Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CAU HOI và BAI GIAI KIEM TRA KTV 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.03 KB, 19 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

LÝ THUYẾT

Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm và vai trò của NSNN. Liên hệ
thực tiễn nơi công tác, để quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng qui định nhà
nước các nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN, đơn vị cần phải làm gì?
Trả lời:
a/ Khái niệm NSNN: Khoản 14, điều 4, luật NSNN.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
b/ Đặc điểm của NSNN:
– Về mặt nội dung: Là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước. Khái
niệm thu – chi đã được khái quát hoá, trong đó “thu” được hiểu là tất cả các nguồn
tiền được huy động cho nhà nước; còn “chi” được hiểu là bao gồm tất cả các khoản
chi và các khoản hoàn trả khác của Nhà nước. Các khoản thu chi được xác định bởi
những con số cụ thể nhằm xác định rõ khả năng tạo nguồn kinh phí để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của nhà nước, đồng thời tạo thế cân bằng trong thu chi, tạo sự chủ
động trong hoạt động của ngân sách nhà nước.
– Về mặt pháp lý: Các khoản thu – chi này phải nằm trong dự toán được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Ngân sách nhà nước hoạt động trong
lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính, vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi
ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội. Quyền lực về ngân sách nhà nước thuộc về
nhà nước, nên ngân sách nhà nước do Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất ở nước ta quyết định.
– Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện trong một
năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể hiện quá trình thực hiện
nhiệm vụ thu – chi của nhà nước; nó tồn tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm
năm dương lịch (từ ngày 01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và


kết thúc vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt đầu từ 1.4
của năm trước và kết thúc vào 31.03 của năm sau; có nước bắt đầu từ 01.10 của
năm trước và kết thúc vào 30.9 của năm sau…
– Về mục đích: Nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Mọi khoản thu và chi tài chính của nhà nước đều do nhà nước quyết định và nhằm
mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng nhà nước. Bất kỳ nhà nước nào
cũng đều có quyền ban hành pháp luật. Do nhu cầu chi tiêu của mình, nhà nước đã
sử dụng pháp luật để ban hành chính sách thuế khoá và bắt buộc các tổ chức, cá
nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước với tư cách là chủ thể
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tính cưỡng bức của các khoản thu ngân sách
không hề mang ý nghĩa tiêu cực; bởi vì đây là sự cần thiết. Mọi đối tượng nộp thuế


2

đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
nhà nước, của quốc gia. Đồng thời họ cũng ý thức được vai trò quan trọng của nhà
nước trong quá trình sử dụng các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng về
kinh tế – xã hội của mình.
c/ Vai trò của NSNN:
* Ngân sách nhà nước là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để thực
hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
– Nhà nước sử dụng quỹ ngân sách để đảm bảo phát triển kinh tế.
– Đảm bảo an ninh, quốc phòng.
* Ngân sách nhà nước là công cụ kích thích nền kinh tế phát triển.
– Ngân sách nhà nước cung ứng vốn cho nền kinh tế.
– Ngân sách nhà nước là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết giá cả
thị trường và chống lạm phát.
Thông qua trợ giá, thành lập các quỹ cho vay ưu đi…
– Ngân sách nhà nước đảm bảo tái đầu tư cho nền kinh tế.

* Ngân sách nhà nước đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho người
dân.
– Nhà nước sử dụng tiền từ quỹ ngân sách để xây dựng các công trình phúc
lợi công cộng.
– Đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho những đối tượng chính sách…
d/ Để quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng qui định nhà nước các
nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN, đơn vị cần phải làm gì?
- Thực hiện theo thu, chi đúng theo tiêu chuẩn định mức quy định hiện
hành;
- Tuyên truyền pháp luật về thu, chi ngân sách để mọi người hiểu rỏ và thực
hiện;
- Xây dựng quy trình thu, chi và sử dụng TS nhà nước công khai cho mọi
người cùng thực hiện;
- Công khai thu, chi theo quy định hiện hành.
Câu 2: Trình bày khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán. Trình
bày tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn của người làm kế toán. Để quản lý tài
chính tại đơn vị bạn đang công tác theo đúng qui định của nhà nước, kế toán
cần phải làm gì?
Trả lời:


