Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.08 KB, 22 trang )

TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
a. Giới thiệu về Công ty
Các thông tin cơ bản về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
- Tên tiếng anh: Bim Son Cement Joint Stock Company, tên viết tắt: BCC
- Trụ sở: Phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
- Điện thoại: (84-373) 824.242 Fax: (84-373) 824.046
- Biểu tượng Công ty:

- Địa chỉ Email:
- Website: www.ximangbimson.com.vn
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
+ Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu xi măng, clinker.
+ Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
- Vốn điều lệ: 900 Tỷ đồng
b. Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn - đơn vị anh hùng lao động, thành viên của
VICEM. Trước đây là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập ngày 4/3/1980 tại
phường Ba Đình - Thị xã Bỉm Sơn -Tỉnh Thanh Hoá, nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào
với hai dây chuyền công nghệ ướt do Liên Xô giúp đỡ, công suất 1,2 triệu tấn/năm.
Tháng 10 năm 1981, dây chuyền 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh và đến 28/12/1981
những bao xi măng đầu tiên mác P40 nhãn hiệu “Con Voi” của Nhà máy xi măng Bỉm
Sơn đã chính thức xuất xưởng. Tháng 08 năm 1993, Nhà nước đã quyết định sát nhập hai
đơn vị là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Công ty cung ứng vật tư vận tải số 4, đổi thành
Công ty xi măng Bỉm Sơn là Công ty nhà nước đầu tiên trực VICEM, với tổng số công
nhân viên là 2.864 người, trong đó nhân viên quản lý là 302 người.
1
Cùng với sự tăng trưởng chung của đất nước, nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng
cao, để đáp ứng nhu cầu đó tháng 03/1994, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt dự án đầu


tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số II của nhà máy xi măng Bỉm Sơn, chuyển đổi công
nghệ sản xuất xi măng từ công nghệ ướt sang công nghệ khô hiện đại. Nhờ thiết bị tiên
tiến và tự động hoá cao đã nâng tổng công suất sản phẩm của nhà máy từ 1,2 triệu tấn
sản phẩm/ năm lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/ năm.
Đến ngày 01/05/2006, Công ty bắt đầu chuyển mô hình từ công ty Nhà nước
thành Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 900 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ
89,58% vốn điều lệ. Tại thời điểm 31/12/2006, sau khi bán cổ phần lần 2 vốn nhà
nước nắm giữ 74,02% vốn điều lệ.
Năm 2007, Công ty đang thực hiện dự án dây chuyền mới có công suất 2 triệu
tấn/năm khi hoàn thành nâng công suất lên 3,8 triệu tấn.
Trải qua 30 năm phát triển và trưởng thành cùng với sự nỗ lực cố gắng
không mệt mỏi của tập thể cán bộ, công nhân viên, trải qua năm tháng khổ
luyện, trăn trở, những bao xi măng của nhà máy mang nhãn hiệu “Con Voi” đã
đóng góp vào nhiều công trình lớn như: Thuỷ điện sông Đà, cầu Thăng Long,
Bảo tàng Hồ Chí Minh.... với nhiều thành tích đáng trân trọng như: từ năm 1993
đến nay, liên tục được Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam
tặng cờ chứng nhận sản phẩm chất lượng cao; liên tục từ năm 1997 đến nay
được Báo Sài Gòn Tiếp Thị và người tiêu dùng bình chọn và chứng nhận "Hàng
Việt Nam Chất Lượng Cao"; được phong tặng danh hiệu “ Đơn Vị Anh hùng Lao
Động” trong thời kỳ đổi mới và ngày 2/3/2010 Công ty đã đón nhận huân
chương lao động hạng 2 vì những nỗ lực không ngừng trong xây dựng và phát
triển. Đó là những thành quả xứng đáng với những gì mà Công ty đã cống hiến
trong suốt 30 năm qua. Với nền tảng vững chắc, Công ty sẽ không ngừng vươn
cao, vươn xa để xứng đáng với niềm tin khách hàng giành cho Công ty trong
suốt thời gian qua, để một lần nữa khẳng định sản phẩm xi măng của CTCP xi
măng Bỉm Sơn là “niềm tin của người sử dụng, sự bền vững của những công
trình”.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
2
2.1.2.1. Chức năng

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi
măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng cho
các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (hiện tại chủ yếu là xuất
khẩu sang Lào). Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ cung cấp xi măng cho các địa bàn
theo sự chỉ đạo của VICEM để tham gia vào việc bình ổn giá cả của thị trường.
2.1.3. Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty (thể hiện ở sơ đồ 1)
 Bộ máy quản lý: Sau khi cổ phần hóa Công ty xi măng Bỉm Sơn chính thức trở thành
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, bộ máy quản lý của Công ty có sự thay đổi do sự
thay đổi loại hình doanh nghiệp. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô
hình cơ cấu kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng; gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc Công ty, 5 phó giám đốc và 17 phòng ban.
 Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả những vấn đề thuộc về
Công ty theo pháp luật qui định như: cơ cấu tổ chức sản xuất, qui mô sản xuất kinh
doanh, kế hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát triển...
 Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty,
đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội cổ đông.
 Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội cổ đông, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý,
hợp pháp trong điều hành hoạt động SXKD của Công ty.

