Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty du lich Việt nam Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.63 KB, 18 trang )

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty du lich
Việt nam Hà nội
3.1 KẾ HOẠCH HOÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Theo Roney: Một Công ty kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, muốn
chiến thắng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trước hết phải nắm được thông
tin và sau đó phải biết xây dựng cho mình những chiến lược, kế hoạch đầy tham
vọng.
Theo H.Faynol, khái quát quá trình quản lí Công ty thành năm chức năng.
Trong đó chức năng kế hoạch hoá là chức năng khởi đầu quyết định hướng đi
đúng đắn.
Còn Peter-Drucker, khái quát quá trình quản lí của một Công ty kinh
doanh thành bốn lĩnh vực cơ bản. Để thực hiện được bốn lĩnh vực cơ bản đó,
người ta phải làm 28 công việc. Trong đó kế hoạch hoá là lĩnh vực đầu tiên
trong 4 lĩnh vực và để thực hiện lĩnh vự kế hoạch hoá này Công ty phải làm
8/28 công việc nói trên.
Trong cuốn “Tư duy của các nhà chiến lược” Kohpcal cho rằng: Không
thể tưởng tượng được một công ty kinh doanh trong nền kinh tế thị trường lại
không xây dựng cho mình một kế hoạch đầy tham vọng.
Hoạt động kế hoạch hoá vốn tồn tại như một vấn đề tất yếu khách quan.
nó đòi hỏi phải được tăng cường đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế.
Công ty du lịch Việt nam –Hà nội với nhiều kinh nghiệm trong hoạt động
kinh doanh lữ hành, hàng năm vẫn xây dựng cho mình những kế hoạch hành
động rất cụ thể. Mục tiêu của Công ty là tăng tỷ suất lợi nhuận. Năm 1999 tỷ
suất lợi nhuận là 10,5 % năm 2000 là 10,3 %. Mục tiêu của Công ty trong năm
2001 là 10,5 %, năm 2002 là 10,8 %. Công ty tích cực mở rộng thị trường nước
ngoài, quan tâm hơn nữa tới thị trường trong nứơc.Xây dựng chính sách giá phù
hợp hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầucủa khách. Để đạt được mục tiêu đó các
nhà quản trị Công ty cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiết và khả
thi. Kế hoạch phải được xây dựng trên mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, từ kế
hoạch của ban giám đốc đến kế hoạch của từng bộ phận phòng ban của công ty.
Các nhà quản trị phảiquản lí theo mục tiêu đó. Mục tiêu cần được định lượng cụ


thể cùng với các biện phápđể đạt mục tiêu đó. Công ty phải trả lời được những
câu hởi như tại sao lại không tăng tỷ suất lợi nhuận lên 11% mà lại là 10,5%, tại
sao thị phần tăng 25% chứ không phải 15% …Để làm được điều đó Công ty
phải trả lời được 4 câu hỏi sau:
 Chúng ta đã ở đâu, chúng ta đang ở đâu chúng ta đang theo đuổi
mục đích nào?.
 Chúng ta muốn đi tới đâu?.
 Chúng ta phân bổ các nguồn lực ra sao để đến được nơi chúng ta
muốn đến?.
 Làm thế nào chúng ta chuyển kế hoạch thành hành động?.
Câu trả lời càng đúng đắn bao nhiêu thì sự thành công càng lớn. Công ty
cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình kết hợp với phân tích những thời
cơ và thách thức từ môi trường bên ngoài (phân tích SWOT) để xây dựng kế
hoạch cho đúng đắn. Vì vậy Công ty cần xây dựng cho mình một bộ hồ sơ về kế
hoạch kinh doanh, Trong đó có những giải pháp.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH.
Như đã biết một phương trình dơn giản là:
Lợi nhuận =

Doanhthu
-

Chiphi
Để gải quyết dược phương trình này lại là một bài toán khó, bởi vì mỗi
một tham số lại có nhiều tham số liên quan. Muốn tăng lợi nhuận ta phải tăng
doanh thu và giảm chi phí. Nhưng tăng doanh thu như thế nào hay bằng cách
nào để tăng doanh thu và giảm chi phí là công việc thường xuyên của các ông
chủ doanh nghiệp.
Trong phạm vi đề tài em đưa ra những lí luận nhằm hoàn thiện những giải
pháp tăng doanh thu và giảm chi phí của Công ty du lịch Việt nam –Hà nội

