Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Một số định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động thị trường nhằm tăng hiệu quả tiêu thụ thuốc lá ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.27 KB, 36 trang )

Một số định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động thị trường nhằm tăng hiệu quả tiêu thụ thuốc
lá ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long
Nội dung chương này bao gồm:
Điểm qua về môi trường ngành thuốc lá Việt Nam
Các định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động thị trường ở Nhà máy
thuốc lá Thăng Long
I. Điểm qua những nét chính về môi trường ngành thuốc lá Việt Nam
1. Các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh thuốc lá:
1. Chỉ thị số 278/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 7/8/1990 về
việc cần nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị
trường Việt Nam. Nội dung chủ yếu:
Thuốc lá là mặt hàng được khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, hiện nay
năng lực sản xuất thuốc lá điếu của chúng ta có thể đáp ứng đủ nhu cầu
tiêu dùng ở tỏng nước, việc nhập khẩu, nhập lậu, lưu thông thuốc lá
ngoại không những ảnh hưởng tới việc sản xuất thuốc lá trong nước mà
còn tiêu tốn một lượng ngoại tệ khá lớn hàng năm (khoảng vài trăm
triệu USD/năm). Kể từ ngày 01/10/1990 cấm hoàn toàn việc lưu thông
và tiêu thụ thuốc lá điếu nhập ngoại trên thị trường nội địa. Những loại
thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài mà được phép sản xuất tại Việt
Nam đều phải ghi rõ “sản xuất tại Việt Nam”.
2. Quyết định số 392-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày
12/11/1990 về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và lưu thông
thuốc lá điếu. Nội dung chủ yếu:
Kể từ ngày 15/11/1990 tạm thời đình chỉ xây dựng mới các cơ sở sản
xuất thuốc lá điếu, bất kể nguồn vốn nào mà chỉ tập trung đầu tư chiều sâu cho
các cơ sở sản xuất thuốc lá hiện có để cải tiến mặt hàng, nâng cao sản lượng
chất lượng thuốc lá điếu.
3. Thông báo số 47/TB- Thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Võ Văn Kiệt về việc thành lập Đề án đầu tư phát triển ngành
thuốc lá ban hành ngày 28/05/1992. Nêu rõ:
Hiện nay, công suất của các Nhà máy sản xuất thuốc lá đã đủ đáp ứng


nhu cầu, do vậy thực hiện quy hoạch, khuyến khích mạnh phát triển vùng
trồng thuốc lá nguyên liệu chất lượng cao, có trọng điểm cùng với việc
xây dựng xí nghiệp chế biến thuốc lá lá để xuất khẩu.
4. Quyết định số 254/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Tổng công thị trường thuốc lá Việt Nam ban hành ngày 29/4/1997. Cơ
bản:
Tổng công ty thuốc lá Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh
doanh có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định,
tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong số vốn do Tổng công ty
quản lý, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại
Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định, được tổ chức và hoạt động theo
điều lệ Tổng công ty. Tổng công ty ra đời nhằm không ngừng kiện toàn tổ
chứuc, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tăng sức cạnh tranh, hướng dẫn
phát triển ngành thuốc lá.
5. Quyết định số 1284/QĐ-KTKH của Bộ công nghiệp nhẹ ngày
16/09/1997 về việc cử chủ nhiệm Dự án quy hoạch tổng thể phát triển
ngành thuốc lá điếu đến năm 2010.
6. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993, Chủ tịch nước đã ký ngày
10/01/1996.
7. Nghị định của Chính phủ số 175/CP ngày 18/10/1996 về việc hướng
dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
8. Chỉ thị số 13/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19.10.1992 về việc
cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
9. Thông tư số 37/CVTT – TT của Bộ Văn hóa – Thông tin ngày
01/07/2000 về việc cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
10. Chỉ thị số 368/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/06/1998 và
Thông tư hướng dẫn số 63/TC-HCNS của Bộ tài chính ngày 7/8/1997 về
việc cấm sử dụng thuốc lá tại hội họp, hội thảo.

11. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 13/2001/CT-TTg ngày
12/05/2001 về việc chấn chỉnh sắp xếp sản xuất kinh doanh thuốc lá.
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 30/2001/TT-BTM ngày
09/09/2001 hướng dẫn kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất
trong nước.
Nội dung chính yếu:
Từ ngày 19/12/2001 các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá chỉ
được bán thuốc lá cho thương nhân có văn bản chấp thuận cảu Bộ Thương
mại hoặc của Sở thương mại thay cho giấy phép kinh doanh thuốc lá. Chỉ các
thương nhân là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp có văn bản chấp thuận
của Bộ Thương mại hoặc Sở thương mại là được phép kinh doanh thuốc lá, có
hệ thống phân phối, tiêu thụ thuốc lá ổn định trên địa bàn kinh doanh mới
được mua thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá hoặc
làm đại lý bán buôn thuốc lá.
12. Quyết định số 137/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày
10/11/2001 về việc ban hành tem và việc in ấn, phát hành, quản lý, sử
dụng tem thuốc lá sản xuất trong nước.
Công văn số 686/TCT-AC của Tổng cục thuế ngày 22/12/2002 thông báo
phát hành tem thuốc lá sản xuất trong nước.
Với mục đích:
Quản lý và truy thu thuế số lượng thuốc lá sản xuất trong nước. Chống
thuốc lá giả, nhái lại, thuốc lá không đăng ký nhãn hiệu, thuốc lá lậu thuế, lậu
nhập ngoại.
Quy định dán tem thuốc lá có hiệu lực từ ngày 01/04/2002, nhưng kể từ
ngày 01/07/2002 tất cả các thuốc lá lưu hành trên thị trường nội địa không
dán tem đều là lưu hành trái phép.
13. Thuế suất thuế TTĐB hiện hành đối với:
Thuốc lá đầu lọc sử dụng hơn 50% nguyên liệu nhập ngoại :
65% doanh thu
Thuốc lá đầu lọc sử dụng dưới 50% nguyên liệu nhập ngoại :

45% doanh thu
Thuốc lá không đầu lọc : 25% doanh thu
(Trước ngày 01/01/2001 thuế suất TTĐB lần lượt là 70%, 52%, 32%). Thuế
suất thu nhập doanh nghiệp hiện hành 32% tính trên lợi nhuận trước thuế
(trước ngày 01/01/2001 thuế lợi tức 35%).
Thuế thu trên vốn ngân sách cấp: 0,4% tháng (hiện hành)
2. Tình hình sản xuất kinh doanh tiêu thụ thuốc lá trong ngành
Theo cuộc tổng điều tra 1,9 tr cơ sở sản xuất ngày 1.7.1997 nghành thuốc lá
bao gồm:
28 doanh nghiệp sản xuất thuốc lá
12 cơ sở tư nhân, HTX sản xuất thuốc lá gần 200 hộ gia đình sản xuất
thuốc là hơn 880 đầu mối tiêu thụ thuốc lá
Trong 28 doanh nghiệp sản xuất thuốc lá có: DNNNTW, 19 DNNNĐF, 3
DNTN &1 liên doanh.
Đến năm 1999 vẫn ổn định 28 doanh nghiệp sản xuất thuốc lá , nếu phân
chia theo miền thì năng lực sản xuất và số lượng tiêu thụ thực tế như sau :
(bảng 35)
thực tế năm
1999
miền Bắc miền Trung miền Nam
Số doanh nghiệp
sản xuất thuốc lá
5 doanh nghiệp 4 doanh nghiệp 19 doanh nghiệp
Sản
lượng (tr
bao)
% so với
TS
Sản
lượng

(tr bao)
% so
với TS
Sản
lượng
(tr bao)
% so
với TS
Năng lực sản
xuất 2 ca/năm
(toàn ngành 97 :
2688 triệu
bao/năm)
368,6 17,2% 295,7 13,8% 1478,7 69,0%
Sản xuất thực tế
năm 97 (toàn
ngành 2160 triệu
bao)
425,5 19,7% 207,4 9,6% 1527,1 70,7%
T thực tế năm 97
(cả hàng lậu và
nhái lại : 2392
triệu bao)
1258,6 52,4% 391,6 16,3% 751,8 31,3%
Bảng 35 : thực trạng sxkd và tiêu thụ thuốc lá trong ngành phân theo miền năm 1999.
Theo thống kê đầu tháng 6 –2001 của cẩm nang thông tin doanh nghiệp Việt Nam
ngành thuốc lá vẫn bao gồm 28 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất thuốc lá (không kể chi
nhánh). Hàng năm ngành thuốc lá đạt sản lượng tiêu thụ hơn 2 tỷ bao, thuốc lá nhập lậu
khoảng 200 triệu bao (2), thuốc lá nhái lại , không đăng ký nhãn hiệu.. . do các cơ sở tư nhân
và hộ gia đình sản xuất khoảng 100 triệu bao (3).

