Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Xu hướng và tính tất yếu của việc xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị trong phân phối bán lẻ tại thị trường Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.67 KB, 32 trang )

Xu hướng và tính tất yếu của việc xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị trong
phân phối bán lẻ tại thị trường Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam là thành
viên chính thức của WTO
1. Xu thế phát triển của việc xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị
1.1. Những lí luận cơ bản về siêu thị và chuỗi siêu thị
1.1.1.Lí luận chung về siêu thị
a. Khái niệm và phân loại
 Khái niệm:
Siêu thị được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “supermarket”, trong đó “super”
nghĩa là “siêu”, “market” nghĩa là chợ. Siêu thị ra đời lần đầu tien tại Mỹ năm
1930 với những ưu thế nổi trội của nó đã làm nên cuộc đại cách mạng trong lĩnh
vực phân phối bán lẻ của thế giới hiện đại. Siêu thị được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau tuỳ theo từng nước. Ở Mỹ, “siêu thị là cửa hàng tự phục vụ
tương đối lớn có mức chi phi thấp, tỉ suất lợi nhuận không cao và khối lượng
hàng hoá bán ra lớn, đảm bảo thoả mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về
thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà
cửa”(Philip kotle). Ở Anh, siêu thị là cửa hàng bách hoá bán thực phẩm, đồ uống
và các loại hàng hoá khác, siêu thị thường đặt tại thành phố hoặc dọc đường cao
tốc trong khu buôn bán, có diện tích khoảng từ 4000 đến 25000 bộ vuông.
Tại Việt Nam, theo Qui chế siêu thị, trung tâm thương mạicủa bộ thương
mại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày
24/09/2004 đã nêu rõ: “Siêu thị là cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc
chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng, bảo đảm chất
lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tíchkinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình
độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuật
tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.
Như vậy siêu thị có thể được dùng để chỉ tất cả các dạng cửa hàngbán lẻ áp dụng
phương thức bán hàng hiện đại, đáp ứng hầu hết nhu cầu mua sắm của người
tiêu dùng hiện đại.
 Phân loại:
Dựa theo nhiều cách phân loại khác nhau, có thể chia siêu thị theo các dạng sau:


 Phân loại siêu thị theo quy mô: Dựa trên hai tiêu chí về quy mô là diện tích mặt
bằng bán hàng và tập hợp hàng hoá của siêu thị, có thể chia siêu thị thành các
dạng sau:
 Siêu thị nhỏ: Siêu thị nhỏ là cửa hàng bán lẻ nhỏ, chủ yếu bán hàng
thực phẩm theo phương thức tự phục vụ, hợp nhất, thường nằm giữa các khu dân
cư đô thị.
 Siêu thị: Khái niệm siêu thị đã nêu trên
 Đại siêu thị: Đại siêu thị được định nghĩa là cửa hàng thương mại bán
lẻ khối lượng lớn tại một địa điểm, dựa trên nguyên tắc bán hàng tự phục vụ và
quy mô lớn hơn nhiều so với siêu thị, thường nằm ở ngoạ ô các thành phố lớn có
bãi đỗ xe rộng.
 Phân loại siêu thị theo hàng hoá kinh doanh: có hai loại siêu thị
 Siêu thị tổng hợp: là siêu thị bán nhiều loại hàng hoá cho nhiều loại khách
hàng. Ngày nay siêu thị tổng hợp ngày càng phát triển, có nhiều chủng loại hàng
hoá vừa rộng vừa sâu, người tiêu dùng có thể mua tất cả mọi thứ mà không cần ra
khỏi cửa hàng.
 Siêu thị chuyên doanh: Đó là các cửa hàng chuyên doanh áp dụng
phương thức bán hàng tự chọn: quần ao, giầy dép, nội thất, hàng điện máy, vật
liệu xây dựng…Siêu thị chuyên doanh cung cấp tập hợp hàng hoá hẹp nhưng
sâu. Ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn, siêu thị chuyên doanh hiện đang
chiếm số lượng lớn.
Dựa vào các tiêu thức phân loại siêu thị trên, hệ thống các siêu thị được phân
thàng ba hạng sau:
Bảng 3: Các hạng các siêu thị và tiêu chuẩn phân hạng theo quy chế hiện hành
Hạng Loại hình Diện tích KD tối
thiểu(m
2
)
SL tên
hàng tối

