Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.61 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của NHTM.
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm.
Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức trung gian tài chính quan
trọng nhất của nền kinh tế. Được hình thành, tồn tại và phát triển qua hàng
trăm năm, ngân hàng thương mại có tác động rất lớn và quan trọng tới sự
phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Đồng thời, khi nền kinh tế hàng hóa
phát triển đến giai đoạn cao – nền kinh tế thị trường – thì ngân hàng thương
mại cũng ngày càng hoàn thiện và trở thành định chế tài chính không thể
thiếu.
Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền của các thợ vàng. Sau này, do
yêu cầu cất trữ tiền và thanh toán hộ đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiều
hơn vào các Ngân hàng này. Nhận thấy sự chênh lệch về thời gian giữa
những khoản tiền vô danh gửi vào và khoản rút ra, các chủ ngân hàng đã bắt
đầu sử dụng tạm thời một phần tiền gửi để cho vay, đó là cơ sở của hoạt
động tín dụng về sau này. Cùng với sự vận động và phát triển của tư bản
thương nghiệp, ngân hàng thương mại cũng ra đời. Ngân hàng thương mại
thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng truyền thống như huy động tiền gửi,
thanh toán và cho vay chủ yếu dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.
Giai đoạn sau, tại mỗi nước, trong từng điều kiện lịch sử cụ thể đã hình
thành nên nhiều loại hình Ngân hàng khác nhau trong đó có Ngân hàng trung
ương có chức năng phát hành tiền, điều hành chính sách tiền tệ, các Ngân
hàng khác và Ngân hàng thương mại đều có đặc điểm chung là tiến hành các
hoạt động kinh doanh tiền tệ. Cho tới nay, hệ thống Ngân hàng thương mại
đã và đang phát triển rất mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
và phong phú của nền kinh tế.
Nếu tiếp cận trên phương diện các loại hình dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp
thì Ngân hàng thương mại được hiểu là các tổ chức tài chính cung cấp một


danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm,
dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì
một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Nếu tiếp cận theo các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại thì theo
quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa
Việt Nam “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này
để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của
ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu
nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi
khan hiếm. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh
một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn - tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn
lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của
ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho
nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ
chức khác trong xã hội. Hệ thống ngân hàng phát triển bền vững ổn định là
điều kiện cần thiết cho một nền kinh tế vững mạnh.
Các Ngân hàng thương mại đều thực hiện 3 chức năng cơ bản sau.
Trung gian tài chính.
Ngân hàng là trung gian tài chính lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế với hoạt động chủ yếu là biến tiết kiệm thành đầu tư. Trong nền
kinh tế, ở 1 thời điểm bất kì luôn có sự nhàn rỗi tạm thời về vốn đối với cá
nhân, danh nghiệp hay tổ chức này nhưng cùng lúc đó một số cá nhân, tổ
chức hay doanh nghiệp khác lại đang trong tình trạng thiếu hụt về vốn, do đó
tất yếu sẽ phát sinh một sự dịch chuyển về vốn giữa 2 nhóm này. Tuy nhiên
do hạn chế về mặt thông tin cũng như những giới hạn về khoảng cách không
gian, thời gian nên việc chuyển giao vốn một cách trực tiếp sẽ gặp nhiều khó
khăn, tốn chi phí và kém an toàn. Ngân hàng thương mại đứng ra đóng vai

