LỜI MỞ ĐẦU
Một đất nước muốn có một nền kinh tế phát triển thì phải có một hệ
thống ngân hàng vững mạnh. Ngân hàng thực hiện chức năng tích tụ tập trung
và phân phối vốn, ngoài ra nó còn thực hiện rất nhiều các dịch vụ tài chính
thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và làm tăng hiệu quả của nền kinh tế. Bất
cứ ai trong xã hội đều cần đến ngân hàng, doanh nghiệp nào cũng vay vốn ít
nhiều từ ngân hàng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đối với cá nhân,
ngân hàng là một kênh để đầu tư và vay tiêu dùng, các tổ chức cũng cần đến
sự tài trợ của ngân hàng...
Trải qua gần bốn năm học tại trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, cùng
với sự quan tâm, tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu
của các thầy cô giáo đã giúp em có ý chí để phấn đấu, ra sức học tập và rèn
luyện. Chính vì thế em đã phần nào tiếp thu được những kiến thức cơ bản về
các cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của các Doanh nghiệp và đặc biệt là
các quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Tuy nhiên để có kết quả
tốt hơn hoàn chỉnh hơn và để không mắc phải tình trạng lúng túng, bỡ ngỡ,
xa rời thực tế thì quá trình thực tập tại các Ngân Hàng đã giúp chúng em giải
quyết những tình huống khó khăn trên.Nó là một quá trình học tập hết sức
quan trọng đối với sinh viên chúng em. Sau một thời gian thực tập tại Sở Giao
Dịch ngân hàng TM_CP Ngoại Thương Việt Nam em đã được biết thêm
nhiều vấn đề mới mẻ và nâng cao nhận thức sâu sắc về lí luận cơ bản của bài
giảng và những kiến thức thực tế về tiền tệ, tín dụng, kế toán và hình thức
thanh toán liên ngân hàng đã tạo rất nhiều điều kiện cho em làm quen hơn với
thực tế, rèn luyện những tác phong cần có khi sắp ra trường và đặc biệt là
được tìm hiểu sâu hơn về Sở Giao Dịch ngân hàng TM_CP Ngoại Thương
Việt Nam.
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
Trong quá trình hoàn thành báo cáo, do còn hạn chế về thời gian và kiến
thức nên bài viết của em không thể tránh được những thiếu sót. Với tinh thần
học hỏi cầu tiến, em rất mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy
cô giáo để có thể hoàn thiện tốt hơn bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thu Hiền cùng các thầy cô giáo
trong khoa Đầu tư, và các anh chị cán bộ tại Sở Giao Dịch ngân hàng TM_CP
Ngoại Thương Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bản báo cáo
này.Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
PHẦN I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
I. Khái quát chung về sở giao dịch NH TMCP NTVN
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của sở giao dịch NH TMCP
NTVN
NH TMCP NTVN trước là cục ngoại hối thuộc ngân hàng quốc gia Việt
Nam, được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 và đến 14/01/1990 theo
quyết định số 403 – CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, NH TMCP NTVN
có tên giao dịch là Vietcombank viết tắt là VCB. NH TMCP NTVN được biết
đến như một trong những ngân hàng có hoạt động hiệu quả nhất ở Việt Nam,
đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ tín dụng, thanh toán quốc tế và kinh doanh
ngoại hối. Là một ngân hàng đa năng, NH TMCP NTVN cung cấp hầu hết
các dịch vụ của một ngân hàng hiện dại. Hai mục tiêu chính của NH TMCP
NTVN đặt ra cho công tác kinh doanh là lấy lợi ích của nền kinh tế quốc dân,
lợi ích toàn xã hội và sự bền vững của ngân hàng để đầu tư phát triển.
Được Nhà nước công nhận và xếp hạng là 1 trong 23 doanh nghiệp đặc
biệt. Với thế mạnh nổi trội trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, tài trợ
thương mại, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ, và các dịch vụ tài chính, ngân
hàng quốc tế khác , NH TMCP NTVN được các tổ chức xếp hạng quốc tế
đánh giá là Ngân hàng thương mại Việt nam có uy tín nhất.