Nguồn : -Tư liệu kinh tế-xã hội 61 tỉnh và thành phố
Vụ tổng hợp và thông tin tổng cục thống kê 10-2000
(1) Tổng hợp từ : -Dự án qui hoạch tổng thể phát triển ngành thuốc lá đến
năm 2010 - Tổng công ty thuốc lá Việt Nam-2000
• Đề án chiến lược phát triển KHCN ngành thuốc lá đến năm 2020 lộ
trình đến năm 2005- Tổng công ty thuốc lá Việt Nam-2000
• Niên giám thống kê 1999 - Tổng cục thống kê 2000
Như vậy tình hình tiêu thụ thuốc lá ở Việt Nam như sau (bảng 36)
Đơn vị :triệu bao
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Dự
báo
2002
Dự báo
2004
Tổng
số tiêu
thụ (kể
cả
thuốc
lậu)
1965 2244 2331 2428 2392 2326 2384 2431,
7
2498
Tiêu
thụ của
28
DNsx
1685 1939 2041 2143 2102 2016 2084 2181,
7
2318

Thuốc
lá đầu
lọc của
28
DNsx
990 1181 1324 1606 1545 1563 1654,
5
1736,
2
1873,5
%
Thuốc
lá đầu
lọc so
với
tổng số
50,4
%
52,6% 56,8% 66,1 64,6
%
67,2
%
69,4
%
71,4% 77%
Bảng 36 Thực trạng tiêu thụ của thị trường thuốc lá
Việt Nam qua các năm (có thống kê thuốc lá
lậu và nhái lại) (4)
Giải thích bảng 35 :
- Ước tính năm 2001 dựa trên tốc độ phát triển năm 2001 là 2,4%

Giai đoạn 2000-2002 dự báo tốc độ phát triển 2,2% năm Tiêu thụ 2002 là
2326(100+2,2%)
2
=2431,7(tr. bao)
Giai đoạn 2000-2004 dự báo tốc độ phát triển 1,8% năm Tiêu thụ 2004 là
2326(100+1,8%)
4
=2498(tr. bao)
Tương tự dự báo năm 2002 tỷ lệ thuốc lá Đầu lọc sản xuất trong nước là
71,4% và năm 2004 là 77%.
Do qui định dán tem thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1-4-2002 và những nỗ
lực tới đây của chính phủ chống hàng trốn thuế và hàng lậu nhập ngoại, dự
báo các loại thuốc lá nhập lậu ngoại và thuốc nhái lại giảm xuống còn 250
triệu bao năm 2002 và 180 triệu bao năm 2004
Do đó :
Sản lượng của 28 doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong ngành được tính :
SL năm 2002 = 2431,7 - 250 = 2181,7 (triệu bao)
SL năm 2004 = 2498 – 180 = 2318 (triệu bao)
Qua đó cũng cho chúng ta thấy triển vọng phát triển tốt của các Doanh
nghiệp sản xuất thuốc lá trong ngành lấn sân dần thị phần của các hàng nhái
và hàng nhập lậu ngoại. Dự báo :
Tốc độ phát triển
liên doanh ngành thuốc lá năm 2002 =
7,2181
20847,2181 −
x 100% = 45%
- Tốc độ phát triển
bình quân ngành thuốc lá tới năm 2004 =








%100*
2381
7,2182318
: 2 =
2,94%
Nguồn
(4) Tổng hợp từ :
Niên giám thống kê 1998,1999,2000- Tổng cục thống kê
Đề án và dự án Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 2000
Tư liệu 61 tỉnh và thành phố- Tổng cục thống kê 10-2000.
(2) Tổng hợp từ:
Số liệu ước tính của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong “Dự án qui
hoạch tổng thể phát triển ngành thuốc lá đến 2010 “
- Ước tính của tạp chí Business Times giá trị thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam đến 100 tr. USD/ năm
tương đương 200tr. bao /năm thuốc lá các loại.
(3) Tổng hợp từ :
Tổng điều tra 1,9 triệu cơ sở sản xuất ngày 1-7-1997 có 186 cơ sở tư nhân
và hộ gia đình sản xuất thuốc lá trong đó có 176 cơ sở không đăng ký kinh
doanh và 169 cơ sở không đóng thuế, tổng doanh thu theo điều tra297 triệu
đồng tương đương hơn 100 tr. bao /năm
Nguồn số liệu ước tính của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam .
Hiện trên thị trường tồn tại hơn 300 nhãn hiệu thuốc lá với grour thuốc và
giá cả khác nhau. Các nhãn hiệu có khả năng cạnh tranh mạnh với các loại
thuốc lá của nhà máy thuốc lá Thăng Long.
1) Thuốc lá đầu lọc cấp thấp :

