Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.02 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Lạng
Sơn:
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc tổ quốc, có diện tích
8.187 km
2
, toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh, gồm 220 xã,
phường có khoảng trên 70 vạn dân.
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hoá kinh tế chính trị của tỉnh với
diện tích khoảng 80km
2
, có 5 phường xã, dân số khoảng trên 10 vạn người.
Hơn 10 năm thực hiện đổi mới thành phố Lạng Sơn đã có những chuyển biến
rõ rệt về kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế bình quân 11% GDP đầu người đạt
300 USD, du lịch dịch vụ chiếm 55%, tổng sản phẩm xã hội. Trong năm 2001
các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước thích ứng với thị trường, năng
động hơn so với năm 2000. Tốc độ tăng GDP đạt 14% trong đó ngành thương
mại du lịch tăng 14%, công nghiệp xây dựng tăng 16,5%, nông lâm nghiệp
tăng 6,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tỷ trọng ngành
thương mại dịch vụ chiếm 74,58%, công nghiệp xây dựng chiếm 19,5%, nông
lâm nghiệp chiếm 5,88% GDP.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nâng cao mức sống của
nhân dân, thành phố Lạng Sơn đã có mục tiêu phương hướng tổng quát nhiệm
vụ cụ thể: Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao và bền vững, tăng
cường phát huy nội lực, kết hợp với thu hút nguồn vốn bên ngoài để tạo đà
trong sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
tích cực tháo gỡ khó khăn đi đối với đổi mới kinh tế, tạo môi trường để các
thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa phát triển. Coi trọng nhân tố con
người, tiếp tục phát triển mạnh các lĩnh vực văn hoá xã hội, nâng cao chất
lượng giáo dục, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề


bức xúc của xã hội, tập trung chỉ đạo triển khai chương trình nhiệm vụ trọng
tâm chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.
Phát huy lợi thế mở rộng hoạt động ngành thương mại dịch vụ, du lịch
giữ tỷ trọng hợp lý trong cơ cấu kinh tế, có giải pháp tích cực để thu hút các
thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu,
giao lưu hàng hoá, tiếp cận thị trường huy động nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch và dịch vụ, tiếp tục đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công
nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tiếp tục đầu tư vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tạo được
bước chuyển biến về cơ cấu sản xuất, trong năm 2003 mục tiêu phấn đấu của
Thành phố Lạng Sơn là xây dựng kết cấu hạ tầng khu dân cư, xây dựng 2
trường chuẩn quốc gia, phấn đấu hoàn thành kè suối Lao Ly, chợ kinh doanh
hàng tươi sống, chợ phiên, các trường phổ thông cơ sở thành các trường tiểu
học.
Năm 2003 phấn đấu ngành thương mại dịch vụ đạt 70,6%, ngành công
nghiệp xây dựng cơ bản 24,3%, ngành nông lâm nghiệp 5,1%.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra thành phố Lạng Sơn phải có sự giúp
đỡ của tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân toàn Thành phố.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn là một
Ngân hàng thương mại hoạt động tương đối lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Để đáp ứng được nhu cầu thanh toán, cũng như việc phát triển kinh tế thị
trường trên địa bàn. Được sự đồng ý của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển
nông thôn Việt Nam cho phép Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn
tỉnh Lạng Sơn thành lập thêm Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển
nông thôn Kỳ Lưà, nay là Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn
Thành phố Lạng Sơn.
Tháng 10 năm 1994 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thành phố Lạng Sơn được thành lập và đi vào hoạt động, là một Ngân hàng
thương mại được thành lập sau khi mà trên địa bàn đã có nhiều Ngân hàng
thương mại khác được thành lập trước, trên địa bàn hoạt động kinh doanh

