Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo kiến tập Ngoại thương Nghiên cứu hoạt động Marketing trong ngành dịch vụ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.96 KB, 18 trang )

Báo cáo thực tập giữa khóa - Khoa Quản Trị Kinh Doanh K45
Đại học Ngoại Thương
MỞ ĐẦU
Những năm gần đây kinh tế nước ta phát triển rất mạnh, GDP liên tục nâng cao,
cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Dịch vụ đang phát triển cao và chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong cơ cấu của nền kinh tế. Tính đến năm 2007, dịch vụ chiếm 38,14%
GDP của cả nước. trong quá trình phát triển và hội nhập, dịch vụ sẽ có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển hơn nữa, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Tuy nhiên do những đặc điểm riêng của dịch vụ, sự biến động lớn về nhu cầu và
mức độ gay gắt của cạnh tranh trên thị trường, kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn
và phức tạp với nhiều rủi ro. Trước thực trạng đó các doanh nghiệp phải kinh doanh theo
các chuẩn mực quốc gia và quốc tế, đồng thời đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nhận thức
đúng đắn về những yêu cầu của qui luật thị trường đặc biệt là trong ngành dịch vụ.
Marketing dịch vụ đã trở thành một phương thức kinh doanh mới với yêu cầu về sự nhạy
bén của các nhà quản trị trong nắm bắt cơ hội kinh doanh, né tránh rủ ro của thị trường
và mang lại hiệu quả kinh doanh cao, đưa doanh nghiệp phát triển về qui mô cũng như
thương hiệu.
Nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động marketing với sự thành
công của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, trong thời gian kiến tập tại công ty cổ
phần giải trí và truyền thông Sacred, với sự hướng dẫn thực tế của anh chị trong công ty
và giảng viên ThS. Nguyễn Lệ Hằng, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hoạt động
Marketing trong ngành dịch vụ” cho báo cáo thực tập giữa khóa của mình. Mặc dù đã cố
gắng tìm hiểu lý thuyết và thực tế công việc nhưng do kiến thức còn hạn chế, thời gian
thực tập giữa khóa ngắn nên báo cáo của tôi không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Vì vậy rất mong được sự đánh giá và bổ sung của quý thầy cô để báo cáo được
hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Mạc Minh Hồng - Anh 5 – QTKD K45
Báo cáo thực tập giữa khóa - Khoa Quản Trị Kinh Doanh K45
Đại học Ngoại Thương
NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI TRÍ VÀ


TRUYỀN THÔNG SACRED.
1. Quá trình hình thành.
Công ty cổ phần giải trí và truyền thông Sacred thành lập vào ngày
24/5/2006, người đại diện hợp pháp là ông Lê Vĩnh Hà - chức danh: Tổng giám đốc.
Tên giao dịch:
- Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI TRÍ VÀ TRUYỀN THÔNG SACRED.
- Tên tiếng anh: SACRED ENTERTAINMENT
- Tên viết tắt: SACRED-ENT CO.
Địa chỉ: 234 Tây Sơn Đống Đa Hà Nội
Điện thoại: 043 537 9400
2. Lĩnh vực hoạt động.
- Giải trí: trung tâm đào tạo các khóa học nghệ thuật ngắn hạn, biên đạo, sản xuất
clip ca nhạc, phim truyện, fashion show.
- Truyền thông: tổ chức các sự kiện văn hóa, hổi thảo hội nghị, talkshow,
gameshow, lễ khánh thành, tổ chức các cuộc thi theo đặt hàng của đối tác..
3. Thị trường mục tiêu.
- Các công ty sản xuất sản phẩm cần quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình
- Các tổ chức, cơ quan, ban ngành nhà nước cần tổ chức các sự kiện văn hóa, các
cuộc thi, hội nghị, hội thảo…
- Thị trường giải trí của giới trẻ hiện nay.
4. Kết quả kinh doanh.
Tuy mới thành lập từ năm 2006 nhưng công ty đã có kết quả kinh doanh rất khả
quan kể từ năm 2007. Bảng kết quả kinh doanh của năm 2007 đã cho thấy công ty bắt
đầu sinh lợi nhuận khá cao. Và đến hết năm 2008, lợi nhuận đã tăng 20% so với năm
2007.
Mạc Minh Hồng - Anh 5 – QTKD K45
Báo cáo thực tập giữa khóa - Khoa Quản Trị Kinh Doanh K45
Đại học Ngoại Thương