- Du lịch trắng – nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội giá 1450 đ/bao
- Du lịch đỏ A1700 -1750 đ/bao, du lịch đỏ B 1800 -1820 đ/bao - nhà máy
thuốc lá Sài Gòn mà người hút phân biệt là Du lịch đít nhỏ và Du lịch đít to.
- Souvenir giá 2150 - 2200 đ/bao – nhà máy thuốc lá Sài Gòn
- aroma giá 2200 -2280 đ/bao
- Hươu Vàng và Sông Cầu giá 1500-1570 đ/bao...
Cạnh tranh mạnh với thuốc lá Đầu lọc cấp thấp của nhà máy trên thị trường
miền Bắc và miền Trung, đặc biệt là Du lịch đỏ và Souvenir.
2) Thuốc lá Đầu lọc cấp trung bình :
- Craven “A “ – nhãn hiệu quốc tế của công ty thuốc lá Bến Thành
- Seabird giá 2350-2400 đ/ bao – XNLHTL Khánh Hoà
- Sài Gòn giá 3700-3750 đ/ bao
- Khánh Hội hợp – XNTL Khánh Hội (công ty thuốc lá Bến Thành)
Cạnh tranh với Hồng Hà ở một số tỉnh miền Bắc, chủ yếu ở miền Trung.
3) Thuốc lá hương vị bạc hà cấp thấp :
- Melia giá 1500-1550 đ/ bao – nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội
- era xanh-Memory – nhà máy thuốc lá Sài Gòn
- Sài Gòn menthol giá 1320 đ/ bao – nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội
Cạnh tranh với Hoàn Kiếm trên toàn bộ các thị trường truyền thống ở miền
Bắc và miền Trung.
4) Thuốc lá Đầu lọc cao cấp :
Cạnh tranh ở miền Bắc
- Vinataba – nhà máy thuốc lá Sài Gòn
- White Horse – nhà máy thuốc lá Khánh Hoà giá 12000-12700 đ/ bao
-Viginia Gold – nhà máy thuốc lá Hải Phòng
- Five – nhà máy thuốc lá Sài Gòn
- Rothmans – nhập ngoại lậu giá 12000-12700 đ/ bao
- Mild Seven_Lights – nhập ngoại lậu giá 10500-11000 đ/ bao
- 555 – nhập ngoại lậu và sản xuất trong nước
Cạnh tranh ở miền Trung

- White Horse – XNLHTL Khánh Hoà
- Craven “A “ – công ty thuốc lá Bến Thành
- Vinataba – nhà máy thuốc lá Sài Gòn
- Jet – nhập ngoại lậu
- 555 – sản xuất trong nước và nhập ngoại lậu
- Hero – nhập ngoại lậu
Cạnh tranh với :
- Vinataba – Thăng Long sản xuất
- Dunhill - Thăng Long sản xuất
- Thăng Long hộp- Thăng Long sản xuất
- Golden Cup -Thăng Long sản xuất
Như vậy các đối thủ chính của Nhà máy chủ yếu là hai DNNNTW thuộc Tổng
công ty thuốc lá Việt Nam : Sài Gòn và Vĩnh Hội.
Một số DNNN địa phương liên doanh như XNLHTL Khánh Hoà , công ty
thuốc lá Hải Phòng, công ty thuốc lá Bến Thành không thuộc Tổng công ty
thuốc lá Việt Nam và một số Doanh nghiệp khác.
Cụ thể các Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong ngành và tình hình tiêu thụ
một số mác thuốc lá chính ở Việt Nam xem phụ lục 01 và 02.
ii.một số định hướng về sxkd và tiêu thụ thuốc lá ở nhà máy
Trong thời gian thực tập tại nhà máy thuốc lá Thăng Long, qua khảo sát
tình hình thực tế, phân tích, qua trao đồi và đúc rút ý kiến từ các phòng ban,
đặc biệt là phòng thị trường, em mạnh dạn đề xuất một số định hướng đẩy
mạnh hoạt động thị trường của nhà máy. Em không có tham vọng bao quát tất
cả theo hệ thống và logic, chỉ mong đó là những ý kiến bé nhỏ góp phần vào
công củộc phát triển to lớn của nhà máy.
1. Định hướng 1:
Phát huy triệt để việc làm tăng uy tín của Nhà máy trên cơ sở cho ra
đời các sản phẩm mới chất lượng cao và làm tăng danh tiếng các sản phẩm
chiến lược trên các thị trường mục tiêu.
Để tồn tại, Doanh nghiệp phải phát triển, mục tiêu làm tăng uy tín của

