Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHẦN III Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành hàng không dân dụng Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.21 KB, 18 trang )

PHẦN III Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của ngành hàng không dân dụng Việt nam
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN
DỤNG VIỆT NAM:
1. Phương hướng phát triển chung:
Trước sự cạnh tranh quyết liệt của các nền công nghiệp mới, các Hàng
Hàng không quốc tế đang gia tăng sự hợp tác trong nền công nghiệp Hàng
không. Quá trình hội nhập quốc tế của hàng không vũ trụ đang gạt bỏ sang bên
các bất đồng chính trị, sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội giữa các nước
nhằm phục vụ một nguyên tắc chung là tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường
cho xã hội loài người.
Sự phát triển và cạnh tranh quyết liệt của vận tải Hàng không đang buộc
các nhà sản xuất phải luôn cải tiến máy bay, máy móc thiết bị, hệ thống điều
khiển giám sát dẫn độ để đạt hai mục đích: tính kinh tế, tính tiện dụng của
phương tiên và an toàn vận tải Hàng không các Công ty Hàng không cỡ lớn thế
giới đang hội nhập và có kế hoạch cho sản xuất các loại máy bay cỡ lớn và có
tầm cỡ bay xa như:
- Kế hoạch sản xuất máy bay khổng lồ AZXX của Airbus Industry, đây là
loại máy bay vừa vận tài Hàng hoá, và vận tải hành khách lớn nhất thế giới, trội
hơn hẳn các máy bay khác tính năng kinh tế - kỹ thuật và tiện nghi. Động cơ do
hai hãng lớn thế giới General Elitric và Roll - Royce hợp tác sản xuất.
- Chương trình hợp tác Hàng không giữa Nga và Mỹ chế tạo máy bay cỡ
lớn Tu - 144LL có sự tham gia nhiều hãng lớn như: Boeing Rock Welr int
General Elictric.
Trong cuộc chạy đua nhằm độc bá thị trường Hàng không thế giới các
nước phát triển và chủ đạo trong quá trình quốc tế hóa công nghiệp hàng không
và thực hiện việc phân công lao động quốc tế trong lĩnh vực này các nước khác
có tiềm lực kinh tế yếu hơn thì cùng cộng tác trong các chương trình cụ thể, lắp
ráp, chế tạo sản xuất phụ tùng máy bay nhiều nước đã đạt được nhiều thành tích
đáng kể trong lĩnh vực này. Trong khu vực Đông nam Á có nền công nghiệp
hàng không của Indonesia.


Hiện nay xu thế quốc tế hoá bầu trời đang là vấn đề được tổ chức ICAO
quan tâm và đang được đa số các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Để có được một
bầu trời tự do theo nghĩa đúng của nó, phải cần có hệ thống chung toàn cầu
giám sát và điều hành bay. Để đáp ứng được các yêu cầu trên đòi hỏi phải
thường xuyên đưa vào những công nghệ tiên tiến nhất.
Xu thế "quốc tế hoá" nền công nghiệp chế tạo máy bay và việc sử dụng
những thành tựu mới nhất là của khoa học công nghệ nhằm hiện đại hoá và tối
ưu hoá khai thác các phương tiện hàng không đang đặt ra cho các nhà quản lý
ngành Hàng không Việt nam một bài toán hết sức nặng nề và khó khăn. Nền
công nghiệp Hàng không Việt nam nên bắt đầu như thế nào để trong một thời
gian ngắn có thể có một vị trí xứng đáng trong qúa trình hội nhập thế giới.
Trước hết chúng ta cần phải xác định sự nghiệp xây dựng và phát triển
công nghiệp Hàng không là một việc hệ trọng của Nhà nước. Nói tới nền công
nghiệp Hàng không dân dụng ta phải nói tới công nghiệp chế tạo các phương
tiện bay và nền công nghiệp khai thác các phương tiện trên. Đối với Việt nam
một nước không lớn với tiềm lực kinh tế nhỏ bé thì khái niệm Hàng không dân
dụng phải hiểu cả hai lĩnh vực luôn tương hỗ cho nhau: Công nghiệp chế tạo và
khai thác phương tiện Hàng không, điều này có nghĩa là xây dựng và phát triển
công nghiệp chế tạo và công nghiệp vận tải Hàng không cùng một lúc. Đây là
một chiến lược lâu dài.
Tiếp nhận, cải tiến, nâng cao công nghệ nhập là phương pháp được sử
dụng có hiệu quả trong qúa trình nhập công nghệ để đạt được mục tiêu ở mức
độ cao hơn trước. Trong lĩnh vực vận tải hàng không ở nước ta việc tiếp nhận
cách mạng kỹ thuật mới đang được diễn ra hàng ngày. Trong cuộc cạnh tranh
hiện nay có sự tham gia của cách mạng khoa học công nghệ, nhiệm vụ tổ chức
giáo dục, bồi dưỡng đào tạo lại để nâng cao tố chất của đội ngũ khoa học công
nghệ là nhân tố quan trọng. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới,
trình độ kiến thức của cán bộ, trình độ phát triển khoa học công nghệ và trình độ
quản lý của ngành Hàng không Việt nam chưa cao, chưa đáp ứng được quá trình
hội nhập hàng không quốc tế.

