Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.16 KB, 25 trang )

Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương
Đống Đa
I. Khái Quát hoạt động kinh tế xã hội Quận Đống Đa.
Đống Đa là một trong bẩy quận nội thành của thành phố Hà Nội, có
mật độ dân cư đông đúc, diện tích rộng với khu công nghiệp lớn, tập trung
nhiều nhà máy lớn sản xuất công nghiệp như ngành cơ khí, chế biến cao su,
may mặc, giầy da... Đống Đa mang tính đặc thù là khu trung tâm sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố, lại là một trong những quận có
diện tích lớn, cho nên hoạt động kinh tế trên địa bàn quận rất sôi động với tất
cả các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, cá thể có khả năng
tiềm tàng rất lớn. Phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh là một số lượng lớn
các công ty tư nhân đóng trên địa bàn quận đều mở tài khoản và thực hiện
thanh toán tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Được tự do cạnh tranh, bình
đẳng trước pháp luật cho nên tất cả các thành phần kinh tế, hộ sản xuất cá thể,
tư nhân có vốn, có khả năng sản xuất kinh doanh đều vươn ra thị trường.
Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội 6 tháng đầu
năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2000 của uỷ ban
nhân dân quận Đống Đa về tình hình sản xuất kinh doanh :
- Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2000 là 82 tỷ 999 triệu đạt
41% kế hoạch năm.
- Kinh tế tập thể tăng 34%so với cùng kỳ, tập trung ở các hợp tác xã đã
cổ phần hoá
- Kinh tế cá thể tăng 41% so với cùng kỳ.
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2000 kinh tế trong quận tiếp tục
tăng trưởng. Tuy nhiên một số doanh nghiệp nhà nước trong quận có phần
chững lại, kinh doanh hiệu quả thấp. Quận đã tập trung tìm biện pháp tháo gỡ,
củng cố để các doanh nghiệp phấn đấu đến cuối năm 2000 giá trị sản lượng
công nghiệp đạt 114.802.000.000 = 59% kế hoạch năm, tăng 20,7% so với cùng
kỳ năm 1999. Giá trị xuất khẩu tăng 28,8% so với năm 1999.
Đống Đa là quận có nhiều khu dân cư lớn như Kim Liên, Trung Tự,
Giảng Võ, Vĩnh Hồ, Thành Công... và nhiều khu tập trung sản xuất kinh doanh


như Nam Đồng, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên... nhất là thành phần kinh tế tư
nhân, hộ kinh doanh cá thể. Đa số các hộ gia đình có thu nhập trên trung bình
trở lên và rất nhiều hộ có thu nhập cao, có nhu cầu chi tiêu, thanh toán rất lớn.
Trình độ dân trí đã cao hơn, nhất là trong thời đại kĩ thuật thông tin nghe nhìn
như hiện nay.
Ngân hàng Công thương Đống Đa đóng trên địa điểm được coi là trung
tâm địa bàn quận, là một đơn vị kinh doanh tiền tệ tín dụng đã góp phần quan
trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn và thanh toán giúp cho các doanh
nghiệp, cá nhân tham gia đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thanh toán kịp
thời góp phần thúc đẩy kinh tế trong quận đạt hiệu quả cao.
II. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Đống Đa.
1. Mô hình tổ chức:
Ngân hàng Công thương Đống Đa được thành lập ngày 01/08/1988 là
một doanh nghiệp nhà nước thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng
và dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế trong nước, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn trung và
dài hạn (kể cả ngoại tệ) của mọi thành phần kinh tế có nhu cầu về vốn và
thanh toán trong nền kinh tế.
Sự chuyển mình của cơ chế thị trường đã đặt các ngân hàng vào một
môi trường mới, môi trường mà ở đó chỉ có chỗ đứng cho những ngân hàng
nhạy bén, năng động và sáng tạo. Ngân hàng Công thương Đống Đa ngoài
chức năng đi vay để cho vay, còn tổ chức tốt dịch vụ thanh toán qua ngân hàng,
làm nhiệm vụ bảo lãnh, dự thầu... Giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân mở rộng
hoạt động kinh doanh của mình để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội,
nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển.
Ngân hàng Công thương Đống Đa là một chi nhánh ngân hàng quận
trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam. Cho nên Ngân hàng Công
thương Đống Đa là một đơn vị hạch toán nội bộ, trực tiếp kinh doanh tiền tệ,
dịch vụ ngân hàng trên địa bàn quận Đống Đa.
Ngân hàng Công thương Đống Đa có quy mô tương đối lớn khoảng 300