Doanh nghiệp tức là đầu tư các nguồn lực theo các phương thức khác nhau
làm tăng già trị tài sản vô hình của nhà máy.
Đây cũng là định hướng từ nhiều năm nay của Nhà máy, hiện đang được
quan tâm thích đáng và đảm bảo thực hiện bằng những quyết tâm và nỗ lực
của ban lãnh đạo Nhà máy và đội ngũ CBCNV.
Các sản phẩm chiến lược của Nhà máy là những loại thuốc lá được thị
trường chấp nhận về chất lượng, gour thuốc, giá cả, cách phân phối.. . đã thâm
nhập, mở rộng thị trường và tiêu thụ với khối lượng chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số cũng như đem lại khối lượng lợi nhuận đáng kể cho Nhà máy. Qua
phân tích và so sánh trong tất cả các danh mục nhãn hiệu, các sản phẩm hiện
thời được coi là chiến lược :
-Vinataba 5880 đ/ bao
-Dunhill 8000 đ/ bao
Hai loại này do không đảm nhận việc tiêu thụ nên chỉ nỗ lực trong khâu sản
xuất.
- Điện Biên ĐL 1450 đ/ bao tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường Ninh Bình, Nam
Định (đồng bằng Bắc Bộ)
- Tam Đảo 1720 đ/ bao
- Hoàn Kiếm 1500 đ/bao
Hai loại này tiêu thụ hầu hết ở các thị trường Bắc – Trung truyền thống.
Các sản phẩm có triển vọng :
- Thăng Long 1780 đ/ bao ra đời 1990
- Thủ Đô 1580 đ/ bao ra đời 1993
Hai loại này tiêu thụ hầu hêt ở các thị trường Bắc – Trung và có xu hướng
đang tăng.
- Golden Cup 9000 đ/ bao ra đời 2000, chỉ được tiêu thụ ở các thij trường
Trung – Nam, thâm nhập thị trường nhanh và gia tăng tiêu thụ rất mạnh.
Do đó trong các định hướng trước mắt :
ĐH1a : Phát triển thuốc lá Đầu lọc bao cứng (Tam Đảo) và bao mềm (Hoàn
Kiếm, Thăng Long,Thủ Đô) cấp trung bình trên thị trường các tỉnh phía Bắc.

Đồng thời tiếp tục nghiên cứu gour cho ra đời sản phẩm cấp cao giá trị từ
10500-12000 đ/ bao trên thị trường Hà Nội và thị trấn các tỉnh phía Bắc (một
phần cạnh tranh với Vinataba của Tổng công ty).
ĐH1b : Phát triển thuốc lá Đầu lọc bao cứng cấp trung bình (Tam Đảo) và
Đầu lọc bao mềm cấp thấp (Điện Biên Đầu lọc, Hoàn Kiếm .. .) trên thị trường
các tỉnh miền trung.
ĐH1c : Thâm nhập và mở rộng thị phần ở thị trường các tỉnh miền Nam cho
các sản phẩm thuốc lá Đầu lọc cấp cao, cấp trung bình và cấp thấp.
Các định hướng trước mắt này được đề cập sâu hơn ở các giải pháp.
2. định hướng 2
Đẩy mạnh nghiên cứu gour thuốc được ưa chuộng hiện nay, trên cơ sở
định hướng 1.
Nhằm đa dạng hoá sản phẩm theo cả bề rộng và chiều sâu danh mục
các sản phẩm cùng nhãn hiệu.
Tiếp tục cho thử nghiệm các hình thức vỏ bao mới, các cỡ chiều dài,
loại bao 10 điếu.
Bởi khi uy tín và danh tiếng của Nhà máy chưa thực sự cao đặc biệt trên thị
trường thuốc lá cấp cao, cho ra đời sản phẩm mới thì rủi ro thất bại là lớn. Do
đó không thể tiêu tốn quá nhiều nguồn lực cho một nhãn hiệu thuốc lá nào. Đa
dạng hoá sản phẩm nhằm hạn chế những rủi ro này và những biến động khó
lường vể thời tiết hiện nay cũng như trong điều kiện Chính phủ đang có những
nố lực hoàn thiện về chính sách để hoà nhập vào khu vự c mậu dịch tự do Đông
Nam á (AFTA).
- Đa dạng hoá theo bề rộng: Là việc cho ra đời sản phẩm mới mang nhãn
hiệu mới với gour thuốc và giá cả có thể chấp nhận được.
- Đa dạng hoá theo chiều sâu : Là việc cho ra đời sản phẩm mới mang nhãn
hiệu cũ đã được thị trường chấp nhận với gour thuốc và giá cả có thể khác.Cho
ra đời sản phẩm mới với loại bao 10 điếu hoặc cỡ điếu dài hơn, trên cơ sở cải
tiến chất lượng thuốc hoặc chuyển hình thức vỏ mềm sang vỏ cứng.
Cả hai phương án đa dạng hoá trên thì phương án đa dạng hoá theo chiều