Bảng kết quả kinh doanh năm 2007, 2008


Mạc Minh Hồng - Anh 5 – QTKD K45
STT CHỈ TIÊU MÃ NĂM 2008 NĂM 2007
1 Doanh thu cung cấp dịch vụ 01 293.440.064 181.116.433
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 6.162.000 2.024.000
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ ( 10 = 01 - 02 )
10 287.278.064 179.092.433
4 Giá vốn dịch vụ 11 201.135.006 109.106.253
5 Lợi nhuận gộp về cung cấp dịch vụ
( 20 = 10 – 11 )
20 86.143.058 69.986.180
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 97.648.491 83.116.505
7 Chi phí tài chính 22 40.313.364 38.102.265
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 18.659.667 15.843.333
8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 59.472.152 42.761.748
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh ( 30 = 20 + 21 – 22 – 24
)
30 84.006.033 72.238.672
10 Thu nhập khác 31 8.307.650 5.323.898
11 Chi phí khác 32 2.466.682 2.617.213
12 Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32 ) 40 5.840.968 2.706.685
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
( 50 = 30 + 40 )
50 89.847.001 74.945.357
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 25.157.160,28 20.984.699,96
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp ( 60 = 50 – 51 )
60 64.689.840.72 53.960.657,04

Báo cáo thực tập giữa khóa - Khoa Quản Trị Kinh Doanh K45
Đại học Ngoại Thương
Nguồn: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CP Giải trí và truyền thông
SACRED
5. Đặc điểm của ngành kinh doanh.
Đây là một công ty kinh doanh sản phẩm dịch vụ. Theo quan điểm truyền thống
thì dịch vụ là những gì không phải nuôi trồng, không phải sản xuất. Theo chuyên gia
Marketing Philip Kotler: "Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung
cấp cho bên kia, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản
phẩm của nó có thể gắn hay không gắn với một sản phẩm vật chất". Tựu trung lại, Dịch
vụ bao gồm toàn bộ sự hỗ trợ mà khách hàng trông đợi, vượt ra ngoài sản phẩm hay dịch
vụ cơ bản, phù hợp với giá cả, hình ảnh và uy tín có liên quan.
Dựa theo các khái niệm về dịch vụ, người ta rút ra 4 đặc điểm chính của Dịch vụ
bao gồm: tính đồng thời và không chia cắt; tính dị chủng và không ổn định; tính vô
hình; tính mong manh và không lưu giữ. Như vậy, việc đảm bảo chất lượng của một
Dịch vụ là điều không đơn giản. Bởi lẽ việc cung cấp và việc nhận sản phẩm dịch vụ xảy
ra đồng thời. Chất lượng sẽ phụ thuộc vào người cung cấp: trình độ, năng lực, cảm xúc,
thái độ....Đó là điều khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm vô hình.
Một điều khác nữa là cách thức thực hiện việc cung cấp một sản phẩm vô hình rất dễ bị
mô phỏng, bắt chước. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là đo lường sự thỏa
mãn của khách hàng, của nhân viên. Từ đó xác định hướng phát triển, tạo sự khác biệt
cho sản phẩm, đồng thời phải nghiên cứu phía đối thủ cạnh tranh để học hỏi.
6. Môi trường ngành.
Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác
nhau. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công
Mạc Minh Hồng - Anh 5 – QTKD K45
Báo cáo thực tập giữa khóa - Khoa Quản Trị Kinh Doanh K45
Đại học Ngoại Thương
chế biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp thị,
nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài

chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng…chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và dịch vụ
viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ chiếm
5%.
Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm tuy nhiên,ước tính ở Việt Nam mới chỉ có
25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Với sức ép hàng năm Việt Nam
cần phải tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động, trong khi đó ngành công nghiệp và nông
nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành dịch vụ cần phải tạo ra
0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính mỗi năm,
chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động.
Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền
kinh tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải…của Việt
Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn
30-50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%).
Trong khi đó, sức ép tự do hoá đối với lĩnh vực dịch vụ của ta trong BTA và
trong WTO sắp tới là rất lớn. Trước mắt, theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, ta cam
kết mở cửa các lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm cho các công ty dịch vụ
Mỹ vào hoạt động theo lộ trình với những giới hạn mà Việt Nam đặt ra đối với các loại
hình đầu tư, dịch vụ này tuỳ theo mức độ nhạy cảm. Thời hạn mở cửa cho các ngành
hàng dịch vụ là từ 3-5 năm, trong đó phần góp vốn của Mỹ không quá 49%, riêng khu
vực ngân hàng có thể 100% sau 9 năm Hiệp định có hiệu lực.
II. HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY KINH DOANH TRONG
NGÀNH DỊCH VỤ.
1. Phương thức áp dụng cho hoạt động marketing của công ty.
• Truyền thông marketing.
Mạc Minh Hồng - Anh 5 – QTKD K45
Báo cáo thực tập giữa khóa - Khoa Quản Trị Kinh Doanh K45
Đại học Ngoại Thương
Nhằm có thể đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, công ty cần phải xây
dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng. Để đạt
được điều này, công ty đã thực hiện truyền thông với thị trường để khách hàng biết đến

