bản tác phẩm của ơng, vì nó đã được trích đăng và đăng tồn
bộ thành nhiều bản cho hàng ngàn độc giả. F.Enghen cũng chỉ ra, dưới chủ nghĩa
đế quốc tác phẩm của ông bị cấm và vì vậy nó càng tăng thêm gấp đơi, gấp ba
lượng tiêu thụ sách của ông và khiến cho các tác phẩm của ông được tái bản nhiều
hơn.
F.Enghen khẳng định rằng những quan niệm được trình bày trong sách phần
lớn là do C.Mac xây dựng và phát triển, F.Enghen chỉ dự vào một phần rất nhỏ.
Trong lần tái bản này, tác phẩm hầu như khơng sửa chữa gì thêm, vì theo F.Enghen
đây là tác phẩm bút chiến mà đối thủ của Người là Đuy Rinh đã khơng thể sửa
chữa được gì, thì bản thân F.Enghen cũng khơng cần sửa chữa gì cả. Tuy nhiên, có
chương hai phần ba “Tiểu luận về lý luận” thì có giải thích thêm cho rõ vì nó đã
được sửa và in trong một cuốn sách khác có nhan đề “Chủ nghĩa xã hội phát triển
từ khơng tưởng đến khoa học”.
Trong lời tựa này, F.Enghen cũng thừa nhận cho đến 1877, chính Mc-gan
mới là người cung cấp cho chúng ta chìa khố tìm hiểu về lịch sử nguyên thuỷ nhân
loại. Còn trong phần bàn về lý luận về khoa học tự nhiên “phần này trình bày rất
vụng về, nhiều điểm bây giờ có thể diễn đạt dưới một hình thức rõ ràng và chính
xác hơn”.3 F.Enghen viết: “Từ khi C.Mac qua đời, thời giờ của tôi đã phải dành cho
nhiều nhiệm vụ cấp bách hơn, và tôi đã phải ngừng việc nghiên cứu trên lĩnh vực
khoa học tự nhiên lại. Bây giờ tôi đành cứ tạm dùng những tài liệu đã ghi trong
cuốn sách này, đợi về sau có dịp nào sẽ tập hợp lại và cơng bố những điều mà tôi
1 F.Enghen - Chống Đuy Rinh - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1976 - Trang 6.
2 S đ d trang 9.
3 S đ d trang 13.
thu hoạch được, có lẽ cùng một lúc với việc cơng bố những bản thảo tốn học rất
quan trọng mà C.Mac đã để lại cũng nên”.4
F.Enghen cũng khẳng định: “Chính là chỉ có tiếp thu được những kết quả mà
hai ngàn năm trăm phát triển của triết học đã đạt được thì khoa học tự nhiên mới có
thể, một mặt thoát khỏi mọi thứ triết học tự nhiên tách riêng ra, đứng ngồi và đứng
trên khoa học, mặt khác thốt khỏi cái phương pháp tư duy hẹp hòi của bản thân
khoa học đó, do chủ nghĩa kinh ngjhiệm Anh truyền lại.”5
- Trong lời tựa viết cho lần xuất bản thư ba ngày 23 tháng 5 năm 1894,
F.Enghen lấy làm mãn nguyện mà nhận thấy rằng, kể từ lần xuất bản trước những
quan điểm trình bày trong Chống Đuy Rinh của ông đã được truyền bá rộng rãi
trong ý thức của giới khoa học và của giai cấp công nhân, không chỉ ở Đức mà cả
trên khắp các nước văn minh của thế giới.
Trong lần xuất tái bản này, F.Enghen chỉ bổ sung thêm những điều trọng yếu
vào chương mười phần thứ hai “Về lịch sử phê phán”. Vì phần chính trong chương
này là của C.Mac và F.Enghen có nhiệm vụ phải ghi lại hết sức đầy đủ và đúng
từng câu chữ những đoạn văn trong đó C.Mac đã đặt những người như Pet-ty,
Nc, Lốc-cơ, Hium vào đúng vị trí của họ trong q trình sản sinh ra mơn kinh tếhính trị học cổ điển. Việc làm đó của F.Enghen một mặt vì trước đó ơng đã lược đi,
mặt khác theo ông “chính những chỗ ấy chính là cái phần, cho đến cả ngày nay
nữa, vẫn còn giữ được ý nghĩa lớn lao nhất và bền vững nhất”.6
1. Lời mở đầu gồm hai chương:
a) Chương 1: Nhận xét chung:
F.Enghen khái quát về sự phát triển của lý luận cho đến khi tác phẩm của
Đuy Rinh ra đời. Ở đây F.Enghen tập trung hai vấn đề:
- Khái quát sự phát triển của lý luận về chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến
khoa học. Ở đây, F.Enghen đã phân biệt rõ các khái niệm tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán và
chủ nghĩa xã hội khoa học. F.Enghen chỉ ra: “Đi đôi với những cuộc khởi nghĩa vũ
trang cách mạng ấy của một giai cấp cịn chưa trưởng thành thì có những biểu hiện
lý luận tương ứng; Như trong thế kỷ XVI và XVII có những bức tranh khơng tưởng
về một chế độ xã hội lý tưởng; Đến thế kỷ XVIII có những lý luận cộng sản chủ
nghĩa rõ rệt (Mơ-ren-ly, Ma-bơ-ly), u sách về bình đẳng khơng cịn hạn chế trong
lĩnh vực những quyền lợi chính trị, mà mở rộng ra cả đến địa vị xã hội của mỗi cá