trò trung gian giúp cho cung cầu về vốn gặp nhau thông qua huy động vốn từ
người này và cho vay đối với người kia, giải quyết các mâu thuẫn của tín
dụng trực tiếp trên cơ sở gánh chịu rủi ro và sử dụng các kĩ thuật nghiệp vụ
nhằm hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch.
Tạo phương tiện thanh toán.
Trước đây khi chưa có Ngân hàng trung ương chuyên về nghiệp vụ phát
hành tiền thì các Ngân hàng thương mại cũng phát hành tiền giấy của riêng
mình dưới dạng giấy nợ ngân hàng dựa trên số lượng tiền – vàng đang nắm
giữ. Với những ưu thế nhất định, giấy nợ ngân hàng dần thay thế tiền vàng
trở thành phương tiện thanh toán và cất trữ - trở thành tiền giấy.
Khi ngân hàng trung ương ra đời, các Ngân hàng thương mại không còn
được phát hành giấy bạc của riêng mình. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn có khả
năng tạo phương tiện thanh toán bằng việc cho vay đối với khách hàng, nhờ
đó mà khách hàng có thể sử dụng số dư tăng thêm trên tài khoản tiền gửi
thanh toán của mình để mua hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra, hoạt động trong
lĩnh vực tiền tệ, toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại là một trong bốn
nhân tố trong quá trình cung ứng tiền tệ. Khi họ mở rộng các khoản tiền gửi
từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay, toàn bộ hệ thống
đã tạo ra tạo ra khối lượng tiền gửi tăng gấp bội theo công thức số nhân tiền
tệ.
Trung gian thanh toán.
Trong các loại nghiệp vụ Ngân hàng, vai trò làm trung gian thanh toán cho
nền kinh tế là một nghiệp vụ rất quan trọng, nó có lịch sử gắn liền với lịch sử
hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng cũng như có vai trò to lớn
trong việc thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Các giao dịch
thanh toán của khách hàng và nội bộ ngân hàng (đổi tiền, đầu cơ, đầu tư,
quyết toán thanh toán…) thực hiện dưới hình thức tiền mặt, chuyển khoản
(trong hệ thống) hoặc chuyển tiền (liên ngân hàng).
Ngân hàng thay mặt khách hàng thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ, sử
dụng một loạt các hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm

chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, các loại thẻ thanh toán. Các ngân hàng còn
thực hiện thanh toán bù trừ với nhau qua trung tâm thanh toán trong nước và
quốc tế theo các qui chuẩn thống nhất.
Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử
được ứng dụng rộng rãi thì hoạt động thanh toán của ngân hàng ngày càng
đạt hiệu quả cao hơn, an toàn và tiện lợi, đóng góp đắc lực vào sự vận động
phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân
ngân hàng cũng như đối với toàn xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc
duy trì và tiến hành các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong nghiệp
vụ này, ngân hàng thương mại sử dụng các biện pháp và công cụ cần thiết
trong giới hạn của pháp luật để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã
hội, tăng nguồn tín dụng. Kết quả của hoạt động này là tạo ra nguồn vốn đáp
ứng các nhu cầu của nền kinh tế.
Huy động vốn từ việc nhận tiền gửi: Là nguồn vốn huy động thường xuyên
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại,
thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản
lý và sử dụng, nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng
yêu cầu.. Các loại hình huy động vốn từ tiền gửi bao gồm:
• Tiền gửi không kì hạn: Là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng lại không
ổn định, vì người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào nhằm phục vụ
mục đích sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Mang lại nguồn
thu phí về dịch vụ cho các ngân hàng.
• Tiền gửi có kì hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội : Là nguồn
vốn có kì hạn xác định, tương đối ổn định nhưng chi phí để có và duy
trì, quản lý nguồn vốn này lại khá cao, khách hàng gửi tiền vào chủ
yếu nhằm mục đích an toàn và sinh lời.
• Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư : Là nguồn tiền có kì hạn tương đối ổn

định, tuy nhiên chi phí cũng không thấp. Mục đích chủ yếu của dân cư
khi gửi tiền là nhu cầu bảo toàn vốn và hưởng lãi. Thông thường đây
là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn, các ngân hàng cũng tìm cách để thu
hút bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng lãi suất
cạnh tranh hấp dẫn.
Huy động vốn thông qua phát hành giấy từ có giá ( Kì phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ tiền gửi …): Là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy
động vốn trên thị trường khi thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn để đáp
ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Thường thì những ngân hàng lớn có
uy tín hoặc chấp nhận trả lãi suất cao sẽ dễ vay mượn hơn. Tuy nhiên các
ngân hàng cũng cần nghiên cứu kĩ thị trường để đưa ra mức lãi suất và kì hạn
phù hợp để có thể huy động được vốn với hiệu quả cao nhất.
Huy động vốn thông qua nghiệp vụ đi vay: Ngân hàng thương mại đi vay vốn
từ Ngân hàng trung ương hay các tổ chức tín dụng khác vào những giai đoạn
nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế.
Chi phí cho nguồn vốn này tương đối đắt nên thường chỉ được duy trì ở một
tỉ trọng nhỏ và trong những trường hợp cụ thể.
Huy động vốn bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ
chiếm một tỉ trọng khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn nhưng lại có vai trò
quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Ngân hàng tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu của mình thông
qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay bổ sung vốn từ lợi nhuận.
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo ra các loại tài sản khác nhau của
Ngân hàng dựa trên nguồn vốn đã huy động được, trong đó quan trọng nhất
là nghiệp vụ cho vay và đầu tư mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân
hàng.
Dự trữ: Là bộ phận cần thiết và tất yếu đối với mọi ngân hàng, nhằm đảm
bảo khả năng thanh toán. Dự trữ của Ngân hàng thương mại bao gồm dự trữ
bắt buộc và dự trữ thanh toán.