của họ ổn định chiếm phần lớn cả về số lượng vốn và lĩnh vực đầu tư. Đây là
một thử thách lớn đối với Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông
thôn Thành phố Lạng Sơn, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính
quyền trên địa bàn. Ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông
thôn Thành phố Lạng Sơn đã động viên cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh
cùng nhau quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, từng bước đưa Ngân hàng
nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố đi vào hoạt động ổn định và
phát triển. Ngay những năm đầu mới thành lập Chi nhánh bước đầu kinh
doanh đã có lãi, từng bước khẳng định được vị trí của mình trong sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp Ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát
triển nông thôn Thành phố được thể hiện qua các mặt công tác như sau:
2/ Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển Thành phố Lạng Sơn:
2.1 Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động:
Ngày đầu mới thành lập Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát
triển nông thôn Thành phố có 21 cán bộ công nhân viên, phần đông chuyển từ
các huyện ở Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh đến. Do vậy
trình độ cán bộ không đồng đều, với phương châm vừa học vừa làm, đào tạo
lại đội ngũ cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ
kinh doanh, đưa Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn
Thành phố Lạng Sơn ngày càng phát triển. Đến nay số cán bộ công nhân viên
của toàn Chi nhánh có 40 cán bộ trong đó có:
- Đại học: 8 người
- Cao đẳng: 1 người
- Cao cấp: 5 người
- Trung cấp: 25 người
- Sơ cấp: 1 người
Hiện nay cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát
triển nông thôn Thành phố được sắp xếp như sau:

- Ban lãnh đạo Chi nhánh gồm 3 người, 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc.
Giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm tổ chức Đại hội hoạt động của Chi nhánh
theo đúng chức năng nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng
nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn về kết quả thực hiện và
nhiệm vụ được giao, đồng thời đưa ra quyết định về hoạt động kinh doanh
theo mức uỷ quyền của Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông
thôn tỉnh và ký các giấy tờ văn bản trong phạm vi và quyền hạn nhiệm vụ được
giao, 2 Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ chỉ đạo
hoạt động kinh doanh theo từng phần hành phụ trách, 1 Phó giám đốc phụ
trách mảng kinh doanh kiêm Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp & phát triển
nông thôn cấp 4 Chi Lăng, 1 Phó giám đốc phụ trách kế toán tài vụ.
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố
Lạng Sơn gồm 1 Chi nhánh cấp 4 trực thuộc, hai phòng nghiệp vụ, mỗi phòng
có 1 hoặc 2 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng, có nhiệm vụ quản lý tổ
chức hoạt động kinh doanh theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, chức năng
nhiệm vụ của các phòng do Giám đốc Chi nhánh quy định như sau:
+ Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc xây
dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm để đề ra mục tiêu giải pháp
cho từng kế hoạch cụ thể, quản lý điều hành vốn kinh doanh, hàng ngày trực
giao dịch với khách hàng. Hầu hết các nghiệp vụ tín dụng phát sinh đều qua
phòng kinh doanh, phòng thực hiện nghiệp vụ cho vay vốn qua rất nhiều hình
thức theo đối tượng thời gian đáp ứng yêu cầu chu kỳ sản xuất, kinh doanh
nhiệm vụ của phòng là thực hiện các công đoạn từ tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng, thẩm định dự án, lập hồ sơ cho vay theo dõi quá trình sử dụng vốn vay và
thực hiện các nghiệp vụ thu nợ quá hạn, nợ khó đòi...
+ Phòng kế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc
trong công tác kế toán quản lý tài chính, phòng thực hiện các dịch vụ Ngân
hàng như thanh toán, chuyển tiền... phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện mọi
hoạt động có liên quan đến công tác kế toán tài chính tại Ngân hàng như tính
toán đầu vào đầu ra, cân đối mở tài khoản cho khách hàng, đảm bảo an toàn

cho việc vận chuyển tiền mặt, quản lý bảo vệ kho tiền, quản lý các giấy tờ có
giá trị, phát hiện thu giữ tiền giả với mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối, để
giữ uy tín cho Ngân hàng.
2.2 Kết quả kinh doanh được thể hiện cụ thể:
2.2.1 Công tác huy động vốn:
Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển
nông thôn Thành phố đã nỗ lực trong việc huy động vốn bằng việc mở rộng
mạng lưới giao dịch, đổi mới phong cách làm việc, tăng cường công tác tuyên
truyền tiếp thị vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tổ chức huy động
tiền gửi tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu với thủ tục nhanh chóng đơn giản
không gây phiền hà cho khách hàng. Do vậy nguồn vốn của Chi nhánh không
ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; Cụ thể:
Năm 2000: 56.950 triệu đồng
Năm 2001: 71.180 triệu đồng tăng 25% so với năm 2000
Năm 2002: 94.526 triệu đồng tăng 36% so với năm 2001.
Theo số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng có
chiều hướng gia tăng nhanh, chỉ trong vòng 3 năm mà nguồn vốn huy động
tăng gần gấp đôi. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm
tỷ trọng lớn nhất, mà chủ yếu tiết kiệm trung hạn.
2.2.2 Công tác sử dụng vốn:
Nét nổi bật nhất trong hoạt động Ngân hàng là nghiệp vụ tín dụng “Đi
vay để cho vay, nếu như Ngân hàng làm tốt công tác huy động vốn mà hoạt
động sử dụng vốn kém hiệu quả, đầu tư không đúng chỗ thì hiệu quả kinh
doanh cũng không được như mong muốn.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động từ những nguồn vốn khác nhau, trên cơ
sở tìn kiếm khách hàng để mở rộng đầu tư, kết quả cho vay của Chi nhánh
Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố được thể hiện qua
3 năm như sau:
Chi tiêu 2000 2001 2002
1. Dư nợ ngắn hạn 8.034 4.719 21.147

