Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa nhật bản tới hoạt động xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.61 KB, 48 trang )

Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA
ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.1. Định nghĩa văn hóa
Theo các nghiên cứu của các nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde
Kluckhohn thống kê vào năm 1952, trên thế giới có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa
trong các công trình nổi tiếng thế giới.
Theo nghĩa ban sơ từ tiếng Hán, Văn hóa là những nét xăm mình qua đó người khác
nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh
và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo ngôn ngữ của
phương Tây, từ “Culture” – Văn hóa có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là
colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu
cúng.
Vào năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và
xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học
và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức
tin.
Vậy tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành
động và tương tác xã hội của con người.
1.1.2. Đặc trưng của văn hóa
Văn hóa có bốn đặc trưng cơ bản sau:
 Tính hệ thống: Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật
thiết với nhau, chứ không thể coi văn hóa như một phép cộng đơn thuần của những
tri thức bộ phận.
 Tính giá trị: Văn hóa chứa cái đẹp, chứa các giá trị, là thước đo mức độ nhân bản
của xã hội và con người. Dựa vào văn hóa, người ta có thể đánh giá trình độ văn
minh của một cộng đồng người, một đất nước và một thời đại.


Trang 1
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
 Tính nhân sinh: Văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn
của con người. Theo đó, văn hóa đối lập với tự nhiên - văn hóa là cái nhân tạo, tuy
vậy, nó là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người.
 Tính lịch sử: Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy
qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, buộc văn
hóa thường xuyên tự điều chỉnh, phân loại và phân bố lại các giá trị.
1.2. Các thành tố chính của văn hóa
1.2.1. Ngôn ngữ
Theo giáo trình ngôn ngữ đại cương của Trần Xuân Hạo, NXB Giáo dục 2005 thì
“Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ,
hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng”.
Sự xuất hiện của ngôn ngữ đã biến nhân loại mông muội trở thành những xã hội văn
minh với sự phát triển toàn diện cả về tinh thần và vật chất. Ngày nay, trong quá trình hội
nhập quốc tế, sự ảnh hưởng và thâm nhập lẫn nhau trong các phạm vi kinh tế, chuyển giao
công nghệ và kĩ thuật, văn hóa và ngôn ngữ đã tạo ra bức tranh hết sức phong phú và phức
tạp. Ngôn ngữ trên mọi phương diện có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của
một quốc gia. Thậm chí đôi khi ngôn ngữ là nhân tố quyết định đảm bảo sự ổn định và tiến
bộ của một quốc gia bằng cách giữ vai trò tác nhân giao tiếp, thống nhất dân tộc, pháp luật,
quản lí Nhà nước, chính trị và v.v.
Cùng với quá trình phát triển và giao thương giữa các nền kinh tế trên thế giới, ngôn
ngữ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng giao tiếp giữa các quốc gia và là
chất xúc tác quan trọng cho việc phát triển các quan hệ ngoại giao và kinh tế.
1.2.2. Đời sống tinh thần
a) Giá trị và quan điểm
Các giá trị và quan điểm đều là những yếu tố cần được nhắc đến khi nói tới văn hóa,
bởi chúng có mối liên hệ rất lớn đến con người. Những ý tưởng, niềm tin và nghi thức mà
con người gắn bó về mặt tình cảm là những giá trị. Giá trị bao gồm những thứ như sự trung
thực, sự chân thành, tự do và tính trách nhiệm. Giá trị cũng là điều quy định cái gì là đúng,

cái gì là sai. Hệ thống giá trị được hình thành qua quá trình giao tiếp, được duy trì và ủng hộ
bởi một nhóm người nhất định. Những giá trị ấy ảnh hưởng đến cách tư duy của con người
trong một nền văn hóa, và từ đó nó có tác động đến giao tiếp, đến cách thức làm việc của con
người.
Trang 2
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
Quan điểm là sự thể hiện giá trị tích cực hoặc tiêu cực, là những cảm xúc và khuynh
hướng của các cá nhân đối với những sự vật hay khái niệm. Quan điểm có ảnh hưởng đến
giá trị. Có thể nói, quan điểm định hướng cho sự hình thành giá trị. Ví dụ, người Mỹ quan
niệm trong cuộc sống cần có hưởng thụ, do đó họ coi trọng các giá trị vật chất cũng như đề
cao sự sở hữu vật chất.
b) Văn học và nghệ thuật
Văn hóa - văn học, nghệ thuật luôn là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền
vững của xã hội. Tư duy văn học, nghệ thuật là tư duy được thể hiện và thực hiện trong quá
trình sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật. Sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật là hình thái đặc trưng
và là hình thái cao nhất của hoạt động thẩm mỹ; trong sáng tạo và thụ cảm bao hàm cả đánh
giá giá trị. Do đó, nói đến vai trò của tư duy nghệ thuật đối với lối sống là nói đến vai trò của
nó đối với lối sống cả ở người nghệ sĩ, lẫn ở công chúng, tức lối sống của con người nói
chung trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định.
Là hình thái kết tinh và là hình thái cao nhất của tư duy thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật có
một vai trò độc đáo không thể thay thế đối với lối sống con người. Bên cạnh ngôn ngữ, thì
văn học và nghệ thuật chính là sự phản ánh mức độ phát triển văn hóa của một quốc gia. Văn
học nghệ thuật giúp hình thành, phản ánh và miêu tả chi tiết đời sống tinh thần của người dân
một nước.
c) Phong tục tập quán và thói quen
Phong tục tập quán và thói quen được hình thành qua một quá trình lâu dài của đời
sống xã hội, quy định cách thức con người ứng xử phù hợp với một nền văn hóa nhất định.
Trước hết chúng ta xét đến nghi thức. Nghi thức là những cách thức đúng đắn trong
cư xử, nói năng và ăn mặc trong một nền văn hóa. Chẳng hạn như, trong nền văn hóa A-rập
từ vùng Trung Đông cho đến miền Tây Bắc nước Mỹ, một người sẽ không chìa tay ra chào