cán bộ nhân viên. Ngân hàng gồm có ban giám đốc với 1 giám đốc và 3 phó
giám đốc. Các phòng ban chức năng đảm nhiệm công việc kinh doanh tuỳ từng
nội dung. Hoạt động bao gồm :
1. Phòng kế toán - tài chính.
2. Phòng kinh doanh.
3. Phòng nguồn vốn.
4. Phòng kho quỹ tiền tệ.
5. Phòng Tổ chức - Hành chính.
6. Phòng thanh toán quốc tế.
7. Phòng kiểm soát.
Với 2 phòng giao dịch:
a. Phòng giao dịch Kim liên.
b. Phòng giao dịch Cát linh.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc Ngân hàng Công thương
Đống Đa, các phòng ban phối kết hợp chặt chẽ để hoạt động, làm tốt chức
năng kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay, làm dịch vụ thanh toán
đảm bảo an toàn vốn vay, thu hồi cả gốc và lãi, tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng và thu lợi nhuận của ngân hàng cao. Bằng cách luôn đổi mới
phong cách lề lối làm việc, trân trọng khách hàng, nâng cao uy tín của ngân
hàng đối với khách hàng, đưa khoa học công nghệ tin học mới vào khâu thanh
toán. Thực hiện thanh toán nhanh, kịp thời, an toàn cho khách hàng và ngân
hàng góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế nhiều thành
phần, thúc đẩy sản xuất, dịch vụ của nước ta ngày càng phát triển.
2. Hoạt động nguồn vốn.
Nhận thức được tầm quan trọng về công tác nguồn vốn của ngân hàng
là “đi vay để cho vay” nên ngay từ đầu năm Ngân hàng Công thương Đống Đa
đã đặc biệt quan tâm bằng mọi biện pháp duy trì và không ngừng tăng trưởng
nguồn vốn. Vì vậy nguồn vốn của ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân
hàng tạo lập và huy động được để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ
tài chính khác.

Nguồn vốn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy
động tiền gửi của Ngân hàng phải kể đến nguồn tiền gửi tiết kiệm. Để khai
thác tối đa nguồn tiền gửi này, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đưa ra
nhiều hình thức huy động tiết kiệm như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ
hạn 3 tháng. 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Song
song với việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, Ngân
hàng đã mở rộng mạng lưới thu hút tiền gửi tiết kiệm đến tận các Phường
trong Quận đống đa. Trong những năm qua Ngân hàng Công thương Đống Đa
đã có nhứng khoản chi lớn để tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các
Qũy tiết kiệm cũ, mở thêm các quỹ tiết kiệm mới, nâng tổng số qũy tiết kiệm
của Ngân hàng lên 14 Quỹ. Hầu hết các qũy được xây dựng đẹp. ở vị trí thuận
tiện, với đội ngũ nhân viên lịch sự trong giao tiếp đối với khách hàng nên đã
thu hút thêm nhiều khách hàng tới gửi tiền ở Ngân hàng.
Nguồn vốn là cơ sở để thành lập và tổ chức các hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, vì đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ. Nếu nguồn
vốn dồi dào, ngân hàng có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng để thoả mãn tối
đa nhu cầu về vốn trên địa bàn quận mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán chi
trả cho đơn vị, mặt khác nó quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng
trên thị trường.
Nhận thức được vai trò cần thiết, quan trọng của nguồn vốn trong kinh
doanh, Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn quan tâm, chỉ đạo công tác huy
động vốn trên địa bàn một cách tích cực, bằng nhiều biện pháp:
- Tuyên truyền, quảng cáo trên truyền hình, báo chí để thu hút khách
hàng để mở tài khoản tiền gửi cá nhân và các tổ chức kinh tế. Với tháI độ tiếp
khách nhiệt tình, văn minh, phục vụ khách hàng nhanh, đảm bảo chính xác và
an toàn, thủ tục mở tài khoản đơn giản tránh phiền hà để thu hút được nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Với việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và mở rộng mạng lưới
huy động vốn trên địa bàn Quận đã thu hút thêm nhiều khách hàng đến mở tài
khoản tại Ngân hàng, nâng số tài khoản hoạt động từ 1706 tài khoản vào cuối