2. Dự nợ trung dài hạn 16.018 42.315 46.567
Tổng dư nợ 24.052 44.034 67.707
Qua số liệu trên ta thấy tổng dư nợ cho vay năm 2002 so với năm 2001
là 44%, sở dĩ có sự tăng trưởng cao như vậy là do trong những năm gần đây
Ngân hàng thành phố đã thu hút được nhiều khách hàng, cho vay dưới nhiều
hình thức như đã tập trung vốn đầu tư vào phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc
mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Đồng thời do thái độ, sự nhiệt tình của
cán bộ nhân viên Ngân hàng, làm cho khách hàng đến với Ngân hàng ngày
càng đông.
Doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào hộ gia đình phát triển sản xuất,
chính vì vậy dư nợ hữu hiệu của Chi nhánh cao, tỷ lệ nợ quá hạn không đáng
kể. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã phát huy được hiệu quả, đảm bảo
an toàn hoạt động của Chi nhánh.
2.2.3 Hoạt động ngân quĩ và kế toán thanh toán:
- Công tác ngân quĩ tổng số tiền mặt thu, chi qua 3 năm được thể hiện:
+ Năm 2000 tổng số thu tiền mặt là 296 triệu đồng, tổng chi tiền mặt
295 tỷ trong đó nộp vềNgân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh là
27 triệu đồng.
+ Năm 2001 tổng thu tiền mặt là 1.120 triệu đồng, tổng chi tiền mặt là
1.119 triệu đồng trong đó nộp Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn
tỉnh là 215 triệu đồng.
+ Năm 2002 tổng thu tiền mặt là 1.293 triệu đồng, tổng chi tiền mặt là
1.294 triệu đồng trong đó nọp Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn
tỉnh 329 triệu đồng.
Qua các năm ta thấy tổng thu chi tiền mặt của Chi nhánh tương đối lớn
nhưng công tác kho quỹ đảm bảo an toàn tuyệt đối, giữ được uy tín với khách
hàng.
- Công tác thanh toán trong Ngân hàng là một khâu then chốt để thu
hút khách hàng và đa dạng hoá các dịch vụ để phục vụ khách hàng được tốt
hơn cụ thể công tác thanh toán đã có nhiều cố gắng vươn lên, kết quả thanh

