GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG ĐT & PT CHI NHÁNH HÀ NỘI.
3.1. Những cơ hội và thách thức với việc tài trợ XNK, định hướng hoạt
động 2006-2010 của Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội.
3.1.1. Cơ hội.
Trong những năm gần đây với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới,
Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, đối ngoại với nhiều quốc
gia trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở việc học hỏi và trao đổi về điều kiện kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ, phương thức quản lý…mà trong lĩnh vực Ngân
hàng cũng diễn ra quá trình tự do hóa cơ chế tài chính, hỗ trợ nguồn vốn và cho
vay trong dài hạn…Chính những điều này đã mang lại cho Chi nhánh những
thuận lợi như:
- Có cơ hội tăng cường liên kết, hợp tác với các hệ thống ngân hàng trong
và ngoài nước. Có thể kể đến như các ngân hàng uy tín trong nước: Incombank,
Vietcombank, Ngân hàng Nông nghiệp và 1 số ngân hàng thương mại cổ phần
khác. Thực hiện đường lối mở cửa, hợp tác quốc tế, Chi nhánh ngân hàng đã có
nhiều hình thức liên doanh hợp tác với các ngân hàng trên thế giới như: Ngân
hàng của Nga, các tổ chức tài chính mạnh của Mỹ, world Bank…
- Học hỏi được nhiều các kinh nghiệp quản lý và điều hành nguồn vốn
vay hiệu quả.
- Với sự ra đời của nhiều ngân hàng trong và ngoài nước, ngoài việc tăng
cường thêm khả năng hợp tác còn tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Nỗ
lực họat động để tạo uy tín tốt nhất với các cá nhân và tập thể có nhu cầu gửi
vốn và sử dụng vốn.
- Dưới sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nước, Chi nhánh Hà Nội có thể
tìm ra các phương thức họat động tốt nhất và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
hơn.
- Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính từ những năm chiến tranh của đất
nước, do đó BIDV đã là một biểu tưởng quen thuộc và gẫn gũi của nhiều cá
nhân và tập thể. Uy tín và kinh nghiêm đã gây dựng cho tên tuổi của ngân hàng
ngày càng vững tin trong lòng dân Việt.
- Tiếp cận nhiều với các lĩnh công nghệ cao trong các lĩnh vực thanh toán,
tính lãi, các sản phẩm thẻ và hệ thống ATM, POS trên cả nước
3.1.2. Thách thức.
Bên cạn những thuận lợi, ngân hàng chịu nhiều thách thức và khó khăn
trong quá trình hoạt động của mình. Những thách thức mà chi nhánh cần nỗ lực
trong khắc phục trong thời gian tới không chỉ trong 1 thời gian ngắn mà cả một
quá trình.
Theo cam kết mở cửa thi trường Việt Nam khi ra ra nhập WTO thì các tổ
chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập các ngân hàng có vốn 100%
nước ngoài. Điều này có thể tạo lên sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, tuy
nhiên nó cũng gây áp lực đáng kể với hoạt động của các ngân hàng Việt Nam
nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đang còn nhỏ lẻ và nguồn vốn chưa
thực sự đáng kể.
Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ và cách thức
quản lý. Với cơ chế hoạt động trong lĩnh vực cho vay ‘thoáng’ nên việc thu hút
các doanh nghiệp vay vốn nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các ngân hàng
trong nước. Ngoài ra, việc mở cửa thị trường còn làm tăng rủi ro về thị trường
giá cả, tỷ giá và lãi suất. Điều này làm mất dần lợi thế về khách hàng và hệ
thống kênh phân phối.
Hệ thống pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực tài chính vẫn chưa phù
hợp với điều kiện mở cửa, do đó dẫn tới việc mất cân đối và hài hòa giữa thủ
tục cấp tín dụng của các ngân hàng.
Các sản phẩm của ngân hàng còn tương đối đơn điệu và chất lượng chưa
thực sự cao. Điều này có thể lý giải là ngân hàng chưa thực sự chú trọng cho
việc đẩy mạnh các chiến dịch quản bá hình ảnh đi kèm sản phẩm và dịch vụ của
ngân hàng. Điển hình là việc sử dụng các sản phẩm thẻ trong việc thanh toán
nhưng gần như nó vẫn còn xa lạ với người dân. Tỷ lệ thẻ của ngân hàng được
người dân sử dụng nhiều nhất phải nói đến Vietcombank, Incombank và số
lượng ATM phục vụ còn hạn chế.
