Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở chi nhánh công ty điện máy TP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.77 KB, 25 trang )

thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở chi
nhánh công ty điện máy TP.HCM tại hà nội
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY ĐIỆN MÁY TP. HCM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh.
Do yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân,
ngày 28/05/1993, Bộ Thương Mại đã ra quyết định số 608, TM/TCCB quyết định thành lập doanh nghiệp có
tên: Công ty điện máy thành phố Hồ Chí Minh thuộc tổng công ty Điện máy và xe đạp xe máy trực thuộc Bộ
Thương Mại. Trụ sở chính của công ty đặt tại 29 Tôn Đức Thắng, Quận I , TP.HCM.
Chi nhánh công ty điện máy TP. HCM là đơn vị trực thuộc công ty Điện máy TP.HCM.
Công ty được trọng tài kinh tế TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 07/06/1993
với vốn cố định là 3.787.600.000(Ba tỷ bảy trăm tám bảy triệu sáu trăm ngàn đồng).
Ngành nghề kinh doanh ban đầu được Bộ Thương Mại phê duyệt là kinh doanh hàng điện máy, kim
khí tiêu dùng.
Sau 7 năm từ 1993- 2000, công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng qui mô kinh doanh.Do nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân ngày càng gia tăng đòi hỏi phải đa dạng về mặt hàng kinh doanh nên công ty đã
đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh, đồng thời nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng tăng dần lên
13.108.958.021 đồng .Trong đó :
Vốn cố định : 2.278.061.182 đồng.
Vốn lưu động : 10.255.382.182 đồng.
Vốn khác : 575.514.657 đồng.
Công ty có ngành nghề kinh doanh đa dạng từ kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất,
khách sạn - dịch vụ ăn uống, giải khát, du lịch, vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, đồ điện lạnh điện gia
dụng, xe đạp, xe máy, ô tô và phụ tùng, máy vi tính, khí cụ điện và các loại linh kiện phụ tùng gia công lắp
ráp, hàng tiêu dùng đến các hàng điện tử, thiết bị viễn thông, văn hoá,văn phòng phẩm, thực phẩm công
nghiệp, thực phẩm tươi sống, vải sợi may mặc, nguyên liệu, thiết bị phụ tùng ngành dệt.
Phạm vi kinh doanh của công ty rộng lớn từ Nam ra Bắc. Tại Hà Nội có trạm trung chuyển hàng hoá
của công ty tại phía Bắc đó là Trạm kinh doanh Điện máy đặt tại số 8 Phan Bội Châu.
Nhu cầu thị trường phía Bắc ngày càng gia tăng, công ty đề nghị Bộ Thương Mại cho mở rộng thị
trường, qui mô kinh doanh tại Hà Nội. Công ty xin chuyển Trạm kinh doanh tại Hà Nội thành Chi nhánh công
ty để có thể xâm nhập thị trường, tìm kiếm doanh thu, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Xét đề nghị
của Giám đốc công ty điện máy TP.HCM, Bộ Thương Mại đã ra quyết định ngày 20/07/1996 và ngày


