Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.65 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI
NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK)
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VPBANK
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank
 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt
Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với
thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9
năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm
1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả
năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu,
trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các
khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu
phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng
8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận
được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến
lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore,
theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm
2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và đến tháng
7/2007 vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng. Và hiện nay là 2.000
tỷ đồng.
Sự tăng trưởng vốn điều lệ của VPBank
(Đơn vị: Tỷ đồng)
 Các giai đoạn phát triển
Là một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ra đời
đầu tiên tại Việt Nam, VPBank đã trải qua 15 năm hoạt động với rất nhiều thăng


trầm.
1993-1996: Giai đoạn đầu mới thành lập là giai đoạn phát triển năng động
của VPBank với nhiều kết quả khả quan trên các mặt của hoạt động kinh doanh.
Những năm 1995, 1996 VPBank là một NHTMCP năng động với tỷ suất lợi
nhuận lớn và VPBank đã được đứng trong “top” những ngân hàng dẫn đầu thời
bấy giờ.
1997-2000: Cùng với sự khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực và
Châu Á năm 1997 và sự khó khăn của nền kinh tế trong nước, VPBank cũng rơi
vào khủng hoảng do những sai lầm trong quản lý (hoạt động cho vay và bảo
lãnh không tuân thủ theo đúng quy định). Những nguyên nhân trên đã dẫn
VPBank đến tình trạng không đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ thanh
toán của mình. Ngân hàng gần như không tìm ra được lối thoát, đứng trên bờ
vực của sự phá sản khi các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nợ quá hạn lên tới
300 tỷ đồng, giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng ở nước ngoài lên
đến 40 triệu USD, mất uy tín trong thanh toán với khách hàng trong nước và đặc
biệt là với các đối tác nước ngoài. Thời gian này, Ngân hàng Nhà nước đã từng
xếp VPBank thuộc nhóm “các NHTMCP có điểm yếu rõ rệt không rõ liệu có
thể tồn tại được hay không trong tương lai” (Nguồn: World Bank và IMF năm
1999)
2001-nay: Thời kỳ từ 2001-2003 là thời kì toàn hệ thống VPBank dốc sức
vào công cuộc cải tổ, xây dựng lại ngân hàng. Năm 2001, VPBank đã tiến hành
cải tổ bộ máy tổ chức và đưa ra được quy chế hoạt động hiệu quả của ngân
hàng. Đây là hệ thống văn bản đầu tiên ban hành một cách đầy đủ về chức năng
và nhiệm vụ của các Phòng, Ban làm cơ sở cho các phòng triển khai thực hiện
đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Để lành mạnh hoá tài chính,
Ngân hàng đã tập trung vào công tác thu hồi nợ để giải quyết các khoản nợ còn
tồn đọng từ giai đoạn trước đồng thời tăng cường hoạt động tín dụng với những
khoản vay đảm bảo nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã
nỗ lực giải quyết các khoản L/C trả chậm để cải thiện tình hình tài chính và khôi
phục lại uy tín của mình ở nước ngoài. Cũng trong thời gian này, VPBank chịu

sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động đều bị hạn chế.
Sau một thời gian dài nỗ lực phấn đấu, ngày 06/07/2004, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước đã ký quyết định bỏ kiểm soát đặc biệt với VPBank trước thời
hạn 4 tháng, chính thức chấm dứt cuộc khủng hoảng và mở ra thời kì hoạt động
mới cho toàn hệ thống VPBank.
 Mạng lưới hoạt động
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc
mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn.
Tính đến tháng 1 năm 2007, hệ thống VPBank có tổng cộng khoảng 133
điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 25 Chi nhánh cấp I tại các
tỉnh, thành phố của đất nước là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang; 108 chi nhánh
cấp 2 và phòng giao dịch.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự
 Tình hình nhân sự
Về quy mô: Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến
nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ
đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân
viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được
với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước
vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn
quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Về đào tạo: Trong năm 2007 Trung tâm đào tạo VPBank đã tổ chức được
21 khóa đào tạo về nghiệp vụ, trong đó có 35 khoá học cơ bản dành cho nhân
viên tân tuyển.
Tổng số có 742 lượt người được đào tạo trong các khoá học nội bộ. Trong
đó phía Bắc có 354 lượt học viên được đào tạo; phía Nam có 388 lượt học viên
được đào tạo.
Nhìn chung công tác đào tạo đã được tổ chức nề nếp, nội dung chương
trình đào tạo dần dần được chuẩn hoá thống nhất trên toàn hệ thống nên chất

