MỞ ĐẦU
Nằm trong mối tương tác giữa đất liền và biển,rừng ngập mặn là một sinh cảnh có sức hấp dẫn
đặc biệt về khả năng thích nghi và là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đối với người dân vùng ven
biển .Rừng ngập mặn không những cung cấp các lâm sản có giá trị như than,củi,gỗ,ta nanh,thực
phẩm,dược phẩm…mà còn là nơi nuôi dưỡng và sinh sản của nhiều loại hải sản,chim nước,chim di cư và
một số loài động vật có ý nghĩa kinh tế lớn.Rừng ngập mặn còn có tác dụng to lớn trong việc hạn chế gió
bão và sóng lớn bảo vệ bờ biển,bờ sông,điều hòa khí hậu,hạn chế xói lở,mở rộng diện tích bãi bồi,hạn chế
sự xâm nhập mặn…
Trong phạm vi tiểu luận này,chúng em xin trinh bày những hiểu biết của mình về “ Vai trò của
rừng ngập mặn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và môi trường”.Do khả năng của chúng em còn
hạn chế cho nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót,kính mong cô giáo thông cảm và
góp ý thêm cho bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
1
MỤC LỤC
I.Định nghĩa 3
II.Phân bố và hiện trạng rừng ngập mặn 3
1.Thế giới 3
2.Việt Nam 6
III.Vai trò của rừng ngập mặn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội và môi trường: 7
1.Giá trị kinh tế-xã hội: 7
1.1 Cung cấp thực phẩm ( thủy sản,mật ong…) 8
1.2 Cung cấp dược phẩm 9
1.3 Cung cấp năng lượng 9
1.4 Cung cấp lâm sản (gỗ và sản phẩm ngoài gỗ ) 9
1.5 Cung cấp sinh khối và chất dinh dưỡng 10
1.6 Tạo sinh kế cho người dân 10
1.7 Bảo vệ cuộc sống 11
1.8 Du lịch sinh tái và nghiên cứu khoa học 11
2.Giá trị sinh thái 11
2.1 Duy trì tính đa dạng sinh học 12
2.2 Bảo vệ sinh thái ven biển 12
2.3 Cung cấp nơi cư trú và sinh sản cho sinh vật 12
3.Giá trị môi trường 12
3.1 Chống lại biến đổi khí hậu và điều hòa khí hậu 12
3.2 Phân hủy chất thải 13
3.3 Phòng chống gió,bão,sóng thần,nước biển dâng 14
3.4 Chống bức xạ mặt trời,hút bụi và chống ô nhiễm 15
3.5 Hạn chế xâm nhập mặn 16
3.6 Ngăn chặn xói mòn,lắng đọng trầm tích,mở rộng đất liền. 16
2
I.Định nghĩa:
Rừng ngập mặn (RNM) là kiểu rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn, vùng cửa
sông, ven biển, dọc theo cá sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hang ngày.
II.Phân bố và hiện trạng rừng ngập mặn
1.Thế giới
a,Phân bố:
Theo bản đồ, diện tích RNM lớn nhất là ở khu vực Indonesia với diện tích là 2000001 –
3000000 ha, tiếp theo là Châu Úc, Mĩ, Ấn Độ, Colombia, Việt Nam… với diện tích là 1000001 –
2000000 ha
3
RNM được giới hạn từ vĩ độ 30 ̊ N và 30 ̊ S. Phía bắc giới hạn bởi Nhật Bản (31̊ 22’ N) và
Bermuda (32̊ 20’N). Phía nam giới hạn bởi New Zealand (38̊ 03’S) và Australia (38̊ 45’S) và bờ
tây của Nam Phi (32̊ 59’S) (theo Spalding, 1997). RNM thường mở rộng về phía bờ biển ấm phía
đông của Châu Mĩ và Châu Phi hơn là về phía bở biển lạnh phía tây. Sự khác biệt này xày ra do sự
phân bố của các dòng nong, lạnh đại dương
Trong đó 5 quốc gia Indonesia, Australia, Nigeria, Mexico, Brazil chiếm 45% tổng diện
tích toàn thế giới và chiếm 68% tổng diện tích RNM thế giới
Nguồn: FAO
B, Hiện trạng
Theo phân tích dữ liệu hiện có, khoảng 15.8 ha RNM được đánh giá còn tồn tại trên thế giới
trong năm 2005, giảm đi 18.8 ha so với năm 1980. Đa phần được tìm thấy ở Châu Á, sau đó là
Châu Phi, Bắc và trung Mĩ.
