Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.47 KB, 15 trang )

KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG.
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG.
Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương bao gồm phân giới hành chính của 4
xã Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến và An Phú thuộc huyện Mỹ Đức tỉnh Hà
Tây, với diện tích 5131 ha.
Khu Du lịch chùa Hương nằm trong toạ độ địa lý từ 20
0
29' đến 20
0
24' vĩ
độ Bắc và 105
0
41' kinh độ Đông. Phía Nam giáp tỉnh Nam Hà, phía Bắc và
Đông thuộc tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Khu Du lịch thắng cảnh
chùa Hương cách Hà Nội về phía Tây- Nam khoảng 60km.
1.2. ĐIỀU KIỆN DÂN SỐ VÀ LỊCH SỬ.
1.2.1. Dân số.
Khu Du lịch Hương Sơn nằm ngay trong khu dân cư bao gồm 4 xã
Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến, An Phú. Trong đó Hương Sơn là xã đông dân
cư nhất với gần 7000 hộ có 32.210 nhân khẩu.Đây là vùng đất nông nghiệp nên
nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Khi vào hội nhân dân trong vùng tập
chung chủ yếu là phục vụ khách du lịch. Nhân dân xã Yến Vĩ chủ yếu sống
bằng nghề chèo đò còn các xã khác chủ yếu là bán hàng lưu niệm hoặc gánh
hàng thuê cho khách.
1.2.2. Lịch sử chùa Hương.
Theo Phật Thoại thì đây là nơi Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc
đạo . Bồ Tát đã ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu Trang
Vương ở nước Hưng Lâm, tu hành trong 9 năm trong động Hương Tích. Khi
đắc đạo rồi Người trở về chữa bệnh cho cha ,trừ nghịch cho đất nước và phổ độ
chúng sinh.
Khi câu chuyện này được truyền bá ra, các thiền sư , cổ đức đã chống gậy


tích tới đây, nhàn du mây nước. Kết quả ba vị hoà thượng đời vua Lê Thánh
Tông (1442-1497) đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù
. Kể từ đó động Hương Tích thường được gọi là Chùa Trong, Thiên Trù được
gọi là Chùa Ngoài, rồi người ta lấy tên chung cả hai chùa và cả khu vực là Chùa
Hương, hay “Hương Thiên Bảo Sái”. Hương Tích có nghĩa là dấu vết thơm tho,
ý nói đây từng là nơi tu hành của Bồ Tát Quan Thế Âm, còn Thiên Trù đọc
theo âm Hán Việt nghĩa là Bếp Trời, vì chùa nằm trong khu vực ứng với một
ngôi sao chủ về việcẩm thực. Do đó nói đi trẩy hội Chùa Hương tức là đi chiêm
bái cả khu vực Hương - Thiên của vùng núi Hương Sơn. Hàng năm có mấy
chục vạn lượt người hành hương tới đây để dâng lên đức Phật một lời nguyện
cầu, một nén tâm hương hoặc thả hồn bay bổng hoà quyện với thiên nhiên ở
vùng rừng núi thơm tho in dấu Phật này.
Kể từ khi vua Lê Thánh Tông đi tuần thú Phương Nam lần thứ II và chư
vị Liệt Tổ chống tích trượng khai sơn phát hiện đến nay. Trải qua mấy trăm năm
với chiều sâu lịch sử và bề dầy truyền thống văn hoá đã tô bồi cho vùng thiên
nhiên hùng vĩ này một bức tranh “kỳ sơn tú thuỷ”. Dãy núi đã bị sự xâm thực
lâu đời của thiên nhiên nên mạch nước khoét núi đã tạo thành nhiều hang động
với nét đẹp tự nhiên.
Năm 1687 hoà thượng Trần Đạo Viên Quang mới chống thiền trượng
hoằng truyền và xiển dương đạo Phật khiến vùng này trở thành nơi linh sơn
phúc địa.
Đến đầu năm 1947 chùa Hương đã trải qua 9 đời tổ sư nối tiếp xây dựng
và luôn được sự ủng hộ của thiện tín muôn phương và nhân dân sở tại. Ngày
17/02/1947 giặc Pháp đã tàn phá Thiên Trù và Tiên Sơn nhưng sau hoà bình
lập lại với sự chỉ đạo của nghành văn hoá và chủ trương đúng đắn của nhà nước,
thắng cảnh chùa Hương không những được khôi phục mà ngày càng được mở
rộng và phát triển đến hôm nay.
1.3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CHÙA HƯƠNG.
Toàn bộ khu thắng cảnh là một bức tranh toàn mỹ cả về bố cục lẫn màu
sắc, nội dung và đường nét. Âm hưởng chính của bức tranh ấy là sự hoà quện