người lớn tuổi hơn nếu như người lớn hơn đó không giơ tay ra chào trước.
Khi những thói quen và cách ứng xử trong những hoàn cảnh cụ thể được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác thì chúng trở thành phong tục tập quán. Chúng khác nghi thức ở
chỗ chúng xác định những thói quen hoặc cách ứng xử phù hợp trong những tình huống cụ
thể. Ví dụ như người Nhật có truyền thống mở những bữa tiệc đặc biệt cho những cô gái và
chàng trai bước sang tuổi 20.
d) Tôn giáo
Tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến
những câu hỏi căn bản về đặc tính loài người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh
(nếu có). Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống
Trang 3
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và
những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ.
Tôn giáo là một phổ quát văn hóa nên nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài
người. tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế những người có cùng một tôn giáo
gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy. Và tôn giáo có chức năng tích
hợp xã hội và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội loài người
1.2.3. Đời sống vật chất
Đời sống vật chất của con người là một phần của nền văn hóa, cụ thể hơn, đó là một
phần trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Đời sống vật chất bao gồm những gì
đáp ứng nhu cầu thể chất và sinh lý của con người, từ ăn uống, mặc, ở, sinh hoạt, đi lại cho
đến tiêu dùng.
Đời sống vật chất của con người còn bao hàm ý nghĩa thích nghi với môi trường tự
nhiên. Việc ăn uống, mặc, ở, đi lại của con người chịu ảnh hưởng từ địa lý, khí hậu, môi
trường, v.v. Những yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của con người
trong mỗi nền văn hóa.
Tất cả những công nghệ được sử dụng trong một nền văn hóa để sản xuất ra hàng hóa
và cung cấp dịch vụ được gọi là văn hóa vật chất. Sự thay đổi trong văn hóa vật chất dẫn tới
nhiều thay đổi trong những khía cạnh khác của văn hóa con người. Chẳng hạn, việc ra đời

các phương tiện liên lạc hiện đại phục vụ cuộc sống và công việc như máy điện thoại, máy
fax, thư điện tử đã tạo nên những thay đổi trong cách thức tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi công
việc của con người.
1.3. Vai trò của văn hóa trong hoạt động kinh doanh và ngoại thương
1.3.1. Ảnh hưởng tới tư duy và phong cách làm việc
- Ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ: Theo những nghiên cứu mới nhất về não bộ dựa
trên công nghệ cao do giáo sư John Gabrieli và Trey Hedden thuộc Viện nghiên cứu não
bộ McGovern - Học viện công nghệ Massachussets (MIT); Sarah Ketay và Arthur Aron -
Đại học Stony Brook, New York; Hazel Rose Markus - Đại học Stanford khẳng định
rằng: “văn hóa không chỉ tác động tới ngôn ngữ, phong tục mà còn ảnh hưởng tới cách
mà con người cảm nhận về thế giới xung quanh ở mức độ cơ bản nhất - thí dụ như những
điều con người quan sát và tìm kiếm trên đường phố, hoặc thậm chí đơn giản chỉ là cách
nhận biết một đoạn thẳng nằm trong hình vuông.
Trang 4
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
- Văn hóa ảnh hưởng tới cách bạn tư duy và giải thích hiện tượng xung quanh: "Văn hóa
không thay đổi cách bạn quan niệm, đúng hơn văn hóa điều khiển cách bạn tư duy và
giải thích thế giới xung quanh".
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, ở những cá nhân gần gũi về văn hóa xuất hiện
những hiệu ứng lớn hơn, họ ưa thích những câu hỏi và giá trị trong những quan hệ xã hội.
Thí dụ như một cá nhân có chịu trách nhiệm hay không về những thất bại của một thành viên
trong gia đình, phản ánh sự can dự của yếu tố văn hóa. Trong cả hai nhóm, não bộ hoạt động
mạnh mẽ hơn khi ghi nhận những kích thích phù hợp với văn hóa.
"Mọi người sử dụng cùng một cơ chế chú ý cho nhiều hoạt động nhận thức phức tạp
nhưng họ được dạy bảo để sử dụng nó trong những cách khác nhau, đó chính là nhiệm vụ
của văn hóa". Gabrieli nói: "Thật hấp dẫn khi xem xét cách mà não bộ phản hồi những hình
vẽ đơn giản, một trong những hướng có thể tiên đoán, đó là cách mà cá nhân suy nghĩ về
những mối quan hệ tự chủ hay phụ thuộc trong xã hội". Nhóm các nhà nghiên cứu được dẫn
dắt bởi Trey Hedden và John Gabrieli tại Học viện công nghệ Massachusetts, đã chỉ ra rằng
hoạt động não bộ của con người bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tập quán vốn ăn sâu trong ý thức.

