Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.5 KB, 16 trang )

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY BÁNH
KẸO HẢI HÀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Bộ công
nghiệp có tên giao dịch là HAIHA COMPANY (gọi tắt là HAPACO). Công ty chuyên kinh
doanh tất cả các mặt hàng bánh kẹo, chế biến thực phẩm do Nhà nước đầu tư vốn và
quản lý với tư cách là người chủ sở hữu.
Hiện nay, trụ sở chính của Công ty đặt tại số 25 đường Trương Định - Quận
Hai Bà Trưng- Hà Nội. Hiện tại, Công ty bánh kẹo Hải Hà đang là một công ty có uy
tín trên toàn quốc, các sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng và có mặt ở
nhiều nơi trong cả nước và cả thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, để đạt được những
thành công như hiện nay, công ty đã phải trải qua nhiều khó khăn. Quá trình hình
thành của công ty được chia thành năm giai đoạn chính:
* Giai đoạn 1959 _ 1961:
Mảnh đất với diện tích 22.500 m2 của nhà tư sản Hàn Lâm bị tịch thu, xung
quanh là cảnh ao tù nước đọng thuộc khu vực Hoàng Mai nay là phường Trương
Định, Tổng công ty nông thổ sản Miền Bắc trực thuộc Bộ Nội thương đã cho xây
dựng một cơ sở thí nghiệm để nghiên cứu hạt chân trâu vào tháng 1/1959. Số lao
động ban đầu chỉ có 9 người, do đồng chí Võ Chi làm giám đốc, đây là lớp cán bộ đầu
tiên của nhà máy. Sau đó từ giữa năm 1959 đến tháng 4/1960, thực hiện chủ trương
của Tổng công ty nông sản miền Bắc, Công ty bắt đầu nghiên cứu mặt hàng sản xuất
miến. Công việc chủ yếu là làm thủ công, dây chuyền sản xuất miến gồm: ngâm đỗ,
xay xát, phơi miến. Đến tháng 4/1960, công trình đã thành công.
Ngày 25/12/1960, Xưởng miến Hoàng Mai chính thức ra đời đánh dấu bước
ngoặt đầu tiên cho sự hình thànhvà phát triển của nhà máy sau này.

Giai đoạn 1962_1976:
Bắt đầu từ năm 1962, Xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ Công Nghiệp
nhẹ quản lý. Thời kỳ này xí nghiệp đã thử nghiệm và thành công đưa vào sản xuất


các mặt hàng như xì dầu tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy in Văn Điển. Đến năm
1965, chấp hành chỉ thị của Bộ công nghiệp nhẹ, Công ty sử dụng nguyên liệu tại chỗ
nhằm giảm nhẹ khâu vận chuyển. 36 người ở Xí nghiệp miến do đồng chí Dương
Xuân Phong phụ trách đã lên xây dựng và giúp đỡ nhà máy miến Hoà An ở Cao Bằng.
Khi lên giúp đỡ, Công ty chấm dứt sản xuất miến ở Nhà máy. Năm 1966, Viện thực
phẩm lấy nơi này vừa sản xuất vừa nghiên cứu các đề tài thực phẩm. Từ đó phổ biến
cho các địa phương nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ. Từ đây Nhà máy được đổi tên
thành Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà. Ngoài nhiệm vụ sản xuất tinh bột
ngô nhà máy còn sản xuất viên đạm, nước chấm lên men, nước chấm hoá giải, dầu
đậu tương, bánh mì bột dinh dưỡng trẻ em và bắt đầu nghiên cứu sản xuất mạch
nha. Nhiệm vụ mới rất nặng nề, thêm vào đó những cơ sở nhà máy vươn lên để hoàn
thành nhiệm vụ lại không hoàn toàn thuận lợi vì nhà máy vừa sản xuất vừa thực
nghiệm nên khi thử những các đề tài khác nhau, Nhà máy buộc phải thay đổi quy
trình công nghệ, thiết bị khác nhau. Mặt khác trình độ công nhân viên không đáp ứng
đủ kip thời, hầu hết vẫn là lao động thủ công. Đứng trước tình hình đó, lãnh đạo Nhà
máy đã đề ra những biện pháp giải quyết kịp thời và đã được Bộ trang bị những máy
móc để phục vụ cho sản xuất. Đầu 1967, tình hình trong nước trở nên căng thẳng
khó khăn nhưng đội ngũ lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em công nhân trong Nhà
máy đã kiên trì bám trụ và giữ vững Nhà máy, thực hiện khẩu hiệu "Việc sự an toàn
cho chờ máy chứ không để máy chờ việc", " Bám điện, bám máy, bám việc". Công
nhân làm việc cả tháng, cả năm không nghỉ. Chị em phụ nữ với tinh thần 3 đảm đang
đã vươn lên trong khó khăn để đạt tiêu chuẩn thi đua tốt. Với những thành tích xuất
sắc đó, cuối 1967 nhà máy được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chuơng Lao động
hạng 3. Tháng 12/1967, Nhà nước phê chuẩn phương án thiết kế mở rộng Nhà máy
Hải Hà với công suất 6000 tấn/ năm. Đến giữa tháng 6 năm 1970,