nhân; Khơng những cần xóa bỏ những đặc quyền giai cấp mà cịn cần phải xố bỏ
cả những sự khác nhau về giai cấp nữa”.7
4 S đ d trang 16.
5 S đ d trang 20.
6 S đ d trang 20.
F.Enghen cũng chỉ ra sự giống nhau của ba ông Xanh-xi-mơng, Phu-ri-ê và
Ơ-oen, là họ khơng tự coi mình là đại biểu cho lợi ích của giai cấp vơ sản mà lịch
sử đã đẻ ra trong giai đoạn đó. Họ chỉ muốn lập tức giải phóng cho tồn thể lồi
người chứ không trước hết cho một giai cấp nào. Theo F.Enghen: “Thứ chủ nghĩa
xã hội chiết trung ấy là một sự hỗn hợp đủ các sắc thái hết sức khác nhau, bao gồm
những nhận xét phê phán kém cỏi nhất của các nhà sáng lập ra các phái, những luận
điểm kinh tế của họ và những quan niệm của họ về xã hội tương lai - và sự hỗn hợp
này càng được tạo ra một cách dễ dàng, nhất là vì trong mỗi yếu tố cấu tạo ra nó,
các góc cạnh sắc nhọn của sự chính xác đã mịn đi qua các cuộc tranh cãi, cũng
giống như những hòn đá cuội đã mòn đi dưới dòng suối chảy. Muốn làm cho chủ
nghĩa xã hội thành một khoa học trước hết phải đặt nó trên một miếng đất hiện
thực.”8 “Quan niệm duy vật về lịch sử và việc dùng quy luật giá trị thặng dư để bóc
trần cái bí mật của sản xuất tư bản chủ nghĩa là công lao của C.Mac. Chính nhờ hai
phát hiện này, chủ nghĩa xã hội đã trở thành chủ nghĩa xã hội khoa học, mà nhiệm
vụ bây giờ phải hoàn thiện thêm trong tất cả các chi tiết (và các mối liên hệ) của
nó.”9
- F.Enghen đã khái quát về sự lịch sử phát triển của hai phương pháp biện
chứng, siêu hình và vạch ra vai trò của phép biện chứng duy vật đối với nhận thức
nói riêng, đối với hoạt động cải biến và vận động của thế giới nói chung.
F.Enghen viết: “Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật và phản ánh của
chúng vào trong tư tưởng, tức là các khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứu
riêng biệt, phải xem xét từng cái một, tách rời nhau, là những đối tượng cố định,
cứng đờ, mãi vẫn như thế... Trái lại, đối với phép biện chứng là phương pháp nắm
sự vật và những phản ánh cuả sự vật trong tư tưởng, chủ yếu trong mối liên hệ,
trong sự ràng buộc, sự vận động, sự ra đời và biến đi cuả chúng... Giới tự nhiên là
hòn đá thử vàng của phép biện chứng, và khoa học tự nhiên cận đại trong khi đem
lại những tài liệu phong phú và ngày càng nhiều thêm, đã chứng minh rằng trong tự
nhiên, xét đến cùng thì mọi sự vậtđều diễn ra một cách biện chứng chứ khơng phải
siêu hình... Nhưng cho đến bây giờ, người ta vẫn có thể đếm được trên đốt ngón tay
số những nhà khoa học biết suy nghĩ một cách biện chứng, vì vậy cho nên mâu
thuẫn giữa những kết quả thu được và phương pháp tư duy cổ truyền đã giải thích
tại sao hiện nay cói tình trạng vơ cùng hỗn độn trong lý thuyết của các nhà khoa
học tự nhiên, sự biến đổi đó làm cho cả thầy lẫn trò, cả người viết sách và người
đọc đều đâm ra thất vọng.”10
b) Chương 2: Ơng Đuy Rinh hứa những gì?
7 S đ d trang 28.
8 S đ d trang 31.
9 S đ d trang 44.
10 S đ d trang 34, 36, 37.
Ở đây, F.Enghen chế diễu Đuy Rinh vì Đuy Rinh cho rằng học thuyết của
ơng ta là tuyệt đích cuối cùng, bản thân ơng ta là con người hồn mỹ, trong khi đó
ơng ta miệt thị và coi tất cả những người trước ông là vô dụng. F.Enghen vạch ra:
“Những câu ông Đuy Rinh ca ngợi ông Đuy Rinh trên đây, cịn có thể kể ra gấp
mười lần như thế nữa một cách dễ dàng. Song chỉ chừng ấy cũng đủ làm cho trong
bộ óc độc giả nẩy ra một số nghi vấn, khơng biết rằng đây có phải thực là một nhà
triết học hay là một - nhưng chúng tôi yêu cầu độc giả hãy chờ đến khi biết rõ khả
năng thâm nhập đến tận gốc rễ cuối cùng đã nói ở trên rồi hãy phán đốn. Chúng
tơi dẫn ra những câu ca tụng trên đây. là chỉ để tỏ ra rằng trước mặt chúng ta đây,
không phải là một nhà triết học và một nhà xã hội chủ nghĩa tầm thường chỉ phát
biểu ý kiến của mình một cách giản dị và nhường cho lịch sử quyết định giá trị của
những ý kiến đấy, nhưng mà là một nhân vật hồn tồn đặc biệt, tự cho mình là
tồn thiện tồn mỹ khơng kém gì giáo hồng, và có một học thuyết cứu thế, mà
người ta phải tiếp thu một cách đơn giản, nếu không muốn rơi vào tội ác nghiêm
trọng nhất về ta giáo. Như vậy là ở đây hồn tồn khơng phải là một trong những
cơng trình mà người ta thấy nhan nhản trong các sách báo xã hội chủ nghĩa ở tất cả
các nước và gần đây cả ở nước Đức nữa - Trong những công trình này, nhiều người
thuộc đủ hạng đã hết sức thành khẩn tìm cách làm rõ những vấn đề mà ít nhiều họ
có thể thiếu tài liệu để giải quyết; Trong những cơng trình đó mặc dầu có những
thiếu sót về mặt khoa học hay về mặt văn học, người ta bao giờ cũng phải thừa
nhận cái thiện chí xã hội chủ nghĩa của chúng. Ngược lai, ông Đuy Rinh đưa ra cho
chúng ta những nguyên lý mà ông tuyên bố là “những chân lý cuối cùng, tuyệt
đích”, do đó mà bên cạnh những chân lý này thì bất cứ ý kiến nào khác cũng đều bị
coi là sai lầm ngay từ trước rồi; Cùng với cái chân lý độc tôn ấy, ơng cịn nắm giữ
cả cái phương pháp nghiên cứu duy nhất triệt để khoa học bên cạnh thì mọi phương
pháp khác đều là không khoa học. Hoặc là ông nói đúng - và như vậy là chúng ta
đang đứng trước bậc thiên tài vĩ đại nhất của tất cả các thời đại, vị siêu đệ nhất, vì
đó là người đầu tiên tồn thiện tồn mỹ; Hoặc là ơng nói sai - và trong trường hợp
đó, thì bất kể sự phán đoán của chúng ta như thế nào, mọi sự nể vì của chúng ta đối
với cái thiện chí có thể có của ơng, đều là những địn nhục mạ chí tử nhất đối với
ơng.”11
Bàn về những lời mắng nhiếc của Đuy Rinh đối với các vị tiền bối trong đó
có C.Mac, F.Enghen viết: “về phần ơng Đuy Rinh, nếu ơng có một chút giáo dục
nào, thì những lời mắng nhiếc tử tế ấy có lẽ đã phải ngăn cấm khơng cho ơng thấy
được cái gì là làm tổn thương và là hỗn xược cả. Cho nên giờ đây chưa vội biểu lộ
chút hoài nghi nào về sự đúng đắn căn bản của những lời mắng nhiếc ấy, sợ rằng
trong trường hợp trái lại có thể người ta lại cấm luôn cả không cho chúng tôi chọn
một loại ngu ngốc mà chúng tơi sẽ được xếp vào đó. Chúng tơi cho rằng nhiệm vụ
của chúng tôi chỉ là: một mặt đưa ra một ví dụ về cái mà ơng Đuy Rinh gọi là “kiểu