3

a/ Khái niệm: Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời
gian lao động. (Khoản 8 điều 3 Luật KT năm 2015)
b/ Vai trò và nhiệm Vụ: Được quy định tại điều 4 Luật kế tón năm
2015
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc
kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán
nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn
ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

c/ Tiêu chuẩn, , trách nhiệm, quyền hạn của người làm kế toán:
Điều 51 Luật KT năm 2015.
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành
pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán,
thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của
mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công
việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu
trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
d/ Để quản lý tài chính tại đơn vị bạn đang công tác theo đúng qui định
của nhà nước, kế toán cần phải làm gì: Kế toán cần phải làm những việc sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán tai đơn vị đúng quy định của pháp luật hiện hành;
- Nghiên cứu, cập nhật thường xuyên và áp dụng sát những quy định pháp
luật hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn của ngành mình.
- Công khai, phổ biến, phổ cập trình tự thủ tục về kế toán cho toàn thể
CBCC người lao động trong đơn vị biết mà thực hiện.
- Làm tham mưu kịp thời cho lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành tài
chính và được sự đồng thuận của lãnh đạo cũng như tập thể đơn vị thì mới thực
hiện tốt được;
- Thường xuyên, trao đổi, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp và những ngành

liên quan.


4

Câu 3: Trình bày khái niệm và nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN.
Liên hệ thực tiễn nơi công tác được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nào?
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng qui định nhà nước các nguồn thu,
nhiệm vụ chi, đơn vị cần phải làm gì?
Trả lời:
a/ Khái niệm phân cấp ngân sách: Khoản 16 điều 4 luật NSNN
Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của
chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù
hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
b/ Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN: Điều 9 Luật NSNN
1. Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp
nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
2. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc
gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định tại
khoản 3 Điều 40 của Luật này.
3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những
nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành
và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn
tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các
chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân
cấp.
5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ

quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải


5

phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó.
Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
6. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa
các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo
đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;
b) Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền
quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định;
c) Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định
theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa
phương cấp dưới;
d) Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương
được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định tại khoản
2 Điều 59 của Luật này.
Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời
kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân
sách cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục
tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này
để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;



6

đ) Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách
quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối,
phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp
trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp
trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách
cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.
9. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và
không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác,
trừ các trường hợp sau:
a) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn
trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa,
dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an
ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
b) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết
hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;
c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục
hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
10. Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách
trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.
Câu 4: Trình bày khái niệm, nội dung QLNN về kế toán. Liên hệ thực tiễn công tác
QLNN về kế toán trong giai đoạn hiện nay.

a/ Khái niệm: QLNN về kế toán là dạng quản lý hành chính Nhà nước trong
lĩnh vực kế toán. Chủ thể QLNN về kế toán là cơ quan thuộc bộ máy hành chính
nhà nước từ Trung ương đế địa phương. Khách thể QLNN về kế toán là hoạt động

kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Đối tượng QLNN về kế toán là tất cả mọi


7

thành tố của hệ tống kế toán trong nền kinh tế bao gồm: Đội ngũ người làm kế
toán, chế độ chuẩn mực về kế toán, các tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
b/ Nội dung QLNN về kế toán:
Theo quy định tại điều 71 của Luật kế toán năm 2015, Nội dung QLNN về
kế toán bao gồm:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kế toán.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kế toán, có
các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách phát triển kế toán;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm
pháp luật về kế toán;
c) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán và đình chỉ
kinh doanh dịch vụ kế toán.
d) Quy định việc thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kế toán viên;
đ) Kiểm tra kế toán; kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán; giám sát việc tuân thủ chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán;
e) Quy định việc cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề;
g) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động kế toán;
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kế toán;
i) Hợp tác quốc tế về kế toán.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được
phân công phụ trách.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.
c/ Liên hệ thực tiễn công tác QLNN về kế toán trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, QLNN về kế toán bằng các văn bản pháp luật cụ thể như sau:
- Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 (Gọi tắt là Luật kế toán
năm 2015);
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ hướng dẫn
Luật kế toán năm 2015;
- Thông tư 04/2018/TT-BNV ngày 27/3/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về
thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách


8

nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong
lĩnh vực kế toán nhà nước;
- Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về chế độ
kế toán hành chính, sự nghiệp;
- Thông tư số 40/2020/TT-BTC ngày 15/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn
chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại nghị định số
174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của
luật kế toán và nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kiểm toán độc lập. (Có
hiệu lực ngày 01/7/2020 tới)
- Ngoài ra, còn có các Thông tư chuyên ngành về lĩnh vực thi hành án như:
+ Thông tư 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ
kế toán nghiệp vụ Thi hành án dân sự;
+ Thông tư 200/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành
án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự.

+ Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 ccủa Bộ Tài chính quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.
+ Thông tư 74/2019/TT-BTC ngày 24/10/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
khoản 2 điều 9 thông tư số 216/2016/tt-btc ngày 10 tháng 11 năm 2016 của bộ
trưởng bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi
hành án dân sự.
1.
Câu 5: Bạn hãy trình bày việc quản lý và sử dụng kinh phí được giao
theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính tại các cơ
quan HCNN. Liên hệ thực tiễn nơi công tác.

Kinh phí quản lý hành chính giao cho đơn vị thực hiện chế độ tự chủ tự chịu
trách nhiệm được giao hàng năm bao gồm những khoản được quy định tại
Khoản 4 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, cụ thể như sau:
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự
chịu trách nhiệm được xác định và giao hàng năm bao gồm:
- Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ
sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; trường hợp cơ quan chưa được
phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ
tiền lương trên cơ sở biên chế được giao năm 2013;


9

- Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm
quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và định mức
phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành; trường hợp cơ quan chưa được phê
duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán theo số

biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013;
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên (trừ mua sắm, sửa chữa theo đề án);
- Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khối lượng
công việc và theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm
quyền.
Liên hệ thực tế: Tôi hiện công tác tại cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan
hành chính nhà nước thự hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP gồm:
-

Nguồn được giao tự chủ:
+ Do ngân sách cấp
+ Phí thi hành án được để lại 55% (Số giao tự chủ) Trong đó, gồ chi hoạt
thu phí và cải cách tiền lương.

+ Ngoài ra, còn có khoản thu được phép để lại sử dụng cho nghiệp vụ
chuyên môn là tiền đặt cọc tham gia đấu giá tài sản của người trúng giá nhưng
không thực hiện hợp đồng mua tài sản đấu giá.
-

Nguồn không tự chủ:
+ Ngân sách cấp: Thực hiện trang bị tài sản theo đề án; mua sắm TS thay
thế, bão trì sửa chửa chữa và Kinh phí thực hiện công tác chuyên môn:
Kinh phí ứng trước chi phí cưỡng chế và Kinh phí thực hiện chế định thừa
phát lại.
+ Phí thi hành án: Thực hiện mua sắm tài sản thay thế hoặc sữa chữa
thường xuyên.

2. Câu 6: Bạn hãy trình bày nội dung quản lý chu trình NSNN. Liên hệ thực tiễn
nơi công tác.


Trang 234 tài liệu đào tạo KTV.

II.

BÀI TẬP.

Bài 1.Tại đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần chi thường xuyên, trong kỳ có
các nghiệp vụ phát sinh (ĐVT: 1.000 đ):
1) Tổng thu phí nhập quỹ tiền mặt 2.000.000. Tổng số thu phí để lại toàn bộ, trong
đó 40% để lập nguồn cải cách tiền lương, 60% dùng để chi hoạt động
a) Nợ TK 111/ Có TK 3373: 2.000.000
b) ĐT Nợ TK 0141: 2.000.000


10

2) Tháng 7, xác định nhu cầu tăng thêm tiền lương và các khoản nộp theo lương là
500.000
Nợ TK 6111/ Có TK 334: 500.000
3) Rút tiền gửi KB chuyển qua NH để thanh toán lương qua thẻ ATM 500.000. Đã
có xác nhận của ngân hàng.
a)

