Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.86 KB, 17 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NHNO&PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Khái quát sơ lược về NHNo&PTNT Hải Dương.
2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Hải Dương:
Hải Dương là tỉnh nông nghiệp, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội- Hải
Phòng - Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là 1.661 km2, dân số khoảng 1,8 triệu
người, có 239 xã, 11 Phường, 13 thị trấn. Có hệ thống đường sắt, đường bộ,
đường sông phân bố đều, thuận lợi cho phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế
trong vùng và cả nước. Trong đó 80% diện tích và 82% dân số là nông nghiệp
và nông thôn, tổng diện tích gieo trồng 150.078 ha, trong đó đất nông nghiệp
92.800 ha chiếm 61,83%, đất chuyên dùng 21.541 ha chiếm 14,35%, rừng và
đất rừng 11.592 ha chiếm 7,72%, đất khu dân cư 12.471 ha chiếm 8,30… Tổng
số doanh nghiệp trên địa bàn: 2.724 doanh nghiệp, trong đó:
+ Doanh nghiệp lớn: 450 doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: 2.274 doanh nghiệp.
Có 68 HTX tiểu TCN, 24.000 hộ cá thể sản xuất công nghiệp... Hải
Dương có ưu thế về trồng lúa nước, cây ăn quả và rau mầu.
Bảng 1: Kết quả các chỉ tiêu kinh tế đạt được năm 2007:
chỉ tiêu đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng sản phẩm trong
tỉnh (GDP)
% 9,85 10,9 11,5
Tỷ trọng nông, lâm
nghiệp
% 29.2 26,8 25,5
Tỷ trọng thuỷ sản -
công nghiệp
% 42.6 43,7 44
Tỷ trọng xây dựng -
dịch vụ
% 28.2 29,5 30,5


Sản lượng lương thực Tấn 790.532 787.141 762.734
Kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa
Triệu USD 200,2 224,7 325
Kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa Triệu USD 242,2 287,7 412
Nhập siêu Triệu USD -42 -60 -87
Trong những năm qua, Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã
bước vào một quá trình cải cách, chuyển đổi nền kinh tế. Từng bước xoá bỏ mô
hình kinh tế chỉ huy, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường. Nền kinh tế của
tỉnh đang từng bước chuyển đổi theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đi dần
vào thế ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Mặc dù những năm trước
đây với đặc điểm cơ bản của nền kinh tế là thuần nông, kinh tế hàng hoá chậm
phát triển, trình độ sản xuất còn lạc hậu... Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của
nền kinh tế đất nước, Hải Dương đã dần thay đổi và thích ứng với nền kinh tế
hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường. Công tác tài chính tiền tệ tín dụng
được chấn chỉnh và đổi mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển,
khai thác tốt hơn các tiềm năng của địa phương. Kinh tế quốc doanh đã sắp xếp
lại một bước, Hợp tác xã nông nghiệp cũ đang tích cực đổi mới, mô hình hợp
tác xã đa dạng và tự nguyện đang hình thành, kinh tế gia đình và cá thể phát
triển.
Ngân hàng là bức tranh phản ánh toàn bộ nền kinh tế. Vì thế tình hình phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh
doanh của các Ngân hàng trên địa bàn nói chung, NHNo&PTNT Hải Dương nói
riêng.
2.1.2 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương:
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Là một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn trên địa bàn tỉnh
có tổ chức màng lưới rộng khắp các huyện thành phố trong toàn tỉnh. Với chức
năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên mặt trận nông nghiệp và nông thôn và các

thành phần kinh tế khác trên địa bàn, đã và đang giữ vai trò chủ đạo, chủ lực
trên thị trường tài chính tín dụng ở nông nghiệp và nông thôn.
Từ một chi nhánh Ngân hàng có nhiều khó khăn khi mới thành lập: Thiếu
vốn, chi phí kinh doanh cao, dư nợ quá hạn lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu,
biên chế đông, trình độ nghiệp vụ non kém, tổn thất rủi ro cao, kinh doanh thua
lỗ....Nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, chi nhánh
NHNo&PTNT Hải Dương không những đã khẳng định được mình, mà còn
vươn lên phát triển trong cơ chế thị trường, thật sự là một chi nhánh hoạt động
có hiệu quả của ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, kinh doanh tổng hợp, có
xu hướng mở rộng tới tất cả các dịch vụ tài chính - Ngân hàng hiện đại.
Là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu ở nước ta,
NHNo&PTNT Việt nam có một vị thế đặc biệt quan trọng trong hoạt động tiền
tệ ở nông thôn:
+ Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh kinh doanh tiền tệ bình
thường như các Ngân hàng thương mại khác trên thị trường tiền tệ.. Việc tạo
vốn và cho vay theo cơ chế thị trường, vì vậy việc điều hành Ngân hàng cũng
phải tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.
+ NHNo có trách nhiệm thực hiện các chương trình mục tiêu của Nhà
nước. Trong việc thực hiện các chương trình có tính mục tiêu và chương trình
có tính xã hội đó, NHNo phải ưu tiên về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn cho
vay đối với các đối tượng vay, khách hàng thiết cốt của mình.
+ Với vị trí là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo đang và sẽ
phải là một Ngân hàng đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ
nông thôn. Nó có trách nhiệm hướng dẫn và chi phối thị trường này, đáp ứng
vốn và dịch vụ Ngân hàng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn ở
nước ta, mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
+ Là một Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng ngắn hạn là chủ yếu,
NHNo đã và đang vươn lên thành một Ngân hàng thương mại kinh doanh đa
năng và ngày càng mang tính chất của một Ngân hàng phát triển. Điều này xuất
phát từ đòi hỏi hết sức mạnh mẽ và cấp bách của sự nghiệp phát triển nông