những dịch vụ mình cung cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn xây dựng mối quan hệ với
khách hàng và duy trì củng cố mối quan hệ này.
Tất cả các sự kiện, chương trình công ty tổ chức đều được phỏng vấn, đưa tin trên
các kênh thông tin lớn và phổ biến hiện nay như VTV, VTC, các đài trg hình địa phương
như Hà Nội, HTV9..v.v, báo, tạp chí có chuyên đề liên quan đến nội dung của các
chương trình, sự kiện được tổ chức. Ngoài ra, trước khi sự kiện diễn ra, công ty luôn chú
trọng đến khâu quảng bá, thu hút công chúng. Băng rôn, phướn, poster được treo tại
những vị trí đông người qua lại và dễ nhìn thấy. Tờ rơi quảng cáo cho sự kiện được phát
ở những nơi tập trung đối tượng khán giả mà chương trình hướng đến.
Marketing thương hiệu của công ty đến với người khách hàng luôn là một trong
những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Công ty luôn đặc biết quan tâm đến
mục tiêu này trong tất cả các hoạt động của công ty hướng đến thị trường. Logo và tên
của công ty luôn xuất hiện nổi bật trên tất cả những phương tiện truyền thông của như
băng rôn, phướn, poster, backdrop, tờ rơi, giấy mời, tặng phẩm của chương trình.
• Marketing thương mại điện tử.
Marketing thương mại điện tử(Online marketing) là hình thức marketing mới xuất
hiện trong vài năm trở lại đây nhưng đã phát triển nhanh trong và mạnh mẽ. Nó đã trở
thành một công cụ hữu hiệu và ưu việt cho các doanh nghiệp khi lựa chọn để marketing
cho thương hiệu cũng như sản phẩm dịch vụ của mình. Với những đặc điểm như sực lan
tỏa rộng, tiết kiệm thời gian, chi phí thấp, online marketing đã trở thành một công cụ
không thể bỏ qua cho các doanh nghiệp.
Công ty cũng không nằm ngoài xu hướng chung này. Công ty cổ phần giải trí và
truyền thông Sacred đã xây dựng cho mình một trang web:
để quảng bá cho thương hiệu của mình.
Mạc Minh Hồng - Anh 5 – QTKD K45
Báo cáo thực tập giữa khóa - Khoa Quản Trị Kinh Doanh K45
Đại học Ngoại Thương
Ngoài ra các trang web cũng là nơi công ty sử dụng để đưa tin, bài về những sự
kiện, chương trình của mình. Các sự kiện được tổ chức đều được đăng tin trên các báo
điện tử phổ biến hiện nay như dantri.com, vnexxpress, kenh14.com,…

• Marketing thông qua tổ chức các sự kiện.
Vì đặc thù của công ty là cung cấp các dịch vụ giải trí và truyền thông. Một trong
các hình thức marketing mà công ty áp dụng là thông qua chính những sự kiện do công
ty tổ chức để quảng bá cho thương hiệu và dịch vụ của mình.
Logo và tên công ty luôn xuất hiện trên backdrop của chương trình và được MC
nhắc đến trong quá trình diễn ra chương trình. Đây là một cách thức để giới thiệu công
ty đến với công chúng cũng như thu hút các đối tác khách hàng tiềm năng trong tương
lai.
Số lượng công chúng đến với chương trình cũng là một hình thức thể hiện chất
lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Vé luôn được bán hết trong mỗi sự kiện mà công ty
tổ chức đã chứng minh đuợc chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Điều này là một
tiêu chí quan trọng cho khách hàng lựa chọn khi kí hợp đồng hợp tác với công ty. Sự
dụng chính chất lượng dịch vụ của công ty để marketing cho thương hiệu của công ty là
một hình thức ưu việt và tiện ích nhất cho các công ty cung cấp dịch vụ.
2. Chiến dịch marketing nổi bật.
a. Ngày hội Mirinda.
Tên: Ngày hội Mirinda
Khách hàng: công ty Pesi Việt Nam
Đơn vị tổ chức: công ty cổ phần giải trí và truyền thông Sacred.
Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Giảng Võ-148 Giảng Võ Ba Đình Hà Nội.
Thời gian: từ 9h00 đến 22h30 ngày 2/8/2008
Hình thức marketing cho sự kiện
STT Tên Nội dung Hình thức
Mạc Minh Hồng - Anh 5 – QTKD K45

×