Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.98 KB, 9 trang )

Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt qua ngân hàng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế
không ngừng mở rộng và đa dạng với nhiều hình thức. Ngân hàng là cầu nối
liền giữa các quan hệ kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán của
mình. Vì vậy nghiệp vụ thanh toán và tín dụng của ngân hàng là nhân tố trực
tiếp tác động kinh doanh của đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế.
Với vai trò, vị trí quan trọng của mình, ngành ngân hàng bằng nhiều
biện pháp đã khai thác và đáp ứng mọi nhu cầu, khả năng về vốn cho sự phát
triển của nền kinh tế góp phần thực hiện công cuộc đổi mới công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Để đạt được điều này đòi hỏi ngành ngân hàng phải thường xuyên đổi
mới công nghệ ngân hàng, bằng cách đưa khoa học công nghệ tin học hiện đại
áp dụng trong công tác thanh toán. Tìm mọi biện pháp khắc phục những tồn
tại, thiếu sót để từ đó thúc đẩy và mở rộng công tác thanh toán qua ngân hàng
ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
Theo như đánh giá chung của ngành ngân hàng, công tác thanh toán
không dùng tiền mặt hiện còn những tồn tại sau:
- Việc triển khai mở rộng phạm vi thanh toán trong dân cư còn chậm,
các phương tiện thanh toán mới chưa phát huy được hiệu quả, thanh toán
bằng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng vẫn còn khá phổ biến.
- Môi trường pháp lý còn thiếu, một số luật theo thông lệ quốc tế như:
Luật séc, luật thương mại, luật thư tín dụng, các pháp lệnh về thanh toán
không chứng từ...chưa ra đời.
- Phương tiện kỹ thuật, công nghệ thanh toán mặc dù đã có những
bước phát triển nhưng chưa cao và chưa rộng khắp trong toàn quốc. Thực
trạng trên đã và đang được phản ánh nhiều trên công luận.
Yêu cầu đặt ra là cần phải có những giải pháp phù hợp với đòi hỏi bức
bách hiện nay nhằm loại bỏ những ách tắc trong thanh toán, phát huy tác
dụng vốn có của thanh toán không dùng tiền mặt để phục vụ tốt nhất trước hết
là cho khách hàng và cho toàn bộ nền kinh tế.


Trong những năm 1993 - 1994 ngân hàng Nhà nước đã cho ra đời
nhiều quyết định, thể chế về cải tiến hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
và tổ chức hệ thống thanh toán khá hợp lý. Năm 1996 Chính phủ đã ban hành
nghị định 30/CP và ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 07/TT - NH1
về việc cải tiến hình thức thanh toán bằng séc là các loại séc như: Séc chuyển
khoản, séc bảo chi...có thể dung chung một mẫu séc. Chính vì vậy cho nên tỷ
trọng thanh toán không dùng tiền mặt đã không ngừng tăng lên.
Mặc dù vậy, qua quá trình thực tập, nghiên cứu ở Ngân hàng Công
thương Đống Đa, kết hợp với những kiến thức đã được học ở nhà trường em
thấy nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn một số khó khăn tồn tại.
Với nguyện vọng được góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác thanh toán
không dùng tiền mặt em xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị và đề xuất
nhỏ.
1. Kiến nghị về séc chuyển khoản:
Séc chuyển khoản là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã
có từ lâu đời và là một hình thức thanh toán chuyên dùng của các đơn vị kinh
tế. Theo em, một trong những nhược điểm cần phải giải quyết để hoàn thiện
hơn hình thức thanh toán này là xử lý séc phát hành quá số dư. Em xin nêu một
vài ý kiến như sau :
Thông thường khi đơn vị phát hành một tờ séc chuyển khoản để trả trả
tiền hàng hoá hay cung ứng lao vụ cho người cung cấp. Nếu lúc người thu
hưởng nộp séc vào Ngân hàng xin thanh toán mà trên tài khoản tiền gửi của
đơn vị phát hành séc không đủ số dư thì Ngân hàng sẽ lưu tờ séc đó lại để chờ
đến khi tài khoản của người mua đủ tiền mới tiến hành thanh toán và tính
phạt phát hành quá số dư cũng như phạt chậm trả theo Ngân hàng Nhà nước
đã quy định.
Nhưng nếu làm như vậy nhiều khi gây thiệt thòi cho đơn vị phát hành
séc cũng như làm chậm quá trình luân chuyển vốn của người bán. Bởi vì, trong
nhiều trường hợp tờ séc chuyển khoản chỉ phát hành quá số dư một số tiền rất
nhỏ.

