Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆTNAM GIAI ĐOẠN 1990

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.14 KB, 12 trang )

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆTNAM GIAI
ĐOẠN 1990 - 2004
I. thực trạng phát triển kinh tế trong giai đoạn 1990 - 2004
1. Giai đoạn 1991 - 1995
Giai đoạn này đánh dấu một mốc quan trọng đối với kinh tế
Việt Nam, là giai đoạn nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ
trước tới nay. GDP tăng bình quân năm là 8,2% từ 1991 - 1995. Đặc
biệt nổi bật là sự tăng trưởng của ngành công nghiệp, trong giai
đoạn này giá trị sản lượng công nghiệp tăng trưởng bình quân là
13,4%/năm, lạm phát được đẩy lùi từ 67,7% năm 1991 lên
18,2%/GDP năm 1995, tổng đầu tư toàn xã hội tăng từ 15,1% GDP
năm 1991 lên 27,1% GDP năm 1995; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích
cực theo hướng công nghiệp hoá: năm 1991 tỷ trọng các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tương ứng là 23,5; 40,5%; 36% đến năm
1995 thay đổi cơ cấu trong 3 ngành đó là: 27,2%; 28,8%; 44,1%. Xuất
khẩu tăng mạnh hơn 2 lần từ 1991 là 2,042 tỷ đô la đến 1995 là 5,2
tỷ đô la.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng giai đoạn 1991 - 1995
Nguyên nhân bao trùm của tốc độ tăng trưởng cao trong giai
đoạn này la những cải cách mạnh mẽ vào cuối những năm 80.
Từ sự kiện đổi mới Đại hội VI năm 1986 đến năm 1990, Việt Nam đã liên tục thực
hiện cải cách, mở cửa theo hướng cơ chế htị trường, những chủ trương đó đã phát huy
mạnh mẽ tiềm lực trong nước, tạo điều kiện cho mọi ngời dân, mọi thành phần kinh tế tham
gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường; thu hút nhanh vốn đầu tư nước
ngoài, từ năm 1993 có nguồn tài trợ ODA là những nguyên tố quan trọng tăng nguồn đầu
tư trong khi tiết kiệm và đầu tư trong nước thấp. Ngoài ra từ năm 1988, Việt Nam xuất hiện
một ngành mới là khai thác dầu thô, trong năm 1989, dầu thô đã đóng góp 7,2% tổng thu
ngân sách 1,1% GDP trong các năm 1990 - 1991, dầu thô đã đóng góp tới 13,1% và 20,8%
tổng thu ngân sách 2,0% và 2,8% GDP. Xuất khẩu dầu thô đã thu hút được nguồn thu gần đủ
để bù đắp cắt giảm viện trợ của khối Liên Xô cũ. Cũng với đó là Việt Nam đã nhanh chóng
tìm ra thị trường mới để tăng giá trị xuất khẩu, hàng hóa, nên về nguyên tắc, sự sụp đổ của


khối Liên Xô cũ không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta.
2. Giai đoạn 1996 - 1999
Nếu như giai đoạn 1991 - 1995 nền kinh tế Việt Nam tăng
nhanh và ổn định, thì bắt đầu từ năm 1996, đã bộc lộ nhiều yếu kém
nội tại của nền kinh tế. Tốc độ tăng GDP đã giảm từ năm 1996, sau
đó giảm rất nhanh xuống 4,8% năm 1999 từ 9,45 năm 1995. Từ năm
1996, thì những chính sách "cởi trói" của các năm cuối thập kỷ 80
không còn phát huy tác dụng như những năm 1991 - 1995. Sau một
giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh có nghĩa tăng mạnh các lực
lượng sản xuất, htì nó cũng đỏi hỏi các dịnh chế, các chính sách cần
đổi mơi để phù hợp với nền kinh tế thị trường ở nước ta cao hơn.
Hệ quả tất yếu la mức độ chậm chạp trong việc cải thiện năng
lực cạnh tranh vốn đã yếu kém của sản phẩm Việt Nam trên thị
trường cả trong lẫn ngoài nước, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, xảy ra tình
trạng không cân đối giữa cung và cầu. Hệ số ICOR tăng nhanh (từ
khoảng 2,8 - 3,5 trong thời kỳ 1990 - 1996 lên 4,9 - 5,4 trong các năm
1998 và 1999) là một trong những bằng chứng rõ nhất của tình
trạng hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế giai đoạn 1996 - 1999
3. Giai đoạn 2000 - 2004
Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2001 -
2003 và những dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2004 như
trên, có thể sơ bộ đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu va nhiệm
vụ 4 năm 2001 - 2004 so với kế hoạch 5 năm như sau:
Nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và ổn
định; nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 4 năm 2001 - 2004 khoảng
7,2% (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7,1% năm 2003 tăng
7,3%, năm 2004 tăng 7,6%); tuy thấp hơn 0,3% só với mức kế hoạch
bình quân chung 5 năm 2001 - 2005; nhưng trong điều kiện khó khăn
cả ở trong và ngoài nước thì mức tăng trưởng đạt được 4 năm qua là
một cố gắng rất lớn; đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước

trong khu vực.
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trong 4
năm (2001 - 2004) là 5,2% (kế hoạch là 4,8%). Tuy nhiên, giá trị tăng
thêm (GDP nông nghiệp) dự kiến chỉ đạt khoảng 3,4%, thấp hơn mục
tiêu đề ra (mục tiêu 5 năm là 4%/năm).
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trong 4 năm (2001
- 2004) tăng 15,3%, (kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là 13,1%). Tuy
nhiên, do chi phí sản xuất còn cao nên giá trị tăng thêm của công
nghiệp bình quân 4 năm chỉ đạt 10%, thấp hơn kế hoạch (kế hoạch 5
năm là 10,4%).
Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 4 năm khoảng 7,2%,
thấp hơn so với mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001- 2005 đề ra là
7,5%. Giá trị tăng thêm bình quân 4 năm đạt 6,6% (mục tiêu kế
hoạch 5 năm la 6,8%).
Tính chung 4 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ
USD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 4 năm là khoảng 14,6% (năm
2001 tăng 4,1%, năm 2002 tăng 11,2%; năm 2003 tăng 20,8%; năm
2004 tăng 24%) (kế hoạch 5 năm là 104 - 110 tỷ USD, tăng 14 - 16%).
Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305
USD/người, tuy còn ở mức thấp nhưng đã thuộc loại các nước có nền
ngoại thương phát triển.
Ước tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế 4 năm 2001 - 2004
(tính theo giá 2000) khoảng 731 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 88% kế
hoạch 5 năm đề ra. Trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước
chiếm 21,9%; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 14,7%; vốn
đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17,7%; vốn đầu tư của tư
nhân và dân cư chiếm 25,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm
17,3%. Trong 4 năm 2001 - 2004 cam kết ODA dự kiến đạt khoảng
10,5 tỷ USD; giải ngân ODA ước đạt khỏng 6,2 tỷ USD.
Thu ngân sách Nhà nước 4 năm qua đạt khá, tỷ lệ huy động vào

ngân sách trung bình là 22,7% GDP.
Tình hình giá cả có biến dộngvà diễn biến phức tạp. Chỉ số giá
tiêu dùng tăng bình quân 4 năm khoảng 4,5%/năm (kế hoạch là dưới
5%).
Tạo việc làm mới trong 4 năm cho 5,9 triệu lao động (kế hoạch
5 năm là 7,5 triệu lao động); tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2004 giảm
xuống còn 8,3% (kế hoạch đến năm 2005 là 22 - 25%).
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến cuối năm 2004 là
26% (kế hoạch đến năm 2005 là 22 - 25%).
Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch ở nông thôn đến cuối năm 2004
là 58% (kế hoạch đến cuối 2005 là 62%)
Mức tăng trưởng trong 4 năm qua tuy khá, nhưng với quy mô
nền kinh tế nước ta còn quá nhỏ bé thì tốc đọ tăng trưởng như vậy
còn quá thấp để có thể rút ngắn khoảng cách so với các nước trong
khu vực. Điều đó đòi hỏi cần có sự phấn đấu cao hơn, bứt phá mạnh
hơn trong các năm tới, trước mắt là năm 2005 để nền kinh tế phát
triển nhanh, bền vững và có hiệu quả.
4. Tổng quan về sự phát triển của công nghiệp
Trong những năm qua công nghiệp đã đạt được những thành
tựu đáng kể, góp một phần lớn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, do
phát huy được lợi thế so sánh trong việc khai thác tài nguyên và phát
huy lợ thế về sử dụng nguồn lao động. Những kết quả đó là sự cố
gắng rất lớn của nền kinh tế nói chung và của ngành công nghiệp nói
riêng.
Tỷ lệ công nghiệp chiếm trong tổng sản phẩm trong nước từ
21,85% năm 1995, đến năm 1998 đã tăng lên 26,84% (nếu kể cả
xâydựng tỷ lệ này tương ứng là 28,72% và 32,59%). Đến năm 2004
tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng lên 39,3% năm 2005 ước đạt 42%.
Công nghiệp đã góp phần quan trọng trong tăng giá trị xuất
khẩu của quốc gia, chiếm khoảng 60% trong tổng giá trị kim ngạch

xuất khẩu của cả nước. Một số sản phẩm xuất khẩu có giá trị kim
ngạch lớn là: dầu thô, hàng dệt may, hàng da giầy, hàng nông sản chế
biến. Gần đây kim ngạch xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử cũng
đã đạt trên 500 triệu USD.
Ngành công nghiệp khai thác: Trong những năm vừa qua công
nghiệp khai thác đã phát triển mạnh, đặc biệt là ngành khai thác dầu
khí, đây là ngành có cai trò quan trọng đóng góp cho sự khởi động
của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Hiện nay ngành công nghiệp
khai thác đã chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp, riêng ngành dầu khí chiếm trên 18,5%. Sản lượng dầu thô

×