Vì thế, những suy nghĩ và hành động của con người phụ thuộc phần lớn vào nền văn
hóa giáo dục và đào tạo nên họ. Nền văn hóa ảnh hưởng đó có thể là văn hóa gia đình, xã
hội, nền giáo dục quốc gia và cả nền văn hóa vật chất sẵn có… của mỗi quốc gia.
1.3.2. Ảnh hưởng tới kinh doanh và tiêu dùng
Như đã phân tích ở trên, văn hóa ảnh hưởng sâu sắc tới cách tư duy và làm việc của
con người, vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng của xã
hội.
1.3.2.1.Ảnh hưởng của văn hóa tới kinh doanh
Quá trình kinh doanh, mua sắm của một doanh nghiệp được miêu tả như sau:
Hình 1.3.2.1.1: quy trình mua sắm của tổ chức
Nguồn: Internet
Trang 5
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
Văn hóa ảnh hưởng sâu sắc tới mọi thành tố của quy trình này từ việc xác định nhu
cầu, tìm kiếm bạn hàng cho tới quyết định của doanh nghiệp từ cả hai phía người mua và
người bán.
- Ảnh hưởng của văn hóa tới tìm kiếm đối tác kinh doanh. Ví dụ như khi tìm kiếm đối
tác kinh doanh tại Mỹ, chúng ta cần quan tâm tới suy nghĩ độc lập của họ, luôn quan
tâm tới chi tiết hơn là quan sát tổng thể. Từ đó có thể phán đoán các phương pháp
tiếp cận thông tin của người Mỹ là sử dụng các phương tiện kỹ thuật số: máy tính,
điện thoại thông minh. Các thông tin của họ phần lớn được tiếp nhận từ mạng
Internet. Do vậy, nếu muốn xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường này, các doanh nghiệp
Việt Nam cần phát triển thương mại điện tử, đăng ký truy cập tại các trang web B2B,
các cổng thông tin thương mại toàn cầu
- Văn hóa ảnh hưởng tới cách người ta xử lý thông tin, đặc biệt trong kinh doanh, nó
ảnh hưởng tới cách đối tác của bạn đánh giá khả năng cạnh tranh, uy tín, thương hiệu
cũng như nhận xét về những giá trị đạo đức kinh doanh của công ty bạn. Lấy ví dụ tại
Nhật Bản, do tiến hành công nghiệp sớm và nhanh chóng nên đã để lại nhiều hậu quả
về môi trường tại nước này. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân
dân được cải thiện, vì thế mà người dân Nhật và các đối tác Nhật Bản quan tâm nhiều

tới khía cạnh môi trường của sản phẩm. Hầu hết các công ty sản xuất công nghiệp (ví
dụ như linh kiện điện tử) của Nhật đều được yêu cầu đạt tiêu chuẩn ISO 14001 - là
tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường. Mặt khác, các sản phẩm được
nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải trải qua các kiểm định ngặt nghèo về các
tiêu chuẩn này. Văn hóa ảnh hưởng tới hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường
nói riêng và hoạt động marketing quốc tế nói chung. Tại Việt Nam khi mà nền kinh
tế nhỏ lẻ, manh mún, quan hệ làng xã vẫn được duy trì thì hệ thống phân phối chủ
yếu tới tay người tiêu dùng là hệ thống bán lẻ. Vì thế nếu các doanh nghiệp muốn
tiếp cận thị trường bán lẻ này họ phải đẩy mạnh hoạt động quảng bá và thay đổi
chính sách lợi nhuận, hoa hồng cho các đại lý bán lẻ này. Ngoài việc tác động tới
hình thức của hệ thống phân phối, văn hóa còn ảnh hưởng nhiều tới thời gian, lợi
nhuận phân phối và vị thế của người sản xuất – nhà phân phối trên thị trường.
Ví dụ như để thâm nhập thị trường sản xuất đồ gỗ châu Âu, chiến lược phân phối mà
các doanh nghiệp Việt Nam cần phân phối theo một trong các hướng chính sau:
 Phân phối qua đại lý
 Phân phối qua các công ty thiết kế, chuyên ngành
Trang 6
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
 Phân phối qua các hệ thống bán lẻ (là tổ chức hoặc các tổ chức phân phối không
chuyên như siêu thị, bách hóa…
Hình 1.3.2.1.2: Kênh phân phối gỗ tại thị trường Châu Âu
Đại lý
Franc
hise
Hệ
thống
cửa
hàng
Hệ thống của nhà máy
Flagship stores

Bán qua mạng
Người

hợp
đồng
Đại lý mua hàng
Nhà sản xuất nội địa Đại lý bán hàng
Phòng
ngủ
Bếp
Trong
nước
NHÀ SẢN XUẤT
NGƯỜI MUA HÀNG
Bách
hóa
Phân phối không
chuyên
Phân phối chuyên ngành
Siêu thị /
DY
Mua
hàng
bằng
Nhà nhập khẩu/Bán buôn
Dòng phân phối chính
Dòng phân phối phụ
Cửa hàng
bán lẻ
Bán lẻ lớn Tập đoàn mua