thực hiện chỉ thị
của Bộ lương thực thực phẩm, Nhà máy đã chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo
của Hải Châu bàn giao với công suất 900 tấn/ năm . Số lượng máy móc thiết bị 1
máy dập hình kẹo cứng, 2 máy cắt, 1 máy cán. Bắt đầu thời kỳ mới, nhà máy có

phương hướng sản xuất rõ ràng. Nhiệm vụ lúc này là sản xuất thêm một số loại kẹo,
đường nha và giấy tinh bột. Để phù hợp với nhiệm vụ mới Nhà máy đổi tên thành
Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Năm 1971, Nhà máy đã lắp đặt một dây chuyền sản
xuất nha gồm có các máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất. Năm 1972, Nhà máy lắp
đặt hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất tinh bột duy nhất trên cả nước để sản xuất giấy
tinh bột để gói lót kẹo.
Năm 1975, Nhà máy lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống nồi hoà đường để thay
thế khâu hoà đường bằng thủ công cũ.
Ngay từ 1970, Nhà máy đã đưa vào sử dụng nhà 2 tầng với diện tích 800 m2,
tổng số lượng lao động là 555 người. Lao động thủ công nhiều nên đa số là lao động
nữ. Bộ máy quản lý cũng luôn được củng cố hoàn thiện và ngày càng phát huy vai trò
trong việc thúc đẩy sản xuất.
Giá trị tổng sản lượng đạt được qua các năm tăng lên 1 cách rõ rệt. Năm
1971, giá trị sản lượng chỉ có 7.460.000đ nhưng chỉ sau 4 năm giá trị này đã tăng
đột biến: năm 1975, giá trị sản lượng đã đạt tới 11.055.000đ.
* Giai đoạn 1976 đến 1980: Thời kỳ này, Nhà máy thực phẩm Hải Hà vẫn trực
thuộc Bộ lương thực và thực phẩm với tổng diện tích mặt bằng khoảng 300.000m2.
Nhà máy tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất chính với diện tích là
2.500m2, cao hai tầng.
Năm 1980, Nhà máy này được đưa vào sản xuất. Số lượng công nhân viên
chức của Nhà máy qua từng năm có thay đổi để đáp ứng yêu cầu sản xuất và quy mô
của nhà máy.
Năm 1976: tổng cán bộ công nhân viên: 800 người
Năm 1978: tổng cán bộ công nhân viên: 887 người
Năm 1979: tổng cán bộ công nhân viên: 911 người
Năm 1980: tổng cán bộ công nhân viên: 900 người
Năm 1980: quán triệt Nghị quyết trung nông lần thứ 6 khoá 5, Nhà máy chính
thức thành lập bộ phận sản xuất phụ và rượu và thành lập nhóm kiến thiết cơ bản.
Có thể nói trong những năm 76 đến 80, lãnh đạo Nhà máy rất quan tâm đến việc
củng cố, xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng cán bộ và bồi dưỡng tay nghề cho