Nợ TK 112-NH/

Có TK 5111: 500.000

b)

ĐT Có TK 008212: 500.000


c)

Nợ TK 334/ Có TK 112-NH: 500.000

4) Rút tiền gửi KB chi hoạt động thu phí 180.000
a) Nợ TK 614/ Có TK 112-KB: 180.000
b) ĐT Có TK 0141: 180.000
c) Nợ TK 3373/ Có TK 514: 180.000
5) Rút tiền gửi KB mua vật liệu dụng cụ sử dụng cho hoạt động thu phí 170.000
a) Nợ TK 614/ Có TK 112-KB: 170.000
b) ĐT Có TK 0141: 170.000
c) Nợ TK 3373/ Có TK 514: 170.000
6) Trích khấu hao TSCĐ mua từ nguồn phí để lại sử dụng cho hoạt động thu phí
100.000
a) Nợ TK 614/ Có TK 214: 100.000
b) Nợ TK 36631/ Có TK 514: 100.000
7) Rút tiền gửi KB chi chuyên môn nghiệp vụ hoạt động thu phí 260.000
a) Nợ TK 614/ Có TK 112-KB: 260.000
b) ĐT Có TK 0141: 260.000
c) Nợ TK 3373/ Có TK 514: 260.000
8) Cuối năm, xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động thu phí
Xác định kết quả hoạt động thu phí
= (2.000.000*60%) – (180.000+170.000+260.000)
Nợ TK 3373/ Có TK 514: 390.000
9) Cuối năm, kết chuyển số thu phí được để lại và chi cho hoạt động thu phí để xác
định chênh lệch thu chi hoạt động thu phí
Kết chuyển thu phí: 180.000+170.000+100.000+260.000+390.000= 1.100.000
a) Nợ TK 514/ Có TK 9111: 1.100.000
Kết chuyển chi : 180.000+170.000+100.000+260.000=710.000

b) Nợ TK 9111: 1.100.000
Có TK 614: 710.000


11

Có TK 4211: 390.000
10)

Phân phối kết quả thặng dư hoạt động thu phí theo cơ chế tài chính:

-

Nguồn cải cách tiền lương 40%/tổng thu phí là 700.000

-

Số còn lại 350.000 phân phối:

+ Trích quỹ hoạt động phát triển SN 30%
+ Trích quỹ bổ sung thu nhập 50%
+ Trích quỹ khen thưởng 10%
+ Trích quỹ phúc lợi 10%
a) Nợ TK 4211: 1.050.000
Có TK 468: 700.000
Có TK 4311:

350.000* 10% = 35.000

Có TK 4312: 350.000* 10% = 35.000

Có TK 4313: 350.000* 50% = 175.000
Có TK 4314: 350.000* 30% = 105.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ KT phát sinh.
Bài 2. Tại cơ quan HCNN có các nghiệp vụ phát sinh (ĐVT: 1.000 đ): Trích số dư
đầu kỳ của TK 2412: 1.200.000
Các TK khác có số dư hợp lý
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1) Rút dự toán tạm ứng để xây dựng trụ sở làm việc số tiền 900.000
a) Nợ TK 2412/ Có TK 3664: 900.000
b) ĐT Có TK 00921: 900.000
2) Trụ sở làm việc hoàn thành đưa vào sử dụng giá trị quyết toán được duyệt là
2.150.000. Rút dự toán chi XDCB 50.000, đồng thời làm thủ tục thanh toán số
tạm ứng 900.000
a) Nợ TK 211/ Có TK 2412: 2.150.000
b) ĐT Nợ TK 3664/ Có TK 36611: 2.150.000
c) Nợ TK 2412/ Có TK 3664: 50.000
d) ĐT Có TK 00921:50.000
e) Có TK 00921: (900.000)
f) ĐT Có TK 00922: 900.000
3) Rút tiền gửi KB thuộc nguồn phí để lại xây dựng phòng làm việc phục vụ công
tác thu phí 1.200.000
a) Nợ TK 2412/ Có 112-KB: 1.200.000