3
BAN KIỂM SOÁT
P.GIÁM ĐỐC CƠ ĐIỆN
P.Cơ khí
P.NL
P.CƯVTTB

P. THẨM ĐỊNH
P.GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
X. ĐTĐ
P.KTKH
P. VTTB
TTGDTT
Văn phòng
P.KTTKTC
B.QLDA
P.KTTC
P.GIÁM ĐỐC TIÊU THỤ SP
X. CTN-NK
P. KHTH
P.TCLĐ
X.SCCT
X.SCCK
P.GIÁM ĐỐC ĐTXD
P. KT
T.Kho VTTB
P.GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH
P. ĐSQT
P. BVQS
VP.Ninh Bình
Trạm y tế
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
P.ĐHSX
P.KTSX
P.TN-KCS

P.KTAT
X.Mỏ NL
X.Tạo NL
X.Lò nung
X.NXM
X.Đóng bao
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
4
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Công ty xi măng Bỉm Sơn)
 Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và 5 phó giám đốc.
+ Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
+ Năm phó giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực khác
nhau đó là:
Phó giám đốc nội chính giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác bảo
vệ quân sự, phòng cháy, chữa cháy, đời sống văn hoá, xã hội, y tế trong Công ty.
Phó giám đốc tiêu thụ giúp giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công
tác tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất phụ trách báo cáo việc thực hiện hệ thống quản
lý chất lượng đến Giám đốc, giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo, điều hành về tổ chức sản
xuất các đơn vị trong Công ty...
Phó giám đốc phụ trách cơ điện có chức năng trong việc giúp giám đốc quản lý
điều hành công tác cơ điện phục vụ cho sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết
bị, phương tiện bốc xúc, vận chuyển...
Phó giám đốc phụ trách công tác quản lý đầu tư trực tiếp quản lý dự án, phòng
kỹ thuật, phòng kiểm tra tiêu chuẩn, phòng vật tư thiết bị, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ của ban quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu, xây lắp, mua sắm vật tư thiết
bị...
Bên dưới các phó giám đốc là các xưởng và các phòng ban.
 Các phòng ban chủ yếu: Gồm có 17 phòng ban với chức năng nhiệm vụ tham mưu cho

Giám đốc công ty, có các phòng ban chủ yếu sau:
Phòng cơ khí có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các thiết bị và sửa
chữa, bảo dưỡng , thay thế các thiết bị máy móc.
Phòng kỹ thuật sản xuất có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của các phân xưởng
sản xuất chính và phụ, đồng thời theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phòng năng lượng có nhiệm vụ theo dõi tình hình liên quan tới việc cung cấp
năng lượng cho các thiết bị điện và cho sản xuất.
Phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các tài
sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
5
Phòng vật tư, thiết bị có nhiệm vụ theo dõi vấn đề cung ứng vật tư, máy móc thiết bị
cho sản xuất.
 Các xưởng sản xuất kinh doanh: Có chức năng, nhiệm vụ thực hiện đúng qui trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm kịp thời đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn cho máy móc
thiết bị cũng như con người, gồm có 11 phân xưởng:
Khối sản xuất chính gồm xưởng mỏ, xưởng ô tô, xưởng nguyên liệu, xưởng lò
nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao.
Khối sản xuất phụ gồm xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng sữa chữa công trình,
xưởng điện, xưởng cấp thoát nước – nén khí, xưởng cơ khí.
Trên đây là vài nét khái quát về tình hình tổ chức quản lý xi măng của CTCP xi
măng Bỉm Sơn. Có thể nói cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh như vậy là phù hợp thích
ứng với trình độ quản lý của Công ty và tránh được sự chồng chéo trong khâu quản lý,
đồng thời có thể nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công
ty một cách cụ thể, chính xác, kịp thời.
2.1.4. Đặc điểm sản xuất và quy trình sản xuất của Công ty
2.1.4.1. Đặc điểm sản xuất và sản phẩm
Khẩu hiệu “Niềm tin của người sử dụng, sự bền vững của các công trình”
chính là mục tiêu và chính sách chất lượng của Công ty không ngừng áp dụng những
sáng kiến, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, CTCP xi măng Bỉm Sơn đang sản xuất các sản phẩm chính là xi măng