18/09/2000 về việc chuyển Trạm kinh doanh Điện máy TP.HCM tại Hà Nội thành Chi nhánh công ty Điện
máy TP.HCM tại Hà Nội, với chế độ hạch toán kinh tế đầy đủ, mở tài khoản riêng tại ngân hàng, sử dụng con
dấu riêng theo qui định của nhà Nước, sáp nhập với công ty bông vải sợi Hà Nội.
Trụ sở chính đặt tại : Số 6 Nguyễn Thái Học- Ba Đình- Hà Nội.
Trong những năm qua, chi nhánh không ngừng củng cố, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tìm kiếm
khách hàng, mở thêm các cửa hàng phân phối và bán hàng đại lý. Nhờ vậy, đến nay chi nhánh đã có trụ sở
văn phòng khang trang cùng với hai siêu thị lớn tầng 1 và tầng 2 tại số 5 Điện Biên Phủ, Hà Nội.
Siêu thị Điện máy (tầng 1) chuyên bán hàng điện tử, điện lạnh rất có uy tín và danh tiếng. Siêu thị tự
chọn (tầng 2) phong phú về các chủng loại hàng hoá tiêu dùng, đã bắt đầu được khách hàng tin tưởng và
đang dần trở thành cửa hàng thân thiết của nhân dân.
Chi nhánh có 3 cửa hàng trực thuộc tại:
- Số 8 Phan Bội Châu - Hà Nội
- Số 475 Ngọc Lâm - Gia Lâm
- Cửa hàng P1 B2 Nguyễn Công Trứ.
Chi nhánh đang ngày một mở rộng với sự thiết lập hệ thống đại lý ở phía Bắc từ Nghệ An trở ra.
Mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động của chi nhánh.
Để phù hợp với điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường đầy biến động, chi nhánh đã sắp xếp cơ
cấu tổ chức bộ máy hợp lý tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.
* Mục đích hoạt động của chi nhánh:
+ Tổ chức và mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh, phát huy vai trò kinh doanh thương mại nhà
nước ở các tỉnh phía Bắc.
+ Tổ chức ngành hàng, vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
+ Khai thác có hiệu quả nguồn vốn, tài sản, sức lao động của doanh nghiệp để góp phần đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước cũng như tạo nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường.
* Nhiệm vụ của chi nhánh
+ Nắm bắt nhu cầu thị trường và sản xuất ở các tỉnh phía Bắc, lấy đó làm cơ sở hoạch định nguồn
hàng, mặt hàng cho từng thời kỳ kế hoạch mở rộng thị trường và mạng lưới tiêu thụ, gắn kết với các doanh
nghiệp sản xuất- dịch vụ trong và ngoài nước để có nguồn hàng ổn định, phong phú đáp ứng cho nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời là trung gian chuyển hàng cho công ty từ Nam ra các tỉnh phía
Bắc.

+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng và thực hiện các phương án sản
xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức hàng hoá đa dạng về cơ cấu, chủng loại, chất lượng cao, phù hợp với
thị hiếu trong nước.
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh theo luật thương mại và pháp luật hiện hành, thực hiện các chế độ
chính sách quản lý, sử dụng tiền vốn, bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước cũng như vốn của công ty
giao.
+ Tuyển dụng lao động theo yêu cầu và nhiệm vụ , đúng luật qui định hiện hành, quản lý toàn diện cán
bộ công nhân viên của chi nhánh, thực hiện theo chính sách, chế độ theo từng nguồn lao động và theo hợp
đồng lao động của công ty, chăm lo đời sống, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho ngườilao động và nộp đầy
đủ chế độ của nhà nước về lương, BHXH...
* Quyền hạn của chi nhánh:
+ Trong giao dịch được quyền đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán, liên doanh, liên
kết, hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước theo đúng pháp luật.
+ Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ do nhà nước và công ty
giao.
+ Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển sản xuát kinh doanh tạo thế đứng trong
thương trường, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội, làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Được tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới kinh doanh, bố trí và sử dụng lao động phù hợp với nhiệm
vụ được giao, áp dụng các hình thức trả lương, thưởng theo qui định của Nhà nước, Bộ Thương mại và công
ty đề ra.
+ Chi nhánh chịu sự kiểm tra của công ty và các cơ quan chức năng về quản lý doanh nghiệp của Nhà
nước qui định.
+ Báo cáo kịp thời mọi diễn biến hoạt động của chi nhánh về công ty cho giám đốc công ty theo định
kỳ. Phối hợp chặt chẽ và chịu sự hướng dẫn của các phòng ban chức năng công ty trong công tác chuyên
môn.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh:
Chi nhánh hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh, phó giám đốc chi nhánh kiêm giám đốc
siêu thị, ngoài ra cán bộ công nhân viên của chi nhánh ở các phòng ban cũng như các cửa hàng trực thuộc
đêù có trình độ đại học, trung cấp trở lên giàu năng lực, kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh và hợp tác