12

b) ĐT Có TK 0142: 1.200.000
4) Phòng làm việc hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, giá trị quyết toán được
duyệt 1.200.000
a) Nợ TK 211/ Có TK 2412: 1.200.000

b) ĐT Nợ TK 3373/ Có TK 36631: 1.200.000
5) Nhận TSCĐHH là máy hút bụi do mua sắm tập trung, trị giá 18.000. Chi phí lắp
đặt trả bằng dự toán cho hoạt động 2.000. Tài sản đã hoàn thành nghiệm thu đưa
vào sử dụng
a) Nợ TK 211/ Có TK 36611: 18.000
b) Nợ TK 2411/ Có TK 36611: 2.000
c) ĐT Có TK 00821: 2.000
d) Nợ TK 211/ Có TK 2411: 2.000
6) Thanh lý 1 máy chuyên dùng thuộc nguồn NSNN cấp, nguyên giá ghi sổ
200.000, giá trị hao mòn lũy kế 135.000, chi phí thanh lý trả bằng tiền mặt 5.000,
thu thanh lý bằng chuyển khoản 75.000. Thu tiền bán hồ sơ thầu bằng tiền mặt
2.000. Chênh lệch thu lớn hơn chi phải nộp NSNN
a) Nợ TK 36611: 65.000
Nợ TK 214: 135.000
Có TK 211: 200.000
b) Nợ TK 3378/ Có TK 111: 5.000
c) Nợ TK 111: 2.000
Nợ TK 112-KB: 75.000
Có TK 3378: 77.000
d) Nợ TK 3378/ Có TK 3338: 77.000 – 5.000 = 72.000
7) Cuối năm, tính hao mòn của trụ sở làm việc và phòng làm việc. Biết tỷ lệ hao
mòn của trụ sở làm việc và phòng làm việc là 6,67%/năm
a) Nợ TK 611: 2.150.000*6,67%
Nợ TK 614: 1.200.000* 6,67%
Có TK 214:
b) Nợ TK 36611/ Có TK 5111:
c) Nợ TK 36631/ Có TK 514:
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ KT phát sinh.

Bài 3. Tại trường cao đẳng K, trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh (ĐVT:

1.000 đ):
1) Rút dự toán kinh phí hoạt động nhập quỹ tiền mặt để chi học bổng cho SV
100.000
a) Nợ TK 111/ Có TK 5111: 100.000


13

b) ĐT Có TK 008212: 100.000
2) Xuất quỹ tiền mặt thanh toán học bổng cho SV 100.000
Nợ TK 6111/ Có TK 111: 100.000
3) Rút dự toán xây bể nước tập thể thuộc dự toán NS năm sau 50.000
a) Nợ TK 2412/ Có TK 36611: 50.000
b) ĐT Có TK 008311: 50.000
4) Nhận kinh phí NSNN cấp bằng lệnh chi tiền thực chi về TK tiền gửi KB để
chuẩn bị hội thao 150.000
a) Nợ TK 112-KB/ Có TK 3371: 150.000
b) ĐT Nợ TK 012: 150.000
5) Nhận viện trợ 1 máy photocopy trị giá 60.000 đã làm thủ tục ghi thu – ghi
chi. Rút dự toán chi hoạt động trả chi phí vận chuyển máy photocopy 3.000
a) Nợ TK 211: 63.000
Có TK 36621: 60.000
Có TK 36611: 3.000
b) Nợ TK 004: 60.000
c) Có TK 004: 60.000
6) Rút tiền gửi kho bạc loại lệnh chi tiền thực chi để tổ chức hội thao 140.000
a) Nợ TK 612/ Có TK 112-KB: 140.000
b) ĐT Có TK 012: 140.000
c) Nợ TK 3372/ Có TK 512: 140.000
7) Nhận kinh phí NSNN cấp bằng lệnh chi tiền tạm ứng vào TK tiền gửi KB