3.2.1 Chính sách marketing.
Trong điều kịên Công ty du lịch Việt nam –Hà nội cần chi tiết vào những
vấn đè sau.
3.2.1.1 Chính sách sản phẩm.
Cần tập trung vào hai vấn đề:
- Nâng cao chất lượng chương trình du lịch.
- Đa dạng hoá chương trình du lịch, tạo sản phẩm độc đáo.
 Nâng cao chất lượng chương tình du lịch.
Chất lượng ở đây được xem xét trên hai mặt là chất lượng thiết kế và chất
lượng thực hiện. Công ty phải nghiên cứu ngay từ khi thiết kế chương trình du
lịch. Bởi vì nếu chương trình du lịch không đáp ứng được nhu cầu của khách thì
ta sẽ không bán được chương trình du lịch đó. Quan điểm này xuất phát từ
nguyên lí marketing hiện đại tức là cung cấp những gì mà khách cần chứ không
phải cung cấp cái mà Công ty có. Do vậy giai đoạn xây dựng chương trình là rất
quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh chuyến du lịch. Nó không chỉ
đơn giản là sự kết hợp Hà nội– Hạ long – Hoa lư -Hà nộimà cần sự cố gắng rất
lớn của Công ty. Công ty xây dựng chương trình theo các bước sau.
Xác định thị trường mục tiêu
Xác định nhu cầu của khách
Xây dựng chương trình
Sơ đồ 2: Các bước xây dựng công trình du lịch

Thị trường truyền thống của Công ty là Pháp, Thuỵ sĩ, Tây ban
nha... Công ty có kế hoạch mở rộng thị trường sang các nước Đông âu và Bắc
mỹ. Trong các thị trường mục tiêu này Công ty nên tập trung vào các phân đoạn
thị trường nhỏ hơn như là : khách đã nghỉ hưu, khách là thanh niên, Việt kiều,
Cựu chiến binh...
Sau khi xác định được thị trường mục tiêu thì phải nghiên cứu nhu cầu
của khách. Những thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn. Trong một số
trường hợp Công ty có thể tổ chức nghiên cứu thị trường trực tiếp. Cách hay

nhất em cho rằng là thông qua các cuộc hội chợ triển lãm, các Công ty nước
ngoài gửi khách. hai là từ những khách đang đi du lịch với Công ty, những
khách của đối thủ cạnh tranh, thông qua những phiếu điều tra, gửi thư thăm dò
khách nhằm cải thiện chương trình và xây dựng chương trình mới. Mặt khác
công ty có thể thu thập những thông tin thứ cấp qua các báo, tạp chí, internet,
bạn bè, cơ quan Nhà nước, các Đại sứ quán. Tập hợp hồ sơ thông tin này Công
ty sẽ xây dựng được chương trình mà khách chấp nhận hơn. Tất nhiên có những
nhu cầu của khách mà Công ty không thể đáp ứng được chẳng hạn như muốn đi
tàu ngầm dưới đáy biển, đi xe tàu điện trong Hà nội... Việc xây dựng chương
trình cần phải thực hiện theo các bước sau:
 Xác định thời gian nghiên cứu chương trình.
 Khảo sát chi tiét các tuyến, điểm.
 Đàm phán thương luợng.
 Tính giá chương trình.
 Thực hiện thử.
Có thể cho rằng khi Công ty du lịch Việt nam – Hà nội tung sản phẩm này
ra thị trường thì sẽ có những Công ty khác cũng đang quảng cáo sản phẩm này,
suất phát từ đặc điểm là sản phẩm du lịch dễ bắt chước. Không vì lí do đó mà bi
quan , bởi vì với những thông tin mà Công ty dã nghiên cứu được thì Công ty sẽ
có đủ khả năng thuyết phục khách hàng tin tưởng ở sản phẩm ở Công ty của
mình.
Tuy nhiên, cái mà Công ty làm được thì không có nghĩa là Công ty khác
không làm được. Do vậy vấn đề nâng cao chất lượng thực hiện chương trình là
điều sống còn của Công ty. Sản phẩm du lịch dễ bị bắt chước và đã giống nhau
thì mọi thứ sẽ không “bằng phẳng”. Các Công ty sẽ cạnh canh nhau về giá, về
chất lượng. Có ý nghĩa gì khi chương trình du lịch Tây nguyên lại không có
hoạt động cưỡi voi ở Bản Đôn hay dự một buổi lễ đâm trâu. Và du khách sẽ
mang về những cảm giác bị đánh lừa khi nghe những bạn bè của họ đã từng đi
theo chương trình của Công ty khác. Để nâng cao chất lượng sản phẩm , Công
ty cần quan tam đến vân đề sau.

