Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.41 KB, 15 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI.
I-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.
1-/ Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển.
1.1 Khái niệm đầu tư.
Đầu tư theo nghĩâ chung nhất được hiểu là “sự bỏ ra”, “sự hy sinh” các nguồn lực ở
hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi
cho người đầu tư trong tương lai.
1.2 Khái niệm đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các
hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh
và mọi hoạt động xã hội khác. Là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm và nâng cao đời sống của
mọi người dân trong xã hội.
1.3 Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung của địa
phương ngành và của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng.
2-/ Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển đối với nền kinh tế.
Theo các lý thuyết kinh tế và thực tiễn đã chứng minh rằng đầu tư phát triển là nhân
tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng của mỗi quốc gia. Vai
trò này của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau đây:
2.1 Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế đất nước.
2.1.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.
2.1.1.1 Đầu tư tác động đến tổng cầu.
Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế, đầu tư
thường chiếm 24 - 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với
tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của
đầu tư làm cho tổng cầu tăng, kéo theo sản lượng cân bằng tăng và giá cả của các đầu vào
của đầu tư tăng. Hay muốn tiến hành mua máy móc thiết bị thì phải có tiền để đầu tư và
tiến hành huy động các nguồn lực nhàn rỗi đang “nằm chết” trong dân vào hoạt động kinh
tế. Khi đó các tiềm lực này được khai thác và đã đem lại hiệu quả nhất định nào đó như tạo
việc làm, tăng thu nhập, tăng ngoại tệ...


2.1.1.2 Đầu tư tác động đến tổng cung.
Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì
tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và giá
cả sản phẩm giảm. Khi đó tất yếu tiêu dùng tăng lên. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp
tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ,
phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi
thành viên trong xã hội.
2.1.2 Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế.
Đầu tư giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên dù là tăng hay giảm đầu tư
thì đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của
nền kinh tế của mọi quốc gia.
Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá các hàng hoá có
liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động vật tư) đến một mức độ nào đó dẫn
đến tình trạng lam phát. Đến lượt mình lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của
người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày một thấp hơn, thâm hụt ngân sách,
kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác tăng đầu tư làm cho cầu các yếu tố có liên quan tăng,
sản xuất của các ngành này phát triển thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp,
nâng cao đời sống của người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả những tác động này tạo
điều kiện rất lớn cho sự phát triển kinh tế.
Hay khi giảm đầu tư thì nó cũng có tác động hai mặt đến nền kinh tế mỗi quốc gia.
Một mặt, khi giảm đầu tư sản xuất của các ngành chậm phát triển do thiếu vốn, giảm lực
lượng lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đời sống của người lao động cũng
giảm...Mặt khác khi giảm đầu tư thì giá các hàng hoá có liên quan không tăng, thậm chí còn
giảm khi đó nó giảm được lạm phát.
Như trên cho thấy đầu tư luôn có tác động hai mặt đến nền kinh tế, vì vậy trên giác độ
quản lý phải giảm tác động xấu, tăng tác động tích cực nhằm duy trì được sự ổn định của
toàn bộ nền kinh tế.
2.1.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức
trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt 15 - 25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR mỗi nước.

ICOR =
⇒ Mức tăng GDP =
Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.
Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát
triển kinh tế và cơ chế chính sách của mỗi nước.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và
hiệu quả đầu tư trong các nghành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của
các chính sách nói chung. Thông thường, ICOR trong nông nghiệp thấp hơn ICOR trong công
nghiệp. Do đó ở các nước phát triển tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng
thấp. Ví dụ đầu tư / GDP ở Mỹ năm 1965 là 12%, năm 1989 là 15% dẫn đến tăng trưởng
1965 - 1989 là 1,6 lần.
Ở Nhật: năm 1965 là 28%, năm 1989 là 33% dẫn đến tăng trưởng 1965 - 1989 là 4,3
lần.
Vậy với nước có tỷ lệ đầu tư / GDP lớn thì có tốc độ tăng trưởng cao.
Đối với các nước đang phát triển, đầu tư đóng vai trò như một cú hích ban đầu tạo đà
cho sự cất cánh của nền kinh tế, điều này đã được chứng minh qua nền kinh tế của các nước
NICs, các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore...
Đối với Việt Nam, để đạt được mục tiêu đến năm 2000 tăng gấp đôi tổng sản phẩm
quốc nội theo dự tính của các nhà kinh tế cần một khối lượng vốn đầu tư gấp 3,5 lần so với
năm 1992, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đạt 24,7%.
2.1.4 Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể tăng
trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 - 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát
triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư ngiệp do
những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 -
6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển
giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo,
phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị... của những

vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy các cùng khác cùng phát
triển.
2.1.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học công nghệ
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là sự tiên quyết của sự phát triển
và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu
nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo UNIDO nếu chia quá trình phát triển công nghệ
thế giới làm 7 giai đoạn thì Việt Nam năm 1990 ở giai đoạn 1 và 2. Việt Nam đang là 1 trong
90 nước kém nhất về công nghệ. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược
đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Muốn có công nghệ thì có hai con đường cơ bản đó là: tự nghiên cứu phát minh ra
công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài . Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài
cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với
nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
2.2 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
2.2. 1 Đầu tư quyết định sự ra đời của các cơ sở.
Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ nào thì phải có vốn đầu tư để xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua
sắm và lắp đặt thiết bị máy móc, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các
chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa
tạo ra.
Vậy một cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ muốn ra đời thì phải có vốn đầu tư vào các
yếu tố cần thiết thì nó mới đi vào hoạt động.
2.2.2 Đầu tư quyết định sự tồn tại của cơ sở.
Khi doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động, sau một thời gian các cơ sở vật chất kỹ
thuật sẽ bị hao mòn, hư hỏng,lạc hậu. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần phải
định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng hao
mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học
- kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới

thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời. Để những công việc trên trở thành hiện thực
thì ta phải bỏ tiền ra để đầu tư. Khi đó đồng nghĩa với sự tồn tại của các cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ.
Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không để thu lợi nhuận cho bản thân mình) đang
tồn tại để duy trì sự hoạt động ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ
thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả các hoạt động và chi phí này đều
là những hoạt động đầu tư.
2.2.3 Đầu tư quyết định sự phát triển của các cơ sở.
Các cơ sở muốn ra đời, tồn tại thì phải cần có vốn đầu tư. Nhưng đối với các doanh
nghiệp không chỉ dừng lại đó mà muốn tạo ra sự phát triển tìm chỗ đứng vững chắc trên thị
trường vậy thì các doanh nghiệp lại tiếp tục phải có vốn đầu tư vào khoa học công nghệ
thích hợp, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, mở rộng các hoạt động quảng
cáo, tiếp thị...
Vậy đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ.
II-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ LỢI.
1-/ Vai trò của thuỷ lợi đối với nền kinh tế.
1.1 Khái niệm về thuỷ lợi.
Thuỷ lợi là lĩnh vực kinh tế kỹ thuật rộng lớn gồm nhiều hoạt động đấu tranh với tự
nhiên để khai thác mặt có lợi của nguồn nước trên và dưới mặt đất phục vụ sản xuất và đời
sống đồng thời hạn chế những tác hại của nước gây ra đối với sản xuất và đời sống.
2.2 Vai trò của thuỷ lợi đối với nền kinh tế.
Thực tiễn hiện nay đã chứng minh rằng, trên thế giới nước nào có hệ thống thuỷ lợi
đảm bảo thì nền sản xuất nông nghiệp của nước đó ổn định và dần dần được nâng cao. Đối
với các nước chậm phát triển thì hệ thống thuỷ lợi của các ngành nói chung và ngành nông
nghiệp nói riêng đang là những vấn đề nan giải, phức tạp liên quan đến cả kinh tế và xã hội.
Cùng với việc tăng trưởng và phát triển trong nông nghiệp nhằm đáp ứng mọi yêu cầu về
lương thực thực phẩm thì có nhiều nước trên thế giới sự phát triển của thuỷ lợi đã trở
thành quy mô quốc gia. Cụ thể Chính Phủ của các nước đã phát động các chương trình tưới
nước với mục tiêu chính là đảm bảo tự túc lương thực và chương trình đó đã đạt được