thiểu
Các tiêu chuẩn khác
ST
hạng I
Siêu thị
kinh
doanh
tổng hợp
5.000 20.000
- cơ sở hạ tầng vững chắc, có tính thẩm mỹ,
thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nơi
trông giữ xe và vệ sinh cho khách hàng phù
hợp với quy mô
- có hệ thống kho và các thiết bị bảo quản, sơ
………….
Siêu thị
chuyên
doanh
…...……
1.000
……………
2.000
chế đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lí
kinh doanh hiện đại
- Tổ chức, bố chí hàng hoá theo ngành hàng,
nhóm hàng văn minh khoa học, có nơi bảo
quản hành lí cá nhân, có các dịch vụ ăn uống,
giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ
em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện,
điện thoại, internet.

ST
hạng II
Siêu thị
kinh
doanh
tổng hợp
………….
Siêu thị
chuyên
doanh
2.000
…………
500
10.000
……………
1.000
- cơ sở hạ tầng vững chắc, có tính thẩm mỹ,
thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nơi
trông giữ xe và vệ sinh cho khách hàng phù
hợp với quy mô
- có kho và các thiết bị bảo quản, đóng gói,
bán hàng, thanh toán hiện đại
- Tổ chức, bố chí hàng hoá theo ngành hàng,
nhóm hàng văn minh khoa học;có nơi bảo
quản hành lí cá nhân, có các dịch vụ ăn uống,
giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ
em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện,
điện thoại
ST
hạng

III
Siêu thị
kinh
doanh
tổng hợp
…………
Siêu thị
chuyên
doanh
500
…………
250
4.000
……………
500
- cơ sở hạ tầng vững chắc, có tính thẩm mỹ,
thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nơi
trông giữ xe và vệ sinh cho khách hàng phù
hợp với quy mô
- có kho và các thiết bị bảo quản, đóng gói,
bán hàng, thanh toán và quản lí kinh doanh
hiện đại
- Tổ chức, bố chí hàng hoá theo ngành hàng,
nhóm hàng văn minh khoa học, có nơi bảo
quản hành lí cá nhân; có các dịch vụ ăn uống,
giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ
em, giao hàng tận nhà
Người bán buôn Người bán buôn
Đại lí môi giới
b. Vị trí,chức năng hoạt động của siêu thị

 Vị trí của siêu thị trong hệ thống kênh phân phối
Sơ đồ 1: Siêu thị trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại

Người sản xuất


Người bán lẻ
CH
tiện
dụng
Siêu
thị
Đại
siêu
thị
CH
bách
hoá
CH
đại
hạ
giá
CH
bách
hoá
thông
thường
Trung
tâm
thương