100.000 để chi cho đồng bào lũ lụt
a) Nợ TK 112-KB/ Có TK 3371: 100.000
b) ĐT Nợ TK 013: 100.000
8) Rút tiền gửi KB chi trả cho đồng bào lũ lụt số tiền 100.000
a) Nợ TK 6111/ Có TK 112-KB: 100.000
b) Nợ TK 3371/ Có TK 5111: 100.000
9) Đơn vị gửi báo cáo thanh toán tạm ứng và được cấp có thẩm quyền duyệt
400.000.
Có TK 008211: (40.000)
Có TK 008212: 40.000
10)
ĐV làm thủ tục thanh toán tạm ứng số tiền đã cấp cho đồng bào lũ lụt
100.000


14

Có TK 013: 100.000
11) Tổng số phí thu được bằng tiền mặt 50.000, trong đó, số phải nộp
NSNN là 10.000, số được khấu trừ, để lại là 40.000. Đơn vị đã chi tiền mặt
nộp cho nhà nước.
a) Nợ TK 111: 50.000
Có TK 3371: 50.000
b) Nợ TK 3371: 10.000
Có TK 3332: 10.000
c) ĐT Nợ TK 0141: 40.000
12)

Tháng 1/N+1 nhận quyết định giao dự toán xây dựng công trình bể nước
là 70.000

Nợ TK 00822: 70.000

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ KT phát sinh.
Bài 4. Tại cơ quan HCSN có tình hình hoạt động thu phí, lệ phí trong năm
2018 như sau (ĐVT: 1.000 đ):
1) Thu phí bằng tiền gửi NH 200.000
Nợ TK 112-NH/ Có TK 3373: 200.000
2) Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên A để mua vật liệu 10.000
Nợ TK 141/ Có TK 111: 10.000
ĐT Có TK 0141: 10.000
3) Nhân viên A thanh toán tạm ứng: chứng từ mua vật liệu giá chưa thuế
15.000, thuế GTGT 10%, số tiền còn thiếu chi thêm tiền mặt cho nhân
viên A
a)

Nợ TK 152: 16.500
Có TK 141: 10.000
Có TK 111: 6.500

b)

ĐT Có TK 0141: 6.500

c)

ĐT Nợ TK 3373/ Có TK 36632: 16.500

4) Xuất kho vật liệu dùng cho hoạt động thu phí 20.000
Nợ TK 614/ Có TK 152: 20.000
5) Mua TSCĐ phục vụ cho hoạt động thu phí giá chưa thuế 50.000, thuế GTGT

10%, chưa thanh toán tiền cho người bán.
Nợ TK 211/ Có TK 3312: 55.000
6) Tính hao mòn TSCĐ trong năm 5.000
Nợ TK 614/ Có TK 214: 5.000


15

7) Phân bổ số thu phí trong năm: phải nộp NSNN 20%, số phí còn lại được khấu
trừ để lại đơn vị sử dụng cho hoạt động thu phí.
a) Nợ TK 3373/ Có TK 3332: 200.000* 20% = 40.000
b) ĐT Nợ TK 0141: 160.000
8) Chi tiền gửi NH thanh toán các dịch vụ mua ngoài 60.000
a)

Nợ TK 614/ Có TK 112-NH: 60.000

b)

ĐT Có TK 0141: 60.000

c)

Nợ TK 3373/ Có TK 514: 60.000

9) Kết chuyển số vật liệu đã sử dụng và hao mòn TSCĐ
a)

Nợ TK 36632/ Có TK 514: 20.000


b)

Nợ TK 36631/ Có TK 514: 5.000


16

10)

Kết chuyển doanh thu và chi phí hoạt động.

a) Kết quả hoạt động thu phí = 160.000 – (10.000+6.500+60.000) = 83.500
Nợ TK 3373/ Có TK 514: 83.500
b) Kết chuyển thu phí: 20.000+5.000+83.500+60.000 = 168.500
Nợ TK 514/ Có TK 9111: 168.500
c) Nợ TK 9111: 168.500
Có TK 614: 20.000+5.000+60.000= 85.000
Có TK 4211: 168.500 – 85.000 = 83.500
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ KT phát sinh.
2. Liệt kê các chứng từ kế toán phải sử dụng theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 5: Tại đơn vị sự nghiệp có thu X, áp dụng thông tư 107/2017/TT-BTC về
hướng dẫn chế độ kế toán HCSN, trong kỳ có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000 đ):
Trích số dư đầu năm của TK 008:
-