quốc tế.
Chi nhánh có các phòng ban và các cửa hàng, siêu thị trực thuộc tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy chi nhánh Điện máy
Giám đốc chi nhánh
Phó Giám đốc TTTM
Phòng KDXNK
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài chính
Phó GĐ TTTM 1
Phó GĐ TTTM 2
Cửa h ng 84 Nguyà ễn Công Trứ
Cửa h ng 475 Ngà ọc Lâm - GL
Cửa h ng sà ố 8 Phan Bội châu
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc Chi nhánh : Là người đứng đầu do giám đốc Công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc
Chi nhánh quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất của Chi nhánh theo chế độ thủ trưởng, chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh
có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Công ty giao và đề ra các biện pháp thực hiện xây dựng
chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng kinh doanh, liên doanh, liên kết với các chủ thể kinh tế trong và
ngoài nước, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện theo đúng luật pháp Nhà nước qui định. Trình Giám
đốc Công ty phê duyệt tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh của Chi nhánh, trực tiếp điều hành
quản lý và giao nhiệm vụ cho các tổ chức kinh doanh trực thuộc Chi nhánh.
- Giám đốc Trung tâm thương mại: Do Giám đốc Công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm, là người giúp việc
cho Giám đốc Chi nhánh, được phân công phụ trách một hay một số công việc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Chi nhánh về lĩnh vực công tác được phân công. Giám đốc Trung tâm có nhiệm vụ cùng Giám đốc
Chi nhánh hoạch định kế hoạch, biện pháp tổ chức kinh doanh cho từng kỳ kế hoạch của Chi nhánh, tổ chức
thị trường mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đại lý kinh doanh ở phía Bắc.
- Phòng hành chính tổ chức có chức năng thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước về lao động,
đảm bảo quyền lợi cho người lao động, quản lý hồ sơ nhân viên Chi nhánh, ký hợp đồng lao động và sử dụng
bố trí lao động hợp lý, xây dựng mức tiền lương, lập bảng lương, theo dõi lập sổ BHXH, mua BHYT cho người

lao động, cải thiện điều kiện lao động cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng tài chính kế toán có chức năng chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tài chính
trong toàn bộ Chi nhánh theo đúng pháp luật của Nhà nước, cung cấp thông tin chính xác kịp thời về tình
hình tài chính của Chi nhánh khi ban Giám đốc yêu cầu. Ghi chép lên sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hàng ngày.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có chức năng thu thập các thông tin, nắm bắt nhu cầu thị trường
trong và ngoài nuớc. Trực tiếp thực hiện các hợp đồng kinh tế ngoại thương theo đúng chính sách quy định
của Nhà nước về luật thương mại và thông lệ Quốc tế quy định. Tìm hiểu phát triển thị trường để tăng thêm
khách hàng và tập trung chú trọng cho nhiệm vụ xuất khẩu.
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Chi nhánh rực tiếp kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, xe máy, vật tư kim khí,
linh kiện phụ tùng, vải sợi may mặc, mỹ phẩm, rau quả, ăn uống giải khát. Công ty được phép kinh doanh và
giới thiệu quảng cáo các mặt hàng trên.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng đã được đăng ký, trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu và
dịch vụ các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh.
- Được tổ chức các dịch vụ sửa chữa, lắp đặt và bảo hành sản phẩm
- Trực tiếp chỉ đạo và điều hành Trung tâm thương mại.
Chi nhánh có các cửa hàng lớn như:
- Công ty 20 Bộ Quốc Phòng.
- Công ty THHH Thiên Quang.
- Công ty may Thăng Long.
- Công ty hỗ trợ phát triển công nghệ TM VITAN.
- Công ty thực phẩm Miền Bắc….
Ngoài ra Chi nhánh còn có mối quan hệ với các đối tác sau:
- Trung tâm thương mại Công ty XNK INTIMEX.
- Chi nhánh Công ty công ty công nghệ phẩm Đà Nẵng.
- Chi nhánh công ty KAO VN.
- Chi nhánh công ty sưã VN tại Hà Nội.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN.
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.