mại
CH
chuyên
doanh
Người tiêu dùng
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy siêu thị là một dạng cửa hàng bán lẻ thuộc măt
xích trung gian gần với người tiêu dùng nhất, mang tính tổ chức với những
phương thức hiện đại.
Trong hệ thống các cửa hàng bán lẻ, siêu thị được xếp ở vị trí cao hơn các
cửa hàng nhỏ, cửa hàng tiện dụngvà thấp hơn các đại siêu thị, cửa hàng đại hạ
giá, cửa hàng bách hoá, trung tâm thương mại nếu xét về quy mô và phương
thức kinh doanh.
Tuy nhiên nếu hiểu theo cách hệ thống siêu thị được dung đẻ chỉ tất cả các
cửa hàng bán lẻ hiện đại áp dụng phương thức kinh doanh tự phục vụ thì siêu thị
chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành phân phối bán lẻ của thế giới hiện nay.
 Chức năng của siêu thị
 Siêu thị nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa sản
xuất và tiêu dùng. Hệ thống siêu thị giúp giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn giữa
sản xuất và tiêu dùng. Chức năng này giống như chức năng của các kênh phân phối
khác. Siêu thị giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản xuất quy mô lớn và tiêu dung đa
dạng với khối lượng nhỏ bằng cách mua hàng của nhiều nhà sản xuất khác nhau,
bán lại cho nhiều người tiêu dùng tại một điểm. Đồng thời siêu thị cũng giúp giải
quyết sự khác biệt và không trùng khớp về mặt không gian và thời gian giữa sản
xuất và tiêu dùng. Người sản xuất có thể sản xuất ở nhiều nơi, nhiều thời điểm khác
nhau và người tiêu dùng ở nhiều nơi cũng có thể mua hnàg vào những thời điểm
khác nhau.
 Siêu thị có thể dẫn dắt người sản xuất hướng vào thị trường, thúc đẩy phương
hướng kinh doanh theo nhu cầu thị trường. Do bán hàng trực tiếp cho người tiêu
dùng nên siêu thị hiểu rã nhất nhu cầu của khách hàng để từ đó cung cấp thong tin
cho nhà snả xuất, và siêu thị cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhà sản xuất đẻ chia

sẻ rủi ro với các nhà sản xuất.
 Siêu thị giúp giảm thiểu các tầng, các nấc trung gian trong hệ thống phân
phối, hình thành một hệ thống phân phối liên kết dọc vững chắc giưa các ngà sản
xuất, các trung gian, siêu thị và người tiêu dùng, giảm thiểu thời gian và chi phí giao
dịch, hạ giá thành đảm bảo kinh doanh hiệu quả. Nhà sản xuất sẽ tìm được nơi tiêu
thụ sản phẩm ổn định còn người tiêu dùng thì mua được đảm bảo chất lượng cao,
và có nhiều cơ hội để lựa chọn.
Siêu thị có thể thực hiện một hoặc nhiều chức năng của hệ thống phân
phối tuỳ theo quy mô và cách thức hoạt động của từng siêu thị. Siêu thị ngày
càng củng cố vai trì quan trọng như một mắt xích chính trong quá trình tái sản
xuất mở rộng xã hội, đảm bảo cho quá trình này diễn ra thống suốt. Vì vậy phát
triển siêu thị là tất yếu để đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của
đất nước trong thời gian tới.
c. Đặc trưng hoạt động của siêu thị
Siêu thị được coi là một phương thức bán lẻ hiện đại và có các đặc trưng
hoạt động sau cho phép phân biệt siêu thị với các dạng cửa hàng bán lẻ khác:
Siêu thị là loại cửa hàng bán lẻ, là loại “chợ” phát triển ở mức cao, được quy
hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng bề thế, có trang
thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh. Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ
bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng đẻ sử dụng chứ không phải để
bán lại.
Siêu thị áp dụng phương thức bán hàng tự phục vụ(self-service hay libre-
service): đây là đặc trưng riêng có của siêu thị, do đó siêu thị được xếp vào hệ
thống các cửa hàng tự chọn, tự phục vụ. Phương thức này là sự sáng tạo kỳ diệu
của kinh doanh siêu thịvà là cuộc đại cách mạng trong lĩnh vực thương mại bán
lẻ. Ra đời từ năm 1930, tự phục vụ trở thành công cụ chung cho ngành phân
phối ở những nước phát triển, nó đồng nghĩa với văn minh thương mại hiện đại,
do đó có nhiều ưu điểm hơn so với cách bán hàng truyền thống.
 Tự chọn : khách hàng tự do chọn sản phẩm trong siêu thị, sau đó đi ra quầy
thanh toán, vắng bong người bán trong quá trình mua.

