Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại
Bảo Minh Hà Nội
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
I.1. Phương hướng trong thời gian tới của công ty
Với mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới là phát triển Bảo
Minh thành doanh nghiệp bảo hiểm mạnh, tập trung vào khai thác bảo hiểm
phi nhân thọ, tăng cường các hoạt động đầu tư và định hướng tập trung cung
cấp các dịch vụ sản phẩm có chất lượng cho các dự án công trình có nguồn vốn
đầu tư từ Nhà Nước, Bảo Minh đã đưa ra chiến lược kinh doanh từ 2005 đến
năm 2010 như sau :
- Phát triển Bảo Minh thành một doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu,
có uy tín và có thị phần lớn trên thị trường .
- Với nguyên tắc phát triển kinh doanh: “Hiệu quả, tăng trưởng và đổi mới”,
Bảo Minh tiếp tục thực hiện phương châm “Bảo Minh – Tận tình phục vụ”.
- Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Bảo Minh được thực hiện theo
hướng “quản lí tập trung, hành động thống nhất và dịch vụ theo địa bàn”;
đồng thời cũng quan tâm đến việc đầu tư và phát triển kinh doanh tại địa bàn
trọng tâm, trọng điểm.
- Xây dựng văn hoá riêng của Bảo Minh theo hướng: Nội bộ đoàn kết, trình
đọ chuyên nghiệp cao, tác phong làm việc hiện đại chính quy và phục vụ khách
hàng chu đáo tận tình theo đúng các quy định thống nhất.
- Đầu tư và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, coi thông tin là đòn
bẩy trong việc tổ chức, quản lí và điều hành doanh nghiệp cũng như đối với
việc phục vụ khách hàng.
- Với tôn chỉ hành động: “Sự an toàn, hạnh phúc, thành đạt của khách hàng
và xã hội là mục tiêu hoạt động của chúng tôi” và phương châm hoạt động
“Bảo Minh - Tận tình phục vụ”, Bảo Minh sẽ luôn bên cạnh các bạn trong con
đường hướng tới tương lai.
Với chiến lược trên, Bảo Minh Hà Nội cũng đưa ra hướng phát triển cho
hoạt động của toàn thể chi nhánh như sau:
- Nâng cao năng lực kinh doanh, khả năng tài chính để từ đó có thể có
được những lợi thế cạnh tranh nhất định trong điều kiện thị trường cạnh
tranh vô cùng quyết liệt và gay gắt như hiện nay.Muốn vậy, chi nhánh phải
luôn tích cực củng cố các mối quan hệ với các khách hàng lớn, truyền thống
như: Tổng công ty lương thực I (Vina Food I), Tổng công ty Vinamilk, Tổng
công ty hàng không Việt Nam Airlines, Tổng công ty hàng hải Việt Nam,Tổng
công ty xi măng Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty hoá chất, Tổng
công ty Bưu chính Viễn thông….Có như thế chi nhánh mới có thể tăng tích luỹ
tài chính, đảm bảo phí bảo hiểm cạnh tranh và tạo thế phát triển ổn định lâu
dài.
- Tiếp tục tập trung tăng doanh thu bảo hiểm, phấn đấu tổng doanh thu
phí bảo hiểm bình quân đạt tốc độ tăng trưởng là 15%/ năm, chiếm khoảng
30% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường Việt Nam.
- Luôn củng cố và tự hoàn thiện mình về nghiệp vụ, chuyên môn, kiến thức,
kinh nghiệm để tạo lòng tin ở khách hàng, từ đó mà đảm bảo sức cạnh tranh
trên thị trường.Bên cạnh đó cũng tiếp tục đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
I.2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
I.2.1. Đối với Nhà nước
I.2.1.1.Dần hoàn thiện hệ thống pháp lý
Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời từ năm 2001 đã tạo rất nhiều thuận lợi
cho hoạt động của các công ty bảo hiểm nói chung nhưng hiện nay trên thị
trường không chỉ có các công ty nội địa mà còn có cả sự xuất hiện của các văn
phòng đại diện nước ngoài, các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, công
ty liên doanh …Sự cạnh tranh trở nên phức tạp hơn và vô cùng quyết liệt. Như
vậy, việc Nhà nước sớm hoàn thiện hành lang pháp lý không những sẽ ngăn
chặn các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, mà đồng thời còn tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các công ty bảo hiểm.
Nhà nước cần sớm hoàn thiện và đưa ra các văn bản pháp quy điều
chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm như luật cạnh tranh nhằm tạo khung
pháp lý cho hoạt động kinh doanh phi nhân thọ nói chung và nghiệp vụ bảo
hiểm hoả hoạn nói riêng.Bằng các quy định pháp luật này, một mặt Nhà nước
có thể tạo được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, một mặt cũng
thông qua đó bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, Bộ Tài
Chính và Hiệp hội bảo hiểm cũng cần phải nhanh chóng xây dựng một cơ chế
kiểm tra giám sát hữu hiệu hoạt động thực tế của các công ty bảo hiểm. Điều
này là hết sức có ý nghĩa trong điều kiện thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện
nay để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống việc cạnh tranh hạ
phí qua mức tiêu chuẩn như hiện nay ở một số công ty.Cũng thông qua cơ chế
này mà giảm tối thiểu tranh chấp kiếu nại về bảo hiểm, từ đó mà nâng cao
được uy tín của thị trường bảo hiểm Việt Nam trên thị trường bảo hiểm quốc
tế. Bên cạnh đó, cũng cần phải tăng cường củng cố vai trò của cơ quan quản lý
Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kiểm tra việc thi hành các quy
tắc tài chính kế toán của các doanh nghiệp bảo hiểm này.