của đạo với đời, của thiên nhiên hoang sơ với bóng dáng con người. Hàng năm
Chùa Hương đón tiếp đông đảo nhân dân ở các mọi miền đất nước, kiều bào ở
nước ngoài và khách quốc tế đến thăm. Trong tâm trí của mỗi người dân Việt
Nam, Chùa Hương được coi là báu vật của quốc gia, một tài sản vô giá của hôm
qua, hôm nay và mai sau.
Đây là nơi hội tụ của những giá trị to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên
và nhân văn đã khiến Chùa Hương trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong và
ngoài nước.
1.3.1. Tài nguyên Du lịch tự nhiên.
1.3.1.1. Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý của Du lịch chùa Hương có lợi thế hơn hẳn các điểm Du lịch
khác. Từ thủ đô Hà Nội hoặc các tỉnh đồng bằng có thể liên hệ thuận tiện với
khu Du lịch bằng đường bộ, đường sông. Ngoài ra, nơi dừng chân của khách
quốc tế ở khu vực phía Bắc thường là Hà Nội nên chùa Hương chính là điểm
thu hút khách tới tham quan để tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt
Nam cũng như tín ngưỡng Phật Giáo. Đây là điểm du lịch văn hoá, tham quan,
nghiên cứu có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, không chỉ đối với Hà Tây mà còn
với trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, vùng du lịch Bắc Bộ.
1.3.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất.
Khu Du lịch chùa Hương thuộc phần cuối của dẫy núi đá vôi kéo dài từ
Lan Nhi Thăng, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu, vùng đá vôi Hoà
Bình - Ninh Bình đến tận bờ biển Nga Sơn - Thanh Hoá, với độ cao từ 1444m
(đỉnh Bu Lan Nha Thăng) giảm xuống 100m - 300m về phía biển đi xuống. Khu
vực này tiếp giáp với châu thổ sông Hồng, đây chính là ranh giới giữa rừng núi,
đồng bằng về phía Tây Nam, đồng bằng sông Hồng. Do vậy, dẫy núi Hương
Sơn cũng chỉ là núi thấp, đỉnh cao nhất là 381m.
Tuy nhiên, do độ chia cắt ngang dày đặc với hệ thống hố rụt, phễu, máng
trũng; những dẫy chuỗi, các hố nhỏ riêng biệt dạng tháp và tháp cụt được liên
kết với nhau ở mạng phức tạp, các hệ thống khe dòng chẩy, những mảng rừng
nhiệt đới gió mùa xen kẽ đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về một vùng núi non

hùng vĩ, đa dạng cạnh đồng bằng.
Địa hình, địa mạo của khu du lịch mang đặc điểm của một thời kỳ chấn
động của vỏ trái đất được tạo thành từ thời Triat cách đây xấp xỉ 250 triệu năm.
Hiện nay, do quá trình xâm thực, rửa lũ vẫn đang diễn ra nên khối núi Hương
Sơn chính là mẫu tiêu biểu cho quá trình địa chất, đã và đang diễn biến.
Mang đặc trưng rất rõ nét của karst nhiệt đới ẩm đa dạng về hình thái
trong các thung lũng đã tạo thành những phong cảnh trông như viện bảo tàng đá
tuyệt đẹp. Khu vực Chùa Hương có ba nhóm dạng địa hình :
+Nhóm dạng địa hình nguồn gốc karst xâm thực tích tụ.
+Nhóm dạng địa hình nguồn gốc karst.
+Nhóm dạng địa hình bãi bồi.
Một số hang động dạng karst ngầm đẹp nh Hinh Bồng, Long Vân, đặc
biệt Hương Tích được chúa Trịnh Sâm khắc vào động: "Nam thiên đệ nhất
động" với chiều dài từ 20-25m, cao 10-15m.
Hệ thống núi ở đây không chỉ đẹp ở chiều cao mà còn đẹp ở chiều dầy,
chiều rộng ở các quần tụ bố cục nhịp nhàng giữa núi với núi và núi với nước.
Những dãy núi ở đây đều có hình dáng độc đáo và có ý nghĩa ở chốn cửa phật
như núi mâm xôi với hình ảnh mâm xôi con gà hay núi voi phục mang vẻ đẹp tự
nhiên của tạo hoá.
Đánh giá chung về địa hình, địa mạo khu vực Chùa Hương cho thấy đây
là nơi có địa hình núi thấp xâm thực nhưng nằm ngay cạnh đồng bằng, có phong
cảnh “sơn thuỷ hữu tình” có lợi thế rất lớn về mức độ hâp dẫn du khách.
1.3.1.3. Khí hậu, thời tiết.
Khí hậu thời tiết luôn là yếu tố ảnh hưởng lớn tới khách du lịch. Chính
khí hậu tạo ra từng loại thời tiết và định ra mùa du lịch. Khu du lịch chùa
Hương nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nóng, hàng năm có hai lần mặt
trời đi qua thiên đỉnh.
Đặc biệt với lễ hội chùa Hương thì thời tiết mùa xuân là quan trọng vì nó
trực tiếp tác động tới hoạt động của lễ hội. Thòi tiết mùa xuân với nhiệt độ dễ
chịu 16-20