 Tự phục vụ: khách hàng xem xet và tự mua hàng, bỏ vào giỏ hàng hóa của
mình và ra quầy thanh toán. Tuy nhiên vẫn có sự giúp đỡ, tư vấn của nhân viên bán
hàng khi khách hàng có nhu cầu.
Siêu thị đã sáng tạo ra nghệ thuật trưng bầy hàng hoá(merchandising): các
siêu thị là nhưng người đầu tiên nghĩ đến tầm quan trọng của nghệ thuật trưng
bày hàng hóa. Cách trưng bày hàng hóa trong siêu thị đã khuyến khích hành vi
mua hàng ngẫu hứng của khách hàng. Do thường có mặt bằng rộng, không gian
đủ lớnnên siêu thị có khả năng bố trí, trưng bầy hàng hóa hiệu quả hơn. Không
gian siêu thị được chia thành những khu vực hay gian hàng khác nhau: hàng tạp
phẩm, quần áo, nông sản, thực phẩm, rau quả, điện máy…tạo nên sự thuận tiện
cho khách hàng thông qua cách trưng bầy hàng hóa hiệu quả, siêu thị tạo ra trạng
thái hấp dẫn khách hàng tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả. Cách trưng bầy
sản phẩm khoa học giúp khách hàng hình dung được hàng hoá, quan sát, so sánh
và đẫn đến hành động mua.
Hàng hóa trong siêu thị chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như thực
phẩm, quần áo, đồ gia dụng điện tử, hóa mỹ phẩm…với chủng loại rất phong
ohú và đa dạng. Chủng loại hàng hóa có thể lên tới hàng nghin, thậm chí tới
hàng chục nghìn loại hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được
70%-805 nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống trang phục, mỹ
phẩm, đồ điện, đồ làm bếp, chất tẩy rửa…Có thẻ thấy siêu thị là loại cửa hàng
phục vụ cho đại đa phân tầng lớp dân cư, phần nhiều là tang lớp bình dân có thu
nhập từ mức thấp trở lên.
Từ những đặc trưng trên, siêu thị trở thành phương thức kinh doanh hiện
đại và có xu thế ngày càng phát triển ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
1.1.2. Lí luận chung về chuỗi siêu thị
a. Khái niệm
Hiện nay đã có rất nhiều mô hình kinh doanh theo dạng chuỗi thành
công trên thế giới, gắn với mỗi một mô hình đố có những góc nhìn khác nhau về
mô hình chuỗi. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm khác nhau về
chuỗi siêu thị. Theo Dale M.Lewison và M. Wayne DeLozier trong cuốn “Bán