Vấn đề chảy máu chất xám cũng cần được để ý, các cán bộ giỏi và nòng
cốt của ngân hàng bị thu hút nhiều bởi các ngân hàng nước ngoài. Việc này xảy
ra tương đối nhiều ở các ngân hàng nhà nước do chưa thực sự có chế độ khen
thưởng thích hợp với những cá nhân xuất sắc, hoạt động còn mang tính chất ép
buộc chưa thực sự phát huy thế mạnh, sự sáng tạo của các cá nhân tiêu biểu.
Hà Nội là nơi tập trung của các hoạt động kinh doanh của nhiều tổ chức
nên hoạt động tín dụng càng xảy ra mạnh mẽ. Việc các doanh nghiệp nhà nước
được dự bảo hộ của nhà nước nên làm ăn kém hiệu quả là nguyên nhân tăng rủi
ro với hoạt động tài chính của ngân hàng.
3.1.3. Định hướng phát triển giai đoạn 2006-2010.
Giai đoạn 2006-2010 có ý nghĩa quyết định đối việc hoàn thành thắng lợi.
Với chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm do Đại hội IX của Đảng đề ra,
toang thể cán bộ nhân viên chi nhánh ĐT & PT Hà Nội đã nhận thức được
nhiệm vụ to lớn là: Phải góp phần khai thác và sử dụng tốt mọi nguông lực, thúc
đẩy việc tăng trưởng kinh tế thủ đô, đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất
nước. Trong đó, các nhiệm vụ được cụ thể hóa như sau:
- Mục tiêu của Ngân hàng BIDV Hà Nội là phát huy những thành tựu đổi
mới trong những năm qua, tận dụng thời cơ mới, thuận lợi mới và khắc phục
mọi khó khăn trở ngại, thực hiện các biện pháp thực sự có hiệu quả để tiếp tục
giữ vững danh hiệu chi nhánh có tỷ lệ nguông vốn huy động, tín dụng, dịch vụ
và lợi nhuận cao trong hệ thống BIDV.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu chất lượng tài sản Nợ-Có, phấn đấu đạt
các chuẩn mực về hoạt động theo thông lệ quốc tế và hướng tới trở thành chi
nhánh bán buôn lớn nhất trong khối tín dụng trên địa bàn Hà Nội.
- Cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng, tiếp tục
nghiên cứu, triển khai mạnh hơn nữa các chương trình ứng dụng, các chương
trình quản lý rủi ro, thanh toán, tài sản…
- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu khách hàng theo hướng mở rộng các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng ngoài quốc doanh, xác định khách hàng mục
tiêu cho từng đợt hoạt động, thực hiện chính sách khách hàng phù hợp theo từng
nhóm khách hàng
- Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đi đôi với
tăng cường kiểm soát các khoản vay
- Thực hiện ra tăng công tác phát triển dịch vụ, cung cấp các sản phẩm
dịch vụ có chất lượng cao,đảm bảo chất lượng, hoạt động hiệu quả mạng lưới,
kênh phân phối truyền thông và phi truyền thông như: ATM, POS
- Tập trung kế hoạch hóa và có các giải pháp cụ thể đối với từng nhóm
cán bộ quản trị điều hành, cán bộ tác nghiệp… Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, gắn quy hoạch cán bộ với đào tạo, quan tâm đúng mức và xác định đội ngũ
cán bộ trẻ là lực lượng nòng cốt trong quá trình hội nhập và phát triển.
- Đổi mới quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế
của một ngân hàng thương mại hiện đại. Thực hiện quản lý mọi rủi ro có thể
phát sinh trong hoạt động kinh doanh và duy trì trong giới hạn có thể cho phép
3.2. Một số các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng tài trợ XNK
của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội.
