Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH KIM LIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.02 KB, 13 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH KIM LIÊN
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
SẮP TỚI
1. Phương hướng
Để phát huy tốt các thành tích đạt được trong năm 2000, căn cứ khả năng
và cơ sở vật chất hiện có của đơn vị. Căn cứ nhiệm vụ, phương hướng; mục
tiêu của nghị quyết Đảng bộ Công ty khách sạn du lịch Kim Liên - Năm 2001,
Công ty Du lịch Kim Liên xây dựng những phương hướng sau:
a) Tập trung mở rộng đổi mới công tác thị trường bằng sử dụng có hiệu
quả những lợi thế của đơn vị, phát huy nỗ lực, đổi mới và mở rộng các dịch vụ
bổ xung.
b) Đa dạng hoá nâng cao chất lượng sản phẩm tạo các yếu tố hấp dẫn để
thu hút khách nội địa và tăng tỷ trọng khách quốc tế.
c) Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường kỉ cương, kỷ luật đảm bảo an toàn
và ANTT trong đơn vị, nâng cao trình độ quản lý.
d) Đảm bảo ổn định nội bộ, kinh doanh có hiệu quả, năng suất chất lượng.
Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
2. Mục tiêu:
a) Thị trường và khách
Thị trường khách quốc tế chủ yếu là khách Trung Quốc (chiếm tỷ trọng
86%) và chủ yếu là khách đi du lịch bằng chứng minh thư).
Thị trường khách nội địa chủ yếu là khách đi dự hội nghị từ các tỉnh khác
đến. Đó là nguồn khách ổn định.
Năm 2000 tổng số lượng khách ước thực hiện 130.000 trong đó lượt
khách quốc tế 15.000 thì năm 2001 mục tiêu phấn đấu của Công ty là:
b) Duy trì và phát triển chất lượng dịch vụ của khách sạn 3 sao. Nắm
vững khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, sử dụng có hiệu quả cơ sở
vật chất, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về doanh thu 8 đến 10% so với thực
hiện năm 2000.
Năm 2000 tổng doanh thu: 36 tỷ, phấn đấu năm 2001 tổng doanh thu: 39


tỷ
Công suất buồng năm 2001: 80%
Lãi nộp ngân sách nhà nước tăng 5% so với thực hiện năm 2000.
Thu nhập bình quân: 1 triệu 200/người/tháng
c) Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất như nâng cấp trang thiết bị
phòng ngủ, trang bị cho nhà ăn và các dịch vụ nhằm góp phần tích cực vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô.
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Giải pháp từ phía Công ty
Để đứng vững và đảm bảo phát triển cạnh tranh Công ty khách sạn du
lịch Kim Liên cần phải có những chiến lược cạnh tranh đúng đắn để tạo ra sức
mạnh cạnh tranh trong điều kiện kinh doanh khó khăn như vậy. Song điều
quan trọng đầu tiên mà khách sạn cần phải làm đó là việc sử dụng lao động
sao cho hợp lý, có hiệu quả để giảm chi phí sức lao động lãng phí, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra sức cạnh tranh về giá về chất lượng phục vụ
so với khách sạn khác. Trong quá trình thực tập tại Công ty khách sạn du lịch
Kim Liên, em thấy việc sử dụng lao động ở đây.
Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
trong Công ty:
- Một là: Muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Khách sạn, thu hút khách
đến với khách sạn của mình thì không có con đường nào khác là phải nâng cao
chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Nâng cao chất lượng phục vụ là vấn đề quyết định bức bách nhất, là thách
thức đối với người quản lý khách sạn phấn đấu sao cho chất lượng cao, giá
thành hạ là mục tiêu của ngành khách sạn. Thông qua chất lượng phục vụ
Công ty thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo một cách tốt nhất với hiệu
quả cao mà chi phí lại ít (vì chính khách du lịch trở thành nười tuyên truyền
tích cực cho mình). Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ cao còn góp phần tăng
điều kiện nghỉ ngơi tích cực cho người lao động, nâng cao mức sống về văn
hoá cho người lao động. Như vậy chất lượng quả là hàng đầu nếu chúng ta