Trong công cuộc kinh doanh khai thác vận tải Hàng không có sự tham gia
của nhiều hãng Hàng không trên thế giới thì nhu cầu nâng cao trình độ quản lý
kinh doanh cán bộ đã trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của ngành Hàng
không dân dụng Việt nam.
Theo đà phát triển, mở rộng ngành Hàng không dân dụng Việt nam có
một loạt khoa học công nghệ và quản lý đòi hỏi phải chuyển đổi nghề nghiệp
được tiến hành thuận lợi, đòi hỏi phải bổ sung hàng loạt cán bộ khoa học công
nghệ, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ trách nhiệm bồi
dưỡng lớp nhân tài đặt lên vai thầy giáo và lớp cán bộ hiện có. Nếu như không
nhanh chóng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên thì khó có thể đào tạo được
một lớp cán bộ có trình độ cao phù hợp với nhu cầu phát triển ngành Hàng
không những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
Cho đến nay, do chưa có chiến lược phát triển đào tạo, giáo dục, huấn
luyện riêng nên công tác đào tạo của ngành còn nhiếu yếu kém, bất cập cả về
quy mô cơ cấu, chất lượng và hiệu quả: chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi to
lớn và ngày càng cao về nhân lực trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội nhằm
thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành Hàng không dân dụng Việt nam.
Vởi tỷ lệ rất thấp về cán bộ có trình độ cao chuyên ngành Hàng không so
với tổng số cán bộ công nhân viên trong ngành buộc ta phải xem xét lại công tác
đào tạo và phải đưa ra những phương hướng nhằm chấn chỉnh công tác đào tạo
trong thời gian tới, nhất là trong giai đoạn trước mắt từ nay đến năm 2010, công
việc đầu tiên cần phải làm:
- Phân loại cán bộ để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại.
- Sắp xếp và củng cố lại hệ thống đào tạo hàng không mạng lưới trường
lớp.
- Đưa quy mô đào tạo và huấn luyện lên một bước chuẩn bị cho những
tiền đề phát triển của thế kỷ 21.
2. Nhu cầu đào tạo ngành Hàng không dân dụng Việt nam:
Ngành Hàng không dân dụng Việt nam trên đà phát triển mạnh mẽ, với sự
tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 16% với đội ngũ máy bay ngày