mẫu của cách diễn đạt thanh nhã và thật khiêm tốn”, mặt khác, chứng minh rằng
11 S đ d trang 47, 48.
đối với ơng Đuy Rinh thì chắc chắn rằng tiền bối của ông là không xứng đáng,
cũng như chắc chắn rằng ơng là tồn thiện tồn mỹ. Đến đây, chúng tơi tỏ bày lịng
kính trọng sâu sắc nhất đối với bậc thiên tài vĩ đại nhất của tất cả các thời đại... quả
thật là như vậy.”12
2. Phần 1: Triết học.
Phần này gồm 12 chương được liệt kê liên tiếp với hai chương của phần mở
đầu.
2.1 Chương 3: Phân loại chủ nghĩa tiên nghiệm.
Phần này F.Enghen phê phán quan niệm của Đuy Rinh khi ông ta cho rằng,
nguyên tắc rút ra từ tư duy và được ứng dụng vào tự nhiên và vào lịch sử loài
người.
- Quan niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật theo F.Enghen thì các nguyên tắc
đều được rút ra từ giới tự nhiên và lịch sử chỉ đúng khi nó phù hợp với tự nhiên và
lịch sử. Quan niệm như trên của Đuy Rinh là duy tâm theo kiểu Heghen coi “ý
thức”, “tư duy” là có sẵn từ trước đó đối với thế giới vật chất. F.Enghen chỉ rõ, ý
thức là sản phẩm của con người, mà bản thân con người cũng chỉ là sản phẩm của
tự nhiên.
F.Enghen viết: “Nguyên tắc không phải là điểm xuất phát mà là điểm cuối
cùng của sự nghiên cứu; nguyên tắc không phải là được ứng dụng vào giới tự nhiên
và lịch sử lồi ngưịi mà là được rút ra từ trong giới tự nhiên và lịch sử lồi người;
Khơng phải giới tự nhiên và loài người ứng với nguyên tắc mà trái lại, nguyên tắc
chỉ đúng nếu nó phù hợp với giới tự nhiên và lịch sử. Đối với vấn đề này, đó là
quan điểm duy vật nhất, cịn quan điểm ngược lại của ông Đuy Rinh là quan điểm
duy tâm, quan điểm đó hồn tồn đảo lộn sự vật và xây dựng thế giới hiện thực
bằng cách xuất phát từ tư duy, từ những đồ thức, những phương án hay những
phạm trù, tồn tại vĩnh viễn ở đâu khơng biết, trước khi có thế giới, như vậy thật là
hồn tồn theo kiểu một Hêghen nào đó.”13
- Trong chương này F.Enghen cũng chỉ rõ, Đuy Rinh muốn xây dựng trong
tư duy một hình ảnh chính xác tuyệt đích về hệ thống chúng ta đang sống. Việc đó
khơng thể làm được. F.Enghen chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình nhận thức
và con đường giải quyết những mâu thuẫn đó: “Chính cái khoa học về cái đồ thức
chung về vũ trụ, về những ngun tắc hình thức đó của tồn tại là cơ sở đầu tiên của
triết học Đuy Rinh. Nếu như đồ thức vũ trụ được rút ra không phải từ bộ óc mà từ
trong thế giới hiện thực và chỉ nhờ vào bộ óc thơi, nếu như những nguyên tắc của
tồn tại là rút ra từ những cái có thật, thì để làm cơng việc ấy, chúng ta không cần
đến triết học mà chỉ cần đến những tri thức thực chứng về thế giới và những cái
phát sinh ra trong thế giới; Kết quả là cơng việc đó không phải là triết học nữa mà
12 S đ d trang 52.
13 S đ d trang 56, 57.
là khoa học thực chứng. Trong trường hợp này, toàn bộ tác phẩm của ông Đuy
Rinh sẽ chỉ là uổng cơng vơ ích.”14
- F.Enghen khẳng định tốn học cũng như mọi khoa học khác đều ra đời từ
nhu cầu thực tiễn, các khái niệm của toán học đều phải được rút ra từ thế giới hiện
thực. Trong khi đó Đuy Rinh lại cho rằng, tốn học có thể được sáng tạo từ đầu óc
con người một cách tiên nghiệm khơng cần đến kinh nghiệm từ thế giới bên ngoài
cung cấp cho. F.Enghen đã mỉa mai cái lập luận mâu thuẫn của Đuy Rinh rằng:
“Trong đồ thức về vũ trụ, thì toán học thuần tuý đã nảy ra từ tư duy thuần tuý;
Trong triết học tự nhiên, nó lại là một cái gì hồn tồn có tính kinh nghiệm, mượn
của thế giới bên ngồi rồi tách ra khỏi thế giới đó. Vậy thì chúng ta nên tin cái nào
bây giờ?”.15
2.2 Chương 4: Đồ thức luận về vũ trụ.
Trong chương này F.Enghen chỉ ra tính thống nhất của thế giới là tính vật
chất, vật chất vận động trong không gian và thời gian. Người phân tích và phê phán
quan niệm của Đuy Rinh khi ơng ta cho rằng, tính thống nhất của thế giới là ở tư
duy của con người về thế giới là thống nhất và thế giới thống nhất ở tính tồn tại.
F.Enghen khẳng định tính thống nhất chân chính của thế giới khơng phải ở
tính tồn tại của nó mà là ở tính vật chất của nó. Triết lý của Đuy Rinh là triết lý
trong lồng, nghiã là trong cái lồng đồ thức luận về những phạm trù kiểu Hêghen.