muốn đạt tốc độ gia tăng khách quốc tế hàng năm là 30-40%. Vậy muốn đảm
bảo chất lượng phục vụ tốt thì trước hết người lao động cần phải có trình độ
chuyên môn cao hiểu biết rộng, sau đó mới đến yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đặc biệt hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực
tiếp tương đối cao tức là đòi hỏi nhân viên phục vụ trực tiếp có nghiệp vụ
tương đối cao. Bởi vì
Sự thoả mãn = Sự cảm nhận - Sự mong chờ
S = P - E
P là một đại lượng tương đối ổn định và chịu ảnh hưởng nhân tố khách
quan và ít phụ thuộc vào nhân tố chủ quan. E là sự mong chờ càng lớn tức là
khi khách có kinh nghiệm đi dịch vụ và khi thông tin truyền miệng tốt thì E
càng cao và ngược lại. Vậy muốn tăng S thì chỉ có cách là tăng P. Đó là tăng sự
cảm nhận của khách bằng các cơ quan cảm giác. Mà tăng P thì chỉ tăng 2 yếu
tố là con người và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Nhưng "vấn đề trang thiết bị hiện đại chưa phải là yếu tố quyết định cho
sự thành công của khách sạn, cái quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người".
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng phục vụ? Muốn vậy chúng ta phải
không ngừng quan tâm đến hai yếu tố con người và yếu tố cơ sở vật chất kỹ
thuật trong đó yếu tố con người là quan trọng hơn cả.
Đối tượng phục vụ của ngành du lịch là con người với dân tộc, giới tính,
sở thích, phong tục tập quán và nhận thức khác nhau, chất lượng phục vụ
khách và uy tín của cơ sở du lịch là yếu tố quyết định đến sự phát triển. Vấn đề
mang tính cấp bách là phải đào tạo và bồi dưỡng cán bộ , nhân viên phục vụ.
Nó không chỉ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho ngành du lịch mà cho cả những
ngành trực tiếp liên quan tới hoạt động du lịch nhằm nâng cao danh tiếng văn
minh, lịch sự và lòng hiếu khách của dân tộc Việt Nam đối với thế giới. Đây là
một vấn đề then chốt cho sự nghiệp phát triển du lịch nói riêng và phát triển
kinh tế đố ngoại của đất nước noí chung. Bởi vì hoạt động kinh doanh khách
sạn phần lớn là sự quan hệ trực tiếp giữa nhân viên khách sạn với khách du
lịch thế nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ còn yếu. Nhiều người kể

cả cán bộ trẻ được đào tạo và làm việc trong cơ chế bao cấp cũ chuyển sang cơ
chế mới nên còn khó khăn, lúng túng. Ngành du lịch nói chung và công nghệ
khách sạn nói riêng đang thiếu những cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp
giỏi kiến thức kinh tế đối ngoại, tinh thông luật pháp và thông thạo ngoaih ngữ
biết làm ăn có hiệu quả trong cơ chế thị trường, thiếu những chuyên gia đầu
đàn giỏi kỹ thuật nghiệp vụ về du lịch và khách sạn. Khách sạn cần phải nắm rõ
phương châm "thiếu con người có đào tạo là thiếu sự thành công".
Thực tế cho thấy đại đa số lao động của khách sạn Kim Liên sống và làm
việc ở thời kỳ bao cấp vì vậy sức ì khá lớn, trình độ ngoại ngữ thấp, trình độ
chuyên môn tay nghề cao nhưng thực ra đa số chưa được đào tạo sâu và tinh
thông nghề nghiệp chủ yếu học ở các trường du lich Việt Nam, tác phong kỹ
năng nghề nghiệp và phong cách giao tiếp còn ở trình độ chưa cao.
Hai là: Đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động là một vấn đề
được nhiều khách sạn quan tâm và chủ yếu. Khách sạn cần phải nắm bắt rõ
phương châm "Thiếu con người có đào tạo là thiếu thành công".
Thực tế cho thấy đại đa số lao động của Công ty khách sạn du lịch Kim
Liên sống và làm việc ở thời kỳ bao cấp vì vậy sức khá lớn và có trình độ đại
học chưa cao, trong tổng số 448 nhân viên chỉ có 170 người tốt nghiệp đại học
(chiếm 37%), trong đó lao động tốt nghiệp chuyên ngành thì có ít. Vì vậy đối
với nhân viên đã tốt nghiệp đại học, đặc biệt là cán bộ quản lý, Công ty nên
khuyến khích họ học thêm chuyên ngành 2 về quản lý và kinh doanh khách sạn
du lịch nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ quản lý kinh doanh khách sạn.
Đối với nhân viên khác trong khách sạn thì nên khuyến khích họ học các lớp tại
chức buổi tối để nâng cao trình độ học vấn chung. Ngoài ra Công ty nên mở các
lớp bồi dưỡng hàng năm về nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên và các lò đào
tạo chuyên sâu (mang tính tổng hợp). Đây là hình thức đào tạo rất quan trọng
vì nếu nhân viên phục vụ chỉ đào tạo nghiệp vụ học chỉ biết các thao tác kỹ
thuật trong khi đó khách sạn du lịch yêu cầu nhân viên phục vụ phải có nghệ
thuật do đó yêu cầu nhân viên phải có kiến thức tổng hợp. Mặt khác, đội ngũ
quản lý khách sạn có độ tuổi trung bình khá cao, Công ty cần có định hướng

tuyển chọn và đào tạo cán bộ trẻ ngay từ bây giờ để còn kế thừa công việc.
Một vấn đề nữa là trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong Công ty còn
yếu, số người biết ngoại ngữ năm 2000 chỉ chiếm 43,05%. Vì vậy, Công ty nên
mở các lớp đào tạo ngoại ngữ vào những lúc ít khách cho toàn cán bộ công
nhân viên hoặc cũng có thể tổ chức học cho từng tổ hoặc tạo điều kiện thuận
lợi cho họ có điều kiện tham gia học ở các trung tâm ngoại ngữ để 100% cán
bộ công nhân viên có thể sử dụng tiếng Anh, Trung thành thạo. Đối với một số
bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với khách như bàn, bar, buồng, lễ tân... nhân
viên phải sử dụng được ít nhất hai ngoại ngữ thông dụng trên thế giới. Hiện
nay nguồn khách Trung Quốc đến khách sạn là chủ yếu (chiếm tỷ trọng 86%)

×