I.2.1.2.Có các chính sách đầu tư thích hợp
Trong các yếu tố có ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm Việt Nam trong
những năm gần đây, ta có thể thấy rằng chính sách đầu tư của Nhà nước đóng
một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm
Việt Nam nói chung và của Bảo Minh Hà Nội nói riêng. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước
cần có các chính sách để khuyến khích, phát triển năng lực sản xuất trong
nước, tạo ra các nghành sản xuất mới có hiệu quả và cải thiện môi trường đầu
tư. Bằng các đòn bẩy về đầu tư, tài chính, tiền tệ như vậy, một mặt ta vừa có
thể phát huy được nội lực các doanh nghiệp trong nước, một mặt lại vừa có
thể thu hút thêm được các nguồn đầu tư nước ngoài. Có như vậy nền kinh tế
mới ngày càng phát triển, nhu cầu bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm hoả hoạn
mới ngày càng gia tăng. Còn ở tầm vi mô thì Nhà nước cần có các chính sách
đầu tư thích hợp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm
hoả hoạn như ưu đãi thuế, cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy về tình
hình đầu tư để các doanh nghiệp có hướng phát triển phù hợp, hiệu quả hơn.
I.2.1.3.Đa dạng hoá sản phẩm
Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường còn non trẻ và chỉ mới
phát triển trong thời gian gần đây. Tuy nhiên sự cạnh tranh diễn ra cũng vô
vùng gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh nhua dưới
nhiều hình thức như cạnh tranh hạ phí, kể cả chịu thua lỗ ở một số nghiệp vụ
để lôi kéo khách hàng. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến thị phần bảo
hiểm trong nước và làm mất uy tín với thị trường bảo hiểm nước ngoài. Bên
cạnh đó, số lượng các dịch vụ bảo hiểm được cung cấp bởi các công ty bảo
hiểm còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Muốn đa dạng hoá sản
phẩm bảo hiểm cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng ngày càng cao yêu
cầu của khách hàng thì bên cạnh việc phát huy nội lực của chính các công ty
bảo hiểm thì Nhà nước cần thực hiện chính sách đăng ký sản phẩm. Chính sách
này vừa giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nghiên cứu triển khai
các sản phẩm bảo hiểm mới, đồng thời cũng nhờ đó mà giúp mở rộng quyền
lợi của người tham gia bảo hiểm, bảo đảm thị trường cạnh tranh lành mạnh.
I.2.1.4.Nâng cao trình độ cán bộ quản lý
Các cán bộ quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện thị
trường bảo hiểm nước ta hiện nay có chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan
trọng. Họ vừa là người tiến hành xây dựng các chiến lược phát triển vĩ mô cho
nghành bảo hiểm Việt Nam, cũng vừa là người tiến hành các hoạt động kiểm
tra giám sát đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Nhận thức được vai trò và vị trí của cán bộ quản lý nhà nước về kinh doanh
bảo hiểm, chúng ta cần có các chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý
luận quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức có liên quan,
phù hợp cho từng cấp cán bộ quản lý. Đồng thời cũng phải xây dựng quy hoạch
cán bộ đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, được trang bị đầy đủ các kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ.
Tiếp tục củng cố bộ máy quản lý Nhà nước trên nguyên tắc quản lý theo
luật; không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có
quy trình kiểm tra giám sát xử lý vi phạm rõ ràng, nhất quán… nhằm bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm.
II.2.2. Đối với công ty
II.2.2.1.Công tác quản lý rủi ro của chính công ty
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường,
doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu rất nhiều tác động từ phía môi trường kinh
doanh nên doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp tích cực để quản lý rủi
ro của chính mình.Những công tác rủi ro này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được
các rủi ro có thể gặp phải, từ đó cũng tạo tâm lý yên tâm để tiến hành các hoạt
động đầu tư kinh doanh có hiệu quả hơn.
II.2.2.2.Phát huy mọi thế mạnh của công ty cổ phần
Năm 20004, Bảo Minh thu lãi đầu tư được 28,8 tỷ đồng, hoàn thành
vượt mức kế hoạch là 12,6%, tăng 41% so với ccùng kỳ năm ngoái. Một trong
những thuận lợi để đạt được kết quả nói trên chính là Bảo Minh có được
nguồn vốn đầu tư tăng do cổ phần hóa.Tổng số nguồn vốn tăng do bán cổ phần
là 247 tỷ đồng.Như vậy, có thể thấy rằng, tuy cổ phần hoá sẽ làm giảm đi sự hỗ
trợ của Nhà nước nhưng đó cũng là một thuận lợi giúp công ty tăng được
nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, việc
các Tổng công ty là các cổ đông chính của Bảo Minh cũng là một thuận lợi