Châu Á, theo nghiên cứu của FAO (2006a) là khu vực có diện tích rừng bị mất lớn nhất thế
giới, diện tích đó vào khoảng 6 triệu ha và 5 trong số 10 quốc gia có diện tích rừng bị mất lớn nhất
trên toàn thế giới cũng được tìm thấy ở khu vực này.
4
Sau đây là biểu đồ Qui mô RNM trong quá khứ và hiện tại theo từng khu vực trong giai
đoạn 1980-2005:
Nguồn: FAO
Tỷ lệ diện tích RNM bị mất có giảm từ 18.700 ha/năm (-1.04%) trong những năm 1980
xuống 10.200 ha/năm (-0.66%) trong giai đoạn 2000-2005
Theo tính toán cho biết trong 25 năm (1980-2005) có khoảng 3.6 triệu ha rừng bị mất,
chiếm 20% tổng diện tích RNM thế giới. Trong đó Châu Á chiếm phần lớn nhất với hơn 1.9 triệu
ha từ năm 1980, chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong giai đoạn 1980-1990. Ngoài
ra, Bắc và Trung Mĩ và Châu Phi cũng góp phần không nhỏ với diện tích bị mất tương đương là
690.000 và 510.000 ha.
Diện tích RNM theo khu vực trên thế giới trong giai đoạn 1980-2005 ( Nguồn : FAO)
5
2.Việt Nam:
A , Phân bố:
Việt Nam có nhiều điều kiện cho RNM sinh trưởng và phát triển,nhất là vùng ven biển đồng bằng
Nam Bộ.
Trước chiến tranh,RNM chiếm diện tích tương đối lớn hơn 400.000 ha(Maurand,1943) chủ yếu là
ở Nam Bộ: 250.000 ha.Hai vùng có rừng ngập mặn tập trung là bán đảo Cà Mau 150.000ha và vùng
Rừng sát (Biên hòa và tp Hồ Chí Minh) 40.000ha.Do khai thác rừng để lấy than,gỗ,củi quá mức nên diện
tích rừng giảm nhanh.Đến cuối năm 1960,rừng chỉ còn lại ¾.Từ năm 1962-1971,chiến tranh hóa học của
Mĩ đã hủy diệt 104.123ha mà 52% ở Mũi Cà Mau và 41% ở Rừng Sát,còn lại là các tỉnh ở miền Tây Nam
Bộ.Đến nay,phần lớn vùng bị rải chất độc hóa học,rừng đã tái sinh,nhưng thành phần chủ yếu là mắm và
chà là.
Dựa vào các yếu tố địa lí,khảo sát thực địa và kết quả viên thám,RNM Việt Nam được chia làm 4
khu vực:
-Khu vực 1:bờ biển Đông Bắc,từ Mũi Ngọc đến Mũi Đồ Sơn
-Khu vực 2:bờ biển đồng bằng Bắc Bộ,từ Mũi Đồ Sơn đến Lạch Trường
-Khu vực 3: bờ biển Trung Bộ,từ Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu
-Khu vực 4: bờ biển Nam Bộ,từ Mũi Vũng Tàu đến Hà Tiên.
Khu vực 1: bờ biển Đông Bắc,từ Mũi Ngọc đến Mũi Đồ Sơn
Khu vực này có một số điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi: Các bãi lầy ven biển có nhiều đảo
bảo vệ,ít chịu tác động của bão,gió mạnh và song.
Các sông chính có độ dốc cao,dòng chảy mạnh đem phù sa ra tận biển,còn dọc các triền song rất
ít bãi lầy.
Đặc điểm các quần xã RNM ở khu vực 1 là hệ thực vật gồm những loài ưa mặn và chịu muối
giỏi,không có loài ưa lợ.Thành phần loài nghèo hơn ở miền Nam(24 loài). Hầu hết các loài cây ngập mặn
ở đây như đước vòi,vẹt,dù,trang,sú lại rất ít gặp ở Nam Bộ. Có thể chúng không cạnh tranh nổi với các
loài khác.
Khu vực 2: bờ biển đồng bằng Bắc Bộ,từ mũi Đồ Sơn đến Lạch Trường.
Vùng ven biển nằm trong phạm vi bồi tụ của song Thái Bình,sông Hồng và các phụ lưu nên phù
sa nhiều,giàu chất dinh dưỡng,bãi bồi rộng ở cả cửa sông và ven biển,nhưng chịu tác động mạnh của song
gió do thiếu bình phong bảo vệ ở ngoài,nồng độ muối trong năm lại thay đổi nhiều.
6