càng nhiều (dự tính đến năm 2000 là 50 máy bay, tròn đó có 39 máy bay hiện
đại vận tải hàng nặng và hạng trung. Ngoài ra còn chuẩn bị một nguồn nhân lực
để phục vụ cho máy bay các hãng quốc tế nhiệm vụ quản lý điều hành bay quốc
gia cũng nặng nề, do vậy yêu cầu về công tác đào tạo càng phải nâng cao hơn
nữa, có kế hoạch chiến lược lâu dài hơn để tạo ra đội ngũ phi công đủ trình độ
làm chủ trong khai thác bay, và đội ngũ kiểm soát viên phòng lưu và các loại
nhân viên nghiệp vụ khác trong việc điều hành quản lý bay đạt chất lượng cao
hơn đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.
Trong thời gian tới cần quan têm hơn nữa trong việc đào tạo bồi dưỡng
cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên
môn và năng lực thực tiến quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ
quản lý, các nhà quản lý doanh nghiệp.
Nên xây dựng chương trình học tập phù hợp cho cán bô, quy định việc
học tập của cán bộ trở thành chế độ thường xuyên.
Những vấn đề gay cấn hiện nay trong công tác phát triển nguồn nhân lực
là việc quy hoạch đào tạo đội ngũ có bằng Đại học Hàng không đang bị gián
đoạn, hẫng hụt.
Trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, ngành Hàng không luôn
quan tâm sâu sắc tới việc cung cấp các sản phẩm sau đào tạo cho xã hội và
Ngành sử dụng đảm bảo chất lượng trong tuyển sinh, đào tạo tuyển dụng đúng
với chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế xã hội vùng cao, miền
núi.
Nhu cầu đào tạo của ngành hàng không dân dụng như đã nói càng ngày
càng cao hơn nhất là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,
lành nghề có đủ khả năng tiếp thu và làm chủ khoa học công nghệ mới để đáp
ứng kịp thời yêu cầu hiện đại hoá ngành. Từ nay đến năm 2010 ngành Hàng
không dân dụng Việt nam cần tập trung chủ yếu vào các chuyên ngành sau:
* Đội ngũ cán bộ quản lý.
Yêu cầu về đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý làm nguồn kế cận cho
sau năm 2000 rất lớn, nhưng trước mắt từ nay đến năm 2000 Hàng không dân

dụng Việt nam có nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán
bộ hiện nay từ cấp phòng trở lên theo hướng tiếp cận và ứng dụng khoa học
quản lý hiện đại và tiên tiến trên thế giới, chú trọng tập trng ở các cán bộ chủ
chốt các cấp về lĩnh vực quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng. Tổ chức
quản lý và khai thác cảng Hàng không sân bay, Quản trị doanh nghiệp vận tải
Hàng không..
* Đội ngũ cán bộ chuyên ngành:
Hàng không dân dụng Việt nam có kế hoạch nhanh chóng đaò tạo đội ngũ
cán bộ quản lý và khai thác cảng để sớm có thể quản lý và vận hành các cảng
Hàng không, các sân bay đang được đầu tư mở rộng - cải tạo - nâng cấp hoặc
đang nằm trong quy hoạch cải tạo nâng cấp theo hướng quy mô lớn và hiện đại
hoá theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đào tạo cơ bản và đào tạo ứng dụng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên
kỹ thuật khai thác, vận hành hệ thống quản lý bay dân dụng với phương án đào
tạo cơ bản ở trong nước và một số chuyên ngành cần đưa đi bổ túc, huấn luyện
nâng cao ở các trung tâm huấn luyện nước ngoài bao gồm:
- Kíp trưởng/quản lý ATS
- Huấn luyện viên lưu và kiểm soát viên không lưu cao cấp
- Kỹ thuật khai thác và bảo trì hệ thống thông tin - dẫn đường - giám sát,
đặc biệt hệ thống CNS/ATM sẽ áp dụng trong tương lai gần.
- Khí tượng Hàng không.
Đào tạo cán bộ và chuyên gia về án toán Hàng không An ninh Hàng
không.
Đào tạo đội ngũ cán bộ và nhân viên tìm kiếm cứu nạn Hàng không
(SAR) đạt trình độ tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn theo phương
pháp và công nghệ hiện đại.
* Đối với đội ngũ người lái:
Huấn luyện chuyển loại phi công khai thác Thương mại (lái chính và giáo
viên) trên các loại máy bay A.320, B767, ATR - 72, King Air B - 200.
Đào tạo cơ bản phi công để làm nguồn bổ sung cho lực lượng phi công

