MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH
VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK TRONG THỜI GIAN TỚI
VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối
tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ
gia đình và các cá nhân. Để xây dựng VPBank trở thành một ngân hàng bán lẻ
hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu trong
hệ thống ngân hàng TMCP trong cả nước theo định hướng chiến lược của
HĐQT, trong năm 2008 VPBank sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Đẩy mạnh phát triển Thẻ cũng như hệ thống ATM trên toàn quốc, phấn
đấu đến hết năm 2008 VPBank vươn lên thuộc top 5 ngân hàng có dịch vụ thẻ
phát triển nhất tại Việt Nam; Tập trung vào sản phẩm bán lẻ, cho vay tiêu dùng,
các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Triển khai tổ chức hoạt động ngân hàng theo sơ đồ khối đã được HĐQT
phê duyệt trong năm 2007 (mô hình kinh doanh của ngân hàng hiện đại).
- Khai thác các tính năng của phần mềm mới (T24) để phát triển các sản
phẩm dịch vụ hiện đại như SMS Banking và MMS banking cùng một số dịch vụ
khác.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo hoạt động an
toàn
-Hoàn thành việc bán thêm 5% cổ phần cho ngân hàng OCBC trong quý
I/2008. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ OCBC để nâng cao năng lực
cạnh tranh của VPBank. Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo tại Việt Nam và tại
Singapor cho đội ngũ CBNV để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho VPBank.
- Xây dựng hình ảnh của VPBank gần gũi, thân thiện với công chúng,
kháchhàngtrêntoànquốc.
- Đưa cổ phiếu VPBank lên niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội (hoặc Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) vào thời điểm
thích hợp trong quý I hoặc đầu quý II/2008/
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TRẢ GÓP
Với những con số thực tế đã nêu ở trên đây. Mặc dù hoạt động cho vay trả
góp trong những năm vừa qua tăng trưởng nhanh, song VPBank vẫn có nhiều
hạn chế , áp lực cạnh tranh là rất lớn. Cho nên, để khắc phục những khó khăn
hạn chế đó tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất để phát triển dịch vụ cho vay
trả góp của ngân hàng:
3.2.1 Xác định mục tiêu cụ thể và hợp lý
Cần xác định rõ đối tượng phục vụ và nhu cầu vay của khách hàng. Do nhu
cầu vay trả góp trong sản xuất kinh doanh là không lớn, nên để mở rộng hoạt
động cho vay trả góp cần hướng sản phẩm dịch vụ vào đối tượng là người tiêu
dùng. Hiện nay, cuộc sống đang phát triển rất nhanh, người dân đã đạt được rất
nhiều mục tiêu trong cuộc sống và đang trên đà vươn tới những mục tiêu mới.
Nhu cầu vay trả góp để xây dựng sửa chữa nhà hay mua ô tô, hay phục vụ bất
kỳ một mong muốn nào đó… đã không đơn thuần chỉ là nhu cầu thiết yếu của
người dân mà nó còn có một giá trị vô hình trong việc nâng cao vị thế và giá trị
của khách hàng trong xã hội. Các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp của ngân
hàng còn giúp người dân biến ước mơ trở thành sự thật khi thu nhập của họ
ngay lập tức không thể đáp ứng được nhu cầu.
Với tiềm năng rất lớn như vậy, thị trường này chính là những điều kiện hết
sức thuận lợi để VPBank phát triển hoạt động tín dụng trả góp nói riêng và các
sản phẩm ngân hàng bán lẻ nói chung. Ngân hàng cần nghiên cứu thật chi tiết và
chính xác về nhu cầu của thị trường để có những định hướng phù hợp, điều
chỉnh hợp lý về cơ cấu vốn dành cho hoạt động này.
3.2.2 Mở rộng nguồn vốn
Đối với bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác, nguồn vốn là
khoản không thể thiếu, là cơ sở để ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận. Huy động
được vốn có lớn thì mới có nguồn cho vay, công việc đầu tiên trước khi cho vay
của bất cứ ngân hàng nào đó là huy động vốn. Đó có thể là huy động vốn từ dân
cư, tổ chức( thị trường I), huy động từ thị trường liên ngân hàng ( thị trường II).
Hiên tại, với mạng lưới rộng phân bố các tỉnh thành, các ngân hàng như ACB,
Sacombank… là những đối thủ cạnh tranh chính của VPBank.
Trước hết, để tăng nguồn vốn ngân hàng cần phải tăng vốn điều lệ. Bởi
trước hết, đây là lá chắn giúp ngân hàng chống đỡ lại những rủi ro có thể gặp
phải trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, nguồn vốn tự có còn quyết định quy
mô cho vay tối đa của ngân hàng. Hơn nữa, nguồn vốn tự có này còn khẳng
định uy tín của ngân hàng trên thị trường và đối với khách hàng. Trong thời
gian vừa qua, mặc dù vốn điều lệ của VPBank đã được tăng lên khá nhiều, song
quy mô vốn vẫn còn khá nhỏ bé.
Nếu ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn, nó sẽ có uy tín cao hơn trên
thị trường liên ngân hàng, cũng như dễ dàng huy động vốn của dân chúng hơn
do được người dân tin tưởng hơn bởi gửi tiền ở một ngân hàng lớn sẽ ít rủi ro
hơn một ngân hàng nhỏ. Mặt khác, tăng vốn điều lệ còn giúp cho cổ phiếu của
ngân hàng có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán, đem lại một nguồn vốn
rất lớn cho ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng có thể tăng thêm nguồn vốn huy động từ các tổ chức,
cá nhân trong xã hội bằng cách đa dạng hoá các hình thức huy động, ngoài tiền
gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, ngân hàng có thể huy động bằng các kỳ phiếu tiết
kiệm tại nhà, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng và hạn chế được
tâm lý e ngại của người gửi khi đến giao dịch với ngân hàng. Thực hiện các
chính sách huy động vốn với lãi suất linh hoạt, hợp lý, có nhiều kỳ hạn hơn phù
hợp với từng đối tượng khách hàng để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn.