Dự trữ bắt buộc: Để đảm bảo an toàn chung cho toàn hệ thống, đồng thời sử
dụng như một công cụ để điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung
ương được ấn định một tỉ lệ dự trữ bắt buộc trên mỗi khoản tiền gửi trong
từng thời kì nhất định. Các ngân hàng thương mại phải duy trì tỉ lệ này, và
thông thường được gửi tại Ngân hàng trung ương.
Dự trữ thanh toán: Các ngân hàng tự xác định một mức dự trữ phù hợp nhất
định dựa trên kinh nghiệm và điều kiện thực tế. Khoản dự trữ này được duy
trì dưới dạng tiền mặt nằm trong két của Ngân hàng và tiền gửi tại các ngân
hàng thương mại khác. Mục đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Tín dụng: Là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn nhất tại các ngân hàng thương
mại đồng thời mang lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng. Nếu phân chia
theo hình thức tài trợ, các nghiệp vụ tín dụng chủ yếu của Ngân hàng gồm
có:
Cho vay: Là loại hình tín dụng phổ biến nhất trong đó Ngân hàng cho người
đi vay sử dụng một số vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh,
đầu tư hay tiêu dùng. Theo cam kết thì đến hạn người đi vay sẽ phải hoàn trả
cho ngân hàng phần vốn đã vay cộng thêm tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát
được người đi vay cũng như quá trình sử dụng vốn. Hoạt động này có mức
độ rủi ro rất lớn, có thể không thu hồi được vốn vay hoặc người vay trả
không hết hay trả không đúng hạn. Do đó, trong hoạt động cho vay, các
Ngân hàng sử dụng các biện pháp đảm bảo như thế chấp, cầm cố …
Chiết khấu thương phiếu: Là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng
tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng
để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng
cung cấp tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ
cho ngân hàng.
Cho thuê (Financial leasing): Là loại hình tín dụng trung, dài hạn, trong đó
ngân hàng bỏ tiền của mình ra để mua tài sản cho khách hàng thuê theo
những điều kiện nhất định. Khi hết hợp đồng thuê, khách hàng được quyền
mua lại hoặc kéo dài thời hạn thuê, hoặc lựa chọn trả lại tài sản cho ngân

hàng.
Bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng uy tín của mình để thực hiện
các hợp đồng kinh tế đã kí kết hay các hoạt động kinh doanh khác. Trên cơ
sở đó, ngân hàng thu phí bảo lãnh từ khách hàng.
Đầu tư: là khoản mục có vị trí rất quan trọng, mang lại cho ngân hàng khoản
thu nhập tương đối lớn. Ngân hàng có thể dùng nguồn vốn huy động được để
đầu tư vào các lĩnh vực nhưng chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán. Tất cả các
hình thức đầu tư đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, nhưng mặt khác nhờ
hoạt động đầu tư mà các rủi ro của hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán.
Do vậy, các ngân hàng cũng chủ yếu nắm giữ các loại giấy tờ có giá có tính
thanh khoản cao và khả năng sinh lời như chứng khoán chính phủ, chứng
khoán ngân hàng và chứng khoán của các công ty lớn có uy tín.
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Ngân hàng thương mại cũng tham gia kinh
doanh trên thị trường hối đoái nhằm thu lợi cho chính mình hoặc cho khách
hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thường gặp phải tổn thất nếu gặp rủi ro
hối đoái nên đòi hỏi ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao và nhanh
nhạy với những biến động trên thị trường.
Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ : Theo yêu cầu của chính phủ hoặc
do ngân hàng tự nguyện tài trợ cho các dự án của chính phủ.
1.1.2.3. Các hoạt động khác.
- Bảo quản vật có giá
- Cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn
- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.
- Cung cấp các dịch vụ đại lý.
1.2. Vốn của Ngân hàng thương mại.
1.2.1. Vốn chủ sở hữu.

×