TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY SỨ KỸ THUẬT HOÀNG LIÊN SƠN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY SỨ KỸ THUẬT HOÀNG LIÊN SƠN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sứ kỹ thuật
Hoàng Liên Sơn.
Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là một đơn vị sản xuất kinh doanh
chuyên về sản xuất sứ cách điện và sứ dân dụng phục vụ nhân dân trong tỉnh
và chương trình phát triển điện lưới quốc gia theo kế hoạch tập trung của Nhà
nước giao.
Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn được thành lập theo quyết định số
358/ TTG ngày 13 tháng 2 năm 1981 của Thủ tướng chính phủ (tiền thân của
công ty Sứ Lào Cai, năm 1979 chiến tranh biên giới phía bắc xảy ra, xí nghiệp
được chuyển về thị xã Yên Bái). Dây chuyền công nghệ thiết kế đạt 720 tấn/
năm bao gồm 370 tấn sứ dân dụng và 350 tấn sứ cách điện các loại.
Năm 1984 nhà máy bắt đầu sản xuất sản lượng đạt 250 tấn sứ/ năm.
Trong đó sản phẩm loại A đạt 50 %. Tổng số cán bộ, công nhân viên tại thời
điểm này là 400 người, mức thu nhập bình quân chỉ đạt 40.000 đ/ tháng (cơ chế
bao cấp đội ngũ kỹ thuật chưa được đào tạo, chủ yếu trưởng thành lên từ kinh
nghiệm thực tế, máy móc thiết bị lạc hậu nên chất lượng sản phẩm kém).
Năm 1990 đất nước chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang kinh tế thị
trường nhà máy gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nhất là
trong khâu tiêu thụ sản phẩm (Công tác quảng cáo các mặt hàng, chất lượng
sản phẩm giá thành, năng suất lao động) nhà máy đã gặp nhiều khó khăn dẫn
đến đời sống công nhân sa sút nghiêm trọng.
Năm 1991 và 6 tháng đầu năm 1992 nhà máy làm ăn thua lỗ, công nhân
thiếu việc làm, phải giải quyết nghỉ việc theo chế độ 176 là 185 người, nhà máy
tìm mọi biện pháp nhằm xoá bỏ những tồn tại không còn phù hợp với yêu cầu
quản lý mới, xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất cũng như hoạch toán
kinh doanh và được UBND tỉnh chấp nhận cho phép được đổi mới công nghệ
sản xuất.
Năm 1992 nhà nước thực hiện chính sách sắp xếp lại doanh nghiệp theo
Nghị định 388/ HĐBT. Nhà máy Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn được thành lập
theo giấy phép thành lập doanh nghiệp số 220/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm
1992 của UBND tỉnh Yên Bái. Sau khi thành lập lại Công ty đã tích cực đổi mới
cơ chế quản lý nội bộ, từng bước ổn định và phát triển sản xuất.
Năm 1993 cùng với việc nâng cao công tác hoạch toán từ phân xưởng
đến toàn Công ty, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một thiết bị lò nung và các thiết
bị chuyên dùng trị giá 15 tỷ đồng, đây là thiết bị hiện đại nhất của CHLB Đức
có công suất lớn làm năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên một cách
đáng kể. Cuối năm 1993 bắt đầu phục hồi Công ty đã sản xuất được 291 tấn sứ
cách điện với 10 loại sản phẩm.
Sự hoạt động đồng bộ và các biện pháp hữu hiệu đã phát huy các tiềm
năng của Công ty với sự tạo hướng phát triển đi lên. Thành công chưa nhiều
nhưng đã đem lại lợi nhuận cho Công ty. Hiện nay sản phẩm sứ của Công ty
chủ yếu chiếm thị trường trong nước và đã xuất sang nước ngoài. Đời sống
công nhân được cải thiện, tạo công việc cho hàng loạt lao động khác như: khai
thác nguyên vật liệu... Đây là thành tựu đáng kể trong bước đường phát triển
của Công ty với khối lượng sản phẩm sản xuất hàng năm rất lớn nên vấn đề
tiêu thụ sản phẩm tìm và mở rộng thị trường là một vấn đề hết sức được quan
tâm. Mặt hàng của công ty đẫ xuất khẩu sang các nước: Lào, Campuchia, Đài
Loan, Nhật Bản, Singapo.
Công ty đã mở một số văn phòng đại diện để giao dịch:
-Văn phòng Hà Nội (20-Hoàng Quốc Việt – Hà Nội) có trách nhiệm giao
dịch với khách hàng miền Bắc, cửa khẩu Hải Phòng.