công nhân. Kết quả của công tác này đã tạo điều kiện thuận lợi để Nhà máy thực
hiện cải tiến quản lý, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản
xuất phục vụ trong nước và xuất khẩu. Trong thời kỳ này Nhà máy đã có phòng y tế
để khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân viên và thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có
kế hoạch. Công tác này đã mang lại hiệu qủa kinh tế đáng được khích lệ. Trong thời
kỳ này, việc nâng bậc lương cho công nhân viên cũng được chú ý nhiều. Số cán bộ
công nhân viên được nâng hàng năm trung bình 15 - 20%.
*Giai đoạn 1981 đến 1991:
Từ năm 1981 đến 1985 là thời gian ghi nhận những bước chuyển biến của
Nhà máy từ giai đoạn sản xuất thủ công có một phần cơ giới sang sản xuất cơ giới
hoá có một phần thủ công. Cũng bắt đầu từ năm 1981, Nhà máy được chuyển giao
sang cho Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi là Nhà máy Thực phẩm Hải
Hà. Năm 1982, Nhà máy sản xuất thêm kẹo mè xửng xuất khẩu. Năm 1983, Nhà máy
sản xuất thêm các loại kẹo chuối, lạc vừng, cà phê và lần đầu tiên sản xuất kẹo cứng
có nhân. Đến năm 1985, Nhà máy có 6 chủng loại kẹo bao gồm: Kẹo mềm, kẹo cà phê,
kẹo chuối, kẹo vừng lạc, kẹo vừng xốp, kẹo mềm socola, kẹo cứng nhân các loại. Để
phù hợp với tình hình và nhiệm vụ sản xuất từ năm 1987, Nhà máy thực phẩm Hải
Hà một lần nữa lại đổi tên thành Nhà máy kẹo Xuất khẩu Hải Hà và trực thuộc Bộ
nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Năm 1988, nhà vệ sinh công nghiệp hai tầng
với diện tích 820m
2
và nhà điều hành sản xuất 4 tầng với diện tích là 1.400m
2
đã
đưa vào sử dụng. Năm 1989, bằng nguồn vốn tự có Nhà máy đã tiến hành thi công
nhà cầu hành lang rộng 200m
2
và nhà hoà đường tập trung. Đến 1990, nhà ăn ca và
hội trường lớn với diện tích hơn 1.000m
2

đã được đưa vào sử dụng tạo thêm nhiều
thuận lợi cho việc tổ chức quản lý sản xuất cũng như các hoạt động khác. Trong năm
này, nhiều sản phẩm đã được nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất. Nhìn
chung tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm tăng 10% → 15% và sản xuất từ chỗ
thủ công đã dần dần tiến lên cơ giới hoá 70% → 80%.
* Từ 1992 đến nay:
Theo đề nghị của đồng chí giám đốc Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà và Vụ
trưởng Vụ tổ chức cán bộ lao động, Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà đổi tên thành
Công ty bánh kẹo Hải Hà chính thức từ 10/7/1992. Năm 1993, Công ty đã liên doanh
sản xuất bánh kẹo với hãng KOTOBUKI của Nhật Bản. Việc liên doanh này đã nâng
cao uy tín của công ty về chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm trên thị trường.
Năm 1994, Xí nghiệp thực phẩm việt trì là Xí nghiệp thành viên của Công ty. Công ty
đã liên doanh với MiWon của Hàn Quốc để sản xuất mì chính. Năm 1996, Xí nghiệp
bột dinh dưỡng Nam Định trở thành Xí nghiệp thành viên của Công ty. Tháng
12/2002, Công ty đã đầu tư nhập một dây truyền sản xuất kẹo Chew của Đức với số
vốn 25 tỷ. Ngoài ra công ty còn nhập thêm một số máy như máy gói cho kẹo cứng...
Đến nay, công ty đã có 7 xí nghiệp thành viên trong đó có 5 xí nghiệp đóng tại
cơ sở chính (25 Trương Định - Hà Nội) là: Xí nghiệp kẹo cứng, xí nghiệp kẹo mềm, xí
nghiệp bánh, xí nghiệp kẹo chew, xí nghiệp phụ trợ. Hai xí nghiệp còn lại là xí nghiệp
thực phẩm Việt Trì và nhà máy bột dinh dưỡng Nam Đinh.
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty bánh kẹo Hải Hà
* Chức năng của Công ty bánh kẹo Hải Hà
- Sản xuất kinh doanh những loại bánh kẹo trên thị trường.
- Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh đồng thời nhập
khẩu các loại máy móc công nghệ, nguyên vật liệu phù hợp với sản phẩm đáp ứng
nhu cầu đang ngày một nâng cao.
- Ngoài việc sản xuất các loại bánh kẹo chính, Công ty còn kinh doanh những
loại mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, củng
cố vị trí và thúc dẩy phát triển ngày một lớn mạnh của Công ty.
* Nhiệm vụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà

- Công ty là một trong những Công ty có vốn Nhà nước giao nên việc bảo toàn
và phát triển vốn được giao là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được Công ty
quan tâm.
- Cũng như các doanh nghiệp khác nói chung, Công ty bánh kẹo Hải Hà phải
thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Công ty cũng thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Công ty cũng phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
3. Thị trường tiêu thụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà
Hiện nay, các sản phẩm của Công ty đang được ưa chuộng ở các tỉnh trong
nước và nước ngoài và Công ty có gần 300 đại lý trong toàn quốc. Thị trường trong
nước của Công ty được chia làm ba khu vực chính, đó là: thị trường miền Bắc, thị
trường miền Trung, thị trường miền Nam. trong đó cụ thể tình hình tiêu thụ ở mỗi
loại thị trường là khác nhau đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp thích hợp:
- Thị trường miền Bắc là thị trường chính của Công ty: sản phẩm của Công ty
đã rất quen thuộc với người dân miền Bắc. Do sản phẩm của Công ty có chất lượng
tốt, cao cấp và giá thành hơi cao nên ở thị trường này, nhu cầu bánh kẹo tập trung
chủ yếu ở các thành phố lớn và thị xã còn ở nông thôn thì thị phần của công ty rất ít
vì thu nhập của người dân ở đây còn hạn chế.
- Thị trường miền Trung: Một thực tế thấy rõ là thu nhập của người dân miền
Trung thấp hơn hẳn so với người miền Bắc và miền Nam do đó họ chủ yếu dùng
những loại sản phẩm bánh kẹo có chất lượng vừa phải, giá thành rẻ và đặc biệt họ ít
quan tâm đến hình thức mẫu mã của sản phẩm như người miền Bắc. Đối với thị
trường này, sản phẩm chủ yếu là kẹo cốm, kẹo sữa mềm, kẹo bắp.
- Thị trường miền Nam nhu cầu về sản phẩm có chất lượng cao hơn. Nhu cầu
về bánh kẹo ở thị trường này rất lớn nhưng lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty ở
đây chưa cao do một số nguyên nhân chủ yếu: thứ nhất là do sự xa cách về mặt địa
lý. Thứ hai là do yếu tố cạnh tranh, hiện nay có rất nhiều công ty bánh kẹo có chất
lượng cao như: Kinh Đô, Hải Châu…. và một số công ty bánh kẹo của nước ngoài như
Malaisia, Thái Lan… vì vậy việc chiếm được thị phần lớn ở thị trường này rất khó.

Điều đó cần sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của Công ty. Thứ ba, nguyên nhân quan
trọng nhất đó là đặc điểm tâm lý, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng…
Ngoài ra, công ty còn thực hiện xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Trước
đây, thị trường chủ yếu của Công ty là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ. Tuy nhiên, từ
khi hệ thống các nước XHCN tan rã, số lượng tiêu thụ ở thị trường này còn rất ít.
Hiện nay, Công ty đang mở rộng, thiết lập một số thị trường mới như Mông Cổ,
Trung Quốc, các nước ASEAN và một số thị trường khác.

×