Do tính chất hoạt động kinh doanh, qui mô hoạt động rộng lớn với các siêu thị, cửa hàng trực thuộc,
phòng kế toán chi nhánh được xây dựng trên nguyên tắc chung và tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa
phân tán.
Các siêu thị, cửa hàng trực thuộc chi nhánh thực hiện hạch toán và định kỳ gửi về chi nhánh để kiểm
tra, hạch toán và tổng hợp số liệu để báo cáo về công ty.
Tại phòng kế toán chi nhánh thực hiện công tác kế toán phát sinh tại văn phòng bao gồm cả việc kiểm
tra số phát sinh ở các cửa hàng trực thuộc.Tổng hợp báo cáo toàn chi nhánh và tính ra lợi nhuận và gửi về
phòng kế toán công ty.
Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng
kế toán
Kế toán thanh toán ngân h ngà
Kế toán tiền lương, BH, TSCĐ
Kế toán tổng hợp
Kế toán kho, quầy công nợ
Thủ quỹ
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán.
- Trưởng phòng kế toán có trách nhiệm giúp Giám đốc Chi nhánh bố trí mạng lưới kế toán từ trung
tâm bán hàng chất lượng cao đến các cửa hàng trực thuộc của chi nhánh. Kế toán trưởng có nhiệm vị tổ
chức công tác kế toán theo quy định của Nhà nước. Ghi chép tính toán báo cáo phản ánh chính xác, trung
thực kịp thời các số liệu, trích nộp đúng đủ các khoản nộp cấp trên và Công ty. Thanh toán đúng hạn các
khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả theo quy định của Công ty. Lập đầy đủ các báo cáo kế
toán thống kê và quyết toán của Chi nhánh về Công ty theo đúng thời hạn quy định. Kế toán trưởng phải chịu
trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, Giám đốc Chi nhánh và Nhà nước về công tác hạch toán kế toán của Chi
nhánh.
- Phó phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và Giám đốc Chi nhánh về các việc được
giao. Trực tiếp chỉ đạo và tổng hợp quyết toán toàn Chi nhánh phụ trách công tác kiểm tra toàn các đơn vị,
hướng dẫn chế độ hạch toán trong toàn Chi nhánh và giải quyết các công việc khi kế toán trưởng đi vắng.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ, số liệu vào sổ cái và lập báo cáo kế toán, cuối

kỳ tiến hành xác định kết quả kinh doanh, lập bảng tổng kết tài sản của toàn Chi nhánh.
- Kế toán thanh toán ngân hàng: Có nhiệm vụ cân đối tiền gửi Ngân hàng, cân đối kế hoạch mua
ngoại tệ, theo dõi tiền vay, tiền gửi, làm thủ tục vay, trả Ngân hàng đúng hạn, đối chiếu với kế toán kho, kế
toán bán hàng, phối hợp với thủ quỹ để cân đối tiền mặt, để thu chi có kế hoạch.
- Kế toán tiền lương, bảo hiểm và tài sản cố định: Phòng tổ chức theo dõi và quyết toán chi phí tiền
lương theo quy định, phòng kế toán nhận quyết toán từ phòng tổ chức tiến hành tính lương, BHXH, BHYT,
KPCĐ. Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phant ánh tổng hợp số liệu về tình hình tăng, giảm tài sản cố định, hàng
tháng kế toán lập bảng trích khấu hao tài sản cố định và tham mưu cho Chi nhánh trong việc sử dụng tài sản
cố định.
- Kế toán kho, quầy, công nợ: Trực tiếp theo dõi sổ sách chi tiết về hàng hoá, tài sản trong kho. Chịu
trách nhiệm trước lãnh đạo về hàng tồn kho, giá bán và về công nợ bán hàng đối với khách hàng cối mỗi
ngày, đôn đốc đối chiếu công nợ của các quầy, các cửa hàng.
- Thủ quỹ: Quản lý và bảo quản tiền mặt tại quỹ. Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các
chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt.
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
2.1. Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán.
Chi nhánh áp dụng chế độ kế toán mới theo quyết định số 167 / 2000/ QĐ- BTC ngày 25/10/2000.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/ N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ- Việt Nam đồng.
- Nguyên tắc và phương pháp đổi các đồng tiền khác theo giá thời điểm bán ra của ngân hàng Ngoại
thương TP. Hà Nội.
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký – Chứng từ.
- Phương pháp kế toán TSCĐ: Mở sổ theo dõi chi tiết từng tài sản.
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo giá mua thực tế hoặc theo đánh giá của Nhà nước.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà Chi nhánh áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Trong báo cáo tài chính áp dụng các mẫu biểu sau:
+ Mẫu số B01\ DN: “ Bảng cân đối kế toán”.
+ Mẫu số B02\ DN: “ Kết quả hoạt động kinh doanh”.
+ Mẫu số B09\DN: “ Thuyết minh báo cáo tài chính”.