TK 008111: 2.000 (tạm ứng sửa chữa xe ô tô sử dụng chung năm trước chuyển
sang)


-

TK 008112: 25.000 (số dư dự toán chi thường xuyên năm trước

mang sang) Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1) Ngày 5/1/Y nhận quyết định giao dự toán NSNN cấp chi thường xuyên 300.000
Nợ TK 00821: 300.000
2) Ngày 7/1/Y, tính lương và phụ cấp phải trả cho CB-VC là 120.000. Trích
các khoản phải nộp theo lương (34%)
a) Nợ TK 6111:148.200
Có TK 334: 120.000
Có TK 332: 120.000*23,5%= 28.200
b) Nợ TK 334/ Có TK 332: 120.000 * 10,5%= 12.600
3) Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên chuyển thanh toán tiền lương cho
CB-VC vào TK cá nhân tại ngân hàng. Đơn vị đã có xác nhận của ngân hàng.


17

Lương thực trả= 120.000 – 12.600 = 107.400
a) Nợ TK 112-NH/ Có TK 5111: 107.400
b) ĐT Có TK 008212: 107.400
c) Nợ TK 334/ Có TK 112-NH: 107.400
4) Ngày 8/2/Y, rút dự toán tạm ứng chi thường xuyên mua vật liệu nhập kho
theo giá thanh toán là 22.000
a) Nợ TK 152/ Có 36612: 22.000
b) ĐT Có TK 008211: 22.000
5) Ngày 9/3/Y, rút dự toán tạm ứng chi thường xuyên sửa xe ô tô 52.000
a) Nợ TK 6111/ Có TK 5111: 52.000
b) ĐT Có TK 008211: 52.000

6) Ngày 10/3/Y, nhận chứng từ bị trả lại do sai tên chủ TK đơn vị sửa xe ô tô
a) Nợ TK 6111/ Có TK 5111: (52.000)
b) ĐT Có TK 008211: (52.000)
7/ Ngày 17/3/Y, chuyển trả lại tiền cho đơn vị sửa xe ô tô
a) Nợ TK 6111/ Có TK 5111: 52.000
b) ĐT Có TK 008211: 52.000
8/ Ngày 17/5/Y, rút dự toán chi thường xuyên (tạm ứng) chuyển tiền mua máy vi
tính văn phòng từ khoản đã cam kết chi 50.000
a) Nợ TK 211/ Có TK 36611: 50.000
b) ĐT Có TK 008211: 50.000
9/ Ngày 25/5/Y, nhận dự toán NSNN giao bổ sung chi thường xuyên 30.000
Nợ TK 00821: 30.000
10/ Ngày 18/6/Y, rút dự toán chi thường xuyên (tạm ứng) nhập quỹ tiền mặt để
chi mua VPP 4.000
a) Nợ TK 111/ Có TK 3371: 4.000
b) ĐT Có TK 008211: 4.000
11/ Ngày 25/6/Y, mua máy photocopy chưa thanh toán tiền cho người bán giá
thanh toán là 55.000
Nợ TK 211/ Có TK 3312: 55.000
12/ Ngày 15/8/Y, rút dự toán chi thường xuyên chuyển khoản mua máy photocopy


18

a) Nợ TK 3312/ Có TK 36611: 55.000
b) ĐT Có TK 008211: 55.000
13/ Ngày 20/9/Y, chi tiền mặt thanh toán tiền cho người cung cấp dịch vụ nhưng
chưa xác định được đối tượng chịu chi phí 4.500
a) Nợ TK 3312/ Có TK 111: 4.500
b) Nợ TK 652/ Có TK 3312: 4.500