lẻ”, chuỗi siêu thị chỉ những đơn vị bán lẻ hoạt động có nhiều siêu thị thành viên
được tổ chức và quản lý tập trung theo một hệ thống. Thường có từ 2 đến 10 cửa
hàng, siêu thị lớn thường có từ 11 siêu thị trở lên. Các siêu thị này cùng bán một
chủng loại hàng hoá với giá thống nhất tại tất cả các siêu thị thành viên. Các
chuỗi siêu thị lớn còn còn quan tâm xây dụng những nhãn hàng riêng mang tính
đặc trưng riêng có của hệ thống, tạo nên chiến lược sản phẩm của chuỗi. Các
siêu thị trong chuỗi được tổ chức điều hành thống nhất từ một trung tâm.
Theo tiến sĩ Michael Levy và tiến sĩ A. Weitz trong cuốn sách Quản trị
bán lẻ, thị chuỗi siêu thị gồm nhiều siêu thị có chung một chủ sở hữu, tập trung
đề ra các quyết định và triển khai thực hiện các chiến lược của chuỗi. Một chuỗi
siêu thị nhỏ có từ 2 siêu thị trở lên, còn các chuỗi siêu thị lớn có thẻ lên đến hơn
1.000 siêu thị trở lên như Wal-Mart, Kmart. Chuỗi siêu thị có thể thu đựơc
những lợi thế về chi phí so với các siêu thị độc lập, các siêu thị của các tập đoàn
lớn cũng có thể bán hàng với giá thấp nhờ lợi thế về quy mô.
Theo các chuyên gia trong cuốn sách Quản trị bán lẻ, chuỗi siêu thị đem
lại những lợi thế như sức mạnh trong đàm phán mua hàng, các chuối siêu thị lớn
con đảm nhận luôn chức năng của nhà bán buôn, trực tiếp giao dịch mua bán và
nhận hoa hồng, chiết khấu từ nhà sản xuất cũng như tiết giảm chi phí liên quan
đến hàng hoá. Tuy nhiên chuỗi siêu thị có một số hạn chế so với các siêu thị độc
lập, khi trở thành thành viên của một chuỗi, khả năng linh hoạt của siêu thị bị
giảm sút, tổng chi phí đầu tư gia tăng do phải đầu tư theo một chuẩn mực thống
nhất, các nhà quản lí bị giới hạn tính độc lập tự chủ trong hoạt động và điều
hành của mình.
Từ các quan niệm và đặc trưng trên của chuỗi siêu thị có thể đưa ra khái
niệm về chuỗi siêu thị như sau: Chuỗi siêu thị là một khái niệm chỉ một hệ
thống gồm từ 2 siêu thị trở lên có cùng một cách thức quản lý kinh doanh;
có chung một biển hiệu; cùng các loại dịch vụ hỗ trợ; cùng một phương
châm kinh doanh; cùng được quản lý một cách hệ thống chặt chẽ, chi tiết;
có thể cùng một chủ sở hữu, cũng có thể liên doanh với các doanh nghiệp
kinh doanh siêu thị khác để cùng xây dựng một chuỗi siêu thị hoạt động

hiệu quả; nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng một cách tối
đa, và thu lợi nhuận tốt nhất.
Các khái niệm này nhằm nhận diện chuỗi siêu thị một cách hiệu quả, để
hiểu thêm về hoạt động của các chuỗi siêu thị chúng ta phải nghiên cứu thêm ở
các phần sau.
b. Quản trị chuỗi siêu thị
Khi đã hình thành chuỗi siêu thị, thì doanh nghiệp quản lí cần hoạch
định và thực hiện quá trình quản trị của mình, thông thường đó là quá trình quản
trị chiến lược và chiến lược marketing hỗn hợp của doanh nghiệp. Có như vậy
mô hình chuỗi siêu thị mới phát triển bền vững.
 Quản trị chiến lược của chuỗi siêu thị bán lẻ: Đó là quá trình lên kế
hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm soát toàn bộ các hoạt động cuả chuỗi bao
gồm: kế hoạch chiến lược và kế hoạch bán lẻ
 Kế hoạch chiến lược nhằm phát triển những hành động lâu dài và định
hướng tổng quát cho toàn bộ hoạt động của siêu thị. Nó hướng đến sự phù hợp
Môi trường
Nguồn lực
Thị trường
Ma trận tăng trưởng thị trương
Tăngtrưởng
Mục tiêu
Lựa chọn thị trường
Cơ hội
Sứ mạng
Kỹ năng, thế mạnh
Ma trận sản xuất
Thực hiện
Tài chính
Khía cạnh liên quan
có tính chất chiến lược giữa các khả năng của chuỗi với những cơ hội của thị

trường mà chuỗi hoạt động. Môtụ kế hoạch chiến lược của một chuỗi siêu thị
bán lẻ bao gồm các nội dung được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ kế hoạch chiến lược của một chuỗi siêu thị bán lẻ

