Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.21 KB, 31 trang )

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH CÔNG
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và
chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Bank for Foreign Trade of Vietnam, gọi tắt
là VCB) được thành lập ngày 01/04/1963 với vai trò là ngân hàng chuyên doanh trong
hệ thống ngân hàng một cấp. Trong nền kinh tế tập trung, Ngân hàng Ngoại Thương
được xem là ngân hàng duy nhất thực hiện các chức năng của một ngân hàng đối ngoại:
thanh toán xuất nhập khẩu, thực hiện những khoản vay nợ viện trợ của các tổ chức tài
chính quốc tế và các chính phủ. Đồng thời Ngân hàng Ngoại Thương cũng là ngân hàng
duy nhất phát hành bảo lãnh cho doanh nghiệp Nhà nước vay vốn nước ngoài, nhập
hàng trả chậm. Chính vì thế, Ngân hàng Ngoại Thương có một cơ sở vững chắc đó là
đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm dày dạn trong công tác đối ngoại, có uy tín tiếng tăm
trong nước và trên trường quốc tế.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm
2006, Ngân hàng Ngoại Thương đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa
năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực
thuộc trên toàn quốc ; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội
ngũ cán bộ gần 7000 người. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thương còn tham gia góp vốn,
liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh
khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư…
Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc
tế Visa, Master Card và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, American
Express, Master Card, JCB… Hiện Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ
American Express tại Việt Nam đồng thời cũng là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh
toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam, là ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán
xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam, là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt
tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ, liên
tiếp trong 8 năm liền: 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003 được công


nhận là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn
quốc tế.
Trong tứ đại gia ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam, Vietcombank có
mức xếp hạng cao nhất. Năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương được trao tặng giải
thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ
Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương
hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp
Vietcombank được trao tặng giải thưởng này. Năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương
được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất
năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.
2.1.2. Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Thành Công
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công được thành lập ngày
21/12/2001 với mong muốn, sức trẻ năng động và công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của quý khách hàng. Ngày 8/12/2006, chi nhánh Ngân hàng Ngoại
Thương Thành Công được nâng cấp thành Chi nhánh Cấp I từ Chi nhánh cấp II trực
thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội theo quyết định số 914/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT.
Sau gần 6 năm hoạt động, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công đã tự khẳng
định vị trí của mình trong thị trường tài chính tiền tệ thủ đô. Nhờ nỗ lực đổi mới theo
định hướng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại
thương Thành Công đã tổ chức được mô hình tổ chức phù hợp, phát huy thế mạnh, mở
rộng mạng lưới hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh
2.1.2.1. Cơ cấu hoạt động và tổ chức của chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương
Thành Công
2.1.2.1.1. Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Sơ đồ 3. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam
Nguồn nhân lực của Chi nhánh bao gồm 105 người, độ tuổi trung bình là 26 và
đạt 98% trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh trẻ trung, năng
động và nhiệt tình được chia thành 9 phòng và tổ:

KHỐI FRONTED

2.1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban của chi nhánh Ngân hàng Ngoại
thương Thành Công
* Phòng Quan hệ Khách hàng:
+ Chức năng: Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng
mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản
phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu
quả và tăng thị phần của Ngân hàng Ngoại Thương.
+ Nhiệm vụ: Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng
mục tiêu; Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách
khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng; Trực tiếp triển khai các
biện pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng
Ngoại thương có lợi thế và có thể cung ứng; Thẩm định và định giá tài sản đảm bảo của
khách hàng.
* Phòng Kế toán – Thanh toán:
+ Chức năng: Tổ chức công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh tại Chi nhánh theo đúng luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài Chính,
Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngân quỹKinh doanh
dịch vụ NH
Thanh toán
XNK
Quan hệ
khách hàng
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KHỐI BACKED
Kế toán
nội bộ