14/ Ngày 17/10/Y, xác định chi phí thanh toán tiền cho người cung cấp dịch vụ (NV13)
tính vào nguồn dự toán NSNN cấp, đơn vị lập giấy rút dự toán chi thường xuyên lĩnh
tiền mặt trả tiền vận chuyển (thực chi)
a) Nợ TK 6111/ Có TK 652: 4.500
b) ĐT Nợ TK 3371/ Có TK 5111: 4.500
15/ Ngày 10/1/Y+1, nhận dự toán điều chỉnh giảm chi thường xuyên năm trước 7.000
Nợ TK 00821: (7000)
16/ Ngày 26/1/Y+1 lập giấy đề nghị thanh toán tạm ứng để thanh toán với KBNN
về khoản đã tạm ứng kinh phí chi thường xuyên năm Y
a) Có TK 008211: (=2.000+22.000+52.000+50.000+4.000+55.000)
b) Có TK 008212: 185.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ KTTC nêu trên.
Câu 6: Tại đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên (loại 2), có các
nghiệp vụ phát sinh: (ĐVT: 1.000 đ):
1) Phí lệ phí được khấu trừ để lại là 1.000.000 đã thu bằng tiền mặt, trong đó
phân bổ cho chi thường xuyên 80% và chi không thường xuyên 20%
a) Nợ TK 111/ Có TK 3373: 1.000.000
b) Nợ TK 0141: 800.000
c) Nợ TK 0142: 200.000
2) Chi tiền mặt số thu phí lệ phí được khấu trừ để lại vào TK tiền gửi KB
900.000.000
Nợ TK 112-KB/ Có TK 111: 900.000
3) Tính lương và phụ cấp phải trả cho CB-VC phục vụ công tác thu phí 300.000.
Trích các khoản phải nộp theo lương (34%)
a) Nợ TK 614: 370.500
Có TK 334: 300.000


19


Có TK 332: 300.000*23,5%= 70.500
b) Nợ TK 334/ Có TK 332: 300.000*10,5%=31.500
4) Đơn vị lập chứng từ chuyển tiền từ TK tiền gửi KB sang NH để thanh toán
lương qua TK cá nhân cho CB-VC. Đơn vị đã có xác nhận của ngân hàng.
a) Nợ TK 112-NH/ Có TK 112-KB: 300.000 -31.500 = 268.500
b) ĐT Có TK 0141: 268.500
c) Nợ TK 334/ Có TK 112-NH: 268.500
5/ Chuyển khoản thanh toán tiền điện 50.000, trong đó tiền điện văn phòng
40.000, tiền điện bộ phận thu phí 10.000
a) Nợ TK 614/ Có TK 112-KB: 50.000
b) ĐT Có TK 0141: 50.000
6/ Rút tiền gửi KB thuộc nguồn phí được để lại (không thường xuyên) mua thiết
bị chuyên dùng phục vụ công tác thu phí, số tiền 350.000
a) Nợ TK 211/ Có TK 112-KB: 350.000
b) ĐT Có TK 0142: 350.000
c) Nợ TK 3373/ Có TK 36631: 350.000
7/ Chi tạm ứng cho nhân viên bằng tiền mặt để mua vật tư VP 25.000
a) Nợ TK 141/ Có TK 111: 25.000
b) ĐT Có TK 0141: 25.000
8/ Nhân viên thanh toán tạm ứng tiền mua vật tư về sử dụng cho hoạt động thường
xuyên của đơn vị 23.000. Số tiền thừa nộp lại quỹ tiền mặt.
a) Nợ TK 614: 23.000
Nợ TK 111: 2.000
Có TK 141: 25.000
b) ĐT Có TK 0141: (2.000)
9/ Rút tiền gửi KB thuộc nguồn phí được để lại trả tiền thuê trụ sở 2 năm phục vụ cho
hoạt động thường xuyên, số tiền 120.000. Kế toán đã phân bổ tiền thuê trụ sở cho năm
nay.
a) Nợ TK 242/ Có TK 112-KB: 120.000
b) ĐT Có TK 0141: 120.000

c) Nợ TK 614/ Có TK 242: 60.000
10/ Cuối kỳ, tính số chi từ nguồn phí để ghi số thu tương ứng với các khoản chi
NV 4: Nợ TK 3373/ Có TK 514: 268.500
NV 5: Nợ TK 3373/ Có TK 514: 50.000
NV 8 : Nợ TK 3373/ Có TK 514: 23.000
NV 9: Nợ TK 3373/ Có TK 514: 60.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ KT phát sinh. Biết rằng các TK có số dư
hợp lý.



×