Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

8084MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.55 KB, 5 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ
THĂNG LONG
3.1 Nhận xét về kế toán các khoản nợ phải trả tại NMTLTL
3.1.1. ưu điểm
NMTLTL là một doanh nghiệp sản xuất lớn, hoạt động hiệu quả có uy tín.
Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường như hiện nay, có một
chỗ đững vững chắc như Nhà máy là một thành công lớn. Góp phần quan
trọng vào thành công ấy là vai trò của phòng tài vụ- NMTLTL
Phòng tài vụ đã bao quát được đầy đủ những nội dung chủ yếu của công
tác kế toán, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được theo dõi, phản ánh chặt chẽ. Cơ
cấu bộ máy kế toán được tổ chức khoa học, phân công trách nhiệm rõ ràng.
Mỗi kế toán viên đảm nhận phần hành của mình một cách tích cực hiệu quả,
trình độ chuyên môn cao, thao tác trên máy thành thạo.
Đặc biệt, phần mềm kế toán Thăng Long được thiết kế tương đối phù
hợp, dễ sử dụng, đảm bảo tính bảo mật dữ liệu. Mạng nội bộ được mở rộng
gắn liền các phần hành với nhau làm cho công tác kế toán rất khoa học đơn
giản, công việc kế toán của các kế toán viên trở lên thuận tiện, dễ dàng. Đây là
một thành công đáng kể của phòng tài vụ trong việc nghiên cứu ứng dụng
thành tựu KHKT một cách triệt để- điều mà ít doanh nghiệp làm được.
Tổ chức kế toán các khoản nợ phải trả là một nội dung lớn, chiếm phần
lớn nội dung công tác kế toán tại Nhà máy. việc tổ chức công tác kế toán các
khoản nợ phải trả đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chung của kế toán các
khoản nợ phải trả, đó là:
- Tổ chức phản ánh đầy đủ kịp thời, theo dõi chi tiết các khoản nợ phải
trả và tình hình thanh toán từng khoản cho từng chủ nợ.
- Hệ thống chứng từ và việc luân chuyển chứng từ được thực hiện nghiêm
túc, đúng theo chế độ qui định. Bộ chứng từ chứng minh cho việc phát sinh và
thanh toán các khoản nợ phải trả được lưu giữ khoa học, liên hoàn, thuận tiện
cho công tác kiểm tra tài chính.
- Ngoài việc sử dụng hệ thống TK tổng hợp theo chế độ ban hành, Nhà máy


còn mở thêm nhứng TK cấp 2, cấp 3…(ví dụ mở chi tiết TK 311 từ TK 3111 đến
TK 3113, TK 33611 đến TK 33616…) theo qui định của tổng công ty để theo dõi
chi tiết từng khoản mục phát sinh.
- Phương pháp hạch toán các khoản nợ phải trả tuân thủ đúng những
nguyên tắc cơ bản của chế độ kế toán.
- Số liệu phản ánh trên các sổ tổng hợp, chi tiết rất thống nhất, liên hoàn và
phản ánh trung thực quá trình phát sinh và tình hình thanh toán các khoản nợ
phải trả của Nhà máy
- Về hình thức sổ kế toán: hệ thống sổ sách báo cáo của Nhà máy được thiết
kế rất khoa học . Ngoài việc tuân thủ đúng những qui định bắt buộc về hệ
thống sổ kế toán của vụ chế độ kế toán, Nhà máy có sửa đổi bổ sung hình thức
mấu sổ để phù hợp với kế toán máy và tận dụng tính ưu việt của kế toán máy :
theo dõi chi tiết cụ thể từng đối tượng, từng nội dung theo từng quan hệ đối
ứng. Hình thức sổ NKCT được thiết kế để theo dõi quan hệ đối ứng theo cả số
phát sinh bên nợ và bên có với TK cần theo dõi. Đặc biệt Sổ NKCT số 5 được
tách riêng để theo dõi trên mọi mặt :
Các nhà cung cấp cùng một loại hàng hoá được sắp xếp trên cùng trang
trên bảng chi tiết và bảng phát sinh chi tiết TK 331:
Trang 1: theo dõi các HĐ nhãn cốt, bao bì, cartoon..
Trang 2: theo dõi các HĐ vật tư chủ yếu
Trang 3: theo dõi các HĐ về máy móc thiết bị…..
Tổng số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của từng nhà
cung cấp được theo dõi trên bảng chi tiết TK 331
Tổng số phát sinh theo từng quan hệ đối ứng TK của từng nhà cung cấp
được phản ánh trên bảng phát sinh chi tiết TK 331
Tổng số dư nợ , tổng số dư có đầu kỳ và cuối kỳ , tổng số phát sinh theo
các quan hệ đối ứng TK của tất cả các nhà cung cấp được phản ánh trên NKCT
số 5
Trên đây là một số ưu điểm nổi bật của phòng tài vụ _ NMTLTL về tổ
chức công tác kế toán nói chung và kế toán các khoản nợ phải trả nói riêng.