Tổ chức Cá nhân
Nguồn: www.cbi.nl
1.3.2.2.Ảnh hưởng của văn hóa tới tiêu dùng
Văn hóa rất có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, đến quyết định mua hàng của mỗi
người.
Do vậy, hành vi tiêu dùng đã được xem là một nghiên cứu về đặc điểm của người
tiêu dùng, về nhân khẩu học, tâm thần học và những biến chuyển của nhu cầu con người.
Ngoài ra, đây còn được dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một nhóm người như gia
đình, bạn bè và xã hội lên một cá thể. Do tất cả các khía cạnh của hành vi tiêu dùng đều được
yếu tố văn hóa bao trùm, nên những người làm marketing cần phải xác định và thấu hiểu
nhân tố này và tầm ảnh hưởng của nó lên marketing toàn cầu để đạt được thành công trong
kinh doanh.
Tháp nhu cầu của Maslow
Khi nhắc đến hành vi tiêu người tiêu dùng, không thể không nhắc đến Tháp nhu cầu
của Maslow (Maslow’s hierachy of needs). Maslow đã phân chia nhu cầu của con người theo
5 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là các nhu cầu cơ bản con người như văn, uống, duy trì nòi
giống…. để đảm bảo sự tồn tại của con người. Khi đã thỏa mãn nhu cầu cơ bản này, vấn đề
con người quan tâm lúc này là sự an toàn, an ninh của chính bản thân. Kế đến là nhu cầu giao
tiếp, những mối quan hệ và gắn bó trong xã hội. Nhu cầu tiếp tục tiến lên đến giai đaọn được
nhận biết và tôn trọng, để cuối cùng nhu cầu cao nhất là nhu cầu được thể hiện chính mình.
Hành vi người tiêu dùng sẽ thể hiện rất khác nhau qua các giai đoạn của tháp Maslow và văn
hóa có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở 2 điểm sau:
Trang 7
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
- Thứ nhất: Một điều cơ bản trong thuyết Maslow nhưng không hoàn toàn đúng ở tất
cả các nền văn hóa là nhu cầu không nối tiếp nhu cầu theo một trật tự nhất định.
- Thứ hai: Các nhu cầu có tính chất tương đồng sẽ được thỏa mãn bởi nhiều sản phẩm
khác nhau hay loại hình tiêu thụ khác nhau.
Trong một phạm vi xã hội, hành vi tiêu dùng của cá nhân sẽ thể hiện cá tính riêng và
sẽ xây dựng mối quan hệ xã hội dưới sự dẫn dắt của yếu tố văn hóa. Tôi chỉ lấy ví dụ thông

qua chỉ số đo lường Hofsted ở các quốc gia đa văn hóa. Tại Indonesia, dân số thừa hưởng
một di sản Malay quan trọng nhưng đã bị thay đổi thành hơn 300 nền văn hóa khác nhau trên
lãnh thổ. Văn hóa khác biệt này bắt nguồn từ sự xung đột giữa các quốc gia, văn hóa, tín
ngưỡng mà sản sinh ra các hành vi tiêu dùng khác nhau.
Sự tồn tại của văn hóa ảnh hưởng đến sở thích của từng cá nhân và đồng thời ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng. Văn hóa là một kinh nghiệm được chia sẽ bao gồm những hành
vi đã được trải nghiệm và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của từng cá nhân trong xã hội.
Việc tiêu dùng trở thành một tiến trình xã hội tích cực bắt nguồn từ các yếu tố văn hóa. Văn
hóa ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng và đồng thời ảnh hưởng đến
đức tin và thái độ của cá nhân.
1.3.3. Ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh quốc gia
Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh quốc gia, chúng ta cần
loại bỏ yếu tố điều kiện tự nhiên bởi những ngành sản xuất vật chất dựa nhiều vào tài nguyên
thiên nhiên (trừ ngành hóa chất và sản xuất giấy) không thể tạo ra những ngành kinh tế
xương sống của quốc gia. Những yếu tố văn hóa được đề cập chính ở đây là con người và tư
duy, trí tuệ của họ.
Trước tiên cần hiểu rõ, lợi thế cạnh tranh quốc gia là gì?
Một cách tổng quát, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở năng suất lao động
quốc gia đó trong một thời điểm nhất định. Mục tiêu chính yếu của một quốc gia là tạo ra
mức sống ngày càng cao cho công dân mình. Tuy nhiên năng suất lao động lại bị ảnh hưởng
bởi những yếu tố sau:
- Giới hạn tâm sinh lý của người lao động
- Giới hạn phục vụ của công nghệ, máy móc và các yếu tố khoa học kỹ thuật
- Giới hạn trình độ quản lý, kinh nghiệm quản lý
Nói tóm lại, năng suất bị giới hạn bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – vốn
được xây dựng và phát triển theo tiến trình phát triển của nền văn hóa và lịch sử đất nước
cũng như hình thái xã hội hiện tại.
Trang 8
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia, của một ngành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Đổi mới lợi thế cạnh tranh khi nhận thức được một cơ hội thị trường hoàn toàn mới.
Đó là những phát minh, những phát hiện về lỗ hổng thị trường và tạo ra lợi thế dẫn
đầu thị trường.
- Lợi thế cạnh tranh quốc gia không chỉ phụ thuộc vào thương mại quốc tế mà còn phụ
thuộc vào đầu tư quốc tế. Thương mại và đầu tư quốc tế tạo điều kiện chuyển giao
công nghệ mới, hiện đại hoặc tạo điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất rẻ hơn,
tạo ra lợi nhuận và năng suất vượt trội.
- Để có thể duy trì mức độ cạnh tranh, các quốc gia, các hãng phải không ngừng nâng
cấp lợi thế đó, chuyển sang loại hình tinh tế hơn, phức tạp hơn. Đây cũng là một loại
hình đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sản phẩm có sẵn.
Tốc độ và mức độ tăng năng lực cạnh tranh lại phụ thuộc khá nhiều vào nền văn hóa
hiện tại của quốc gia đó:
- Nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định tới tốc độ và nhịp độ
tăng trưởng của năng lực sản xuất. Đây là yếu tố quyết định tới khả năng tiếp thu KH
– KT mới cũng như tạo ra các phát minh, sáng kiến sản xuất…
- Thể chế chính trị và xã hội. Ngoài nguồn lực con người thì thể chế chính trị và xã hội
ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường thuận lợi cho ngành sản xuất phát triển hay kìm
hãm chúng.
- Các trở lực khác như tôn giáo có thể ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị, ổn định kinh
tế và sản xuất.
1.3.4. Ảnh hưởng tới hoạt động ngoại thương
Theo lý thuyết quản trị kinh tế quốc tế, cơ sở để xuất hiện hoạt động ngoại thương
giữa các quốc gia bao gồm:
- Phản ứng chủ động do các nhân tố bên trong (vấn đề quản trị, hiệu quả kinh tế theo
quy mô, hiệu quả kinh tế theo phạm vi, hiệu ứng kinh nghiệm) và bên ngoài (cơ hội
sinh lợi, cơ hội gia tăng sản lượng, lợi thế của phân bố địa lý, kiểm soát đối thủ cạnh
tranh).
- Phản ứng thụ động do các nhân tố bên trong (tác động kéo, tồn kho quá mức, dưa
thừa công suất và yêu cầu phân tán rủi ro), và bên ngoài (cấu trúc thị trường, sự kém
hấp dẫn của môi trường nội địa, áp lực chính trị…)