(Retailing: The Strategic plan, trang 36)
Sứ mạng là định hướng chung của siêu thị, xác định lĩnh vực kinh doanh và
khách hàng của chuỗi siêu thị. Đó là những cam kết hướng mọi nỗ lực vào việc
phục vụ khách hàng bằng cách cung cấp những dịch vụ tốt hơn các đối thủ cạnh
tranh, phục vụ cộng đồng bàng cách góp phần làm trong sạch và lành mạnh môi
trường phục vụ cổ đông bằng cách đem lại cho họ mức độ lợi nhuận tốt, phục vụ
nhân viên bằng sự tương thưởng và khuyến khích. Để hình thành sứ mạng của
chuỗi siêu thị câng xem xét các yếu tố môi trường, nguồn lực, những kỹ năng và
thế mạng của mình…
Mục tiêu là cái đích chiến lược mà chuỗi muốn đạt đến. Mục tiêu của chuỗi
phải được xác định rõ ràng, có thể định lượng, khả thi và thích hợp, bao gồm
Cạnh tranh
Quản trị hỗn hợp bán lẻ
Lựa chọn thị trường
Đánh giá nguồn lực
Xem xét môi trường
Chiêu thị
Giá cả
Địa bàn thương mại
Cơ sở vật chất
Nhân Lực
Thông tin
Luật Pháp
Người tiêu dùng
Tài chính
Sản phẩm

Khu vực/ địa phương
Tổ chức
Địa điểm
mục tiêu thị trường và mục tiêu tài chính. mục tiêu thị trường gồm các mục tiêu
liên quan đến khách hàng và vị trí cạnh tranh như lưu lượng, doanh thu, khả
năng thu hút khách hàng, thị phần, hình ảnh công ty…Mục tiêu tài chính gồm
các mục tiêu kết quả và năng suất nhu: chi phí thu nhập, cổ tức, lao động, hiệu
quả, tốc độ luân chuyển…
Lựa chọn thị trường là chuỗi dựa trên sứ mạng, mục tiêu và các khía cạnh
khác có liên quan để xác đinh thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Công cụ để
lựa chọn đoạn thi trường mục tiêu đó là sư dụng các ma trận tăng trưởng và sản
xuất, đố là các phương án lựa chọn đươc hình thành theo định hương chung của
chuỗi siêu thị.
Sau khi có kế hoạch lưa chọn thị trường, kế hoạch chiến lược cũng phải xác
định nhưng cơ hội định hướng của chuỗi. Đó là các cơ hội về tăng trưởng như
mức tăng trưởng có thể đạt được, tóc độ tăng trưởng.. . và thgực hiện cơ hội đó
sẽ được định hướng như thế nào.
 Kế hoạch bán lẻ của chuỗi siêu thị là một bộ khung tập hợp những
hoạt động nhằm thực hiện các chiến lược đã được xác định trong kế hoạch chiến
lược. Kế hoạch bán lẻ đề cập nhiều đến vấn đề có tính chiến thuật và nó được
xây dựng, cụ thể hoá đến từng bộ phận, từng siêu thị, ngành hàng và từng những
nhóm liên quan. Quá trình kế hoặch bán lẻ là một chu trình liên quan đến 4 giai
đoạn: nghiên cứu khảo sát môi trường, đánh giá các nguồn lực, lựa chọn thị
trường và phát triển hỗn hợp bán lẻ. Mỗi giai đoạn trong quá trình làm kế hoặch
bán lẻ, các nhà hoặch định chính phải xem xét những định hướng chính trong kế
hoặch chiến lược để bảo đảm kế hoặch bán lẻ luôn có sự phù hợp với định
hướng nào đó.
Sơ đô 3 : Sơ đồ kế hoạch bán lẻ của chuỗi siêu thị

(Retailing: The retail plan, trang 54)