0
C. Mặt trời chuyển dịch lên cao,nắng xuân ấm dịu. Mưa chủ yếu là
mưa bay, mưa bụi, mưa phùn lên một màn trắng hư ảo, mong manh trước cổng
chùa và trên cả núi rừng Hương Sơn. Đó là yếu tố thuận lợi cho khách vì khách
sẽ cảm thấy bầu không khí khác lạ, yên tĩnh, tôn nghiêm, linh thiêng và phần
nào bớt mệt khi leo núi.
- Tổng nhiệt độ đạt từ 8000
0
C – 8500
0
C/năm. Nhiệt độ trung bình năm là
23.3
0
C/năm. Một năm chia làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Thời kỳ nóng nhất
nhiệt trung bình là 27
0
C . Thời kỳ lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 18
0
C. Thời
kỳ tháng 3,4,9,10,11 tương đối thích nghi với sức khoẻ con người thuận lợi cho
tham quan, nghỉ dưỡng.
Chế độ gió nói chung không gây tác động xấu đến sức khoẻ con người,
tạo độ thông thoáng vừa phải tương đối thuận lợi cho các hoạt động tham quan
Du lịch, nghỉ dưỡng.
- Chế độ bức xạ nắng,mây, mưa tương đối thích nghi với sức khoẻ con
người thuận lợi cho hoạt động tham quan nghỉ dưỡng.
- Lượng mưa trung bình 1800-2000mm /năm với ngày mưa 140-150
ngày/năm ở ngưỡng thích hợp đến khá thích hợp .Tuy có lượng mưa nhiều
nhưng số ngày mưa không quá cao do vậy ít cản trở đến hoạt động tham quan
du lịch ngoài trời.

Với số giờ nắng cao và lượng nhiệt như vậy nên ở đây cây cối có thể ra
hoa kết quả quanh năm.
Các học giả ấn Độ đã đưa ra các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con
người như sau :
Bảng 1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người.
Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ
trung bình
năm (độ C)
Nhiệt độ
trung bình
tháng (độ C)
Biên độ của t
0
độ trung bình
(độ C)
Lượng
mưa trung
bình năm
(mm)
1 Thích nghi 8-24 24-27 <6 1250-1902
2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-8 1900-2550
3 Nóng 7-29 29-32 8-14 >2550
4 Rất nóng 29-32 32-35 14-19 <1250
5 K
o
thích nghi >32 >35 >19 <650
(Nguồn : Viện nghiên cứu và phát triển du lịch)
Qua bảng số liệu trên và tình hình khí hậu khu du lịch Chùa Hương ta
thấy khí hậu ở đây thuộc vào loại thích nghi và khá thích nghi, phù hợp với sức
khoẻ con người. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Trên cơ sở đó khu du lịch cần khai thác triệt để khía cạnh này, một mặt cũng
cần có những biện pháp phòng chống những khó khăn do khí hậu gây ra như
nhiệt độ vào mùa hè cao, cần có những thiết bị chống nóng trong nhà nghỉ cho
khách, hay trồng nhiều cây để lấy bóng mát và tạo cảnh quan thêm đẹp.
1.3.1.4. Thuỷ văn.
Để phục vụ cho khách du lịch thì nguồn nước đóng vai trò quan trọng.
Nguồn nước ảnh hưởng tới môi trường sống còn lại trong khu vực và phục vụ
cho môi trường sinh hoạt vệ sinh của dân c và khách du lịch.Mạng lới thuỷ văn
của huyện Mỹ Đức rất phong phú gồm lưu lượng nước của hai con sông lớn:
sông Đáy, sông Thanh Hà và hệ thống suối : suối Yến, suối Long Vân … đều
do nguồn nước ngầm Karst cung cấp tạo ra dòng chảy quanh năm.
Đặc biệt với dòng suối Yến hiền hoà thơ mộng uốn lượn quanh co chạy
dài 3km mất khoảng một giờ đi đò đưa du khách đến chùa Thiên Trù để vào
động Hương Tích. Không chỉ đóng vai trò là dòng chảy đón đưa du khách mà
suối Yến còn tạo cho du khách cảm giác lãng mạn, thả hồn trước cảnh “Sơn
thuỷ hữu tình “. Chẳng thế mà Chu Mạnh Trinh đã phải thốt lên khi tới Chùa
Hương “ kìa non non, nước nước, mây mây\ Đệ nhất động hỏi rằng đây có
phải”. Đây chính là một yếu tố tăng sức hấp dẫn ở Chùa Hương.
Theo điều tra nghiên cứu của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thì hệ
thống thuỷ văn rất phong phú, với tầng nước ngầm dồi dào sẽ là một điểm mạnh
để cung cấplượng nước đảm bảo cho việc khai thác, phục vụ các nhu cầu du
lịch, sinh hoạt của khách và dân cư.

×