Trong hoạt động ngoại thương, các doanh nhân và các công ty luôn vươn tới những
thị trường mới, mong muốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thuộc những nền
Trang 9
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
văn hóa mới. Việc quan trọng đầu tiên mà họ phải làm là tìm hiểu nền văn hóa của địa
phương nơi họ định thâm nhập hoặc định tiến hành kinh doanh. Việc tìm hiểu này không chỉ
bao gồm những vấn đề liên quan đến giao tiếp, cách thức tư duy và phong cách làm việc, mà
thương nhân hay doanh nghiệp còn phải có hiểu biết đầy đủ về những gì được coi là tốt, là
đẹp trong nền văn hóa mà họ đang dần dần tiếp cận. Chính vì thế, còn có thể kể đến vai trò
của hiểu biết về mỹ học trong hoạt động ngoại thương. Mỹ học là những gì mà văn hóa coi là
“hợp thị hiếu” trong nghệ thuật (bao gồm cả âm nhạc, hội họa, khiêu vũ và kiến trúc), là hình
ảnh gợi nên bởi những sự biểu đạt cụ thể, và thậm chí cả tính hình tượng của một số màu sắc
nhất định cũng được gọi là mỹ học. Mỹ học có vai trò quan trọng khi một công ty tính đến
chuyện kinh doanh ở một nền văn hóa khác. Rất nhiều sai phạm có thể xảy ra từ việc chọn
màu sắc không phù hợp trong quảng cáo, đóng gói hàng hóa và ngay cả màu sắc của đồng
phục làm việc. Ví dụ, màu xanh lá cây là màu yêu thích đối với cư dân đạo Hồi và là màu sắc
trên hầu hết quốc kỳ các nước theo đạo Hồi, kể cả Jordani, Pakistan và Cộng hòa A-rập.
Điều đó dẫn tới việc hàng hóa thường được đóng gói màu xanh lá cây để lợi dụng thông điệp
về màu sắc này. Ngược lại, một loạt các nước châu á, màu xanh lá cây thường gây liên tưởng
tới sự ốm yếu.
Như vậy, chúng ta thấy rằng văn hóa có vai trò không nhỏ trong kinh doanh nói
chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng cụ thể của văn
hóa trong hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bản trong chương tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Trong chương I, sau khi phân tích khái niệm văn hóa, các thành tố chính của văn hóa,
tác giả đi sâu vào phân tích mối liên hệ của văn hóa tới tư duy và ý thức của con người nói
chung. Từ đây, theo logic, mở rộng dần ra phân tích ảnh hưởng của văn hóa tới tiêu dùng,
kinh doanh, tới lợi thế cạnh tranh quốc gia cũng như hoạt động ngoại thương hay thương mại
quốc tế theo tính chất bắc cầu. Nhờ đó, có thể đưa ra các luận điểm, luận cứ dùng để phân
tích ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam – Nhật Bản (trong đó chủ yếu là văn hóa Nhật Bản)

tới hoạt động ngoại thương của hai nước trong chương II.
Trang 10
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN
2.1.Giới thiệu chung về Việt Nam và Nhật Bản
2.2.1.Việt Nam
a) Đất nước
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở
trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung
Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình
Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4.510 km. Trên đất liền, từ
điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650km.
Về khí hậu, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên
về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Về
địa hình, lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai
đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi và có bờ biển dài. Về tài nguyên, Việt Nam có nguồn tài
nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.
Dân số: Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của
Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9.47 triệu người so với năm 1999.
b) Văn hóa
Ngôn ngữ: Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính
thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính
chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng.
Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt từ vựng
kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu.
Trong buổi đầu dựng nước, người Việt đã vay mượn chữ Hán làm chữ viết của mình,
phải tới khoảng thế kỷ thứ 15 thì chữ Nôm mới ra đời, tuy nhiên trong xã hội vẫn song song
sử dụng 2 loại chữ viết này. Từ thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam

truyền đạo Công giáo đã dựa trên ký tự Latinh để chuyển âm tiếng Việt sang chữ Lalinh và
đây là cơ sở cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ hiện nay của Việt Nam.
Giá trị và quan điểm: Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là
làng. Làng là một tổ chức khá khép kín. Làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị
thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng. Đơn vị xã hội nhỏ hơn
làng là các gia đình. Khác với người phương Tây, gia đình ở Việt Nam được hiểu là một gia
Trang 11
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung sống. Gia đình được
tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên
có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người.
Vì nền tảng văn hóa là nông nghiệp nên người Việt có quan niệm ứng xử hài hòa với
thiên nhiên. Kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm hòa hợp với cảnh quan xung
quanh. Người Việt có hiểu biết lớn về thiên nhiên, đặc biệt là về điều kiện tự nhiên thích hợp
cho nông nghiệp. Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chọi với thiên nhiên để
phát triển nông nghiệp, như việc đắp đê phòng chống lũ lụt.
Tôn giáo và tín ngưỡng: Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con
người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh
tín ngưỡng phồn thực.
Phong tục tập quán và thói quen: Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn
phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư
tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc
nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức
dân tộc.
Sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóa dân gian đặc trưng tại mọi miền trên đất nước
Việt Nam. Trong tâm lý và tình cảm, lễ hội mang lại sự thanh thản cho con người Việt Nam,
gạt đi những lo toan thường nhật, tăng thêm sự gắn bó và tình yêu đối với thiên nhiên, đất
nước. Là một nước nông nghiệp, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào lúc “nông nhàn” - mùa
xuân và mùa thu, trong đó có một số lễ hội chung cho mọi người trên khắp đất nước như Tết