Từ xuất phát điểm là Ngân hàng quốc doanh chuyên cung cấp dịch vụ
ngân hàng liên quan tới Ngoại thương, từ ngày đầu thành lập , Ngân hàng
TMCP NTVN đã phát triển thành một ngân hàng toàn diện với mọi loại hình
dịch vụ. Với những đầu tư to lớn về công nghệ, NH TMCP NTVN đã xây
dựng một nền tảng phân phối lớn và đa dạng nhất trong hệ thống các ngân
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
hàng Việt Nam . Trên cơ sở đó , Ngân hàng đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu
của khách hàng trong hoạt động Ngân hàng bán lẻ . Bên cạnh các thế mạnh
truyền thống , Ngân hàng tập trung mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như ngân
hàng bán buôn , kinh doanh chứng khoán , bảo hiểm nhân thọ , kinh doanh
bất động sản ,...v.v.. thông qua các công ty con và công ty liên doanh . NH
TMCP NTVN còn chú trọng áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện
đại , mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch bao gồm :
* 01 Sở giao dịch , 58 chi nhánh và 78 phòng giao dịch trên toàn quốc
* 04 Công ty con ở trong nước :
- Công ty cho thuê tài chính Vietcombank ( VCB Leasing )
- Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank ( VCBS )
- Công ty quản lý Nợ và Khai thác tài sản Vietcombank (VCB AMC)
- Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 ( VCB Tower )
* 01 công ty con ở nước ngoài : Công ty tài chính Việt Nam – Vinafico
Hong Kong
* 02 văn phòng đại diện tại Singapore và Paris
* 03 công ty liên doanh :
Công ty quản lý quỹ Vietcombank ( VCBF )
Ngân hàng liên doanh Shihanvina
Công ty liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday – Bến Thành
Mạng lưới giao dịch quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
rộng lớn nhất trong số các Ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại
lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2007 ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng tài
chính đa năng, NH TMCP NTVN đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
bước đi quan trọng là cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương và được đổi tên
như bây giờ là NH TMCP NTVN.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong những thành viên đầu
tiên của hiệp hội ngân hàng Việt Nam và là thành viên tích cực của nhiều hiệp
hội ngân hàng khác như Hiệp Hội gân hàng Châu á , Asean Pacific Banker’s
Club.
Trong số các cơ quan thành viên của Ngân hàng Ngoại thương, Sở giao
dịch (SGD) ngân hàng Ngoại thương Trung ương luôn là lá cờ tiên phong đạt
thành tích cao trong mọi hoạt động của Vietcombank. Ngày 1/1/2006 Sở Giao
Dịch chính thức tách khỏi Hội Sở Chính Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
và hoạt động độc lập như một chi nhánh của Ngân Hàng. Tính đến ngày cuối
năm 2007, tổng số vốn huy động của Sở đạt gần 37.000 tỷ đồng, tăng 35% so
với cuối tháng 12 năm 2006, vượt kế hoạch trung ương giao. Đáng lưu ý hơn
là huy động tiết kiệm dân cư tăng 42% so với năm 2006, chiếm 32% tổng
nguồn vốn huy động. Do đi trước về công nghệ và có thế mạnh về ngoại tệ,
SGD thực sự trở thành trung tâm thanh toán clearing ngoại tệ, với rất nhiều
ngân hàng và tổ chức tín dụng mở tài khoản thanh toán và thường xuyên giao
dịch. (theo báo cáo thường niên 2006 )
2. Chức năng và nhiệm vụ Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt
Nam
Sở giao dịch là một đơn vị trực thuộc NH TMCP NTVN, là đơn vị hạch
toán phụ thuộc NH TMCP NTVN nên không có tư cách pháp nhân tài sản
của sở giao dịch là do ngân hàng cấp và hoạt đông theo quy định của pháp
luật.
Chức năng nhiệm vụ của sở giao dịch bao gồm
- Cung cấp các sản phẩm thanh toán cho nền kinh tế như tài khoản tiền
gửi, séc tức là tạo tiền cho nền kinh tế
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
- Huy động tiền gửi có kì hạn ngoại tệ, cung cấp phương tiện thanh toán
trong nước, ngoài nước, tham gia các hoạt động tiền tệ khác như ngoại hối
- Huy động vốn : nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiiền gửi thanh
toán của cá nhân trong và ngoài nước
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, tráI phiếu
- Tiếp nhận vốn tài trợ xuất khẩu, đầu tư do NH TMCP NTVN phân bổ
- Cho vay: bằng đồng việt nam, ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế, hộ gia
đình, cá nhân trong nền kinh tế theo hạn mức được ngân hàng uỷ quyền
- Thực hiện nhiệm vụ cho vay bảo lãnh táI bảo lãnh …
- Thực hiện thanh toán quốc té như chiết khấu, kinh doanh ngoại tê, thu
hộ ….