2.3. Chương 5: Triết học về tự nhiên. Không gian và thời gian.
Trong chương này F.Enghen chỉ ra không gian và thời gian của vật chất là vô
cùng vô tận, khơng có điểm khởi đầu, khơng có điểm kết thúc. Cái vơ hạn đó là
mâu thuẫn và thống nhất giữa vô hạn và hữu hạn. Quan niệm này của F.Enghen
nhằm phê phán quan niệm của Đuy Rinh khi ông ta cho rằng thời gian có điểm
khởi đầu và khơng gian có giới hạn (Kết thúc).
- Chống lại quan niệm của Đuy Rinh cho rằng thế giới có lúc tồn tại ngồi
thời gian, F.Enghen chỉ rõ các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và
thời gian. Tồn tại ngồi thời gian và tồn tại ngồi khơng gian đều là vô lý. Những
quan niệm của Đuy Rinh về sự tồn tại ngồi khơng gian là tình trạng mê sảng và
hỗn loạn đến tuyệt vọng trong bóng tối của Đuy Rinh.
- Chống lại quan niệm của Đuy Rinh cho rằng thế giới đã có lúc ở trạng thái
đứng im không vận động, không xảy ra bất cứ một sự biến hố nào cả, F.Enghen
khẳng định vận động chỉ có thể chuyển hố lẫn nhau từ hình thức này sang hình
thức khác chứ khơng từ trạng thái bất động sang trạng thái vận động được.
2.4. Chương 6: Triết học về tự nhiên. Thiên thể học, Vật lý học, hoá học.
14 S đ d trang 59.
15 S đ d trang 66.
Trong chương này F.Enghen tập trung phê phán quan điểm của Đuy Rinh về
vận động và vạch ra quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ
giữa vật chất và vận động, giữa vận động và đứng im.
- F.Enghen đánh giá cao quan niệm của Cant về thuyết tinh vân ngun thuỷ,
coi đó là thành tích lớn nhất của thiên văn học từ Cơpécních cho đến lúc ấy. Quan
niệm của Cant lần đầu tiên đã làm cho quan niệm tự nhiên khơng có lịch sử bị lung
lay.
Trong “thuyết vũ trụ” trước 1770, Cant coi vũ trụ như một quá trình tự nhiên,
đây là thể hiện sự nghiên cứu của ơng về sự hình thành của vũ trụ; Quan niệm biện
chứng của ông trong nghiên cứu vũ trụ là địn đánh vào tơn giáo và thần học. Theo
Cant, thế giới lúc đầu chỉ là những đám tinh vân, do lực hấp dẫn mà chúng tích tụ
nhau lại. Các hạt vật chất bị lực hút khác nhau tạo nên những khối riêng biệt tạo
thành những hành tinh riêng biệt. Nhân của mỗi hành tinh nặng hơn cả so với chính
nó. Trong vũ trụ có vơ số hệ mặt trời. Mỗi hệ mặt trời bị huỷ diệt lại có một hệ mặt
trời mới được hình thành. Vũ trụ là một chỉnh thể thống nhất, tạo ra những thế giới
mới bù đắp cho những tổn thất mà nó gánh chịu ở nơi khác. Cant là tác giả của các
phát minh: Nhìn ra sự chậm lại của trái đất trong vịng quay xung quanh trục của nó
vì thuỷ triều lên do sức hút của mặt Trăng (Thuỷ triều lên ma sát với mặt đất làm
cho vòng quay của trái đất chậm lại); Trái đất vận động trong quy luật tương tác
chứ không do bất cứ đấng thần linh nào sáng tạo; Cant là người đầu tiên đưa ra giả
thuyết về nguồn gốc và sự hình thành các hệ mặt trời trong vũ trụ (sau này nhà
khoa học Pháp tên là LaBLát đã chứng minh là đúng).
Nhằm phê phán quan niệm của Đuy Rinh khi ông ta bác bỏ thuyết tinh vân
của Cant, F.Enghen nhận xét: Chính Cant đã đột phá khẩu cách nhìn siêu hình về
thế giới. Một thế giới khơng sinh, không diệt, không biến đổi từ Cant là thế giới có
q trình biến đổi khơng ngừng và ngun nhân của những biến đổi khơng ở đâu
khác ngồi chính nó.
- F.Enghen chỉ ra vận động của vật chất tồn tại dưới nhiều dạng, nhiều hình
thức khác nhau. Đứng im của vật chất chỉ là tương đối, tạm thời, là vận động trong
thế cân bằng. Vật chất là vận động, vận động nào cũng là vận động của vật chất.
Vật chất và vận động là cái không thể sáng tạo ra cũng khơng thể bị tiêu diệt. Vận
động cá biệt thì có xu hướng cân bằng cịn vận động nói chung thì có xu hướng phá
vỡ thế cân bằng. Quan niệm này của F.Enghen là nhằm chống lại quan niệm của
Đuy Rinh quy vận động của vật chất về vận động cơ giới. Quan niệm đó của Đuy
Rinh là khơng hiểu gì về mối quan hệ chân thực giữa vật chất và vận động.
2.5. Chương 7: Triết học về tự nhiên. Giới hữu cơ.
Chương này F.Enghen chủ yếu phê phán quan niệm duy tâm của Đuy Rinh
về sự phát triển của giới hữu cơ, bảo vệ tính đúng đắn của thuyết tiến hoá của Đác
Uyn.
- F.Enghen khẳng định sự chuyển biến từ hình thức vận động này sang hình
thức vận động khác bao giờ cũng là bước nhảy vọt, để chống lại quan niệm của
Đuy Rinh cho rằng từ lĩnh vực cơ học sang lĩnh vực cảm giác tư duy khơng có nhảy
vọt.
- Khi Đuy Rinh cho rằng giới tự nhiên có mục đích, có ý chí, F.Enghen chỉ
rõ Đuy Rinh muốn bắt chước Heghen nhưng khơng hiểu được Heghen. Ơng ta đã
đi từ phiếm thần luận đến tự nhiên thần luận tức là từ chỗ hoà đồng thần thánh với
tự nhiên đến chỗ chấp nhận cú hích đầu tiên của thượng đế với tự nhiên, với vũ trụ.