2.2. Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán.
Mọi hoạt động kinh tế tài chính trong Chi nhánh được lập theo chứng từ mẫu
- Phần lao động tiền lương Chi nhánh áp dụng những chứng từ sau: Bảng chấm công, bảng thanh
toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH.
- Phần hàng tồn kho bao gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.
- Phần bán hàng có hoá đơn thuế GTGT.
- Phần tiền tệ gồm các phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng
kiểm kê quỹ.
- Phần tài sản cố định gồm biên bản giao nhận tài sản cố định.
2.3. Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản.
Chi nhánh công ty Điện máy TP. Hồ Chí Minh là công ty thương mại, dịch vụ cho nên hệ thống tài
khoản do Bộ Tài Chính quy định.
Để có thể hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán nhằm đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin kế
toán thì Chi nhánh không thể bỏ qua phương pháp tài khoản kế toán. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán
thống nhất ban hành cũng như quy mô và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị, kế toán trưởng xác
định danh mục hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong Chi nhánh. Đồng thời xây dựng danh mục và cách
thức ghi chép các tài khoản cấp II được áp dụng trong Chi nhánh. Các TK cấp I được sử dụng là: TK 111,
112, 113, 131, 133, 136, 138, 144, 211, 214, 241, 351, 311, 333,3 34, 338,341
Tài khoản cấp II là: TK 3382, 3383, 3384, 1388, 3331,33312,3333,6418.
2.4. Tổ chức sổ kế toán.
Trong 4 hình thức sổ kế toán, Chi nhánh đã áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký – Chúng từ.
Trình tự ghi sổ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 12: Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Chứng từ
Chứng từ gốc v các bà ảng phân bổ
Nhật ký - Chứng từ
Sổ cái
Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo t i chínhà

Bảng kê
Ghi chú: Lập h ng ng yà à
Lập cuối kỳ kế toán
Đối chiếu
2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo.
Trong Chi nhánh báo cáo kế toán bao gồm: Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
- Báo cáo tài chính: Bao gồm 3 biểu mẫu sau:
+ Bảng cân đối kế toán: Mẫu số 01.
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Mẫu số 02.
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số 09.
- Báo cáo quản trị:
Các báo cáo quản trị cung cấp thông tin Tài chính kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ của Chi
nhánh. Báo cáo quản trị bao gồm:
+ Báo cáo tổng doanh thu.
+ Báo cáo số dư công nợ.
+ Báo cáo về tài sản cố định.
+ Báo cáo về thu nhập người lao động.
Báo cáo tài chính của Chi nhánh được lập và gửi vào cuối mỗi quý, báo cáo tài chính được gửi chậm
nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, còn thời hạn gửi báo cáo Tài chính năm của công ty là 90 ngày.
III. KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU
THỤ.
1. Hạch toán quá trình mua hàng.
1.1. Phương thức mua hàng và chứng từ sử dụng .
Tổ chức khai thác nguồn hàng là một nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị kinh doanh thương mại. Chi
nhánh công ty điện máy TP. Hồ Chí Minh là đơn vị kinh doanh thương mại, vì vậy, nguồn hàng chủ yếu của
chi nhánh là mua hàng hoá sản xuất trong nước và nhập khẩu. Cách thức mua hàng của chi nhánh chủ yếu
là mua trực tiếp của các đơn vị, cá nhân sản xuất hoặc mua hàng qua các đơn vị nhập khẩu và phân bổ.
- Bộ chứng từ sử dụng gồm:
+ Hoá đơn mua hàng.
+ Biên bản kiểm nghiệm hàng

+ Phiếu nhập kho
+ Thẻ kho
1.2. Tính giá thực tế hàng hoá mua.

×