Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.12 KB, 14 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NÓI CHUNG VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH NÓI RIÊNG
Công ty Vật liệu nổ công nghiệp đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò
quan trọng trong sản xuất và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ
mìn... trên thị trường. Là một công ty có chặng đường phát triển gần 40 năm,
công ty Vật liệu nổ công nghiệp có nhiều tiềm lực để phát triển. Kể từ ngày
thành lập đến nay công ty đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh thể hiện
trong việc công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, mức thu
nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên rõ rệt, cơ sở kỹ thuật
không ngừng nâng cao cũng như trình độ quản lý đang hoàn thiện dần...
1. Ưu điểm
- Công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều đơn vị thành viên
nằm phân tán trên cả nước, vì thế công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình
kế toán nửa tập trung, nửa phân tán là rất phù hợp.
- Việc áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ cho thấy trình độ nhân viên
kế toán của công ty cao, đồng đều, phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lý của
công ty. Tại công ty, các nhân viên kế toán đều được phân công công việc phù
hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người. Thêm vào đó, trình độ của kế toán
viên không ngừng nâng cao do công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên đi học
nâng cao trình độ, cập nhật những thay đổi về chế độ kế toán bằng việc mở các
lớp huấn luyện. Ngoài ra bản thân mỗi kế toán luôn thường xuyên nghiên cứu
tài liệu để trau dồi nghề nghiệp, luôn tích cực học hỏi, tranh thủ sự hướng dẫn
của những nhân viên giàu kinh nghiệm từ đó tạo hiệu quả cao trong công việc.
- Việc hạch toán kế toán trong công ty được thực hiện quá nhiều trên máy
tính do vậy công tác xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, các bảng tổng hợp,
sổ sách kế toán được in ra kịp thời đảm bảo cập nhật thông tin kế toán cho
người quản lý.
- Kế toán TSCĐ đã phân loại các TSCĐ hiện có theo nguồn hình thành và
theo loại tài sản, các cách phân loại này không những giúp nhà quản lý dễ


dàng ra quyết định mà còn giúp các đối tượng quan tâm hiểu và thấy được thế
mạnh của công ty.
- Công ty đã phân cấp quản lý TSCĐ cho các đơn vị trực thuộc do vậy
trách nhiệm vật chất trong quản lý TSCĐ đã được nâng cao. Hàng năm vào
ngày cuối cùng của năm tài chính, kế toán tại văn phòng công ty và các đơn vị
trực thuộc phải lập "Báo cáo kiểm kê TSCĐ" trên cơ sở kiểm kê thực tế TSCĐ
hiện có.
- Phân công công việc tại phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính, kế toán
phần hành TSCĐ kiêm luôn kế toán đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn là
rất hợp lý do các nghiệp vụ TSCĐ luôn gắn liền với nghiệp vụ liên quan đến
nguồn vốn, góp phần nâng cao chất lượng quản lý TSCĐ tại công ty.
2. Nhược điểm
- Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ tại công ty là chưa hợp lý. Công
ty hiện nay áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều) cho
tất cả TSCĐ trong toàn công ty. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính, đơn
giản song lại không phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử
dụng, có sự chênh lệch quá lớn giữa chi phí khấu hao bỏ ra so với lợi ích thu
được từ việc sử dụng TSCĐ đó. Sở dĩ có sự chênh lệch là do những năm đầu các
TSCĐ còn mới, giá trị sử dụng lớn nên lợi ích tạo ra trong sản xuất kinh doanh
do đó cũng lớn, nhưng những năm sau rõ ràng giá trị sử dụng của những
TSCĐ này giảm đi làm cho lợi ích tạo ra trong sản xuất kinh doanh cũng giảm
theo. Đặc biệt với những TSCĐ có hao mòn vô hình nhanh, nhanh chóng bị lỗi
thời lạc hậu thì áp dụng phương pháp khấu hao đều làm thu hồi vốn chậm nên
đầu tư đổi mới TSCĐ không kịp thời, không đáp ứng được yêu cầu trong sản
xuất kinh doanh.
- Năm tài chính 2003 công ty vẫn phải thực hiện theo Quyết định số
166/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao TSCĐ. Theo Quyết định này khấu hao TSCĐ được tính theo nguyên tắc tròn
tháng nhưng trong hạch toán TSCĐ tại công ty vẫn còn trường hợp một số
TSCĐ tăng, giảm trong tháng thì kế toán đã tiến hành trích, thôi trích khấu hao