3.2.3 Mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp
Trước hết là tiếp tục duy trì và phát triển các sản phẩm cho vay trả góp đã
có, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tăng cường công tác tiếp thị đến
khách hàng, cung cấp những gì mà khách hàng cần.
Không chỉ dừng lại ở hai sản phẩm chính là cho vay mua ô tô và cho vay
mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, ngân hàng cần mở rộng thêm các sản phẩm
dịch vụ cho vay trả góp để đáp ứng một cách toàn diện nhất nhu cầu vay của
khách hàng. Chẳng hạn như ngân hàng có thể áp dụng các sản phẩm mà hiện
nay một số các ngân hàng khác đã triển khai. Cụ thể như: cho vay mua xe máy
với thời hạn 24 tháng, cho vay 70% giá trị xe nhưng không quá 18 triệu, hay
cho vay tổ chức đám cưới, cho vay mua sắm các tài sản có giá trị tương đối lớn
với thu nhập của người dân, với đối tượng là các cá nhân có hộ khẩu ở nơi
VPBank đóng trụ sở và phải có việc làm ổn định.
Một sản phẩm cho vay trả góp nữa mà VPBank cũng có thể áp dụng đó là
cho vay tín chấp, không chỉ cho vay tín chấp đối với cán bộ nhân viên của
VPBank, ngoài ra áp dụng cho vay tín chấp với những đối tượng có thu nhập
cao, ổn định. Tùy từng trường hợp và đối tượng cụ thể mà đưa ra thời hạn và
mức lãi suất thích hợp.
Ngoài ra, ngân hàng cũng nên chú ý tiếp tục phát triển hoạt động cho vay
trả góp du học, bởi đây là thị trường có rất nhiều tiềm năng, việc du học đối với
học sinh – sinh viên hiện nay đang trở thành nhu cầu khá phổ biến. Ngân hàng
có thể áp dụng những chế độ ưu đãi nhất định đối với khách hàng có nhu cầu
vay tiền VPBank nhằm mục đích chứng minh tài chính du học hoặc trả học phí
cho con em, chẳng hạn như: lãi suất thấp hơn, thủ tục cho vay đơn giản hơn,
quy chế cho vay được nới lỏng hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xem xét việc
mở rộng đối tượng cho vay đến các vùng lân cận, chứ không chỉ giới hạn trong
địa bàn nơi VPBank đóng trụ sở.
3.2.4 Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo
Hiện nay, VPBank quy định các loại tài sản đảm bảo cho các khoản vay
với phạm vi tương đối hẹp. Chủ yếu là bất động sản, ô tô, các chứng từ có giá
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc lựa chọn như vậy một phần đảm
bảo tính an toàn cho ngân hàng, mặt khác cũng để cho ngân hàng dễ quản lý.
Tuy nhiên, nó cũng gây ảnh hưởng khá lớn gây hạn chế cho ngân hàng trong
việc mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay trả góp nói
riêng do những tài sản đấy ngày càng giảm do đã được thế chấp tại ngân hàng
khác. Ngân hàng có thể đa dạng hơn các loại tài sản đảm bảo cho các khoản vay
như máy móc thiết bị, hàng hoá, các khoản phải thu, hợp đồng thuộc sở hữu của
khách hàng… Việc đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo như vậy sẽ giúp ngân
hàng có nhiều cơ hội thu hút khách hàng hơn. Đi đôi với việc này, ngân hàng
cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài sản đảm
bảo, công tác quản lý trước trong và sau khi cho vay.
3.2.5 Mở rộng mạng lưới chi nhánh
Trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 vừa qua, VPBank đã mở
thêm rất nhiều chi nhánh, nâng tổng số địa điểm giao dịch lên 133. Nhưng đây
vẫn còn là một con số quá nhỏ bé so với các ngân hàng cổ phần bạn đang hoạt
động trên thị trường. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ của các cá nhân tổ
chức trên thị trường là rất lớn. Mục tiêu của ngân hàng là phát triển các dịch vụ
bán lẻ, do vậy ngân hàng cung cấp các dịch vụ đến càng gần khách hàng càng
tốt.
Hiện nay, mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch của VPBank tập
trung chủ yếu ở các thành phố lớn của cả nước, nhiều nhất là ở Hà Nội, còn các
tỉnh thành khác chưa có sự hiện diện của VPBank. Trong khi đó, hiện nay các
tỉnh và các thành phố trực thuộc tỉnh đang có sự đầu tư và phát triển vượt bậc,
nhu cầu của người dân đang ngày càng cao. Đây có thể coi là thị trường tiềm
năng rất lớn với khá ít đối thủ cạnh tranh đối với ngân hàng để phát triển các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo như mục tiêu mà VPBank đã đặt ra.
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ
Hầu hết các nhân viên ngân hàng hiện nay chỉ chú ý phục vụ đối tượng
khách hàng hiện có mà quên đi các khách hàng tiềm năng, do đó không có thái
độ chủ động tiếp thị ngân hàng mình với khách hàng mới, làm giảm ảnh hưởng
hình ảnh của ngân hàng tới cộng đồng.
Việc đào tạo lại đội ngũ nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
một mặt để nhân viên có thể làm chủ được những công nghệ hiện đại mà ngân
hàng đang triển khai. Mặt khác, còn để nâng cao hoạt động ngân hàng theo