- Thực hiện các dịch vụ cất giữ, bảo quản giấy tờ có giá
- Ngoài ra còn có các nhiệm vụ khác như cung ứng tiền làm phương tiện
thanh toán, các dịch vụ phát sinh …
3. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của Sở Giao Dịch
Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của Sở Giao Dịch Ngân Hàng
Ngoại Thương Việt Nam
3.2.1 Phòng bảo lãnh
Phòng bảo lãnh là nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NH TM_CP NTVN, có
chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ Bảo lãnh
và tái bảo lãnh của Sở giao dịch NH TM_CP NTVN đối với khách hàng theo
các văn bản quy định hiện hành về công tác bảo lãnh của Nhà nước, NHNN
và NH TM_CP NTVN, đồng thời tuân thủ các thoả ước quốc tế , các thông lệ
quốc tế và các điều lệ quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng mà Việt Nam
là nước thành viên hoặc đã cam kết tham gia.
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM
ĐỐC
19 PHÒNG GIAO DỊCH
TỔ ĐẢNG ĐOÀN
PHÒNG QUẢN LÍ
NHÂN SỰ
CÁC PHÒNG NGHIỆP
VỤ
PHÒNG HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
3.2.2 Phòng đầu tư dự án.
Phòng đầu tư dự án là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch cóc chức
năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong việc thực hiện cấo
tín dụng trung và dài hạn cho các khách hàng tại Sở giao dịch NH TM_CP
NTVN theo đúng quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN
VN và NH TM_CP NTVN
3.2.3 Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán tài chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở giao
dịch có chức năng tham mưu và giúp ban giám đốc Sở giao dịch trong việc
triển khai thực hiện chế độ kế toán – tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch
toán kế toán tại Sở giao dịch theo đúng luật kế toán thống kê của Nhà nước
quy định của Bộ tài chính, của NHNN, NH TM_CP NTVN.
3.2.4 Phòng kế toán giao dịch.
Phòng kế toán giao dịch là phòng nghiệp vụ thược Sở giao dịch NH
TM_CP NTVN có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức ( cư
trú và không cư trú ), có quan hệ giao dịch với Sở giao dịch NH TM_CP
NTVN theo đúng quy định, quy chế về hạch toán, kế toán thanh toán và quy
trình nghiệp vụ của Nhà nước, NHNN và NH TM_CP NTVN.
3.2.5 Phòng khách hàng đặc biệt.
Phòng khách hàng đặc biệt là phòng nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NH
TM_CP NTVN, có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây
dựng chính sách khách hàng đối với khách thể nhân và cung cấp các dịch vụ
tài chính ngân hàng cho khách hàng đặc biệt của sở giao dịch(là những khách
hàng thẻ nhân có số dư tiền gửi lớn, doanh số giao dịch cao hoặc là cán bộ
cao cấp cuả nhà nước, cán bộ lãnh đạo các ngành…) theo quy định, quy chế,
quy trình nghiệp vụ hiện hành của nhà nước, NHNN và NH TM_CP NTVN
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghịêp vụ ngân hàng mà NH
TM_CP NTVN tham gia.
3.2.6 Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng kiểm tra nội bộ là phòng chuyên môn thuộc sở giao dịch NH
TM_CP NTVN, có chức năng tham mưu và giúp ban lãnh đạo trong việc
kiểm tra giám sát thực hiện các văn bản của pháp luật, quy chế của NHNN,
quy định của NH TM_CP NTVN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh, tín dụng của Sở giao dịch NH TM_CP NTVN, nhằm bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, lợi ích của ngân hàng và khách hàng tại sở giao dịch.