-Văn phòng Nghệ An (349 đường Hà Huy Tập – thành phố Vinh) có trách
nhiệm giao dịch với khách hàng khu vực miền Trung.
-Văn phòng Đà Nẵng (52 đường Hải Phòng – thành phố Đà Nẵng) giao
dịch khách hàng miền Trung, cảng Đà Nẵng.
-Văn phòng miền Nam (182 quận Tân Bình – thành phố Hồ Chí Minh)
giao dịch khách hàng miền Nam.
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý và quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm của Công ty.
2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất của công ty
Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty hiện nay được biên chế gọn
nhẹ tổ chức theo hai cấp (kiểu trực tuyến). Biểu hiện sự tập trung thống nhất.
Công ty quán triệt nguyên tắc tuân thủ một điều lệ: mỗi nhân viên chỉ có một
thủ trưởng, mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên trực tiếp. Hệ thống chỉ thị, mệnh
lệnh, báo cáo được thực hiện phù hợp với nguyên tắc này. Trong sản xuất kinh
doanh đều do giám đốc quyết định trên cơ sở sự tham mưu giúp việc của hai
phó giám đốc, kế toán trưởng, các phòng ban chức năng.
SƠ ĐỒ 03: TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT CÔNG TY SỨ KỸ THUẬT HOÀNG LIÊN SƠN.
GI M Á ĐỐC
CÔNG TY
PHÓ GI M Á ĐỐC
KỸ THUẬT
PHÓ GI M Á ĐỐC
KINH DOANH
Phòng
kế toán
Phòng
kỹ thuật Kcs
Phòng Đb
chất lượng
Phòng
tc-hc
Phòng
kinh doanh
GI M Á ĐỐC
XÍ NGHIỆP SỨ
PHÓ GI M Á ĐỐC
XÍ NGHIỆP
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban như sau:
- Giám đốc Công ty
Là người vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho Công ty chịu trách
nhiệm trước sở Công nghiệp và các cơ quan chủ quản khác về mọi hoạt động
của Công ty. Giám đốc có toàn quyền quyết định trong điều hành hoạt động của
Công ty theo luật pháp kế hoạch cấp trên giao Nghị quyết Đại hội công nhân
viên và tình hình thực tế về quản lý và sản xuất kinh doanh trong đơn vị.
- Hai phó giám đốc
Tham gia lãnh đạo Công ty giúp giám đốc những việc mà giám đốc yêu
cầu trong lĩnh vực công tác cụ thể.
- Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm trước phó giám đốc kinh doanh, về tổ chức điều hành
trong hoạt động có hiệu quả của phòng kinh doanh trong việc lập kế hoạch sản
xuất và tiêu thụ. Từ đó trú trọng khâu quảng cáo và tuyên truyền bán sản
phẩm tổ chức mua sắm cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất, quản lý thiết bị
vận tải, kho bãi, sản phẩm vật tư.
- Phòng tổ chức hành chính
Tổ chức hoạt động của phòng trong việc lập kế hoạch đào tạo cán bộ,
nâng lương giải quyết các chế độ với người lao động, quản lý nhân sự tuyển
đúng hợp đồng lao động, tổng hợp, báo cáo thi đua khen thưởng và kỷ luật,
quản lý trị an cơ quan , quản lý hồ sơ lưu trữ văn thư, quản lý việc chăm sóc
sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, quản lý thiết bị tài sản dụng cụ văn phòng
phục vụ việc giao dịch của giám đốc và các bộ phận.
- Phòng kế toán
Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về việc tổ chức điều hành hoạt
động có hiệu quả, có nhiệm vụ sao chép thu nhận và xử lý thông tin về tình hình
tài chính của Công ty để tìm phương hướng giải quyết, chịu trách nhiệm về tài
chính, lợi nhuận Công ty, thực hiện trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong
KIỂM TRA
KCS
CÍC TỔ
SẢN XUẤT
KẾ TO NÁ
XÍ NGHIỆP
Công ty đồng thời thực hiện các chế độ của Nhà nước có liên quan đến tài
chính.
- Phòng đảm bảo chất lượng
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những sản phẩm từ những khâu
đầu vào cho đến khâu kết thúc qúa trình sản xuất, đóng dấu tiêu chuẩn chất
lượng bảo đảm đúng chất lượng của Công ty khi xuất ra thị trường tiêu thụ.
- Phòng kỹ thuật KCS
Chịu trách nhiệm trước phó giám đốc kỹ thuật về tổ chức điều hành hoạt
động có hiệu quả của phòng kỹ thuật –KCS trong việc thiết kế mẫu mã sản
phẩm, lập và đăng ký chất lượng sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn nghiệm thu
sản phẩm, kiểm tra chất lượng từ nguyên vật liệu đến nghiệm thu sản phẩm, tổ
chức biên chế và tổ chức kiểm nghiệm.