sâu có ưu thế và được ưu tiên khi nỗ lực chỉ từ phía Nhà maý. Còn phương án
Đa dạng hoá theo chiều rộng có ưu thế và được ưu tiên khi nỗ lực có sự kết
hợp giữa Nhà máy và một đối tác nước ngoài danh tiếng. Đây cũng là định
hướng đang được thực hiện ở Nhà máy.
Nhà máy đã cho ra đời sản phẩm mới mang nhãn hiệu Quốc tế (Golden Cup),
nội địa (Phù Đổng, Thăng Long hộp.. .). Nhà máy cũng đã cho ra đời hàng loạt
sản phẩm hương vị bạc hà (menthol) trên các nhãn hiệu đang tiêu thụ :
- Hồng Hà bạc hà
- Tam Đảo bạc hà
- M bạc hà
- Gallery : nhãn hiệu hoàn toàn mới.
Trong đó chỉ Golden Cup là nhãn hiệu được sự hợp tác với hiệp hội thuốc lá
Mỹ. Nhà máy cũng đang xúc tiến cho việc hợp tác gia công thuốc lá cho tổ chức
thương mại Châu Âu trong năm 2002 hoặc 2003.
3.định hướng 3 :
Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật Marketing, nghiệp vụ tiếp thị nhằm
thúc đẩy trình độ chuyên môn hoá cao trong đội ngũ chuyên viên Marketing và
nhân viên tiếp thị, đảm bảo hoạt động của họ có hiệu quả hơn và giảm chi phí
cho Nhà máy. Hoặc ít nhất cũng phân tích quản lý, sử dụng hữu hiệu hơn
những thông tin về thị trường, nhu cầu thuốc lá , đồi thủ cạnh tranh, các đại
lý .. . sự biến động và xu hướng phát triển của chúng,
Trong sự cạnh tranh gay gắt trong ngành thuốc lá hiện nay khiến phải giành
giật từng đại lý, từng khu vực dân cư tiêu thụ thuốc lá cho mình. Khiến Nhà
máy, đội ngũ bộ phận làm công tác thị trương thường xuyên tiếp xúc với khách
hàng và các đối tác phải am hiểu và tinh thông về nghiệp vụ cũng như tầm bao
quát.
Ngày nay hầu hết các Doanh nghiệp cũng thường xuyên cập nhật các lý
thuyết, mô hình, phương pháp phân tích trong quản lý kinh doanh... thậm chí
cả các kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể và chuyên sâu mà các nhà nghiên cứu kinh tế
đưa ra, trao đổi trên các báo chuyên, các tạp chí, sách...Nhằm xem xét chúng có

thích hợp đối với Doanh nghiệp trong việc ứng dụng, áp dụng vào hoạt động
không hoặc ít ra cũng biết hiện nay KHKT –lý thuyết đang phát triển tới đâu.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long cũng thường xuyên cập nhật thông tin về vấn
đề này. Xong tôi muốn nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng của nó tương xứng
với kinh nghiệm hiện nay của các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên đang
có. Điều này ngoài ý nghĩa phát triển nhân lực, khả năng cá nhân trong nỗ lực
tập thể còn có ý nghĩa kinh tế cao, lâu dài mà kết quả thì thật khó chứng minh
rằng có thể đo đạc ích lợi mang lại đến mức độ nào.
Do vậy việc định hướng này nêu ra nhẳm thuyết phục ban lãnh đạo Nhà máy
tạo điều kiện về vật chất, thời gian, phương tiện... song song với những thoả
ước, giao kèo (hợp đồng) phục vụ tại Nhà máy trong một khoảng thời gian
nhất định, cũng như kiểm tra kết quả phát triển từ việc đào tao, nâng cao năng
lực cá nhân (trong trường hợp ngược lại, phải bỏ hợp đồng, người được đào
tạo chịu trách nhiệm bồi hoàn cho Doanh nghiệp những khoản chi phí liên
quan đã bỏ ra).
4. định hướng 4
Song song với việc nghiên cứu các ứng dụng KHKT và đào tạo phát
triển nhân lực (Định hướng 3) cần phải hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ, đặc
biệt là nghiệp vụ Marketing bằng các phương tiện, công cụ (kỹ thuật phân tích,
bảng biểu mẫu, cách thức điều tra, bảng câu hỏi...) nhằm đảm bảo công việc
luôn được hỗ trợ, theo dõi thực thi là có kết quả.
Định hướng là khẳng định cách bao quát và gợi ý thưởng phạt trong công
việc như “ củ cà rốt và cái gậy “(Nếu như làm họ hình dung được củ cà rốt nằm
phìa trước nếu hoàn thành công việc tốt và cái gậy nằm phía sau nếu họ thất
bại).
Thực tế cán bộ, nhân viên đảm nhận một công việc, đặc biệt công việc đơn
độc làm việc ở thị trường, rất cần có sự hỗ trợ từ phía người lãnh đạo. Ngược
lại sự bao quát của lãnh đạo đối với nhân viên lại có tác dụng là động lực thúc
đẩy. Tại sao vây ? Trong trường hợp họ không còn hứng thú làm việc hoặc
công việc gặp khó khăn, trở ngại với nhiều diễn biến xấu và phức tạp. Việc hỗ