 Chiến lược marketing hỗn hợp của chuỗi siêu thị:
Thực hiện tốt các chiến lược marketing hỗn hợp của chuỗi siêu thị là đanh
dấu sự thành công của chuỗi siêu thị, vì kinh doanh siêu thị là loại hình kinh
doanh thưong mại hiện đại, yếu tố đánh dấu sự thành công của các loại hình kinh
doanh thương mại là hoạt động trong chiến lược marketing tốt hơn hẳn so với
đối thủ cạnh tranh.
Các yếu tố của chiến lược marketing hỗn hợp của chuỗi siêu thị bao gồm:
chiến lược vị trí, chiến lựoc sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược chiêu thị.
 Chiến lược vị trí: Chiến lược vị trí nhằm nhận diện, đánh giá và lựa
chọn vị trí xây dựng siêu thị. Đó là địa điểm mà siêu thị được đặt để kinh doanh.
Nó có thể nằm độc lập hoặc tập trung ở gàn kề các siêu thị khác. Việc đánh giá
một địa điểm có thể dựa trên các tiêu chuẩn, nguyên tắc sau: Khả năng giữ chân
khách hàng khi họ di chuyển từ nơi này đến nơi khác, sự thu hút khách hàng nhờ
địa điểm thuận tiện, sự phù hợp giữa chủng loại sản phẩm và tương ứng trong
cấu trúc giá với địa điểm siêu thị, sự tắc nghẽn thể hiện ở áp lực tác ngẽn không
quá cao, vị trí đó phải thuận tiện cả về việc đi lại trên đường, sự tiếp cận của
khách hàng đối với siêu thị phải dễ dàng.
 Chiến lược sản phẩm: Việc lựa chọn cơ cấu hàng hóa và dịch vụ có vai
trò quan trọng trong chiến lược sản phẩm của chuỗi siêu thị. Nó bao gồm các
giai đoạn:
o Phát triển: tiến hành phân khúc thị trường và người tiêu dùng để lựa chon và
quyết định chào bán sản phẩm gì, khối lượng bao nhiêu, các dịch vụ là gì? Chuỗi
siêu thị phải nghiên cứu nắm bắt và thoả mãn những nhu cầu của nhóm khách hàng
mục tiêu hiện tại và tương lai.
o Bảo quản: tổ chức quá trình thu mua bảo quản cos đầy đủ hàng hóa đã chọn.
o Quản lý: xác lập qui trình quản lý và kiểm tra giám sát hàng hóa.
Một số chiến lược hỗn hợp sản phẩm thường dùng là:
o Hỗn hợp sản phẩm theo chiều rộng: kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa
khác nhau phục vụ cho các nhu cầu khác nhau.
o Hỗn hợp sản phẩm theo chiều sâu: hình thành các siêu thị chuyên doanh một

hoặc một số chuyên ngành hẹp, trong mỗi chuyên ngành bán tất cả các sản phẩm có
liên quan đế chuyên ngành đó.
o Hỗn hợp sản phẩm kết hợp: là chiến lược giữa chiêu rộng và chiều sâu
Sau khi xác định cơ cấu và chủng loại hàng hóa kinh doanh, chuỗi siêu thị tổ
chức quá trình thu mua để bảo đảm có được những hàng hóa phù hợp. Chuỗi
siêu thị phải tiến hành khảo sát để xây dựng một kế hoạch mua hàng.
 Chiến lược giá cả: Khi định giá chuỗi siêu thị cần xem xét đến các yếu
tố nhu cầu, tình hình cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, giá vốn hàng bán, chi phí
hoạt động, tính pháp lý.
Chuỗi siêu thị có thể áp dụng các phương pháp định giá sau:
o Phương pháp Markup: căn cứ vào giá vốn hàng hóa mua vào, chuỗi sẽ cộng
thêm một khoản hay một tỷ lệ lãi gộp tương ứng với đặc điểm của từng mặt hàng,
ngành hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường.
o Phương pháp giá cạnh tranh: căn cứ vào tình hình cạnh tranh và vị trí của
chuỗi trên thị trường mà chuỗi có thể định giá thấp hơn của đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp này dựa trên nền tảng giá thấp, số lượng lớn, các dịch vụ kèm theo
không cao, doanh thu cao.
o Phương pháp định giá theo giá quy định hoặc giá đề nghị của nhà cung cấp:
Chuỗi siêu thị dùng giá quy định của nhà cung cấp để định giá bán cho mình. Thông
thường phương pháp này được áp dung khi nhà cung cấp co áp lực lớn trên thị
trường và có quan hệ chặt chẽ với chuỗi siêu thị.

×