ngay trong tháng đó. Ví dụ tại tháng 7/2003 văn phòng công ty có điều chuyển
01 máy vi tính Toshiba Notebook nguyên giá 21.433.800 đồng (TSCĐ này được
đưa vào sử dụng từ tháng 01/2003 với thời gian sử dụng ước tính là 3 năm)
cho 1 đơn vị thành viên thì ngay tại tháng 7/2003 văn phòng công ty đã ngừng
trích khấu hao cho TSCĐ trên (mức khấu hao ghi giảm là 2.976.915 đồng).
- "Sổ chi tiết khấu hao TSCĐ và khấu hao TSCĐ" được kế toán mở chung
cho tất cả các loại TSCĐ. Sổ này được thiết kế có ưu điểm là theo dõi cụ thể,
chính xác nguồn hình thành TSCĐ song lại gây khó khăn trong việc quản lý,
theo dõi TSCĐ do số lượng TSCĐ tại công ty khá nhiều. Hơn thế nữa, sổ kế toán
không phản ánh rõ TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt
động phúc lợi. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, hạch toán TSCĐ.
- Việc lập "Thẻ TSCĐ" giúp kế toán theo dõi chi tiết từng TSCĐ dễ dàng
hơn, cho biết số chứng từ, ngày tháng ghi tăng, giảm TSCĐ, nguồn gốc TSCĐ,
cập nhật kịp thời nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ cùng lý do giảm TSCĐ
(nếu có). Song kế toán TSCĐ văn phòng công ty không lập "Thẻ TSCĐ", điều này
làm giảm hiệu quả quản lý TSCĐ tại công ty.
- Trong hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo chế độ kế toán và theo quy
định của Tổng công ty Than Việt Nam phải tập hợp toàn bộ chi phí sửa chữa
lớn TSCĐ phát sinh vào TK 241 (2413) rồi sau đó thực hiện bút toán kết chuyển
và phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng tại cơ quan văn phòng
công ty không sử dụng TK 2413 để hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Lấy ví
dụ trường hợp thuê ngoài sửa chữa, đến khi bàn giao công trình sửa chữa
hoàn thành, đơn vị thanh toán với bên B thì kế toán mới tiến hành ghi sổ và
tập hợp luôn toàn bộ chi phí sưả chữa lớn TSCĐ vào TK 642 căn cứ vào "Hoá
đơn GTGT" do bên B lập và giao cho công ty. Điều này sẽ gây nên sự biến động
khá lớn về chi phí trong kỳ kế toán, hơn nữa thời điểm công ty thanh toán với
bên B và thời điểm khi công trình hoàn thành nhiều khi không cùng trong một
tháng nên sẽ làm cho việc phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng
đó không chính xác.
- Tất cả TSCĐ tăng do đầu tư, mua sắm mới đều được kế toán tập hợp

trước tiên vào TK 241 (2411) rồi sau đó mới thực hiện bút toán kết chuyển ghi
tăng TSCĐ (ghi Nợ TK 211). Việc thực hiện như vậy là hợp lý cho những TSCĐ
phải qua lắp đặt, chạy thử... nhưng tại công ty có khá nhiều TSCĐ không phải
qua lắp đặt trong thời gian dài nên việc hạch toán những TSCĐ này với việc sử
dụng TK 2411 làm tài khoản trung gian là không cần thiết.
- TSCĐ tại văn phòng công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay
(50,65%), do Ngân sách Nhà nước cấp (28,95%) và do tự bổ sung (19,78%).
Như vậy công ty chưa huy động được thêm từ các nguồn khác như thuê TSCĐ
(thuê tài chính, thuê hoạt động) hay liên doanh, liên kết với các đơn vị khác...
- Công ty chưa thực hiện hoạt động phân tích kết quả kinh doanh kết hợp
với công tác kế toán quản trị. Thông tin do kế toán cung cấp không chỉ phục vụ
cho bên thứ ba mà còn rất cần thiết cho chính các nhà quản trị doanh nghiệp.
Sử dụng các thông tin do kế toán quản trị và các hoạt động phân tích kết quả
kinh doanh cung cấp sẽ giúp cho nhà quản lý có quyết định kinh doanh hợp lý,
kịp thời, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường và tận
dụng tối đa năng lực của các TSCĐ trong công ty.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI
CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
1. Đối với công ty Vật liệu nổ công nghiệp
1.1. Hạch toán khấu hao tài sản cố định
- Để phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng hay
phản ánh đúng mối quan hệ giữa chi phí khấu hao với lợi ích thu được từ sử
dụng TSCĐ, kế toán nên lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với từng
TSCĐ. Ví dụ như với TSCĐ là các thiết bị, dụng cụ quản lý, phương tiện vận tải
có hao mòn vô hình và hữu hình nhanh thì kế toán nên áp dụng phương pháp
khấu hao nhanh hay phương pháp số dư có điều chỉnh để thu hồi vốn nhanh,
nhanh chóng đầu tư mua sắm TSCĐ mới kịp thời phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc khi tính và trích khấu hao TSCĐ.
Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính về chế

độ quản lý, và sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (thay thế cho Quyết định số
166/1999/QĐ - BTC) quy định việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được
thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt
động kinh doanh (Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2004).
1.2. Hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định
- Để phản ánh đúng tình hình sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty, kế toán
TSCĐ cần phải sử dụng TK 241 (2413) để tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ,
kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 152, 331...
Khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán tính giá thành thực tế của
công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này:
Nợ TK 142, 242 (nếu sửa chữa ngoài kế hoạch)
Nợ TK 335 (nếu sửa chữa theo kế hoạch)
Có TK 241 (2413)

×