trợ và bao quát của cán bộ lãnh đạo khiến họ phải có ý thức về bổn phận, trách
nhiệm hay nghĩa vụ trong công việc. Và như thế công việc tiến triển nghiêm túc
mà không lệ thuộc tình cảm cá nhân của nhân viên.
Trong khuôn khổ đề tài này tôi không đi sâu định hướng này trong giải pháp
thúc đẩy hoạt động của đội ngũ, bộ phận Marketing.
5.định hướng 5
Phát huy việc kiểm soát và tiết kiệm các khoản chi phí toàn Nhà máy,
vẫn phương châm :”Tiết kiệm chi phí toàn Nhà máy “
Định hướng này rất khó và dễ mầu thuẫn với định hướng mở rộng thị
trường, đào tạo phát triển nhân lực...Nhưng việc kiểm soát chi phí cần được
vạch rõ nhằm chi đúng, đủ và tiết kiệm. Việc cắt giảm các khoản chi phí nào đó
phải được bàn bạc với những người thực thi trực tiếp và các khoản chi đó có
nằm trong danh mục ưu tiên không.
Định hướng này chủ yếu nhấn mạnh việc chi đúng, đủ và tiết kiệm các khoản
chi phí thương mại. Nó lưu ý việc dự kiến và diễn dải các chi phí liên quan tới
công việc. Với việc mở rộng thị phần của một loại hay một nhóm thuốc lá của
Nhà máy trên thị trường cụ thể cần thiết lập dưới dạng “dự án mở rộng thị
trường “, sẽ đưa ra sự so sánh, xem xét chi phí thương mại bỏ ra với kết quả
thu được từ việc mở rộng thị trường là những lợi ích bằng tiền hay giá trị đo
được bằng tiền và những lợi ích tăng thêm tài sản vô hình (tăng số người biết
tới sản phẩm, tăng sự ưa chuộng và danh tiếng sản phẩm, Nhà máy...)
6.định hướng 6
Từ 3 đến 5 năm tổ chức hoạt động bộ máy quản lý Nhà máy theo
hướng cạnh tranh, năng động, có đầu tư chiều sâu cho thiết bị, phương tiện,
công cụ hỗ trợ quản lý hỗ trợ hữu hiệu.

Định hướng này nhằm khắc phục yếu điểm trong tổ chức hoạt động của ban
lãnh đạo Nhà máy. Bởi về cơ bản, việc tính toán, phân tích, báo cáo... phần lớn
thực hiện tính toán thủ công chiếm hầu hết thời gian làm việc của bộ phận lao
động gián tiếp. (Xem II.1 cơ cấu và hoạt động của bộ máy lãnh đạo). Bởi cũng

khắc phục đầu tư chiều sâu chủ yếu cho sản xuất mà kém đầu tư chiều sâu
thiết bị, công cụ, máy móc hỗ trợ quản lý, bán hàng.
Bởi cũng nhằm nhìn nhận những mặt tích cực và hiệu quả kinh tế và quản lý
hữu hiệu hơn trong việc đầu tư chiều sâu những công cụ hỗ trợ quản lý như hệ
thống máy tính nối mạng nội bộ, các chương trình phần mềm quản lý thông tin
hoặc phục vụ tính toán, phân tích hữu hiệu... Nhà máy cũng đầu tư máy tính,
máy fax... xong chỉ đủ cho phòng Kế toán - Tài vụ, rất nhiều nhân viên phòng
ban khác phải tính toán bằng máy tính bỏ túi...
Một bộ máy tổ chức cạnh tranh năng động là tổ chức tạo ra môi trường làm
việc thực sự khêu gợi cá nhân. Mỗi cá nhân được chủ động trong khuôn khổ
quyền hạn của họ. Môi trường tổ chức này đặt ra các chính sách đãi ngộ nhân
sự và mở những cơ hội thăng tiến cho những người có khả năng, trình độ vượt
trội, buộc mọi người phải cạnh tranh với chính đồng nghiệp của mình, luôn
luôn như vậy. Bởi không thể không thấy một môi trường làm việc của Nhà máy
“có những cái năng động riêng, có nguyên tắc làm việc riêng, có trách nhiệm
và có cả sự quan liêu trì trệ ” .
Không một tổ chức nào là hoàn toàn hoàn thiện, nhưng cần nhìn nhận các
mức độ tốt và năng động, mức độ hạn chế để đạt tới một tổ chức hoàn thiện
hơn.
iii. một số giải pháp đầy mạnh hoạt động thị trường.
Trên cơ sở các phân tích về thực trạng SXKD và TTSF của Nhà máy, một số
định hướng và xem xét tình hình SXKD thuốc lá trong ngành, em đưa ra một số
giải pháp đẩy mạnh hoạt động thị trường ở Nhà máy như sau :
1.giải pháp 1
Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường nhằm định
hướng và tạo ra sự nhạy bén cho TTSF
Đối với SXKD và tiêu thụ thuốc lá nên thu nhập và sử dụng cả nguồn số liệu
thứ cấp- nguồn số liệu đã được lập nên cho một mục đích trước đó. Vì :
- Khá phổ biến ở nhiều tài liệu khác nhau
- Tính kinh tế (rẻ)