nhiều kết quả tốt do hệ thống thuỷ lợi phục vụ tốt. Như vậy, trong nông nghiệp, thuỷ lợi có
thể được định nghĩa như là việc sử dụng kỹ thuật của con người để tăng và kiểm soát việc
cung cấp nước cho trồng trọt.
Ở nước ta cũng như ở nhiều nước trên thế giới, trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân,
thuỷ lợi là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí quan trọng. Công tác thuỷ lợi được tiến hành
với nhiều nội dung song có thể khái quát ở hai nội dung chính cơ bản sau:
- Thuỷ lợi tiến hành trị thuỷ như đắp đê, đắp đập, đào sông để chỉnh trị dòng chảy,
phòng chống lũ lụt, bão nhằm khắc phục và giảm nhẹ thiên tai.
- Thuỷ lợi tiến hành công tác thuỷ nông như đào kênh, khơi nguồn, xây dựng cầu,
cống, mương máng...để phục vụ sản xuất nông nghiệp phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế
khác, cải tạo và bảo vệ môi trường.
Với hai nội dung cơ bản trên của công tác thuỷ lợi thì thuỷ lợi đã thể hiện vai trò quan
trọng của mình đối với nền kinh tế nếu không tiến hành trị thuỷ thì hậu quả khôn lường sẽ
diễn ra làm thiệt hại nặng nề về kinh tế cơ sở hạ tầng vật chất cây lương thực sẽ bị nước lũ
cuốn trôi, mặt khác nó còn tác động rất xấu đến công tác môi trường...
Nội dung thứ hai của thuỷ lợi là tiến hành công tác thuỷ nông, thuỷ nông là một ngành
kinh tế kỹ thuật thực hiện chức năng quản lý, khai thác tài nguyên nước để phục vụ sản xuất
nông nghiệp và các lĩnh vực khác.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, thuỷ nông đã và sẽ đóng một vai trò làm tăng trưởng
sản lượng lương thực để thoả mãn nhu cầu của loài người cả trong hiện tại và tương lai.
Toàn thế giới có 14% diện tích canh tác đươc tưới và 8,2% diện tích được tiêu (tiêu
cho cả diện tích phi canh tác), những giá trị sản phẩm nông nghiệp thu được trên diện tích
này chiếm 38% tổng giá trị nông nghiệp toàn thế giới, hiện tại Việt Nam có 36,1% diện tích
canh tác được tưới và 21,4% được tiêu (tiêu cả trên diện tích phi canh tác) đã cho số sản
phẩm nông nghiệp thu được trên đó chiếm 68% tổng sản phẩm nông nghiệp.
Tuy mức độ phát triển thuỷ nông của thế giới, của một số khu vực cũng như ở nhiều
quốc gia còn ở mức độ thấp, nhưng sự phát triển đó chủ yếu được thực hiện từ giữa thế kỷ
20 trở lại đây. Vì vậy mặc dù dân số thế giới trong vòng 40 năm qua từ (1960 - 1999) tăng
gần 2 lần (khoảng 6 tỷ so với 3 tỷ) và mặc dù hầu hết đất đai canh tác đã được loài người
sử dụng song nhìn chung lương thực bình quân đầu người của thế giới vẫn tăng nhanh hơn

mức tăng dân số. Trong thập kỷ 80, bình quân lương thực đầu người trên thế giới tăng 5%
(loại trừ tình trạng thiếu lương thực cục bộ).
Viện nghiên cứu lúa quốc tế cho rằng, tăng tiềm năng sản xuất nông nghiệp cuả trái
đất rất lớn, chỉ cần đầu tư có hiệu quả vào nông nghiệp, trước hết là khâu tưới, tiêu nó có
thể đảm bảo nuôi sống 10 tỷ người. Như vậy vai trò của thuỷ nông đối với sản xuất nông
nghiệp là rất quan trọng được biểu hiện cụ thể sau:
- Thứ nhất: Thuỷ nông là tiền đề mở rộng diện tích canh tác do việc phát triển các hệ
thống tưới và tiêu tạo ra các vùng đất canh tác mới.
- Thứ hai: Thuỷ nông là tiền đề làm tăng vụ do đó tăng diện tích gieo trồng trên diện
tích canh tác, tăng vòng quay của diện tích đất nông nghiệp.
-Thứ ba: Thuỷ nông góp phần thâm canh tăng năng suất cây trồng, thay đổi cơ cấu
cây trồng, góp phần nâng cao tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng. Do cung cấp đủ
lượng nước cho nhu cầu sinh trưởng và tiêu thoát kịp thời đã làm cho năng suất cây trồng
tăng thêm được từ 20 - 30% theo tài liệu của FAO, các loại giống mới có tưới tiêu hợp lý đạt
được 80 - 90% năng suất thí nghiệm, nếu không chỉ đạt 30 - 40%. Đồng thời thuỷ nông cần
dùng nước để cải tạo đất thông qua việc thâu chua, phèn rửa mặn...làm tiền đề để áp dụng
dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật nông nghiệp nên đã làm cho năng suất cây
trồng tăng cao.
Như vậy sự đóng góp của thuỷ nông đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã
được các nhà chuyên gia trên thế giới chỉ ra cụ thể như sau:

×