- Trên cơ sở chỉ ra những thiếu sót của Đác Uyn, F.Enghen đã đánh giá đúng
đắn và bảo vệ học thuyết tiến hoá của Đác Uyn nhằm chống lại những quan niệm
sai lầm của Đuy Rinh đối với học thuyết này.
2.6. Chương 8: Triết học về tự nhiên. Giới hữu cơ (hết).
Trong chương này F.Enghen tiếp tục phê phán những sai lầm của Đuy Rinh
đối với học thuyết của Đác Uyn, nhưng chủ yếu bàn về sự sống.
- Theo F.Enghen thì Đuy Rinh tự cho mình có tài un bác về tốn học và
khoa học tự nhiên, nhưng trên thực tế khi bàn về lĩnh vực này thì ơng ta “đang nói
đến những điều mà ông ta hiểu biết rất kém” và “đã tỏ ra là khơng hiểu biết tý gì về
sự hình thành các cơ thể hữu cơ”(tr129 Tp).
- F.Enghen cho rằng Đuy Rinh có quan niệm hết sức ngu xuẩn về sự sống.
Theo Đuy Rinh “Giới vô cơ cũng là một hệ thống vận động tự động, nhưng chỉ khi
nào bắt đầu có sự phân hố thực sự, và sự tuần hồn của các chất được thực hiện
thông qua những đường ống đặc biệt từ một điểm bên trong và theo một hình thái
mầm giống có thể di truyền được sang một hình thể nhỏ hơn - thì khi ấy, người ta
mới có thể nói đến sự sống thực sự, theo nghĩa chặt chẽ và đúng đắn của
nó.”(131Tp).
Theo F.Enghen nếu quan niệm sự sống chỉ bắt đầu khi nào có sự phân hố
thực sự thì tồn bộ giới ngun sinh động vật của Héc-ken đều chết cả, còn nếu
quan niệm sự sống chỉ bắt đầu khi nào sự phân hố ấy có thể di truyền được do một
hình thái mầm giống nhỏ hơn thì ít nhất tất cả các vật hữu cơ, kể cả hữu cơ đơn bào
khơng phải là sinh vật... Ơng Đuy Rinh đã giải thích sự sống với bốn đặc trưng
hoàn toàn mâu thuẫn nhau và một trong bốn đặc trưng ấy đã làm cho toàn bộ giới
thực vật và một nửa giới động vật vào cõi chết, bởi lẽ loại hình đơn giản chung nhất
của giới hữu cơ là tế bào, nhưng trong những cơ thể cấp thấp nhất thì cái chung
nhất là an-bu-min (131-132Tp).
- F.Enghen nêu ra định nghĩa về sự sống như sau: “Sự sống là phương thức
tồn tại của những thể an-bu-min và phương thức tồn tại này chủ yếu là ở chỗ các
nhân tố hoá học của các vật thể ấy tự nó ln đổi mới”(136Tp), “Sự sống, phương
thức tồn tại của thể an-bu-min trước hết là ở chỗ mỗi lúc nó vừa là chính nó, lại
đồng thời vừa là cái khác... Sự sống là sự trao đổi các chất bằng phương pháp dinh
dưỡng và bài tiết, là một q trình tự nó tiến hành, một q trình cố hữu, vốn sẵn có
từ khi nó sinh ra và gắn liền với cơ chất của nó là an-bu-min”(139Tp).
2.7. Chương 9: Đạo đức và pháp quyền. Chân lý vĩnh cửu.
Trong chương này F.Enghen phê phán về những sai lầm của Đuy Rinh về
đạo đức và pháp quyền và nêu lên những quan niệm cơ bản của C.Mac và
F.Enghen về lĩnh vực đó.
- F.Enghen chỉ ra các sai lầm của Đuy Rinh gồm:
+ Tách rời tư duy khỏi ngôn ngữ: Đuy Rinh quan niệm “Kẻ nào chỉ có thể
nhờ ngơn ngữ mà suy nghĩ được, thì kẻ đó chưa bao giờ cảm thấy được tư duy trừu
tượng, tư duy thuần tuý là gì”. Theo F.Enghen nếu quan niệm như thế thì súc vật là
những nhà tư tưởng trừu tượng nhất, thuân tuý nhất, vì tư duy của chúng chẳng bao
giờ bị can thiệp sỗ sàng của ngơn ngữ cả(141Tp).
+ Đuy Rinh coi đạo đức, chính nghĩa vĩnh viễn phù hợp với toàn thế giới và
với mọi thời đại. Theo F.Enghen, khi bàn về đạo đức, pháp quyền, chính nghĩa thì
ngồi mớ hổ lốn ra Đuy Rinh đã cho chúng ta đi du hành trên các hành tinh
khác(142Tp).
+ F.Enghen phê phán quan niệm của Đuy Rinh cho rằng sự chính xác của
nhận thức khơng phụ thuộc thời gian, vào sự tiến hoá của hiện thực, Nhận thức
vượt lên trên lịch sử, nhận thức tuyệt đích cuối cùng(143 Tp).
- F.Enghen vạch ra các quan điểm cơ bản của triết học về nhận thức, chân lý,
đạo đức:
+ F.Enghen chỉ ra tư duy của con người vừa tối cao vừa khơng tối cao. Theo
bản tính, sứ mệnh, khả năng và mục đích thì tư duy là cao cả và vơ hạn. Xét theo
hiện thực cá biệt thì nó khơng cao cả và có hạn. Mâu thuẫn này được giải quyết
trong tiến trình tiến lên vơ tận của các thế hệ(145 Tp).
+ Có chân lý vĩnh viễn nhưng đó chỉ là những điều nhạt nhẽo tầm thường.
Nhận thức của con người tiến lên vô tận và không bao giờ đạt đến đích cuối cùng
cả(146 - 152 Tp).
+ Chân lý và sai lầm chỉ có hiệu lực tuyệt đối trong phạm vi hạn chế. Vượt
khỏi phạm vi đó nó đều là tương đối(152 - 154 Tp).
+ Khơng có đạo đức vĩnh viễn. Đạo đức là sản phẩm của tình hình kinh tế
trong mỗi giai đoạn phát triển cả xã hội. Trong xã hội có giai cấp đạo đức ln
mang tính giai cấp, đạo đức là đạo đức của giai cấp. Đạo đức thực sự nhân đạo, đặt
lên trên sự đối lập giai cấp chỉ khi nào người ta không những đã thắng được mà còn
quên dược trong thực tiễn của đời sống sự đối lập giai cấp(154 - 159).