Nhưng phải có lưu ý về nguồn số liệu thứ cấp này :
- Tính sai số và đã bị điều chỉnh theo mục đích sử dụng
- Đôi khi có nhiều tài liệu đưa tin về một hiện tượng, một nội dung nhưng sai
khác nhiều (kể cả niên giám thống kê và các ấn bản thống kê do Tổng cục
thống kê đưa ra ...)
- Giới hạn lớn nhất về qui mô thị trường là số lượng bao thuốc đã tiêu thụ
và số người hút thuốc trong thị trường đó.
Đồng thời Nhà máy cập nhật các thông tin thị trường từ đội ngũ tiếp thị,
Đại lý... và trực tiếp điều tra, phỏng vấn, xong cách này rất tốn kém. Mà nếu
như điều tra trên phạm vi hẹp (mẫu điều tra không đủ đại diện) thì kết quả thu
được là thiếu chính xác.
a) Nghiên cứu về nhu cầu :
Năm 1998 theo số liệu điều tra của Viện xã hội học
- Nam hút thuốc ở tuổi 15 trở lên (10% biết hút thuốc ở tuổi 15)
- Nữ hút thuốc ở tuổi 20 trở lên
Mặc dù theo qui định Pháp luật không bán thuốc cho người dưới tuổi 16.
Kết quả điều tra tại Hà Nội và thành phố HCM :
- Nam từ 16 tuổi : tỷ lệ hút thuốc 73% tiêu thụ 92%
- Nữ từ 16 tuổi : tỷ lệ hút thuốc 4% tiêu thụ 8%
Kết quả điều tra từ một số tỉnh khác tỷ lệ người hút thuốc thấp hơn. Trong
số 73% nam hút thuốc thì :
- 68% chỉ hút thuốc lá
- 12% chỉ hút thuốc lào
- 12% hút cả thuốc lá và thuốc lào
Nếu theo ngành nghề :
- Nông dân : tỷ lệ nam giới hút thuốc 81%
- Công nhân : tỷ lệ nam giới hút thuốc 80%
- Buôn bán : tỷ lệ nam giới hút thuốc 75%
- Công chức : tỷ lệ nam giới hút thuốc 67%
- Nghề khác : tỷ lệ nam giới hút thuốc 59%

(tính cả người hút thuốc lào)
Nếu phân theo giới tính :
Lứa tuổi Tỷ lệ nam hút thuốc Tỷ lệ nữ hút thuốc
18 ÷ 19
50 0
20 ÷ 24
71 0,01
25 ÷ 29
79 0,009
30 ÷ 34
80 0,02
35 ÷ 39
82 0,02
40 ÷ 44
90 0,009
45 ÷ 49
75 4,4
50 ÷ 54
68 7,3
55 ÷ 59
61 4,3
60 ÷ 64
71 7,2
65 ÷ 69
57 11,6
70 ÷ 74
51 11,11
>74 48 17,1
Bảng 37 : tỳ lệ người hút thuốc theo tuổi và giới tính
Nếu phân theo khu vực :

- Miền Bắc tỷ lệ người hút thuốc chiếm 47,8%
- Miền Nam tỷ lệ người hút thuốc chiếm 17,7%
- Miền Trung tỷ lệ người hút thuốc chiếm 34,5%
- Thành phố tỷ lệ người hút thuốc chiếm 40%
- Nông thôn tỷ lệ người hút thuốc chiếm 60%
- Đồng bằng tỷ lệ người hút thuốc chiếm 70%
- Miền núi tỷ lệ người hút thuốc chiếm 30%
Đơn vị :%
Mức thu
nhập
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Cao 51,48 36,41 80,42 41,33
Khá 21,12 17,94 9,61 22,82
Trung bình 15,00 14,67 6,05 18,63
Thấp 12,40 30,98 3,92 17,22
Cộng 100 100 100 100

×