Nguyên Đán, Rằm Tháng Bẩy, Rằm Tháng Tám, Giỗ tổ Hùng Vương...
Về văn học, Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng.
Là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nền văn học riêng của mình,
tất cả tạo nên một nền văn học Việt Nam đa bản sắc. Văn học cổ, gồm dòng văn học dân
gian, văn học chữ. Dòng văn học dân gian xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, xây
dựng và đấu tranh ngay từ thuở sơ khai, còn dòng văn học chữ được bắt đầu du nhập vào
Việt Nam từ đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Văn học hiện đại chỉ thực sự xuất hiện chi
chữ Quốc ngữ được sử dụng và phát triển mạnh mẽ.
Nghệ thuật biểu diễn: Trong nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam, có nhiều thể loại
như chèo, tuồng, cải lương, rối nước, ca múa nhạc cung đình, hát quan họ, chầu văn, ca trù,
hát then, lý Nam Bộ… nhưng phổ biến nhất và thường được biểu diễn nhiều nhất là chèo,
Trang 12
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
tuồng, cải lương, hát quan họ, rối nước, lý Nam Bộ và nhã nhạc (một hình thức của ca múa
nhạc cung đình).
Kiến trúc: Gồm kiến trúc dân gian và kiến trúc ngoại du. Về kiến trúc dân gian như
kiến trúc gỗ, kiến trúc gạch đá, kiến trúc tre nứa lá khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất
nước Việt Nam. Kiến trúc ngoại du được chuyển hóa và hòa trộn giữa hai trường phái kiến
trúc của Châu Âu, Bắc Mỹ và kiến trúc truyền thống Á Đông từ thế kỷ 19.
Hội họa và điêu khắc: Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh Thờ. Tranh
dân gian gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh. Tranh dân gian thường
được in với kỹ thuật khắc ván để in với số lượng lớn. Trong khi đó hội họa đương đại chỉ
mới được phát triển từ khoảng những năm 20 của thế kỷ 20.
Đời sống vật chất
Hiện nay, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của
Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng
thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế
hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt nền kinh tế
vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất công thương nghiệp và dịch vụ có phát
triển tuy nhiên chưa thực sự nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tế nhà nước là
khu vực lớn nhất, chiếm 36,43 % GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo lần lượt là kinh tế cá
thể (29,61 %), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tư nhân (10,11 %).
1
Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực kinh tế, đó là: 1) nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công
nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện,
nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
2
Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu sắc. Cho
đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51
hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về
đối xử tối huệ quốc.
3
1
Tổng cục Thống kê (Việt Nam): “Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần
kinh tế và phân theo ngành kinh tế”. Truy cập ngày 11/1/2009.
2
Tổng cục Thống kê (Việt Nam): “Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần
kinh tế và phân theo ngành kinh tế”. Truy cập ngày 11/1/2009.
3
Bui Quang Tuan (2007), “Economic Integration of Vietnam,” paper presented at the 32nd FAEA Annual
Conference "Politics and Economic Development of ASEAN", Bangkok, December 7-8; Lưu Ngọc Trịnh và
Trần Thị Lan Hương (2007), “Hội nhập đa tuyến: Kinh nghiệm của Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và
Chính trị Thế giới, số 11(139), trang 45-51, tháng 11.
Trang 13
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
2.2.2.Nhật Bản
a) Đất nước

Là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 379.954
km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía đông của
Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung
Quốc ở phía nam. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nhật Bản là quốc gia dẫn
đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Nhật Bản cũng là nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu tính
theo tổng sản phẩm nội địa chỉ sau Hoa Kỳ.
Dân số: dân số Nhật Bản ước tính vào năm 2010 lên 129,5 triệu người, và là một
trong mười nước đông dân nhất thế giới, với mật độ dân cư rất cao, đặc biệt tại các khu vực
thành thị như Tokyo, Osaka…
b) Văn hóa
Ngôn ngữ: Tiếng Nhật Bản, hay tiếng Nhật, là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu
người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Nó là một
ngôn ngữ chắp dính và nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch,
đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với
những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người
nói, người nghe và người được nói đến trong cuộc hội thoại. Kho ngữ âm của tiếng Nhật khá
nhỏ, với một hệ thống ngữ điệu rõ rệt theo từ. Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba
kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana và đơn âm cứng
Katakana.
Giá trị, quan điểm và tính cách con người: Do sống biệt lập với các quốc gia khác
tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nét
riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa... trong đó gia đình đã giữ một vai
trò trọng yếu. Trước Thế Chiến thứ Hai, phần lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm
ba thế hệ, sau đó, do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đô thị cũng làm gia
tăng loại gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại đại gia đình giảm từ
44% vào năm 1955 xuống còn 13,7% vào năm 1991.
Người ta cho rằng khó có thể dò xét được tình cảm và suy nghĩ của người Nhật bởi
cách cư xử kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài của họ. Nhưng khi đã quen, bạn sẽ thấu
hiểu được những tình cảm của họ thông qua sự khác nhau rất tinh tế chứa đựng trong từng cử
chỉ giao thiệp.