2.8. Chương 10: Đạo đức và pháp quyền. Bình đẳng.
Ở chương này F.Enghen tập trung phê phán quan điểm của Đuy Rinh về bình
đẳng và vạch ra quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề đó.
- F.Enghen nhắc lại phương pháp duy tâm tiên nghiệm của Đuy Rinh là
phương pháp không nhận thức những đặc tính của đối tượng từ bản thân đối tượng
mà rút chúng bằng cách suy diễn từ khái niệm về đối tượng. Từ phương pháp đó
Đuy Rinh đã sai lầm khi phân chia xã hội thành nhóm nhỏ giản đơn nhất gồm hai
người một, và ông ta cho rằng giữa hai người thì hồn tồn bình đẳng. Quan điểm
đó là hồn toàn duy tâm, trừu tượng(160 - 171 Tp).
- F.Enghen đã đi vào phân tích về bình đẳng một cách cụ thể trong từng giai
đoạn lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử vấn đề bình đẳng được đặt ra và giải quyết một
cách khác nhau. Bình đẳng là một sản phẩm của lịch sử(171 - 180 Tp). Theo
F.Enghen, yêu cầu về bình đẳng của giai cấp vơ sản có hai nghĩa: một trong thời kỳ
đầu của chiến tranh nông dân, hai là trong cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản. Cả
hai trường hợp đó, “nội dung thực tế của u cầu vơ sản về bình đẳng là u cầu
xố bỏ giai cấp. Bất cứ yêu cầu bình đẳng nào đi ra ngồi phạm vi đó nhất định sẽ
trở thành vô lý”(179 Tp).
2.9. Chương 11: Đạo đức và pháp quyền. Tự do và tất yếu.
Trong chương này, F.Enghen phê phán những sai lầm của Đuy Rinh về pháp
luật mà nội dung chủ yếu là những sai lầm của Đuy Rinh về tự do. Đồng thời
F.Enghen vạch ra những quan điểm của chủ nghĩa Mác về tự do.
- Theo F.Enghen: “Đuy Rinh hồn tồn khơng biết gì về bộ dân luật hiện đại
độc nhất lập ra trên cơ sở những thành quả xã hội mà cuộc Đại cách mạng Pháp đã
giành được”(183 Tp); “Khơng những ơng Đuy Rinh hồn tồn khơng biết gì về luật
pháp cận đại mà duy nhất là luật pháp của Pháp, mà ơng cũng khơng biết gì về thứ
luật Giec-ma-ni duy nhất đã tiếp tục phát triển cho đến ngày nay một cách độc lập
đối với uy quyền La-Mã và đã lan tràn khắp nơi trên thế giới - là pháp luật của
Anh”(184 - 185 Tp). Nói chung, khi đi bàn về pháp luật “Đuy Rinh hoàn tồn bị
đóng khung một cách đơn giản trong phạm vi luật Phổ, một bộ luật của chế độ
chuyên chế gia trưởng”(188 Tp).
- F.Enghen chỉ ra hai định nghĩa của Đuy Rinh về tự do là loại trừ lẫn
nhau(189, 190 Tp). Cách định nghĩa 1, tự do được hiểu là cái trung bình giữa quan
niệm và bản năng, giữa hợp lý và phi lý, cho nên trình độ của tự do có thể căn cứ
vào kinh nghiệm mà được xác định ở mỗi cá nhân bằng cách dùng một “phương
trình cá nhân”, như thường nói trong thiên văn học(190 Tp). Cách định nghĩa thứ
hai, Đuy Rinh lại quan niệm tự do là sự cảm thụ đối với những động cơ tự giác, phù
hợp với giác tính tiên thiên và hậu thiên. Những động cơ ấy chi phối các hành động
mmột cách tất nhiên không chống cự lại nổi(190 Tp). Cách định nghĩa 2 đã bác bỏ
cách định nghĩa 1 không chút ngại ngùng và cũng chỉ là một lối tầm thường hoá
đến tột bậc quan điểm của Heghen.
- F.Enghen cho rằng, Heghen là người đầu tiên trình bày đúng đắn mối quan
hệ giữa tự do và tất yếu. Theo Heghen, tự do là nhận thức được tính tất yếu “Tính
tất yếu chỉ là mù quáng chừng nào người ta chưa hiểu được nó”(190 Tp). Tự do
như thế là cái tất yếu được nhận thức: nhận thức được và hành động phù hơp với
cái tất yếu.
F.Enghen khẳng định: tự do chính là ở chỗ con người nhận thức được cái
quy luật khách quan và khả năng vận dụng các quy luật khách quan đó, hành động
phù hợp với các quy luật khách quan đó. Tự do ý chí chính là cái năng lực quyết
định một cách hiểu biết(192 - 198 Tp).
2.10. Chương 12: Biện chứng. Lượng và Chất.
- Từ hai đoạn trích Đuy Rinh viết trong cuốn “Lịch sử phê phán” bàn về
phép biện chứng trong tập “Bài giảng về triết học” và “Lơgíc học” của Heghen,
F.Enghen phê phán Đuy Rinh phủ nhận tính khách quan, tính phổ biến của mâu
thuẫn.
Theo F.Enghen “tư tưởng chứa đựng trong hai đoạn trích dẫn trên, tóm tắt lại
trong một mệnh đề: mâu thuẫn = vơ nghĩa, và do đó, khơng thể có trong thế giới
hiện thực được”(tr 200 Tp). F.Enghen coi Đuy Rinh là “một người mà đầu óc suy
nghĩ theo cách siêu hình thì tuyệt đối khơng thể từ quan niệm tĩnh chuyển sang
quan niệm động được, vì ở đây cái mâu thuẫn nói trên đã chặn mất đường đi
rồi”(201-202 Tp). Từ trang 202 đến trang 204 của tác phẩm, F.Enghen chứng minh
tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn trong sự vận động và phát triển của thế
giới. F.Enghen khẳng định: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản
đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật
chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng
phải chứa đựng mâu thuẫn như vậy”.
- Thơng qua một số đoạn trích của Đuy Rinh phê phán về bộ “Tư bản” của
C.Mac, F.Enghen phê phán Đuy Rinh phủ nhận quy luật lượng chất, coi phép biện
chứng của C.Mac và phép biện chứng của Heghen chỉ là một(tr 204 - 210 Tp).