Ví dụ: Số tiền trên tờ séc chuyển khoản là 40.000.000đ, nhưng số dư
trên tài khoản tiền gửi của đơn vị tại thời điểm khách hàng nộp séc vào Ngân
hàng là 35.000.000đ. Theo quy định hiện nay thì tờ séc đó không được thanh
toán mà phải lưu lại cho đến khi tài khoản của người phát hành đủ số dư và
chủ tài khoản phải chịu phạt vì phát hành qúa số dư và bị phạt chậm trả toàn
bộ số tiền trên tờ séc (mặc dù tờ séc đó chỉ phát hành quá số dư với số tiền rất
nhỏ).
Còn người bán phải chờ cho đến khi tài khoản của người phát hành đủ
số dư mới được thanh toán. Nếu tài khoản của người mua có tiền ngay sau
ngày khách hàng nộp séc vào thì người bán sẽ không bị thiệt thòi. Nhưng nếu
nếu tài khoản của người mua sau 4 - 5 ngày mới đủ tiền thì như vậy sẽ gây ảnh
hưởng tới vòng quay vốn kinh doanh của họ.
Theo em Ngân hàng nên có sửa đổi như sau :
+ Đối với đơn vị kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm lâu
nay với Ngân hàng thì Ngân hàng có thể cho phát hành quá số dư một số tiền
nhất định nào đó. Vì đây là khó khăn tài chính tạm thời của họ chứ không phải
họ cố ý phát hành quá số dư.
+ Ngân hàng có thể cho vay để đơn vị phát triển séc thanh toán tờ séc
đó cho đơn vị bằng cách : Ngân hàng có thể yêu cầu đơn vị phát hành séc lập
một đơn xin vay và một giấy cam kết sẽ trả ngay số tiền vay với đầy đủ chữ ký
của Giám đốc và Kế toán trưởng với một mức lãi suất phù hợp do Ngân hàng
quy định để góp phần đẩy nhanh quá trình thanh toán. Khi đó kế toán hoạch
toán :
Nợ : Tài khoản của khách hàng.
Có : Tài khoản cho vay.
+ Hoặc khi phát hành quá số dư thì Ngân hàng vẫn tiến hành thanh
toán số tiền hiện có trên tài khoản cho đơn vị thụ hưởng, còn số tiền quá số dư
thì lưu lại để đến khi tài khoản tiền gửi của đơn vị phát triển đủ tiền sẽ tiến
hành thanh toán nốt và tính phạt như chế độ hiện nay quy định (nhưng chỉ
tính phạt trên số tiền bị quá số dư chứ không tính phạt toàn bộ số tiền trên

séc).
2. Về mức thu phí chuyển tiền trong cùng địa bàn khi thực hiện thanh
toán điện tử.
Hiện nay Ngân hàng Công thương Đống Đa áp dụng mức thu phí
chuyển tiền theo công văn 1015 của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tỷ lệ
thu là 0,05% trên số tiền chuyển. Mức tối đa là 500.000đ tối thiểu là 20.000đ.
Cụ thể ngày 10/7/2000 Công ty cơ khí Hà Nội có chuyển một ủy nhiệm chi trả
tiền cho Công ty vật tư ngân hàng (mở TK tại hội sở Ngân hàng Công thương
Việt Nam) số tiền là 100.000.000đ Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thu
phí:
100.000.000đ x 0,05% = 50.000 đ
Trong khi đó nếu qua đường bù trừ (qua máy vi tính) thì phí dịch vụ
phải thu là 2.000đ/1 món.
Để tạo điều kiện cho đơn vị và cá nhân tham gia thanh toán không
dùng tiền mặt qua ngân hàng càng phát triển em xin đề nghị Ngân hàng Công
thương Việt Nam nên ấn định mức thu phí thanh toán điện tử trong cùng hệ
thống trên địa bàn Hà Nội giảm xuống với tỷ lệ từ 0,02% đến 0,03 % trên số
tiền thanh toán.
- Thời gian thanh toán điện tử nên kéo dài đến 16h trong ngày, có như
vậy những chứng từ phát sinh trong ngày sẽ được giải quyết trong một ngày
làm việc.
3. Kiến nghị về uỷ nhiệm chi:
Uỷ nhiệm chi là thể thức thanh toán áp dụng giữa hai bên mua bán tín
nhiệm lẫn nhau nhưng trong thực tế nhiều trường hợp hai bên mua bán không
tín nhiệm lẫn nhau vẫn dùng uỷ nhiệm chi. Từ đó rất dễ xảy ra nợ nần, dây
dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế, bên bị thiệt hại sẽ là
người bán. Nếu sau khi nhận hàng người mua không lập uỷ nhiệm chi gửi đến
ngân hàng hoặc uỷ nhiệm chi có thể gửi đến ngân hàng nhưng trên tài khoản
của họ không có tiền hoặc không đủ tiền dẫn đến người bán bị chiếm dụng vốn.
Để khắc phục tình trạng này đảm bảo quyền lợi cho người bán trong

quan hệ thanh toán, nên quy định phạt đối với bên mua khi họ để ra tình trạng
nói trên. Nói khác đi là khôi phục chế độ phạt chậm trả đối với uỷ nhiệm chi mà
trước đây đã áp dụng. Hình thức phạt này quy định như sau:
Sau khi bên mua hoàn thành việc nhận hàng từ bên bán, bên mua phải
lập ngay uỷ nhiệm chi kèm theo bản sao hoá đơn và vận đơn giao hàng (ghi rõ
ngày giao hàng) gửi đến ngân hàng phục vụ mình trong thời hạn hai ngày sau
khi nhận hàng để tiến hành thanh toán cho người bán. Nếu người mua không
chịu thực hiện quy định này người mua sẽ phải chịu phạt chậm trả:

×