hiện nay và đáp ứng yêu cầu phát triển đội tàu bay cuả ngành sau năm 2000.
* Đối với đội ngũ cán bộ - nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa máy
bay.
Đào tạo cơ bản đội ngũ nhân viên kỹ thuật, đồng thời tiến hành huấn
luyện chuyển loại nâng cao trình độ số hiện có đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều
kiện để thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy bay đang khai thác hiện
nay tại Việt nam và phục vụ các hãng Hàng không trong nước và quốc tế.
Ngoài ra có nhu cầu đào tạo cán bộ ở các chuyên ngành khác như: Dịch
vụ kỹ thuật mặt đất, quản lý kho, bãi và các cơ sở hạ tầng Hàng không khác...
được thuyết minh bằng các số liệu sau đây:
Về nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đào tạo:
Hiện nay Hàng không dân dụng Việt Nam đang thực hiện dự án nâng cấp
trường Hàng không Việt nam và từng bước hiện đại hoá theo tiêu chuẩn quốc tế
về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy, chuẩn hoá giáo trình, đào tạo và nâng
cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và đặc biệt là trang bị máy bay huấn luyện
thực hành cho phi công tại Việt nam, vì vậy rất cần có sự trợ giúp quốc tế, việc
tìm kiếm đối tác để hợp tác liên doanh trong lĩnh vực này. Đây là vấn đề đang
quan tâm.
II. PHƯƠNG HƯỚNG VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.
1. Quan điểm, định hướng chiến lược về đào tạo phát triển nguồn
nhân lực.
Để thực hiện nghị quyết Trung ương II (khoá 8) về công tác giáo dục -
đào tạo và nghị quyết Trung ương III (khoá 8) về chiến lược cán bộ trong thời
kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá có hiệu quả. Theo chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta là đẩy mạnh công tác Giáo dục - đào tạo để góp phần tích cực hoàn
thành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước coi giáo dục - đào tạo
là quốc sách hàng đầu, ngành Hàng không dân dụng Việt nam cần có những
nguồn nhân lực như:
Thống nhất quản lý công tác đào tạo - huấn luyện trong toàn ngành xây
dựng nề nếp đào tạo - huấn luyện, phân cấp quản lý công tác đào tạo - huấn

luyện, thống nhất quản lý việc cấp bằng, chứng chỉ trong toàn ngành theo đúng
luật định. Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong toán
ngành Hàng không dân dụng Việt nam, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hóa của Nhà nước và hiện đại hoá các ngành Hàng không
dân dụng Việt Nam để phù hợp với trình độ phát triển Hàng không dân dụng
khu vực và thế giới, tập trung chủ yếu vào đào tạo nhân lực có tri thức (trong đó
bao gồm tri thức quản lý Nhà nước quản lý xã hội, quản lý doanh nghiệp, nhân
lực có tri thức khoa học và công nghệ) và đào tạo nhân lực có tay nghề kỹ thuật,
chuyên môn nghiệp vụ cao là lực lượng tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản
xuất Hàng không và trực tiếp làm ra sản phẩm Hàng không, giảm tỷ lệ lao động
sơ cấp và phổ thông của toàn ngành từ 53,65% xuống còn 40% vào năm 2000.
Thực hiện nghiêm chỉnh quyết định 874/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1996
về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước nhằm trang bị
kiến thức về lý luận chính trị, hành chính nhà nước, quản lý nhà nước trong nền
kinh tế thị trường, đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức nhà
nước, những kiến thức cơ bản về tin học.
- Tập trung nâng cấp trường Hàng không Việt nam thành trung tâm đào
tạo - huấn luyện hiện đại, đủ điều kiện để đào tạo các chuyên ngành Hàng

×