Bằng một số ví dụ đơn giản về trạng thái của nước ở 0ºC, 100ºC, các ví dụ trong bộ
Tư bản (phần thứ tư: Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối trong lĩnh vực hợp tác,
lĩnh vực phân công và công trường thủ công, lĩnh vực sản xuất cơ khí và cơng
nghiệp lớn), các axít béo hố trị 1, F.Enghen chứng minh tính khách quan tính phổ
biến của quy luật lượng chất.
Chẳng hạn với các axít béo hố trị 1 (CnH2nO2), F.Enghen đã chỉ ra: ”lần
lượt lấy n = 1, 2, 3... thì chúng ta đạt được những kết quả sau đây (không kể những
chất đồng phân):
CH2O2 a-xít phóc-mích có điểm sơi là 100 độ, điểm chảy là 1 độ.
C2H4O2 a-xít a-xê-tích có điểm sơi là 118 độ, điểm chảy 17 độ.
C3H6O2 a-xít pơ-rơ-pi-ơ-ních điểm sơi 140 độ, điểm chảy ...
C4H8O2 a-xít bu-ti-rích điểm sơi 162 độ, điểm chảy ...
C5H10O2 a-xít va-lê-ri-a-ních điểm sơi 175 độ, điểm chảy ...
Cho đến C30H60O2 a-xít mi-li-xích 80 độ mới hố lỏng và khơng có điểm
sơi, vì nó khơng thể bay hơi mà khơng phân hố.”(tr 212 - 213 Tp)
2.11. Chương 13: Biện chứng. Phủ định cái phủ định.
- Bằng những đoạn trích tác phẩm của Đuy Rinh, F.Enghen phê phán quan
niệm của Đuy Rinh cho rằng: lý luận về chủ nghĩa xã hội của C.Mac là viện đến
phủ định cái phủ định của Heghen.
F.Enghen chỉ ra, C.Mac không hề áp đặt phủ định cái phủ định vào hiện
thực, mà chỉ sau khi phân tích q trình lịch sử một cách khách quan, C.Mac mới
rút ra phép biện chứng trước hết là một phương pháp để tìm ra những kết quả mới
chứ khơng phải như Đuy Rinh đã quan niệm nó là một công cụ để chứng minh(216
- 225 Tp).
- Bằng một số ví dụ về sự phủ định biện chứng của các loại hạt giống, toán
học và đấu tranh giai cấp, F.Enghen chứng minh phủ định cái phủ định là quá trình
hết sức phổ biến, đồng thời F.Enghen cũng đã chỉ ra những nội dung cơ bản của
phép phủ định biện chứng(225 - 237 Tp). F.Enghen chỉ ra tính chất chu kỳ, lắp lại
trên cơ sở cao hơn của quá trình phủ định cái phủ định, chỉ ra phủ định trong phép
biện chứng không phải là bất cứ sự phủ định nào mà là sự phủ định để cho sự phủ
định tiếp theo có thể thực hiện được, và mỗi sự vật có phương thức phủ định biện
chứng riêng.
2.12. Chương 14: Kết luận.
Trong phần này, F.Enghen đã khái quát lại những nội dung cơ bản đã phê
phán trong phần triết học. F.Enghen kết luận những quan niệm của Đuy Rinh
khơng có gì mới ngồi những phi lý mới.
3. Phần 2: Kinh tế chính trị học (Tr 207 - 360; 243 - 422).
Trong phần này F.Enghen tập trung bàn về kinh tế chính trị, tuy vậy trong 4
chương đầu ơng bàn nhiều đến triết học. Chính thế, về phương diện triết học chỉ tập
trung nghiên cứu ở bốn chương đầu.
3.1. Đối tượng và phương pháp. Tr 207 -224; 245 - 264
F.Enghen phê phán phương pháp duy tâm, phi lịch sử, siêu hình của Đuy
Rinh trong nghiên cứu kinh tế-chính trị. Đồng thời F.Enghen vạch ra các phương
pháp đúng đắn trong nghiên cứu kinh tế chính trị là:
- F.Enghen chỉ ra đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị và khẳng định
khơng có mơn kinh tế-chính trị chung cho tất cả các nước và cho tất cả các thời đại.
Kinh tế-chính trị là một khoa học có tính chất lịch sử, vì vậy nó phải được nghiên
cứu một cách lịch sử cụ thể.
- Phải nghiên cứu kinh tế-chính trị trong mối quan hệ tác động qua lại giữa
các mặt sản xuất, trao đổi, phân phối.
- Phải xem xét phương thức sản xuất hiện thời trong mối quan hệ với phương
thức sản xuất cũ, phải xem xét nó trong q trình phát triển, phải dự kiến về
phương thức sản xuất mới.
- Phải xem xét phương thức sản xuất trong quan hệ giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất và con đường giải quyết các mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất.
I.2 Lý luận về bạo lực. Tr 224 - 234; 265 - 276
- Ở đây F.Enghen chỉ ra bạo lực chỉ là phương tiện, kinh tế mới là mục đích
của mỗi cuộc cách mạng, Sự thay thế xã hội này bằng xã hội khác là do nguyên
nhân kinh tế chứ khơng do ngun nhân bạo lực. Chính sự phát triển của kinh tế đã
quyết định sự thay thế các chế độ chính trị thối nát cũ bằng chế độ chính trị mới
cho phù hợp với kinh tế. Bạo lực chỉ là phương tiện, cịn kinh tế là mục đích. Quan
điểm này của F.Enghen là nhằm phê phán quan niệm cuả Đuy Rinh cho rằng bạo
lực và chính trị quyết định kinh tế.
I.3 Lý luận về bạo lực (tiếp theo) Tr 235 - 247; 277 - 290
Ở đây F.Enghen tiếp tục bàn về vai trò quyết định của kinh tế đối với bạo
lực. F.Enghen chỉ ra, quân đội, vũ khí, tổ chức biên chế, chiến lược, chiến thuật
trong quân đội... nói chung là các cơng cụ bạo lực đều do kinh tế quyết định.
3.4. Lý luận về bạo lực (hết) Tr 247 - 262; 291 - 307
Chương này F.Enghen phê phán quan niệm của Đuy Rinh khi ông ta cho
rằng con người thống trị tự nhiên là kết quả của việc con người thống trị con người.
Đó là quan điểm phi lịch sử hoàn toàn do Đuy Rinh tưởng tượng ra.