3.2.7 Phòng hành chính quản trị .
Phòng hành chính quản trị là phòng chuyên môn thuộc Sở giao dịch NH
TM_CP NTVN có chức năng tham mưu và giúp ban giám đốc Sở giao dịch
trong công tác hành chính, quản trị tại Sở giao dịch. Nghiên cứu xây dựng mở
rộng và phát triển hệ thống mạng lưới hoạt động của Sở giao dịch NH
TM_CP NTVN trên địa bàn HN và các vùng lân cận theo phương hướng, kế
hoạch phát triển NH TM_CP NTVN của Ban lãnh đạo theo từng giai đoạn
nhằm tăng sức cạnh tranh, thu hút mở rộng khách hàng, khẳng định uy tín của
NH TM_CP NTVN với khách hàng trên thị trường.
3.2.8 Phòng hối đoái
Phòng hối đoái là phòng nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NH TM_CP
NTVN có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân ( cư trú và
không cư trú ), cụ thể như sau :
Quản lí hồ sơ thồng tin tài khoản, thông tin khách hàng ( trên máy và
trên giấy) của khách hàng là các nhân mở tài khoản tại phòng.
Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền
vay của các khách hàng là cá nha.
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
Thực hiện các nghiêp vụ liên quan đến tiền tệ, thanh toán đối ngoại với
khách hàng là cá nhân ( dịch vụ kiều hối, money gramm, nhờ thu séc, nhờ thu
tiền mặt ngoại tệ rách bẩn, chuyển tiền đi nước ngoài, đổi tiền )
Thực hiện các chuyển tiền trong nước của khách hàng là cá nhân.
Quản lý chứng từ có giá, phục vụ cho nghiệp vụ của phòng.
3.2.9. Phòng ngân quỹ
Phòng Ngân quỹ là phòng nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NH TM_CP
NTVN, có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý giấy tờ có giá tại
Sở giao dịch NH TM_CP NTVN, thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ đảm bảo
đúng quy trình, chế độ quản lý kho quỹ của Nhà nước, của ngành ngân hàng
và NH TM_CP NTVN.
2.2.11. Phòng thanh toán nhập khẩu.
Phòng thanh toán nhập khẩu là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch NH
TM_CP NTVN có chức năng thực hiện công tác thanh toán quốc tế hàng
nhập khẩu mậu dịch và dịch vụ đối ngoại liên quan tới hàng hoá nhập khẩu tại
sơ giao dịch NH TM_CP NTVN, theo đúng quy định, quy chế, quy trình
nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NH TM_CP NTVN đồng
thời tuân thủ các quy ước quốc tế qua ngân hàng mà NH TM_CP NTVN tham
gia.
3.2.12. Phòng thanh toán xuất khẩu
Phòng thanh toán xuất khẩu là phòng nghiệp vụ của Sở giao dịch NH
TM_CP NTVN có chức năng thực hiện toàn bộ công tác thanh toán hàng hoá
xuẩt khẩu và dịch vụ đối ngoại của các đơn vị trong nước với ngoài nước qua
Sở giao dịch NH TM_CP NTVN theo đúng quy định, quy chế, quy trìng
nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NH TM_CP NTVN đồng
thời tuân thủ các quy ước quốc tế qua ngân hàng mà NH TM_CP NTVN tham
gia.
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
3.2.13. Phòng thanh toán thẻ.
Phong thanh toán là phòng nghiệp vụ của Sở giao dịch NH TM_CP
NTVN, có chức năng phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ
Vietcombank tại sở giao dịch NH TM_CP NTVN, theo đúng quy định, quy
chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NH TM_CP
NTVN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tếvề nghiệp vụ thẻ mà NH
TM_CP NTVN tham gia.
3.2.14. Phòng tín dụng ngắn hạn.
Phòng tín dụng ngắn hạn là phòng nghiệp vụ ngắn hạn thuộc sở giao
dịch NH TM_CP NTVN có chức năng thực hiện triển khai nghiệp vụ cho vay
đối với nhừng phương án kinh doang của đối tượng khách hàng là các tổ chức
theo đúng các quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN
và NH TM_CP NTVN.