Những ưu điểm này là những mặt mạnh của Nhà máy mà không phải doanh
nghiệp nào cũng đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh đó Nhà máy vẫn còn một số
điểm tồn tại thường thấy trong các doanh nghiệp lớn.
3.1.2. Một số hạn chế về tổ chức kế toán các khoản nợ phải trả tại
NMTLTL
Nếu như mạng nội bộ đã phục vụ hiệu quả cho kế toán NVL, kế toán
thanh toán, kế toán tiêu thụ… làm cho công việc kế toán đơn giản hơn, giảm
nhẹ các thao tác cho kế toán viên thì trong công tác kế toán tiền lương, Nhà
máy lại chưa tận dụng được tính năng của mạng nội bộ. Hệ thống máy trên
phòng kế toán và máy dưới phân xưởng chưa được kết nối. Do đó, hàng tháng
kế toán tiền lương dưới PX phải chuyển bảng thanh toán lương, thưởng, các sổ
kế toán khác liên quan đến chi phí nhân công của bộ phận PX lên cho phòng kế
toán để kế toán nhập thêm số liệu này, tổng hợp số liệu cho toàn Nhà máy.
Thao tác như vậy sẽ làm cho công việc kế toán bị trùng lắp, thiếu khoa học.
Hệ thống sổ của kế toán các khoản phải trả khác của Nhà máy chưa thể
hiện những ưu điểm như các sổ kế toán khác đã thể hiện. Sổ chi tiết TK 3388
và sổ tổng hợp TK 3388 chưa thể hiện được tính liên hoàn, làm cho công tác
đối chiếu , kiểm tra số liệu gặp khó khăn: Sổ chi tiết TK 3388 mới chỉ phản ánh
số tổng cộng phát sinh theo quan hệ đối ứng TK, chưa tổng hợp được số liệu
phát sinh theo từng nội dung phải trả để so sánh đối chiếu với tổng số phát
sinh của nội dung tương ứng trên sổ tổng hợp TK 3388
Tên gọi “ Nhật ký chứng từ và bảng kê số 4” của TK 311 phù hợp với cách
gọi chung với các sổ kế toán khác của Nhà máy (NKCT và bảng kê số 1, NKCT
và bảng kê số 2…) nhưng lại không phù hợp với chế độ qui định. Bảng kê số 4
là bảng kê dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo PX , tổng hợp số phát sinh có
của các TK 152,153,154,142,334,335….đối ứng nợ với các TK 154, 631, 621,
622…. Không liên quan đến TK 311. Cách gọi này sẽ không thống nhất với các
doanh nghiệp khác, không phù hợp với nội dung phản ánh trên sổ gây nhầm
lẫn cho người sử dụng thông tin .
Về các khoản phải trả CNV: Hàng tháng Nhà máy phải trích từ lương của

CBCNV các khoản tạm thu thuế thu nhập cá nhân, thu BHXH, BHYT để nộp cho
cục thuế, cho cơ quan quản lý quĩ BH. Sau khi trả lương, thưởng… Nhà máy
đồng thời viết phiếu thu để thu lại những khoản nói trên. việc hạch toán được
thể hiện như sau:
Khi trả lương cho CBCNV , kế toán hạch toán:
Nợ TK 334 / Có TK 111( tổng số tiền phải trả)
Tạm thu thuế thu nhập, BHXH, BHYT ( 5% và 1% lương CB)
Nợ TK 111 / có TK 3338, 3383, 3384
Việc hạch toán như vậy là không phù hợp với chế độ qui định, làm cho
công việc hạch toán rắc rối, khó theo dõi.
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán các khoản
nợ phải trả tại NMTLTL
Về việc mở rộng mạng nội bộ : để công tác kế toán tiền lương đơn
giản, khoa học hơn thì Nhà máy nên nhanh chóng mở rộng mạng nội bộ tới
các PX. Khi đó, bộ phận thống kê PX sẽ làm nhiệm vụ nhập các dữ liệu liên quan
đến lương, các khoản trích theo lương của bộ phận PX vào máy. cuối tháng, kế
toán tiền lương sẽ kết chuyển số liệu này để tổng hợp , phân bổ lương cho toàn
Nhà máy.có như vậy Nhà máy mới tận dụng hết được tính ưu việt của việc áp
dụng kế toán máy vào công tác kế toán.
Về hình thức sổ chi tiết TK 3388 : Nhà máy nên sửa đổi theo mẫu
như sau : ( biểu số 34). Việc thay đổi mẫu như vậy không phải là khó mà lại
làm tăng hiệu quả của thông tin trên sổ chi tiết TK 3388, đảm bảo tính liên
hoàn giữa các sổ kế toán.
Về tên sổ kế toán: ” Nhật ký chứng từ và bảng kê số 4- TK 311” Nhà
máy nên sửa đổi là “ Nhật ký chứng từ số 4 –TK 311” cho phù hợp với nội dung
của sổ kế toán này.
Về kỹ thuật hạch toán lương và các khoản trích theo lương: Nhà
máy nên thay đổi kỹ thuật hạch toán cho phù hợp với chế độ qui định. Cụ thể
như sau:
Khi tính các khoản phải trả CNV , kế toán ghi:

Nợ TK 622,627,641…./ có TK 334 ( tổng số phải trả )
Khi tính các khoản BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của CNV :
Nợ TK 334/ Có TK 3383,3384 (5% và 1%)
Khi tính khoản thuế thu nhập tạm khấu trừ vào lương:
Nợ TK 334/ có TK 3338 ( số thuế thu nhập tạm thu )
Cuôi năm, tổng số tiền thuế đã khấu trừ vào lương của cán bộ CNV thể
hiện ở bên có của TK 3338, đối ứng nợ với TK 334
Tổng số tiền BHXH, BHYT đã khấu trừ vào lương của CBCNV thể hiện ở
bên nợ TK 334 đối ứng bên có với TK 3383,3384
Tổng số tiền đã trả cho CBCNV được thể hiện ở bên nợ TK 334 đối ứng
có với TK 111
Mô hình như sau:
TK 3338 TK 334 TK 622,627…
Tạm thu thuế TNCN số tiền phải trả CNV
TK 3383,3384
Trích BHXH, BHYT

×