toán liên hàng thể hiện qua các năm.
+ Năm 2000 chuyển tiền ngoại tỉnh là 2.196 triệu đồng, tổng chuyển
tiền đến ngoại tỉnh là 58 tỷ với 450 món.
Chuyển tiền đi nội tỉnh 114 triệu đồng với 1.050 món, chuyển tiền đến
184 triệu đồng với 820 món.
+ Năm 2001 chuyển tiền đi ngoại tỉnh 203 triệu đồng, chuyển tiền đến
97 triệu đồng, chuyển tiền nội tỉnh đi là 727 triệu đồng, chuyển tiền nội tỉnh
đến 688 triệu đồng.
+ Năm 2002 chuyển tiền ngoại tỉnh là 1.476 triệu đồng với 2.952 món,
chuyển tiền đến ngoại tỉnh là 62 tỷ với 1.240 món, thanh toán nội tỉnh đi là
1.199 triệu đồng với 1.212 món, chuyển tiền nội tỉnh đến là 583 triệu đồng với
387 món.
Chi nhánh tổ chức thanh toán các khoản tiền đi, đến trong và nước
ngoài đúng theo qui trình nghiệp vụ chuyên môn không để khách hàng chờ đợi,
tra soát nhiều lần mới lấy được tiền. Do vậy đến nay lưu lượng khách hàng
giao dịch thanh toán với Chi nhánh ngày càng tăng.
Ngoài ra Chi nhánh còn tổ chức thực hiện tốt công tác thanh toán biên
mậu giữa Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn thành phố Lạng Sơn
với Ngân hàng nông thôn Quảng Tây Trung Quốc, giúp cho việc thanh toán
xuất, nhập khẩu được thuận tiện nhanh chóng thu hút được số lượng khách
hàng đến thanh toán với Ngân hàng tương đối lớn.
* Các hoạt động kinh doanh khác:
Ngoài các hoạt động ngân quỹ, thanh toán Chi nhánh Ngân hàng thị xã
còn đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chuyển tiền trong nước mua bán thu đổi
ngoại tệ chi trả kiều hối...
2.2.4 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện:
Trong những năm qua mặc dù Chi nhánh gặp một số khó khăn nhất
định nhưng hoạt động kinh doanh cũng thu được những kết quả nhất định; cụ
thẻ:
- Tổng thu 946A Năm 2000 là : 3.450 triệu.

Năm 2001 là: 6.422 triệu
Năm 2002 là: 7.556 triệu
- Tổng chi 946A Năm 2000 là : 2.836 triệu
Năm 2001 là : 4.410 triệu
Năm 2002 là : 5.301 triệu
- Kết quả kinh doanh Năm 2000 là : 620 triệu
Năm 2001 là : 2.012 triệu
Năm 2002 là : 2.255 triệu
Trong đó nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là hoạt động đầu tư cho
vay. Do vậy tổng thu năm 2002 là 7556 triệu, trong đó thu lãi từ cho vay là
4.801 triệu thu về kinh doanh ngoại tệ 169 triệu, thu về dịch vụ thanh toán là
455 triệu, thu từ hoạt động khác và phí thừa vốn là 2.131 triệu.
Những thành tựu đạt được trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Ngân hàng nông nghiệp thành phố trong những năm qua là do sự nhất chí
đoàn kết từ Ban lãnh đạo tới các phòng ban toàn bộ cán bộ công nhân viên
trong Chi nhánh, hơn nữa Ban lãnh đạo đã chỉ đạo triển khai những nhiệm vụ
đặt ra một cách linh hoạt, đề ra các biện pháp hữu hiệu, tích cực chủ động tìm
kiếm các dự án tốt có tính khả thi để mở rộng cho vay. Đồng thời đi sâu, đi áp
sát thực tế kịp thời đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn và các khoản lãi treo
mới phát sinh. Chi nhánh đặc biệt chú trọng đến việc tiết kiệm chi phí theo
hướng đảm bảo yêu cầu kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập của hệ thống
để đạt được nhiệm vụ kinh doanh.
3/ Thực trạng áp dụng các hình thức không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp thành phố Lạng
Sơn:
Hiện nay tại Ngân hàng nông nghiệp thành phố Lạng Sơn chủ yếu áp
dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt sau:
- Séc
- Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền
- Chuyển tiền điện tử.

Qua khảo sát thực tế tại Ngân hàng nông nghiệp thành phố Lạng Sơn
cho thấy việc sử dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt nói chung
như sau:
Các thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, séc, chuyển
tiền điện tử được sử dụng nhiều, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh
toán, mà cụ thể hình thức chuyển tiền điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Một số thể thức thanh toán khác như: uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ
thanh toán... bộc lộ nhiều nhược điểm như: thủ tục rườm rà, chậm thu được
tiền vốn... cho nên ít được khách hàng sử dụng.
Mặt khác do trình độ cũng như thói quen của người dân, người dân
hầu như chưa hiểu biết lắm về các hình thức không dùng tiền mặt, thậm chí có
những khách hàng còn không hiểu tiền gửi tiết kiệm là như thế nào, do đó mà
hiện tại trong Ngân hàng vẫn có đầy đủ các hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt, nhưng lại không mấy thu hút được khách hàng, đến nay người dân
vẫn chuộng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hơn.
3.1 Hình thức thanh toán bằng séc:

×