pooclang hỗn hợp PCB30 và PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6206-1997; Các
sản phẩm xi măng được bao gói trong loại vỏ bao PPK bền, đẹp, thuận lợi cho vận
chuyển, bốc dỡ và sử dụng. Trên vỏ bao được in đầy đủ những thông tin theo quy định
của nhà nước về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp đối với hàng bao gói sẵn.
Ngoài ra, còn sản xuất xi măng Pooclang PC40, PC50 theo TCVN 2682-1992 chỉ chiếm
tỉ trọng rất nhỏ không đáng kể. Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi măng
mang nhãn hiệu “Con Voi” của Công ty đã và đang có uy tín với người tiêu dùng trên
thị trường 30 năm qua. Vì vậy, sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ được ổn định và
giành được một vị thế vững chắc trên thị trường.
6
2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Với hai sản phẩm chính là xi măng PCB30 và PCB40, Công ty hiện đang duy trì
hai dây chuyền sản xuất là dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô và ướt.
a. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt (dây chuyền số I)
Được Liên Xô giúp đỡ và xây dựng từ năm 1976, đến năm 1981 tấn xi măng đầu
tiên của Công ty được ra đời, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành công nghiệp
xi măng lúc bấy giờ.
Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt (xem phụ lục 5)
Quy trình cụ thể: Sử dụng phương pháp khoan nổ mìn để khai thác đá vôi và đất
sét là hai nguyên liệu chính sản xuất xi măng. Sau đó, vận chuyển nguyên liệu về nhà
máy bằng ô tô. Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) qua quá trình định lượng
được đưa vào máy nghiền, được điều chỉnh thành phần hoá học trong bể chứa, cuối
cùng cho ra phối liệu bùn. Phối liệu bùn được đưa vào lò nung thành Clinker (ở dạng
hạt). Clinker được đưa vào máy nghiền xi măng cùng với thạch cao và một số chất phụ
gia khác để tạo ra sản phẩm. Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để
chuyển vào xi lô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao và thu được sản phẩm
là xi măng bao. Nếu là xi măng rời thì chuyển vào các xe chuyên dụng để chuyên chở đi
các nơi.
Ưu điểm: Chất lượng xi măng được đánh giá là tốt vì các nguyên liệu và phụ gia
được trộn đều. Nhược điểm: Tốn nhiên liệu để làm bay hơi, mặt bằng sản xuất phải có

diện tích lớn và cần nguồn nhân lực phục vụ sản xuất lớn, thời gian sử dụng máy móc
thiết bị quá lâu nên chi phí sửa chữa cao, tiêu hao điện năng nhiều.
b. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô (dây chuyền II)
Sản xuất theo phương pháp khô được cải tạo và hiện đại hoá từ dây chuyền ướt
theo công nghệ của Nhật Bản, hệ thống tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh 5 tầng có nhiều cải
tiến nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa bột liệu và gió nóng.
Quy trình sản xuất theo phương pháp khô (Xem phụ lục 6)
Có thể thấy quy trình sản xuất xi măng là rất phức tạp, hiện nay Công ty đang kết
hợp khai thác cả hai dây chuyền công nghệ, tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội của
phương pháp khô thì sản xuất xi măng theo phương pháp lò khô đang dần được thay thế
7
cho phương pháp ướt. Ưu điểm: Tốn ít nhiên liệu hơn vì tận dụng lò để sấy khô nguyên
liệu, mặt bằng sản xuất nhỏ vì chiều dài lò ngắn, nguồn nhân lực cần ít hơn vì giảm bớt
được một số khâu trong dây chuyền sản xuất so với lò ướt. Chi phí điện năng thấp, năng
suất thiết bị luôn đạt và vượt công suất thiết kế. Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của
lò khô là bắt buộc phải có thiết bị lọc bụi.
2.2. Nguồn lực cơ bản của Công ty
2.2.1. Tình hình lao động của Công ty
Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định của lực lượng sản
xuất, vì thế lao động là một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối
với doanh nghiệp nói riêng. Lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ
cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hoá
sản xuất của doanh nghiệp. Chất lượng lao động sẽ quyết định và được thể hiện qua kết
quả và hiệu quả hoạt động SXKD.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lao động, Công ty cổ phần xi măng
Bỉm Sơn luôn coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động hợp lý
nhằm mục đích đem lại năng suất lao động cao nhất, tạo điều kiện cho lao động trong
Công ty phát huy hết khả năng của mình để xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
Tình hình lao động của Công ty, được thể hiện qua bảng số liệu ở bảng 1 cho
thấy, số lao động qua các năm (2007 -2009) về tổng số lao động đã giảm đi và đấy là xu

thế tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng ngày càng hiện đại, chuyên
môn hoá như CTCP xi măng Bỉm Sơn và có hai đặc điểm chính sau:
Về mặt số lượng, lao động có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Năm 2007 là
2.434 lao động nhưng đến năm 2008 chỉ còn là 2.337 lao động, tiếp tục đến năm 2009
giảm xuống còn 2.325 lao động. Ngược lại, chất lượng lao động không ngừng tăng cao.
Cụ thể là lao động có trình độ trên đại học và đại học tăng liên tục, lao động chưa qua
đào tạo giảm đáng kể (năm 2007 là 347 lao động chiếm 14,26% đến năm 2009, chỉ còn
lại là 218 lao động và chỉ còn chiếm tỉ lệ 9,38%).
8

×