nghiệp và nông thôn.
+ Điều kiện hoạt động của NHNo có những đặc thù khác với các Ngân
hàng thương mại quốc doanh khác: Địa bàn hoạt động rộng và phân tán, đội ngũ
cán bộ, nhân viên đông, cho vay món nhỏ, chi phí cao, dễ gặp thiên tai và rủi ro
tín dụng.
2.1.2.2. Một số nét cơ bản về mô hình tổ chức.
Hiện nay, NHNo&PTNT Hải dương có 512 cán bộ với 25 chi nhánh (1
Hội sở NHNo tỉnh, 11 NHNo huyện và 2 NHNo loại IV trực thuộc tỉnh, 12
NHNo loại IV trực thuộc NHNo huyện) và hàng chục các điểm giao dịch huy
động vốn và cho vay, bao trùm trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương. Đây là chi
nhánh duy nhất trên địa bàn tỉnh có tổ chức màng lưới tới khắp các vùng nông
thôn rộng lớn. Khách hàng chủ yếu hiện nay là gần 40 vạn hộ sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và 40 nghìn hộ nông dân
nghèo.
Nhờ hoạt động ngày càng có hiệu quả, uy tín của NHNo ngày càng được
nâng cao và trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được của bà con
nông dân.
Với trách nhiệm của một ngành cung ứng vốn cho phát triển kinh tế địa
phương, ngành Ngân hàng nói chung, NHNo&PTNT Hải Dương nói riêng đã
có đóng góp tích cực phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh, nhất là những năm gần đây, trên lĩnh vực huy động vốn để cho vay các
chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thể hiện thông qua sự tăng
trưởng khối lượng tín dụng và thay đổi cơ cấu đầu tư, khối lượng thanh toán qua
các năm.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương năm 2007
2.1.2.3.1. bảng 2: Khái quát về tình hình huy động nguồn vốn:
(đv: Triệu đồng)
Tên chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tỷ
Trọng

2007(%)
2007 so với 2006
Số
tuyệt đối
%
1. Nguồn huy động tại
địa phương
1.815.016 2.418.146 3.342.860 81,2 924.714 38,2
- Tiền gửi không kỳ
hạn
498.335 443.585 577.780 14 134.195 30,3
- Tiền gửi có kỳ hạn
dưới 1 năm
253.395 318.620 329.715 8 11.095 3,5
- Tiền gửi có KH từ 1
năm trở lên
1.063.286 1.655.941 2.435.365 59.2 779.424 4,4
2. Vốn đại lí uỷ thác 254.576 251.522 284.041 6,9 32.519 12,9
3. Thiếu vốn -172.073 -238.791 -490.165 11,9 -251.374 105,3
Tổng nguồn 2.241.665 2.908.459 4.117.066 100 1.208.607 41,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2005-2006-2007)
Qua số liệu 3 năm 2005, 2006 và 2007 tổng nguồn huy động tăng nhanh
từ 2.241,6 tỷ năm 2005 lên 2.908,4 tỷ năm 2006 và lên 4.117,1 tỷ năm 2007
tăng so với năm 2006 là 1.208,6 tỷ bằng (+41,6%).
Trong đó:
* Nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2007 đạt 3.342,8 tỷ
chiếm tỷ trọng 81,2%/Tổng nguồn, tăng 924,7 tỷ bằng (+38,2%) so với năm
2006.
Cơ cấu nguồn vốn như sau:
Tiền gửi không kỳ hạn 577.7 tỷ, chiếm tỷ trọng 14 % trong tổng nguồn

huy động tại địa phương, tăng 134,2 tỷ so với năm 2006.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm 329,7 tỷ, chiếm tỷ trọng 8%/ Tổng nguồn
vốn huy động tại địa phương, tăng 11,1 tỷ so năm 2006;
Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên 2.435,4 tỷ, chiếm tỷ trọng
59,2%/Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, tăng 779,4 tỷ so với năm 2006
tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư cho vay trung dài hạn đáp ứng nhu
cầu vay vốn nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hộ sản xuất trong tình hình
hiện nay.
Nguồn vốn uỷ thác đại lý 284 tỷ, chiếm tỷ trọng 6,9%/ Tổng nguồn vốn,
tăng 32,5 tỷ so với năm 2006.
2.1.2.3.2.. Khái quát về tình hình sử dụng vốn:
Là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn
hiện nay.
Qua số liệu 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy kết quả hoạt động tín dụng
của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã đạt
được kết quả khá nổi bật. Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước :
Bảng 3: Tình hình dư nợ của NHNo Hải Dương
Năm Tổng dư nợ
2005 1.895
2006 8.517
2007 15.911

×