Hành chính
nhân sự
Tổng hợpKế toán
thanh toán
Quản lí
rủi ro
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
PHÓ GIÁM ĐỖC
Nam Thanh XuânĐồng TâmThái Hà
+ Nhiệm vụ: Theo dõi, quản lý và hạch toán các khoản chi tiêu nội bô, thuế, tài
sản cố định và công cụ lao động; Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện nghiêm
túc chế độ tiếp quỹ, hoàn quỹ, quản lý quỹ tiền mặt;
* Phòng Quản lý rủi ro:
+ Chức năng: Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro bao gồm rủi ro chung (rủi ro
hệ thống, rủi ro thị trường…) và rủi ro riêng nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở
rộng hoạt động một cách an toàn hiệu quả.
+ Nhiệm vụ: Xây dựng chính sách quản lý rủi ro; Quản lý danh mục đầu tư; Trực
tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng; Tham gia quy
trình phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã
được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản tín dụng có vấn đề.
* Phòng Kinh doanh dịch vụ ngân hàng:
+ Bộ phận Thông tin khách hàng: Tiếp nhận quản lý và giải quyết các yêu cầu về
tài khoản; Tiếp nhận, mở tài khoản và quản lý hồ sơ khách hàng, các yêu cầu thay đổi
về thông tin khách hàng,…
+ Bộ phận dịch vụ khách hàng: Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài
khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng; tạm ứng tiền mặt cho chủ thẻ tín dụng, mua
bán, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch cá nhân,…
+ Bộ phận thẻ: Phát hành và thanh toán các loại thẻ theo quy định hiện hành của
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam; Quản lý hồ sơ ký quỹ, thế chấp, cầm cố,...
+ Bộ phận cho vay thể nhân: Thực hiện cho vay cầm cố, thế chấp, tín chấp; Tổ

chức triển khai các nghiệp vụ bán lẻ,…
* Phòng Ngân quỹ:
Tổ chức thu, chi đồng Việt Nam, ngoại tệ và các giấy tờ có giá; Quản lý tổ chức
xuất nhập kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, cầm cố giấy tờ có giá,…
* Phòng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh:
+ Chức năng: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến Thanh toán Xuất nhập
khẩu hàng hoá, dịch vụ và bảo lãnh của khách hàng là tổ chức.
+ Nhiệm vụ: Nhận hồ sơ mở L/C đã được duyệt từ cán bộ QHKH, thực hiện mở
L/C, kiểm tra bộ chứng từ thanh toán với nước ngoài, Trực tiếp nhận hồ sơ và mở L/C
ký quý 100%; Thông báo L/C hàng xuất nhận từ nước ngoài,…; Chuyển tiền đi nước
ngoài của khách hàng là tổ chức; thực hiện nghiệp bảo lãnh trong nước và nước ngoài,

* Phòng Hành chính nhân sự:
+ Công tác tổ chức cán bộ: Tham mưu giúp cho Ban Giám Đốc trong việc bố
trí, điều động, bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng
cán bộ; Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo dõi triển khai
thực hiện kế hoạch đó;…
+ Công tác hành chính quản trị: Tham mưu cho Ban Giám Đốc về những vấn đề
chung của công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu,
điện nước…; Quản lý tài liệu mật và kho lưu trữ chứng từ.
* Tổ Tổng hợp:
Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt
động của Chi nhánh; Lập kế hoạch kinh doanh; Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết
kinh doanh của Chi nhánh,…
* Tổ kiểm tra nội bộ:
Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Tiến hành
kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh
doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh; Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong
hoạt động kinh doanh và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng an toàn…
Nhìn chung, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công có bộ máy tổ

chức gọn nhẹ, các bộ có trình độ kiến thức cần thiết để đảm bảo công tác chuyên môn,
kỷ luật lao động nghiêm túc, phong cách phục vụ khách hàng luôn được chú ý nâng
cao. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương
Thành Công dưới sự lãnh đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và sự nỗ lực cố
gắng của ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, đã đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ.
2.1.2.2. Kết quả hoạt động của một số hoạt động cơ bản của Chi nhánh
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công thời gian qua đã tích cực triển
khai các mặt hoạt động, thực hiện tốt các chương trình hành động do Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam đề ra và tình hình các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân
hàng Ngoại thương Thành Công qua các năm rất khởi sắc, có sự tăng trưởng đáng kể.
Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Chi
nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh trong bối
cảnh tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến mới, tỷ giá các đồng tiền mạnh biến
động với biên độ rất cao, lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế có xu hướng dao động
liên tục…Nền kinh tế trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn:
hạn hán, bão lũ, dịch bệnh, cùng với đó giá cả một số vật tư – hàng hoá thế giới tăng tại
sức ép tăng giá bán nhiều mặt hàng trong nước, đặc biệt những mặt hàng quan trọng
như: lương thực, thực phẩm, thép, xăng dầu,… chỉ số lạm phát ở mức cao càng làm cho
việc huy động vốn khó khăn và tạo nên sức ép tăng lãi suất của các ngân hàng trong
nước.
Đứng trước tình hình như vậy, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
đã vượt qua khó khăn, sẵn sàng đón nhận thách thức, rộng mở đón nhận thời cơ, chuyển
mình cùng với nhịp phát triển thời đại và công nghệ. Với phương châm lấy công nghệ
làm nền tảng, phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu, tiết kiệm chi phí và nâng
cao trình độ quản lý và chiến lược, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công đạt
được tăng trưởng đáng kể cả về doanh số và quy mô.
2.1.2.2.1. Huy động vốn
Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, Chi nhánh đã hoàn thành tốt
công tác huy động vốn theo kế hoạch, đã xây dựng góp phần lớn vào thành tích huy

