Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.14 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG-
CHI NHÁNH HÀ NỘI ( MHB HÀ NỘI )
2.1 Sơ lược về MHB Hà Nội
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của MHB Hà Nội
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội
(MHB Chi nhánh Hà Nội) được thành lập theo công văn số 675/NHN- CNH
ngày 27/ 06/ 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 47/
2003/ QĐ-NHN-HĐQT ngày 04 tháng 07 năm 2003 của Hội đồng Quản trị
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động theo các quy
định của pháp luật, theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng phát
triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc và theo
Quy chế của Ngân hàng.
- Tên gọi: “Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi
nhánh Hà Nội”
- Tên giao dịch quốc tế: “HOUSING BANK OF MEKONG DELTA
(MHB) HANOI BRANCH”
Thời gian hoạt động của Chi nhánh phù hợp với thời gian hoạt động của
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ghi trong Điều lệ đã được
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y theo Quyết định số
408/1997/QĐ-NHNN ngày 8/ 12/ 1997.
Khi mới hình thành, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long- Chi nhánh Hà Nội tại trụ sở chính có các phòng: Tín dụng, Kế toán -
Ngân quỹ, Hành chính nhân sự, Kiểm soát nội bộ.
Từ khi ra đời đến nay, MHB Hà Nội có rất nhiều đổi thay, với những mốc
lịch sử đáng nhớ:
PHÒNG HÀNH CHÍNH- NHÂN SỰ
BAN GIÁM ĐỐC MHB HN
PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘPHÒNG NGHIỆP VỤ KINH DOANHPHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ
CHI NHÁNH CẦU GIẤY CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA


Năm 2003: MHB Hà Nội thành lập Phòng Giao dịch số 1- Số 48 Vương Thừa
Vũ, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Năm 2004:MHB Hà Nội thành lập Phòng Giao dịch số 2- số 309 phố Nguyễn
Văn Cừ, quận Long Biên và Phòng Giao dịch số 3- số 18T1 Khu Đô thị Trung
Hoà Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Năm 2005: MHB Hà Nội thành lập 2 chi nhánh cấp 2: Chi nhánh Cầu Giấy và
Chi nhánh Đống Đa.
Năm 2006: MHB Hà Nội thành lập Phòng Giao dịch Tây Sơn.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA MHB HÀ NỘI
* Ban giám đốc
Điều hành hoạt động của Chi Nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám
đốc có một số Phó Giám đốc, trong đó có một Phó Giám đốc thường trực.
Giám đốc Chi nhánh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỉ luật, sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản trị. Phó Giám
đốc thường trực do Giám đốc Chi nhánh phân công.
Giám đốc Chi nhánh là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi nhánh.
PHÒNG GIAO
D CH TÂY S NỊ Ơ
PHÒNG
GIAO D CHỊ
S 3Ố
PHÒNG
GIAO D CHỊ
S 2Ố
PHÒNG
GIAO D CHỊ
S 1Ố
H I NG QU N TRỘ ĐỒ Ả Ị
* Các phòng nghiệp vụ

 Phòng Hành chính - Nhân sự có nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự; chi trả lương cho
người lao động; đào tạo nhân viên; thực hiện chính sách cán bộ và công tác
thi đua khen thưởng.
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao
động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
- Thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị.
- Lập các báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương và công tác hành
chính, quản trị theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
 Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch
kinh doanh ngắn hạn, trung dài hạn; kế hoạch khai thác nguồn vốn; kế hoạch
phát triển mạng lưới của Chi nhánh và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được
giao.
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay đúng quy trình nghiệp vụ, tiếp
nhận và giải quyết hồ sơ xin vay theo quy đinh của Ngân hàng Nhà nước và
hướng dẫn của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long; trình
Giám đốc Chi nhánh duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng.
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo quy trình nghiệp vụ tín
dụng. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn; đề xuất các biện pháp
ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, tái
bảo lãnh, vay vốn đầu tư phát triển theo các quy định của Nhà nước, Ngân
hàng Nhà nước và quy định của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông
Cửu Long.
- Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
- Lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, ngoại hối, bảo lãnh, tái bảo
lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo chế độ thông tin báo
cáo do Tổng giám đốc ban hành.

- Tổ chức theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản; quản lý các
tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho Chi nhánh hoặc kho thuê ngoài.
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, ngoại hối và các báo cáo nghiệp vụ theo
chế độ quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
 Phòng Kế toán và Ngân quỹ có nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt
động kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại Chi nhánh; báo
cáo các hoạt động kinh tế - tài chính theo quy định của Nhà nước, theo chế
độ thông tin báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh, lập các thủ tục và chi trả
tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, chi trả kiều hối.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và nước
ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long, Ngân hàng Nhà nước và các hệ thống khác khi cần thiết.
- Tổ chức việc thu, chi tiền mặt; xuất, nhập ấn chỉ có giá, bảo quản an toàn
tiền bạc, tài sản của Ngân hàng và của khách hàng theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước và của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
- Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.
- Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi Chi nhánh.
- Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do Phòng Nghiệp vụ
Kinh doanh chuyển sang theo chế độ quy định.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo
quy định của Nhà nước.
- Lập và bảo vệ kế hoạch tài chính của Chi nhánh; tổ chức thực hiện theo chỉ
tiêu kế hoạch được giao.
- Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước
và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
- Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với Hội sở chính.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
 Phòng kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ:
- Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của Chi nhánh theo
đúng pháp luật, theo Điều lệ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông
Cửu Long, theo qui định về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ
trong hệ thống Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
- Theo dõi, phúc tra Chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, kiến nghị
của các đoàn thanh tra, kiểm tra và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tại
Chi nhánh.
- Báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất theo đúng
quy định của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu Long.
- Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, Ngân hàng Nhà
nước và của Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại Chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
* Các chi nhánh cấp 2:
Thực hiện các nghiệp vụ như ở MHB Hà Nội như: huy động vốn, tín dụng
doanh nghiệp, tín dụng các nhân,… theo yêu cầu của Chi nhánh Hà Nội.
* Các phòng giao dịch
Thực hiện theo chỉ tiêu của chi nhánh cấp 1 đề ra.
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội
2.1.2.1 Về hoạt động huy động vốn
MHB Hà Nội có trụ sở tại Thủ đô Hà Nội, là trung tâm tài chính tiền tệ
hết sức sôi động chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh, là nơi tập trung cơ quan đầu

×