lượng đào tạo cũng được nâng cao hơn trước.
 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của VPBank được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ Cơ cấu nhân sự
Hội đồng Quản trị:
Được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên năm
2005, ngày 31/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006 - 2009), gồm 6 thành viên:
Ông Phạm Hà Trung (Cử nhân Kinh tế) Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Lâm Hoàng Lộc (Cử nhân Kinh tế,
Cử nhân tâm lý)
Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Nguyễn Quang A (Tiến sĩ Khoa
học)
Ủy viên
Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội học,
Kỹ sư Kinh tế)
Ủy viên
Ông Bùi Hải Quân (Cử nhân Kinh tế) Ủy viên
Ông Linus Goh (Cử nhân Nhân văn) Ủy viên
Ban Kiểm soát:
Do Đại hội cổ đông bầu,gồm 3 thành viên:
Ông Vũ Hải Bằng (Cử nhân Luật) Trưởng ban
Bà Phan Thị Thu Hà (Cử nhân Kinh tế) Thành viên chuyên trách tại Hội sở
Ông Trần Đức Hạ (Cử nhân Kinh tế) Thành viên chuyên trách tại TP Hồ
Chí Minh
Hội đồng tín dụng:
là tổ chức do HĐQT thành lập ra.
Tại khu vực phía Bắc gồm các thành viên sau:
Ông Lê Đắc Sơn (Ủy viên HĐQT -
Tổng Giám đốc)

Chủ tịch
Ông Nguyễn Thanh Bình (Phó Tổng
Giám đốc)
Phó Chủ tịch Hội đồng
Ông Nguyễn Quang A (Ủy viên
HĐQT)
Thành viên
Ông Trần Văn Hải (Phó Tổng Giám
đốc)
Thành viên
Ồng Đinh Như Tuynh (Phụ trách
phòng Thu hồi nợ)
Thành viên

Tại khu vực phía Nam gồm các thành viên sau:
Ông Lâm Hoàng Lộc (Phó Chủ tịch
HĐQT)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Đình Long (Giám đốc
Chi nhánh Sài Gòn)
Phó Chủ tịch
Ông Nguyễn Trí Dũng (Giám đốc
Chi nhánh Hồ Chí Minh)
Thành viên
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động
VPBank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân
• Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
• Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.

• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân.
• Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
• Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
• Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
• Huy động vốn từ nước ngoài.
• Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ liên quan đến thanh toán
quốc tế.
• Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình
thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm
gần đây
 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động trọng tâm của VPBank. Trong
năm 2007, Hàng loạt các chương trình huy động vốn hấp dẫn, thu hút số lượng
lớn tiền gửi trong dân cư như “ Đi tìm triệu phú bạch kim” rồi “ Tết này thắng
to”. Trong khu vực liên ngân hàng, trong năm 2007 VPBank tiếp tục duy trì
quan hệ tốt với các ngân hàng bạn để kinh doanh tiền tệ nên thu được nguồn lợi
đáng kể trên thị trường này.
Kết quả đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 15.355tỷ đồng,
tăng hơn 15% so với năm 2006. Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng
được 2.414 tỷ đồng, giảm hơn 33% so với thực hiện năm 2006. Nhìn chung các
đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch huy động vốn. Kết quả huy động vốn
VPBank đạt được như sau:
Bảng 1 :Tình hình huy động vốn của VPBank giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng số
Tỷ

trọng
Tổng số
Tỷ
trọng
Tổng số
Tỷ
trọng
Tổng nguồn
vốn huy động
5.645 100% 13.001 100% 15.355 100%
Thị trường I 3.217 57% 9.377 72,1% 12.941 84%
Thị trường II 2.428 43% 3.624 27,9% 2.414 16%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2005, 2006, 2007)
Ghi chú: Thị trường I: Các tổ chức và dân cư
Thị trường II: Các ngân hàng
Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và
đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc
phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn
quốc. Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm
giao dịch trên toàn quốc (chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị
khai trương). Các CN, PGD mới khai trương của VPBank trên toàn quốc đều đi
vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt được những kết quả khả quan.
Hoạt động tín dụng
Hoạt động cho vay của VPBank khá đa dạng và phong phú với quan điểm
tín dụng là “Tiếp thị năng nổ, cho vay chặt chẽ”. Đây vẫn luôn là hoạt động chủ
yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Năm 2007 là một năm ấn tượng trong
ngành ngân hang nói chung và trong VPBank nói riêng. Một năm bùng nổ tín
dụng. Nguồn vốn nước ngoài cứ tiếp tục đổ vào trong khi hang loạt các dự án đã
được phê duyệt mà vẫn chưa đi vào triển khai
Bảng 2: Tình hình hoạt động của VPBank giai đoạn 2005-2007

Đơn vị: tỷ đồng
Các chỉ tiêu về tài
sản (Đến 31/12)
2005 2006 2007
Tổng Tài sản có 6.093 10.159 18.231
Tiền huy động 3.178 9.065 15.355
Cho vay 3.014 5.031 13.217
Vốn cổ phần 309 756 2.299,8.
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ
đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so cuối năm 2006) và vượt
53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt
12.596 tỷ đồng chiếm 95 % tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng
chiếm50%tổngdưnợ.
Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn
hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%.
Mặc dù tốc độ tăng cao, nhưng chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm
bảo được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và qui chế của VPBank. Tỷ lệ nợ
xấu của VPBank chỉ chiếm 0,49% tổng dư nợ, và tất cả đều có đủ tài sản bảo
đảm hợp pháp nên hầu hết các khoản nợ xấu đều dược thu hồi sớm sau khi
chuyển nợ quá hạn.
Hoạt động khác
Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của
VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng
giao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số
và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of
New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế”
năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York
công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế. Trong tháng 9/2007, đại
diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động thanh
toán xuất sắc” năm 2006.