động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương
Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Ngoại
thương Thành Công giai đoạn 2003 - 2007
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)
Công tác huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2007 đã duy trì kết quả tốt,
phát huy thế mạnh của Ngân hàng Ngoại Thương và với các phương pháp huy động
hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường
theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Đến quý II năm 2007, CN đã
huy động được 2.273 tỷ VND, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 323,54% so
với năm 2002. Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 2,656 tỷ VNĐ, tăng
20% so với cuối năm 2006 và vượt 4% kế hoạch do Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam giao cả năm 2007 cho Chi nhánh. Trong đó nguồn vốn huy động đạt 2,596 tỷ tăng
17% so với cuối năm 2006. Song song với việc quan tâm đến công tác huy động vốn,
Chi nhánh còn chủ động quản trị thanh khoản và lãi suất nhằm có được cơ cấu an toàn
và hiệu quả, đảm bảo cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho đồng
vốn của ngân hàng. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm 98% so với tổng nguồn vốn.
Số vốn huy động ngoài thực hiện đầu tư tín dụng (chiếm 35%), phần còn lại Chi nhánh
thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốn cho toàn hệ thống. Có được
sự gia tăng đó là nhờ Chi nhánh đã triển khai các phương pháp huy động hiệu quả, thực
hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vốn vào thị trường như chứng
chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm tính lãi định kỳ…, thực hiện chính sách ưu đãi cho
khách hàng.
2.1.2.2.2. Cho vay
Hoạt động cho vay của CN tiếp tục trên đà tăng trưởng. Công tác tín dụng của
Chi nhánh tiếp tục thực hiện với phương châm “An toàn và hiệu quả”. Đến quý II năm
2007, dư nợ cho vay tại CN là 717 tỷ VND bằng 94% so cùng kỳ năm ngoái, tăng
357,86% so với năm 2002.
Biểu đồ 2. Tình hình cho vay của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương
Thành Công giai đoạn 2003 - 2007
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)

Với nỗ lực của cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Thành Công, tính đến
31/12/2007 dư nợ đạt 926 tỷ VNĐ tăng 35% so với 31/12/2006. Dư nợ cho vay ngắn
hạn: 769 tỷ VND và Dư nợ cho vay trung, dài hạn là: 157 tỷ VND.
Công tác bảo lãnh qua 5 năm của Chi nhánh đạt kết quả tốt. Đến 31/12/2007 số
dư bảo lãnh của chi nhánh là 116 tỷ VNĐ, tăng 61% so với năm 2006 và số món bảo
lãnh phát hành đạt 400 món tăng 16% so với năm 2006 cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh tại
chi nhánh không ngừng phát triển và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cũng như
của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời Chi nhánh cũng mở rộng loại hình cho
vay tiêu dùng với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn. Đến 31/12/2007 dư nợ tại
bộ phận tín dụng thể nhân đạt hơn 56 tỷ VNĐ, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt,
đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
2.1.2.2.3. Thanh toán xuất nhập khẩu
Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗ trợ của các bộ phận nghiệp
vụ có liên quan và với sự cố gắng của các cán bộ nên kim ngạch thanh toán xuất nhập
khẩu trong năm 2007 đạt kết quả cao. Đây là mặt mạnh của Ngân hàng Ngoại thương,
góp phần mang lại khoản lợi không nhỏ cho chi nhánh. Đến quý II năm 2007, kim
ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 63,53 triệu USD tăng 76% so với cùng kỳ năm
2006, tăng 194,074% so với năm 2002.
Biểu đồ 3: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng
Ngoại thương Thành Công giai đoạn 2003 - 2007
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)
Năm 2007, tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu là 145,48 triệu USD, tăng
68% so với năm 2006: Doanh số thanh toán nhập khẩu là 88,85 triệu USD, tăng 80% so
với năm 2006; Doanh số thanh toán xuất khẩu là 56,63 triệu USD, tăng 54% so với năm
2006.
Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng được trên thị trường quốc
tế của toàn hệ thống, CN đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn.
2.1.2.2.4. Hoạt động dịch vụ
Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng

lưới và chính sách ưu đãi đối với khách hàng, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã tạo điều kiện
cho công tác khuyếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của
Ngân hàng Ngoại thương Thành Công. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một
trong những yếu tố quan trọng đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi
nhánh.
Với việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, công tác thanh toán của ngân
hàng đã đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn thanh toán của
các khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất. Công tác thanh toán điện
tử liên ngân hàng đạt kết quả cao về số lượng và chất lượng:
+ Doanh số thanh toán chuyển tiền liên ngân hàng đạt 8.829 tỷ đồng.
+ Doanh số thanh toán bù trừ đạt 418 tỷ đồng.
+ Lượng kiều hối chuyển qua Ngân hàng Ngoại thương luôn gia tăng. Doanh số
đến quý II/2007 là 26,365 triệu USD tăng 203% so với cùng kỳ năm 2006, tăng
470,89% so với năm 2002.
Chi nhánh hiện có 12 đơn vị đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện
tử VCB Money và 116 đơn vị sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản, với doanh số trả
lương bình quân là 19 tỷ VNĐ/ tháng và trên 6.500 tài khoản nhân viên. Đến quý
II/2007 chi nhánh đã có 1.429 tài khoản tổ chức kinh tế bằng 40% so với cùng kỳ năm
2006, tăng 607,43% so với năm 2002 và 26.365 tài khoản cá nhân mở tại CN tăng 61%
so với cùng kỳ năm 2006, tăng 1.524,46% so với năm 2002. Đến 31/12/2007 có 1.635
đơn vị mở tài khoản giao dịch tăng 32% và 31.826 tài khoản cá nhân mở tại Ngân hàng
Ngoại thương Thành Công, tăng 52% so với cuối năm 2006. Trong đó năm 2007 mở
mới thêm 398 tài khoản đơn vị và 10.923 tài khoản cá nhân.
Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ là một trong những ngân hàng đi đầu
trong việc phát hành và thanh toán các loại thẻ, hiện nay Ngân hàng Ngoại Thương
đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như Visa,
MasterCard, Diner Club, Amex, JBC, VCB Connect 24, MTV… Ngân hàng Ngoại
Thương đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại
lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh

nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại,
internet, phí bảo hiểm,…
Thẻ ATM: Đến quý II/2007 tổng số thẻ ATM phát hành là 26.948 thẻ tăng 63%
so với cùng kỳ năm 2006, tăng 1.629,07% so với năm 2002. Với mạng lưới ATM và các
đơn vị chấp nhận thẻ của Ngân hàng Ngoại Thương rộng khắp trên toàn quốc, số lượng
thẻ do Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ
ATM phát hành mới trong năm đạt 10.131 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM đến 31/12/2007
trên 32.000 thẻ tăng 47% so với năm 2006. Hiện tại CN quản lý 03 máy ATM, doanh số
rút tiền máy ATM 6 tháng đầu năm 2007 là 157,31 tỷ VND tăng 86% so với cùng kỳ
năm ngoái và tăng 218,58% so với năm 2002.
Thẻ tín dụng: Tổng số thẻ tín dụng đến quý II/2007 là 1.294 thẻ tăng 20% so với
cùng kỳ năm trước, tăng 1.568,97% so với năm 2002. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng
cũng tăng nhanh qua các năm, 6 tháng đầu năm 2007 là 7.219 tỷ VND tăng 20,32% so
với cùng kỳ năm ngoái và tăng 218,58% so với năm 2002. Doanh số thanh toán thẻ tín
dụng năm 2007 đạt 16 tỷ VNĐ tăng 21% so với năm 2006.
Thẻ ghi nợ: Tổng số thẻ phát hành đến quý II/2007 là 354 thẻ, tăng 269% so với
cùng kỳ năm trước. Số lượng phát hành thẻ thanh toán quốc tế (thẻ tín dụng và thẻ ghi
nợ) trong năm 2007 đạt 2.455 tăng 379% so với năm 2006 nâng tổng số thẻ thanh toán
quốc tế của Chi nhánh đạt 3.855 thẻ.
Thẻ SG 24: Tháng 2 năm 2007 Ngân hàng Ngoại thương bắt đầu phát hành sản
phẩm thẻ SG 24, đến quý II/2007 CN đã phát hành được 24 thẻ.
Biểu đồ 4: Số lượng thẻ chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
phát hành giai đoạn 2003 - 2007

×