- F.Enghen chỉ ra hai nguồn gốc của giai cấp là sự phát triển của sản xuất và
chế độ tư hữu để khẳng định giai cấp ra đời là do nguyên nhân kinh tế, do sự phát
triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định. F.Enghen cũng chỉ ra giai
cấp ra đời là do lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì giai cấp
cũng sẽ mất đi khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao do nền đại cơng
nghiệp tạo ra.
- F.Enghen vừa chỉ ra sự quyết định của kinh tế đối với bạo lực, đồng thời
ông cũng chỉ ra sự tác động trở lại của bạo lực đối với kinh tế theo hai hướng tích
cực và tiêu cực. Trong trường hợp bạo lực không phù hợp với xu hướng phát triển
của kinh tế thì nó sẽ chống lại sự phát triển của kinh tế và khi đó sự phát triển của
kinh tế sẽ tự mở đường đi. Trong trường hợp bạo lực phù hợp với xu hướng phát
triển của kinh tế thì bạo lực sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.
- F. Enghen kết luận “bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén
một xã hội mới trong lịng; Bạo lực la cơng cụ mà sự vận động xã hội dùng để
thắng và đập tan tành những hình thức chính trị cứng đờ và chết”(Tr 307).
4. Phần 3: Chủ nghĩa xã hội (Tr 361 - 462; 423 - 556)
Trong phần này F.Enghen tập trung phê phán quan niệm của Đuy Rinh về
chủ nghĩa xã hội và đưa ra một số quan niệm của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã
hội. Về triết học F.Enghen nói nhiều ở chương 1 và chương 2. Chính thế những nội
dung về phương diện triết học ở phần này chỉ tập trung nghiên cứu ở chương 1 và
đi sâu nghiên cứu nó ở chương 2.
4.1. Tiểu luận về lịch sử (361 - 376; 425 -445)
Trong chương này F.Enghen chỉ ra nguyên nhân sự xuất hiện chủ nghĩa xã
hội không tưởng là do chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp, những nhân tố cho sự
xuất hiện một xã hội mới bộc lộ chưa rõ, buộc con người phải sáng tạo ra chủ nghĩa
xã hội từ trí tưởng tượng của họ.
Ở đây, F.Enghen phê phán Đuy Rinh là không tưởng về chủ nghĩa xã hội,
bởi lẽ Đuy Rinh đã xây dựng một hệ thống xã hội mới xuất phát từ đầu óc của mình
mà thôi, mà không xuất phát từ những quan hệ hiện thực. Lý luận về chủ nghĩa xã
hội như vậy chỉ là thứ lý luận không tưởng mà thôi.
4.2 Tiểu luận về lý luận (376 - 401; 446 - 480)
- Trong chương này F.Enghen chỉ ra sản xuất là cơ sở của đời sống xã hội,
nó quyết định mọi mặt của đời sống xã hội. Nguyên nhân của mọi hiện tượng xã
hội suy cho cùng là ở phương thức sản xuất chứ khơng phải ở đầu óc con người.
Chính thế phải tìm nguyên nhân cuối cùng của các hiện tượng trong đời sống xã
hội ở phương thức sản xuất chứ không phải từ đầu óc con người.
- F.Enghen cũng chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản là mâu thuẫn
giữa tính chất xã hội hố cao với chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà biểu
hiện về xã hội là mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản; mâu thuẫn giữa tính có tổ chức
trong từng xí nghiệp với tình trạng vơ chính phủ trong toàn xã hội. Phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa đang vận động trong hai hình thức biểu hiện đó.
- F.Enghen cũng khẳng định tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Theo
F.Enghen dưới chủ nghĩa xã hội xu hướng vận động phát triển của nhà nước là nhà
nước tự tiêu vong. F.Enghen chỉ ra giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền nhà
nước và biến tư liệu sản xuất thành sở hữu xã hội, phải đii đến xoá bỏ mọi sự phân
biệt giai cấp và đối lập giai cấp, phải xoá bỏ nhà nước về phương diện nhà nước.
F.Enghen cũng chỉ ra điều kiện để xoá bỏ giai cấp, điều kiện để cho nhà nước tự
tiêu vong là thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
KẾT LUẬN:
Tác phẩm “Chống Đuy Rinh” của F.Enghen là sự tổng kết sự phát triển của
chủ nghĩa Mác trong vịng 30 năm (1848 - 1878). Cuốn sách khơng chỉ vạch rõ và
bảo vệ những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác mà còn đề xuất một loạt những
vấn đề mới có tính ngun tắc về lý luận cách mạng bằng cách khái quát những vấn
đề mới mẻ của thực tiễn và các thành tựu mới của khoa học. Theo F.Enghen thì
cuốn sách là “một cuốn khái luận có tính chất bách khoa về các quan niệm của
chúng tôi về các vấn đề triết học, khoa học tự nhiên và lịch sử”. Những luận điểm
F.Enghen chống lại lý luận của Đuy Rinh là những bài học kinh nghiệm quý báu
giúp chúng ta trong cuộc đấu tranh chống lại các triết thuyết duy vật tầm thường
mới của thời hiện đại.
Câu hỏi ôn tập:
1Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm “Chống Đuy Rinh” của
F.Enghen?
2Những khái quát của F.Enghen trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh”
về sự phát triển của lý luận về chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học?
3Những khái quát của F.Enghen trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh”
về lịch sử phát triển của hai phương pháp siêu hình và biện chứng trong lịch sử triết
học; vai trị của phép biện chứng duy vật?
4Những phê phán của F.Enghen trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh”
đối với chủ nghĩa tiên nghiệm của Đuy Rinh?
5Những phê phán của F.Enghen trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh”
về quan niệm của Đuy Rinh về vận động và những quan niệm của F.Enghen về mối
quan hệ giữa vật chất và vận động, giữa vận động và đứng im?
6Những quan điểm của triết học Mác được F.Enghen vạch ra trong
tác phẩm “Chống Đuy Rinh” về nhận thức, về chân lý, về đạo đức, về bình đẳng và
về tự do?
7Những luận điểm cơ bản của F.Enghen trong tác phẩm “Chống
Đuy Rinh” về tính khách quan, tính phổ biến của mâu thuẫn, của sự tích luỹ dần
dần về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại, và của quá trình phủ định
của phủ định trong thế giới?