Hoạt động kiều hối: Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua
Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm
đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối
năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Western
Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm
2006.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI VPBANK
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay trả góp
Cơ sở pháp lý đầu tiên áp dụng cho tất cả các hoạt động của ngân hàng
thương mại là luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX và luật số
20/2004/QHXI ngày 15 tháng 6 năm 2004 về sửa đổi bổ sung một số điều của
luật các tổ chức tín dụng. Luật này được ban hành để đảm bảo hoạt động của
các tổ chức tín dụng được lành mạnh, an toàn và có hiệu quả; bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; góp phần thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền kinh tế theo định hướng của Nhà
nước.
Cơ sở tiếp theo cho hoạt động cho vay của ngân hàng đó là quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về
quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Sau đó là quyết
định số 127/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay đó. Quy chế này quy định về
việc cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với
khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư, phát triển và đời sống. Với sự rõ ràng và chặt
chẽ trong các điều khoản, quy chế này đã tác động tích cực đến hoạt động tín
dụng nói chung và hoạt động cho vay trả góp nói riêng của các ngân hàng
thương mại.
Dựa trên Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, VPBank đã ban hành
“Quy chế cho vay đối với khách hàng” theo quyết định số 467-2002/QĐ-HĐQT
ngày 06/06/2002 của Hội đồng quản trị VPBank làm cơ sở cụ thể cho hoạt động

cho vay của ngân hàng. Quy chế cho vay này đã cụ thể hoá những điều khoản
của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN theo những
điều kiện thực tại của VPBank. Trong quyết định này, Hội đồng quản trị đã đưa
ra “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” áp dụng cho 2 phòng là Phòng phục vụ khách
hàng cá nhân và Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Quy trình nghiệp vụ
trên đã hướng dẫn một cách chi tiết các bước mà các nhân viên tín dụng phải
thực hiện cho vay đối với khách hàng.
2.2.2. Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu
Đối tượng áp dụng cho các phương thức cho vay của VPBank là các cá
nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi VPBank đóng trụ sở;
hoặc là các doanh nghiệp tổ chức có trụ sở cùng địa bàn với VPBank. Ngoài ra
các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Ban Tín dụng quyết định.
 Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu:
• Cho vay mua nhà - xây dựng – sửa chữa nhà
Khi đến vay vốn, khách hàng cần phải thỏa mãn các điều kiện vay giống
như bất kỳ một khoản vay nào, đó là:
 Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân
sự. Đây là điều kiện tối thiểu mà ngân hàng quy định đối với khách hàng.
 Khách hàng phải có bản giải trình mục đích vay vốn rõ ràng, có
nguồn trả nợ chắc chắn.
 Khách hàng phải có một phần vốn tự có tham gia vào phương án xin
vay.
 Có tài sản đảm bảo tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài
sản.
 Chấp hành thể lệ cho vay của VPBank.
 Phương thức cho vay trả góp mua nhà - xây dựng - sửa chữa nhà của
VPBank sẽ cấp tín dụng cho khách hàng với các mục đích chi trả như:
 Chi phí mua nhà, mua nền nhà, theo đất đã được quy hoạch để xây
dựng nhà mới, mua căn hộ mới, xây dựng, sửa chữa hoặc nâng cấp nhà.
 Chi phí mua sắm các trang thiết bị và các chi phí hợp lý khác trong

quá trình sửa chữa xây dựng nhà.
Đây là món vay rất hữu hiệu cho những cá nhân có thu nhập cao song chưa
có tiền ngay để thanh toán, giúp cho cá nhân có được tài sản mà không gây ra
gánh nặng tài chính.
• Cho vay mua ô tô của cá nhân hoặc tổ chức
Cho vay trả góp mua ô tô là sản phẩm thế mạnh của VPBank. ngay từ đấu
với sản phẩm cho vay trả góp ô tô mới 100% thì nay, VPBank cũng đã đưa ra
mảng dịch vụ cho vay mua ô tô cũ nhập khẩu.
Thời hạn cho vay trả góp mua xe cũng tuỳ vào kế hoạch trả nợ của khách
hàng nhưng tối đa không quá 5 năm. Trường hợp xe ô tô mua để sử dụng vào
mục đích kinh doanh vận tải, taxi, cho thuê, chở khách hoặc xe đã qua sử
dụng… thì thời hạn tối đa không quá 4 năm.
• Các sản phẩm khác
Các sản phẩm cho vay trả góp khác bao gồm có cho vay hỗ trợ tài chính du
học, cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng hợp lý của khách hàng… Nhưng dù là

×