năm 1998 lên 1824 tài khoản vào cuối năm 1999. Đến ngày 30/6/2000 tổng số
tài khoản tiền gửi đã tăng lên 2102 tài khoản, tăng 278 tài khoản so với năm
1999.
Kết cấu vốn lưu động của Ngân hàng Công thương Đống Đa thời gian
qua được phản ánh qua biểu sau:
Đơn vị : tỷ đồng.
Thời gian
Chỉ tiêu
1996 1997 1998 1999 30/6/2000
1. Tiền gửi của các TCKT 201 339 436 347 429
2. Tiền gửi dân cư và tiền
gửi khác
628 850 859 1171 1240
Tổng nguồn vốn 892 1189 1295 1518 1669
Theo bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động
của Ngân hàng có chiều hướng gia tăng nhanh. Chỉ trong vòng 04 năm từ
1996 đến 2000 nguồn vốn huy động đã tăng hơn gấp đôi. Trong đó nguồn vốn
của các tổ chức kinh tế có chiều hướng gia tăng nhưng còn chậm. Trong thời
gian gần đây do nguồn gửi tiết kiệm của Ngân hàng gia tăng mạnh Ngân hàng
đã giảm bớt hình thức huy động bằng kỳ phiếu.
3. Công tác sử dụng vốn.
Với nguồn vốn huy động được trên địa bàn quận là chủ yếu, Ngân hàng
Công thương Đống Đa đã sử dụng một cách tối đa để đáp ứng nhu cầu vay
vốn: ngắn hạn, trung hạn, dàI hạn của các đơn vị kinh tế và cá nhân... trong
quận bằng nhiều hình thức: cho vay ngắn hạn, cho vay đầu tư các dự án, cho
vay sinh viên, tạo công ăn việc làm, cho vay hộ sản xuất, cầm cố...
Do tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế
trong quận có nhiều biến động. Cụ thể về sản xuất công nghiệp: các doanh
nghiệp sản xuất (quốc doanh và tư nhân) kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chậm đổi
mới, thiếu vốn đầu tư... dẫn đến sản xuất hàng hoá trong một số doanh nghiệp

trong quận sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng, chậm tiêu thụ gây ảnh hưởng
không nhỏ cho việc kinh doanh của ngân hàng và đơn vị kinh tế.
Nhưng với đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu và
nhiệt tình, có đạo đức tốt nên Ngân hàng Công thương Đống Đa đã mở rộng
thị trường tín dụng. Cán bộ tín dụng đã trực tiếp tiếp cận với doanh nghiệp và
cá nhân để nắm vững tình hình các đối tượng có nhu cầu xin vay vốn, giúp cho
việc phát tiền vay của ngân hàng mang lạI hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an
toàn vốn vay của ngân hàng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, giúp cho các đơn
vị, cá nhân tìm ra hướng đI mới phù hợp với kinh tế thị trường, cải thiện đời
sống kinh tế xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của khách hàng Ngân
hàng tiến hành cấp tín dụng với thời hạn ngắn, trung và dài hạn. Trong các
loại hình cho vay này thì tín dụng ngắn hạn bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn
hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Thực tế đó thể hiện qua biểu sau:
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 30/6/200
0
1. Dư nợ ngắn hạn 414 474 503 573 588
2. Dư nợ trung và dài hạn 62 67 100 121 183
Tổng dư nợ 476 541 603 694 771
Theo biểu trên thì dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều có chiều hướng
gia tăng.
Mặc dù nhu cầu vay vốn trung dài hạn lớn nhưng Ngân hàng vẫn không
có đủ nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay này. Trong thời gian
qua Ngân hàng tuy đã thực hiện cấp tín dụng bằng ngoại tệ nhưng loại tín
dụng này vẫn chưa phát huy được hiệu quả do nguồn vốn ngoại tệ của Ngân
hàng còn rất hạn hẹp, Ngân hàng phải thường xuyên nhận vốn điều hoà từ
Ngân hàng Công thương trung ương, trong nhiều trường hợp Ngân hàng phải
cho khách hàng vay VND để mua ngoại tệ.
Thấy được tầm quan trọng của thành phần kinh tế quốc doanh đối với