Trang 14
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
Người Nhật thường kiềm chế bản thân, họ không dễ dàng sung sướng khi nhận được
những lời khen ngợi. Về tính khiêm nhường, có thể ví dụ như khi tặng quà, người Nhật
thường nói “chỉ là chút quà mọn của tôi”. Người nước ngoài nghe được câu này thường rất
ngạc nhiên. Thực ra, đó là cách diễn đạt tế nhị dù quà tặng luôn được chọn hết sức cẩn thận.
Đó là sự nhã nhặn, khiêm tốn thật sự đúng cách của người Nhật. Tuy nhiên, có sự khác biệt
trong suy nghĩ giữa các thế hệ, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng nên bộc lộ tình cảm
của mình.
Văn hóa nghệ thuật: Nói đến nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, người ta thường liên
tưởng đến nghệ thuật cắm hoa Ikebana, trà đạo, thư đạo... Hầu hết các loại hình nghệ thuật
này đều có nguồn gốc từ nước ngoài và khi du nhập vào Nhật Bản, được người dân nước này
tiếp thu một cách khéo léo để trở thành nghệ thuật Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới.
Một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật truyền thống Nhật Bản là chất trầm lắng nhưng
rất dễ lan tỏa, lay động lòng người một cách tinh tế. Đó là thứ nghệ thuật ẩn chứa cái đẹp cần
được khám phá. Một cái quạt trong tay diễn viên sân khấu kịch có thể gợi lên hình ảnh của
cây kiếm (khi xếp quạt lại) hoặc trở thành trang giấy viết thư tình, thành cây dù xòe che trên
đầu. Sự tích hợp này bao gồm trong một cử chỉ đẹp nhẹ nhàng, trong một cái nhìn kín đáo
vào phần sâu thẳm nơi mỗi con người. Cái phong thái tĩnh lặng, tâm tư chứa chan cháy bỏng
mà trầm mặc đã được người Nhật thể hiện thành công qua nhiều hình thức nghệ thuật như trà
đạo, cung đạo, kiếm đạo...
Nghi thức trà đạo bao hàm cả sự thưởng thức cả căn phòng nơi nghi lễ được tổ chức,
cả mảnh vườn sát phòng, cả bộ đồ trà, cả cách trang hoàng sắp đặt như những bức tranh dài
treo tường hay cách cắm hoa. Đó cũng là tính thẩm mỹ – chuẩn mực của tất cả những hình
thái nghệ thuật truyền thống Nhật Bản. Hơn thế, các kiểu cách được tuân thủ trong nghi thức
dùng trà và các loại hình nghệ thuật truyền thống khác đều ảnh hưởng đến sự phát triển các
thói quen của người Nhật: coi trọng hình thức, cư xử kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra bên
ngoài...
Cũng theo truyền thống Shinto (thần đạo), bản chất con người và toàn bộ thế giới vạn
vật vốn là sự thanh khiết và lành mạnh. Không có một sự đối nghịch hay phân ranh nào giữa

con người với thế giới tự nhiên.
Mặt khác, tư tưởng Thiền tông đã đem lại cho người Nhật một quan điểm hợp lý hơn
về cái đẹp, bởi vì mục đích của những người theo Thiền tông là loại bỏ sự chi phối của lý trí
để hòa nhập thiên nhiên. Họ quan tâm đến sự vĩnh hằng đằng sau các đổi thay chứ không
phải sự vận động ồn ào, náo nhiệt diễn ra trên bề mặt cuộc sống. Do đó, các nghệ thuật
Trang 15
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa và các thể loại sân khấu của Nhật Bản
thường toát lên một ý niệm về tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên.
Đời sống vật chất
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển, quy mô nền kinh tế này
theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo
GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc.
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân
số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. GDP trên đầu người là 36.218
USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên
nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn
nhất thế giới. Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng
1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn
Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính
của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất.
Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%
4
, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út
5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những
mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt
là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
của đất nước. đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề.
2.2.Quan hệ ngoại thương Việt Nam – Nhật Bản

Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Nhật Bản đạt kim ngạch
hơn 16 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,8 tỷ USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cán cân thương mại giữa hai nước tương đối cân bằng. Từ năm 2000-2004, Việt
Nam nhập siêu khoảng trên 50 triệu USD/năm; Năm 2005-2006 Việt Nam xuất siêu trên 300
triệu USD/năm và đến năm 2007, nhập siêu khoảng 108 triệu USD (chủ yếu là do nhập khẩu
máy móc thiết bị gia tăng do có sự gia tăng trong đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt
Nam).
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2010 chủ
yếu là nông sản thực phẩm, hải sản, may mặc, gỗ và sản phẩm từ gỗ...(Tham khảo phụ lục số
4
Blustein, Paul. "China Passes U.S. In Trade With Japan: 2004 Figures Show Asian Giant's Muscle". The
Washingtn Post (2005-01-27). Retrieved on 2006-12-28
Trang 16
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
1). Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là thị trường quan trọng đối với ngành dệt may và da giày của
Việt Nam (đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và EU).
Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ thương mại từ rất lâu, nhưng kể từ, khi
mà hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và hiệp định đối tác
toàn diện Việt Nam Nhật Bản VJEPA vào ngày 1/4/2008 Bản có hiệu lực, mối quan hệ của
hai nước được nâng lên tầm cao mới.
Biểu 2.2.1: Cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản (2001 – 2010)
Nguồn: phòng Đông Bắc Á- Vụ Thị Trường Châu Á TBD, Bộ Công Thương
Hiệp định được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Đối với thương mại hàng hóa, Việt Nam đồng ý tự do hóa đối
với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53%
kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tận
dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để
sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.