-Nâng cao trình độ của hướng dẫn viên, cả về nghiệp vụ và nghệ
thuật phục vụ.
-Công tác điều hành phải nhanh nhẹn, linh hoạt.
-Có những tiết mục tạo cho khách có ấn tượng về chuyến đi, đặc
biệt là trước và sau chuyến đi.
 Đa dạng hoá chương trình du lịch, tạo sản phẩm độc đáo.
Phòng thị trường hàng năm vẫn xây dựng hàng seri chương trình để chào
bán cho khách. Công ty cần tạo ra nhiều chương trình hơn, kết hợp các lộ trình
thích hợp hơn. Trên mỗi tuyến của chương trình có thể đưa ra nhiều giải pháp
thay thế. Như lưu trú ở Hạ long có thể là ở khách sạn Hạ long1, Hạ long 3 hoặc
Plaza hotel...Có thể ở Hạ long hai ngày chứ không phải một ngày... Đa dạng hoá
chương trình cần phải có sự khảo sát chi tiết.
Trong kế hoạch là Công ty càn quan tâm hơn nữa đến thị trường khách là
người Việt nam đi du lịch nước ngoài và du lịch nội địa. Công việc này phải
được tiến hành tương tự như là đối với khách quốc tế. Cũng phải nghiên cứu
nhu cầu của khách, mức chi tiêu, thời gian du lịch, và phải liên hệ với nhà cung
cấp ở trong nước và nước ngoài.
Các chương trình du lịch độc đáo là thế mạnh của Công ty, Công ty cần
duy trì và phát huy hơn nữa. Bỏi vì trong thời gian tới loại chương trình này sẽ
phát triển. Như các chương trình du lịch bằng máy bay trực thăng (by
helicopter). Trực thăng sẽ bay đến Hạ long có thể ngồi trên máy bay để ngắm
vịnh hoặc đưa khách tới tầu để thăm vịnh và sau đó bay về Hà nội. Những
chương trình bằng trực thăng đưa khách đến Điện Biên Phủ, Sa Pa, Vũng tàu...
sẽ làm khách hài lòng. Có thể là những chuyến du lịch khám phá đại dương ở
Nha trang, những chương trình đi bằng đường biển, những chương trình du lịch
“tốc độ” như là chỉ trong một ngày thăm được nhiều nơi cho những du khách có
ít thời gian, những chương trình du lịch tự khám phá thiên nhiên, hoà nhập với
thiên nhiên (trekking tour). Các chương trình du lịch xuyên Đông dương Công
ty cũng cần khai thác.
3.2.1.2 Chính sách phân phối.

Muốn khách đến nhiều với Công ty cần phải có hệ thống kênh phân phối
hiệu quả. Thị trường mục tieu của Công ty là khách du lịch quốc tế vào Việt
nam. Hiện nay Công ty đang tăng cường chú ý vào thị trường là khách là người
Việt nam để hoàn thiện khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Công ty đón
khách chủ yếu thông qua các Công ty gửi khách nước ngoài và khách trong
nước tự đến với Công ty ở Hà nội và hai chi nhánh ở Huế và Thành Phố Hồ Chí
Minh. Điều nay làm cho Công ty rất bị động về lượng khách, ở đây em đề suất
một hệ thống kênh phân phối với Công ty như sau:
Công ty
du lịch
Việtnam
H nà ội
Khách
du
lịch
Đại diện công ty
Công ty gửi khách
Đại lí
Công ty gửi khách
(1)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Sơ đồ 3: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm du lịch.
Theo hệ thống kênh phân phối này Công ty cần phải mở văn phòng đại
điện ở nước ngoài và thành lập các đại lí du lịch.
Cũng giống như các hàng hoá khác các chương trình du lịch do Công ty
xây dựng phải có khách mua, càng nhiều khách mua Công ty càng tăng doanh

thu, lợi nhuận. Đặt văn phòng đại diện ở nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động khai thác khách của Công ty. Văn phòng đại diện này có thể hợp tác
với hãng du lịch ở nước ngoài hoặc trực tiếp khai thác khách. Ở một số thị
trường các hãng chưa có thiện chí hợp tác hoặc hợp tác còn lỏng lẻo với Công
ty làm cho lượng khách đến với Công ty không ổn định . Trong khi đó văn
phòng đại diện ở nước ngoài sẽ đảm bảo được công việc đó. Một mặt nó thể
hiện thế mạnh của Công ty trên thị trường và tạo điều kiện cho đàm phán
thương lựơng giữa các bên trong việc khai thác khách. Mặt khác khi Công ty
trực tiếp khai thác khách tức là thực hiện từ công việc đầu tiên là nghiên cứu thị
trường đến công việc cuối cùng là tiễn khách và giải quyết phàn nàn của khách.
Làm được điều này hiệu quả kinh doanh của Công ty rất cao. Bởi vì trước đây
khách phải trả một mức giá cao hơn mức giá khi mà đại diện Công ty đưa ra .
Hơn thế nữa Công ty gửi khách cho Công ty không phải họ bán những sản
phẩm của Công ty mình mà của rất nhiều công ty khác. Và khi đó khi quan hệ
không tốt họ có thể không hợp tác với Công ty chúng ta nữa. Các hãng ở nước
ngoài họ không nỗ lực trong việc quảng cáo, nghiên cứu khách hàng và cung

×