3.2.1 Tăng cường nguồn vốn của Chi nhánh.
Đối với các sản phẩm hữu hình thì lợi nhuận thu được dựa trên doanh số
bán, doanh số càng cao thì lợi nhuận càng lớn và để làm được như vậy thì cần
có nguồn nguyên-nhiên vật liệu đầu vào. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hoạt tài
chính, thì nguồn lợi nhuận thu được là dựa trên nguồn vốn dồi dào của ngân
hàng. Ngoài nguồn vốn có sẵn, thì bản thân ngân hàng cũng cần có chính sách
thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Chi nhánh có
thể thu hút nguồn vốn bằng rất nhiều cách thức:
- Thu hút nguồn vốn từ dân cư thông qua việc gửi tiết kiệm hoặc mở tài
khoản tại ngân hàng như: tài khoản séc, tài khoản tiền gửi, bảo hiểm, thanh
toán… Ngân hàng luôn thu hút bằng cách chính sách về lãi suất, lãi suất cao và
cơ hội nhận giải thưởng khi tham dự quay thưởng cùng ngân hàng
- Mở thêm nhiều hình thức huy động như phát hành trái phiếu, hay các
dạng gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc lâu dài cho tương lai. Tạo cho người dân có
thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất cho các hoạt động gửi tiết kiệm của mình
- Các doanh nghiệp cũng cố thể gửi theo các hình thức khác nhau tại chi
nhánh như: Tài khoản vãng lai, tài khoản gửi thanh toán không cần hưởng lãi,
đồng thời phát triển các loại tiền gửi vừa phong phú về tính chất, nội dung kinh
tế, vừa có nhiều mức độ thời gian, mức độ lãi suất ưu đãi…
Ngoài ra, để thu hút được nguồn vốn ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động
tài trợ XNK, các hoạt động vay vốn liên quan tới du học. Ngân hàng cũng thực
hiện các chương trình thu hút vốn vay từ các hình thức tiết kiệm ngoại tệ, phát
hành kỳ phiếu, trái phiếu ở tất cả các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Ngân hàng
cũng đẩy mạnh hoạt động quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, các giao dịch
tiền tệ cũng ngày được thúc đẩy nhằm thu hút ngoại tệ từ các ngân hàng đấy.
3.2.2. Hoàn thiện và đa dạng hóa các hình thức tín dụng tài trợ XNK.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, các ngân hàng thương mại cổ phần
được thành lập tương đối đa dạng và các ngân hàng nước ngoài cũng đã đặt trụ
sở tại Việt Nam. Do đó, đấy cũng là thách thức và cũng là động lực để Chi
nhánh Hà Nội đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của mình. Ngân hàng cần quan tâm
hơn nữa tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng được đánh giá thông qua
mức độ hài lòng và thỏa mãn của khách hàng. Các sản phẩm cần được đa dạng
nhiều hình thức khác nhau và trong lĩnh vực tài trợ cũng vậy. Hoạt động kinh
doanh XNK đẩy mạnh thì các hoạt động tài trợ cũng phát triển tương xứng, do
đó để hoàn thiện và phát triển hoạt động tín dụng thì ngân hàng cần chú trọng
tới việc đa dạng hóa và đơn giản hóa các hình thức tài trợ.
a.Tài trợ xuất khẩu:
- Nhanh chóng triển khai nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
đây là một hình thức tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thu hút thêm
khách hàng tham gia vao quá trình xuất khẩu đến với ngân hàng. Việc tham gia
vào quá trình hỗ trợ tín dụng cần phảI có một đội ngũ cán bộ cẩn thận và nhanh
chóng trong công việc có liên quan nhiều đến các chứng từ hàng xuất của khách
hàng.
- Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu xin chiết khấu
về bộ chứng từ hàng xuất, ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai cách thức
chiết khấu có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Chi nhánh Hà Nội nên đa dạng các hình
thức tài trợ xuất khẩu của mình bằng cách bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho xuất
khẩu khi họ có yêu cầu. Quá trình này sẽ giúp cho người nhập khẩu tin tưởng
rằng người xuất khẩu sẽ thực hiện đúng hợp đồng và hình thức tài trợ này sẽ tạo
điều kiện cho người xuất khẩu ký được hợp đồng bán hàng.
- Tài trợ khép kín cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu qua các
công đoạn từ vay vốn, chế biến sản xuất đến công đoạn tài trợ để doanh nghiệp
tài trợ tái sản xuất.
- Chiết khấu hối phiếu áp dụng đối với những hối phiếu đã được ngân
hàng nước ngoài chấp nhận nhưng chưa đến hạn thanh toán. Chi nhánh có thể
cấp tín dụng cho người xuất khẩu bằng cách chiết khấu hối phiếu đó.
- Tín dụng ứng trước kết hợp với kinh doanh ngoại tệ thông qua các bản
hợp đồng đã ký kết hoặc L/C đã thông báo, ngân hàng Đầu tư Hà Nội hỗ trợ vốn
để các doanh nghiệp thu mua hàng xuất khẩu theo hợp đồng. Đồng thời ngân
hàng sẽ yêu cầu khách hàng bán lại cho ngân hàng số ngoại tệ đấy khi họ thanh
toán theo tỷ giá hai bên thoả thuận.
b. Tài trợ nhập khẩu.
Trong giao dịch thương mại quốc tế, hiệu quả của hợp đồng phụ thuộc
vào chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế. Vì vậy,việc lựa chọn ngân hàng phục