- Giám đốc xí nghiệp
Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về tình hình sản xuất sản
phẩm của xí nghiệp.
- Kế toán xí nghiệp
Chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp và phòng kế toán Công ty về
toàn bộ tình hình tài chính của xí nghiệp.
- Các tổ sản xuất
Nhiệm vụ của Công ty là xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
theo đúng ngành nghề đăng ký, bảo tồn và phát triển vốn, đào tạo đội ngũ công nhân
vững mạnh, làm tròn nghĩa vụ đóng góp với ngân sách Nhà nước.
- Ban kiểm tra KCS Xí nghiệp
Thực hiện việc kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm của từng giai đoạn.
2.1.2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Dây chuyền sản xuất sứ cách điện của Công ty mang tính phức tạp kiểu
liên tục loại hình sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, quy trình công
nghệ chia làm 3 giai đoạn là được sản phẩm theo yêu cầu:
Giai đoạn 1 : Gia công nguyên liệu
Giai đoạn 2: Tạo hình sản phẩm
Giai đoạn 3: Nung và hoàn thiện sản phẩm .
Sản phẩm được chế biến tuần tự các bước, kết quả giai đoạn trước là
đối tượng chế biến của giai đoạn sau:
Sơ đồ 04: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
- Giai đoạn I: Gia công nguyên liệu
*Nguyên liệu nhân gia công bao gồm:
+Nguyên liệu gầy: Trường thạch, Hoạt thạch, thạch anh, Đô lô mít và
một số Axít tạo màu.
+Nguyên liệu dẻo: Cao lanh và đất sét
Công đoạn gia công chế biến có nhiệm vụ chế biến nguyên liệu từ dạng
thô sang bột và trải qua các bước công việc.
Sơ đồ 05: SƠ ĐỒ CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THÔ
Đập Tuyển Sàng Nghiền Đóng bao
*Nghiền ép :
Nhận nguyên liệu ở công đoạn trước tiếp tục chế biến thành nguyên liệu
ở dạng tinh bột.
Cụ thể trải qua các bước công việc sau:
Sơ đồ 06: SƠ ĐỒ CHẾ BIẾN NGUYÊN VẬT LIỆU DẠNG TINH BỘT
Kết quả của giai đoạn này là phôi – nhập kho.
Phôi sau khi ủ 1 thời gian từ 2 đến 3 ngày tiếp tục được chuyển sang giai
đoạn II.
- Giai đoạn II: Tạo hình sản phẩm .
Sản
phẩm
Lò nung
Tạo
hình
Phôi ủ
Gia công
N.liệu
Thô
Nguyên
Liệu
Thô
Nghiền
ướt
PhôiÉp
Khử
sắt
S ngà
Khuấy
Nhận nguyên liệu ( đầu vào ) là sản phẩm của giai đoạn trước (phôi)
nhiệm vụ của giai đoạn này là như sau:
Sơ đồ 07: SƠ ĐỒ TẠO HÌNH SẢN PHẨM
In
Sửa
(ướt
)
Sấy Thử
Sửa
khô
Đán
h
bóng
Tráng
men
Sp’
mộc
Tiếp đó sản phẩm mộc là kết quả của giai đoạn này được chuyển sang
giai đoạn sau:
- Giai đoạn III: Nung và hoàn thiện sản phẩm
+Nhận sản phẩm mộc từ giai đoạn tạo hình và tiếp tục các công việc
(nung) thể hiện như sau:
Sơ đồ 08: SƠ ĐỒ NUNG
Vào lò Đốt lò Ra lò Sản
phẩm
+Kiểm nghiệm KCS:
+Nhận sản phẩm của công đoạn nung chuyển sang.
+Có nhiệm vụ hoàn thiện, kiểm tra chất lượng sản phẩm .
+Loại bỏ những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn về chất lượng.
Các bước công việc:
Sơ đồ 09: HOÀN THIỆN SẢN PHẨM, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Thử điện Đỗ ty S.phẩm hoàn thành nhập kho
*Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất :
Tổ chức bộ máy Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn dự kiến chia thành
2 Xí nghiệp thành viên đó là: Xí nghiệp cách điện và Xí nghiệp cơ điện.
Nhưng đến nay do yêu cầu sản xuất chỉ thực hiện một Xí nghiệp là Xí
nghiệp sứ cách điện. sản xuất ra sản phẩm sứ cách điện và được chia thành các
tổ sản xuất như sau:
-Tổ tuyển chọn.