3.2.15. Phòng tín dụng trả góp tiêu dùng:
Phòng tín dụng trả góp tiêu dùng là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch
NH TM_CP NTVN có chức năng triển khai nghiệp vụ trả góp, tiêu dùng đối
với đối tượng khách hàng là thể nhân ( trừ nghiệp vụ tín dụng thông qua
nghiệp vụ thanh toán thẻ) theo đúng quy định, quy chế về cho vay hiện hành
của NHNN VN và NH TM_CP NTVN.
3.2.16. Phòng tin học
Phòng tin học là phòng chuyên môn thuộc Sở giao dịch NH TM_CP
NTVN có chức năng giúp ban giám đốc Sở giao dịch trong việc quản lý và
duy trì hệ thống công nghệ thông tin liênquan đến hoạt động kinh doanh tại
Sở giao dịch NH TM_CP NTVN.
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
3.2.17. Phòng tiết kiệm
Phòng tiết kiệm là phòng nghiệp vụ thuộc SGD có chức năng thực hiện
công tác huy động vốn tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ tại SGD theo đúng
chế độ và thể kệ quy định của NHNN VN và NH TM_CP NTVN.
3.2.18. Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ.
Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ là phòng nghiệp nghiệp vụ tại Sở giao
dịch NH TM_CP NTVN có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc SDG về
quản trị , điều hành lãi suất, tỷ giá, phí, huy động và kinh doanh vốn VNĐ và
ngoại tệ tại SGD theo đúng quy định về quản lý vốn và quản lý ngoại hối của
NHNN VN và NH TM_CP NTVN.
3.2.19. Tổ quản lý quỹ ATM.
Tổ chức quản lý quỹ ATM là tổ nghiệp vụ trực thuộc SGD NH TM_CP
NTVN có chức năng cung ứng các dịch vụ, làm đầu mối xử lý các sự cố hoặc
đề xuất xử lý các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động hệ thống máy
ATM của SGD NH TM_CP NTVN.
3.2.20. Phòng vay nợ viện trợ.
Phòng vay nợ viện trợ là phòng nghiệp vụ thuộc SGD NH TM_CP
NTVN có chức năng tham mưu và giúp ban giám đốc SGD trong việc quản
lý, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại sử dụng nguồn vốn vay nợ
viện trợ ODA.
3.2.21. Các phòng giao dịch.
Phòng giao dịch Sở giao dịch NH TM_CP NTVN ( gọi tắt là phòng giao
dịch) là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc Sở giao dịch NH TM_CP NTVN,
hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp
của Giám đốc sở giao dịch NH TM_CP NTVN, có chức năng thực hiện các
nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là cá nhân, thực hiện
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D
các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ có
liên quan đế hoạt động tiền gửi của các pháp nhân.
II. Một số hoạt động chủ yếu của sở giao dịch NH TMCP NTVN
1. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của NH TMCP NTVN
NH TMCP NTVN là 1 trong những ngân hàng có tiềm năng lớn về kinh
tế và đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Vào năm
2006, Ngân hàng Ngoại thương triển khai quy trình cấp tín dụng theo chuẩn
mực quốc tế, từng bước tập trung hoá hoạt động tác nghiệp, đẩy mạnh phát
triển mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, nâng cấp và mở rộng các kênh
và sản phẩm thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty
thành viên.
Đến cuối năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển lớn mạnh
theo mô hình Tập đoàn tài chính đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch,
87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng
đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 8.000 người.
Tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới
xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), trong đó huy động vốn
đạt 152 nghìn tỷ VND
– Chiếm 18,2% tổng huy động vốn toàn ngành, tổng dư nợ gần 68 nghìn
tỷ VND (4,25 tỷ USD), chiếm khoảng 10,3% thị phần trong cả nước, tỷ lệ nợ
quá hạn kiềm chế ở mức thấp là 1,19% và nợ xấu là 2,66%. Lợi nhuận sau
thuế của Ngân hàng Ngoại thương đạt xấp xỉ 2.900 tỷ VND, hệ số sinh lời
bình quân trên tổng tài sản (ROAA) năm 2006 đạt 1,89% và hệ số sinh lời
bình quân trên vốn (ROAE) 29,42%. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương
được S&P xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng
lực nội tại ở mức D, mức tín nhiệm cao nhất được S&P xếp hạng cho một
ngân hàng thương mại tại Việt nam.
Sinh viên: Lê Việt Hùng Kinh tế đầu tư 47D