5
Những ngành hàng của Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ VJEPA là Thủy sản (thuế
suất giảm từ 5.4% xuống còn 1.31%), dệt may (từ thuế suất 7% xuống còn 0%). Tuy nhiên
trong 2 năm 2009 và 2010 vừa qua, cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản ngày càng bị
thâm hụt trầm trọng, một mặt là do sự tăng lên của tỷ giá Yên, nhưng phần lớn cho chúng ta
thấy được rằng giá trị nhập khẩu vượt quá xa so với giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
Quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ
lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền
5
/>Trang 17
-2,000
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
Xuất khẩu
2,509 2,438 2,909 3,502 4,411 5,232 6,069 8,538 6,292 7,778
Nhập khẩu
2,215 2,509 2,993 3,552 4,092 4,700 6,177 8,241 7,468 9,141
Cán cân
294 -71 -84 -50 319 532 -108 297 -1,176 -1,363
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (E)
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau. Nhật Bản
dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển, trong
đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này.
Tuy nhiên, trong quan hệ ngoại thương với Nhật Bản, các DN Việt Nam chưa tận
dụng hết được những lợi thế và ưu đãi mà các hiệp định thương mại, đầu tư song phương, đa

phương giữa hai nước. Nguyên nhân chủ yếu là trình độ thấp kém của các DN hầu như chưa
đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu khắt khe (thông qua các hàng rào kỹ thuật như quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu, nhãn môi
trường ecomark…)
Biểu 2.2.2: Phân tích SWOT (chủ yếu về mặt văn hóa) đối với các DN Việt Nam
Điểm mạnh
- Nhân công rẻ, giá đầu vào nguyên liệu
chế biến giá thấp, dồi dào
- Có những ngành nghề truyền thống, mặt
hàng xuất khẩu đặc trưng trên thị trường
thế giới
- Ưu đãi của nhà nước đối với xuất khẩu
(thuế suất xuất khẩu 0%, ưu đãi vay vốn
sản xuất phục vụ xuất khẩu…)
Điểm yếu
- Khả năng, trình độ quản lý yếu kém.
- Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm cao.
- Năng lực cạnh tranh tài chính còn yếu
- Yếu kém về thương hiệu (chưa XD
thương hiệu)
- Chưa đáp ứng và vượt qua được hàng rào
phi thuế quan: chống bán phá giá, rào cản
kỹ thuật (TBT)
Cơ hội
- Hội nhập mở ra cơ hội tham gia phân
công lao động quốc tế, học hỏi công nghệ
và kinh nghiệm quản lý
- Có cơ hội đổi mới máy móc, trang thiết bị
và nhận vốn đầu tư từ nước ngoài, mở

rộng ngành nghề lĩnh vực xuất khẩu
- Sự phát triển của công nghệ thông tin cho
phép tìm kiếm cơ hội kinh doanh nhiều
hơn
Thách thức
- Các nguồn lực thiên nhiên đang dần cạn
kiệt vì thế các ngành xuất khẩu sản phẩm
thô sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới
- Không đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn
chất lượng, môi trường, do vậy bị mất
dần thị trường (ví dụ như thủy sản) à
Phá sản
- Khủng hoảng trong chuyển đổi nguồn
lực hoặc tìm phải tìm hướng kinh doanh
mới, lạc hâu nhanh về công nghệ sản
xuất
Nguồn: Tự tổng kết
Khó khăn lớn nhất mà các DN xuất khẩu Việt Nam gặp phải khi kinh doanh tại thị
trường này chính là việc vấp phải quá nhiều hàng rào phi thuế quan (đặc biệt là hàng rào kỹ
thuật - TBT đối với các sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm…). Theo thống kê của tổ chức
Copenhagen Economics hiện tại ở Nhật Bản có khoảng 104 biện pháp được áp dụng cho lĩnh
vực sản xuất, số lượng TBT chiếm đa số (65/104) biện pháp.
Trang 18
Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua
Hình 2.2.1: Thống kê các rào cản phi thuế quan áp dụng cho lĩnh vực sản xuất
tại Nhật Bản trong thời gian qua
Nguồn: Báo cáo của Copenhagen Economics
Lấy ví dụ trong ngành sản xuất và chế biến thủy hải sản, theo Cục Quản lý Chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad, Bộ NN&PTNT) trong năm 2010, cơ quan thẩm
quyền Nhật Bản đã cảnh báo 57/5.070 lô hàng thủy sản của Việt Nam do có các dư chất

Trifluralin, Nitrofurans, Chloramphenicol. Riêng 7 tháng đầu năm nay, Nhật tiếp tục cảnh
báo 49/2.939 lô hàng cao hơn so cùng kỳ năm 2010. Trong đó, lô hàng cảnh báo về chất
Trifluralin chiếm 53%, còn Enrofloxacin chiếm 22%. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có
khoảng 68 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị Bộ Y tế,
Lao động và An sinh xã hội nước này cảnh báo dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép,
chủ yếu là các mặt hàng tôm, mực ống, cá ngừ và cá hồi, trong đó tôm chiếm tỷ lệ cao nhất
với 43 lô. Số lượng hàng bị trả về trong năm 2010 lên tới con số 275 lô hàng với gần 9.000
tấn sản phẩm thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, chủ yếu là sản phẩm cá tra, tôm,
mực, bạch tuộc...
Nhận thức về vấn đề an toàn thực phẩm và việc áp dụng quy trình, kỷ luật công
nghiệp vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu vẫn chưa được người xuất khẩu Việt Nam chú
trọng, một mặt là vì nền kinh tế của chúng ta đang phát triển ở trình độ thấp, mặt khác là do
nhận thức về các giá trị tiêu dùng (chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tiêu chuẩn công nghiệp…)
vẫn còn khá mới mẻ, khó nắm bắt đối với đa số người dân Việt – những người xuất phát từ
nền nông nghiệp lạc hậu.
Trang 19

×