nền kinh tế, trong quan hệ tín dụng với thành phần kinh tế này Ngân hàng
Công thương Đống Đa đã tập trung một khối lượng vốn lớn để thoả mãn nhu
cầu vốn lưu động và vốn cố định cho các doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu
quả để giúp doanh nghiệp có đủ sức vươn lên đứng vững trên thị trường.
4. Kinh doanh đối ngoại.
Chín tháng đầu năm 2000 kinh doanh đối ngoại thu được kết quả đáng
kể, thông qua hoạt động đối ngoại uy tín của Ngân hàng Công thương Đống Đa
ngày càng được nâng cao, thu hút được thêm nhiều khách hàng. Lĩnh vực kinh
doanh đối ngoại đã thu được 1852 triệu đồng, bao gồm phí thanh toán mở L/C
và lãi mua bán, cụ thể:
- Đã mở 290 L/C nhập khẩu, số tiền là 18.528.040 USD cho 22 khách
hàng.
- Đã mở được 8 L/C xuất khẩu, số tiền là 646.814 USD.
- Thu dịch vụ phí thanh toán quốc tế đạt 1348 triệu Đồng, bằng 124%
so với 9 tháng đầu năm 1999.
Kinh doanh ngoại tệ:
- Tổng doanh số mua vào 20.991.548 USD và 2.183.881 DEM bằng
136% so với cùng kỳ năm 1999.
Tổng số doanh số bán ra là 22.142.062 USD và 2.146.604 DEM bằng
128% so với cùng kỳ năm 1999. Chênh lệch lãi 387 triệu Đồng chi trả kiều hối.
- Ngân hàng nhận số tiền 196.527 USD và 758.193 DEM
- Trả số tiền 193.927 USD và 755.950 DEM.
Hoạt động kinh doanh đối ngoại là nghiệp vụ tuy còn mới nhưng đã có
nhiều triển vọng phát triển có hiệu quả. Thời gian qua ngoại tệ khan hiếm,
nhưng chi nhánh đã tích cực khai thác bằng nhiều nguồn để tăng khả năng
thanh toán bằng ngoại tệ đáp ứng được nhu cầu nhập vật tư hàng hoá của
doanh nghiệp cũng như nhu cầu thanh toán kiều hối cho dân cư, Chi nhánh đã
sử dụng nguồn ngoại tệ từ quỹ điều hoà của Trung ương cho vay có hiệu quả
tăng vòng quay vốn ngoại tệ.
5. Công tác thanh toán:

Trong công tác thanh toán Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn đặt
việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao, gây lòng tin với khách hàng là
mục tiêu hàng đầu để thực hiện. Đào tạo đội ngũ thanh toán viên có trình độ
nghiệp vụ thành thạo, thái độ phục vụ nghiêm túc, nhiệt tình, hướng dẫn khách
hàng nắm vững thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch. Bên
cạnh việc đào tạo con người, Ngân hàng còn trang bị hệ thống vi tính, thực
hiện việc nối mạng trong toàn chi nhánh để cung cấp thông tin nhanh, chính
xác để lãnh đạo chỉ đạo việc kinh doanh hoạt động của Ngân hàng được tốt.
Việc ngân hàng áp dụng thanh toán liên hàng đIện tử, thanh toán bù
trừ qua vi tính (giao nhận qua đĩa mềm) đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán rút
ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng, đảm bảo an toàn cao, ít sai sót
gây lòng tin và uy tín với khách hàng.
6. Kết quả tài chính:
Năm 1998 thu nhập cả năm đạt 98 tỷ đồng trong đó:
Thu lãi cho vay: 53,8 tỷ đồng
Thu lãi điều chuyển vốn : 40,6 tỷ đồng
Thu phí dịch vụ và bảo lãnh: 3,6 tỷ đồng
Năm 1999 thu nhập cả năm đạt 111 tỷ đồng trong đó:
Thu lãi cho vay: 60,6 tỷ đồng
Thu lãi điều chuyển vốn: 45,2 tỷ đồng
Thu phí dịch vụ và bảo lãnh: 5,2 tỷ đồng.
II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương
Đống Đa:

×