Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

thực trạng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp quốc doanh ở ngân hàng công thương hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.61 KB, 24 trang )

thực trạng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp quốc doanh
ở ngân hàng công thương hoàn kiếm
I. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
1. Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển.
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm ra đời từ ngân hàng Nhà nước
quận Hoàn Kiếm, trực thuộc ngân hàng Nhà nước thành phố Hà nội- ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1951 theo sắc
lệnh của chủ tịch nước Hồ Chí Minh.Trước tháng 3 năm 1988, tức trước
nghị định 53/HĐBT: “Đổi mới hoạt động ngân hàng”, nhiệm vụ của ngân
hàng là phục vụ công tác tiền tệ, tín dụng, thanh toán trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm, vừa thực hiện chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng ngân
hàng hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước và được Nhà nước bao cấp, do
đó có sự đầu tư tín dụng tràn lan kém hiệu quả.
Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, hệ thống ngân hàng với vai trò là
động lực cho sự phát triển, cũng được đổi mới bắt đầu từ Nghị định
53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ), đặc
biệt là sự ra đời của hai pháp lệnh ngân hàng năm 1994 (pháp lệnh ngân
hàng nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng công ty tài chính và tổ chức tín
dụng). Hệ thống ngân hàng Việt nam đã có sự chuyển biến căn bản. Đó là
việc chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng
hai cấp, trong đó:
+ Ngân hàng nhà nước Việt nam với tư cách là ngân hàng của các
ngân hàng, cùng với hệ thống chi nhánh ở các tỉnh thành phố trực thuộc
trung ương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua các chính
sách về tiền tệ, về tín dụng...
+ Các ngân hàng thương mại bao gồm ngân hàng thương mại quốc
doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, các hợp tác xã tín dụng... chuyên doanh theo từng
lĩnh vực và hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh độc lập.
Như vậy trong hệ thống ngân hàng hai cấp đã phân chia rõ vai trò,
nhiệm vụ của các ngân hàng. Đó là nhiệm vụ quản lý hệ thống tài chính, tiền


tệ của ngân hàng nhà nước và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng thương
mại, tránh được sự xen kẽ, chồng chéo vai trò nhiệm vụ của nhau.
Với sự đổi mới này, ngân hàng Nhà nước quận Hoàn Kiếm, đóng ở
số 10 Lê Lai chuyển thành một ngân hàng thương mại cấp quận, trực thuộc
Ngân hàng Công thương Trung ương. Từ đó đến nay, với vai trò là một ngân
hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã tổ
chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán trên
địa bàn quận, phục vụ cho nhu cầu kinh tế xã hội trong quận mình.
Ngân hàng công thương Hoàn kiếm trước kia đóng ở Lê lai nay
chuyển về 37 Hàng bồ, quận Hoàn kiếm, thành phố Hà nội và số 10 Lê lai trở
thành một phòng giao dịch của nó.
Hoàn kiếm là một trong những quận trung tâm của thành phố Hà
nội, có địa bàn rộng và là một trung tâm kinh tế văn hoá xã hội, là nơi tập
trung nhiều khu công nghiệp, thương nghiệp, nhiều doanh nghiệp quốc
doanh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và nhiều hộ gia đình kinh doanh,
đồng thời trên địa bàn quận còn có nhiều trung tâm thương mại đã tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng trong việc mở rộng quy mô kinh
doanh tín dụng, thanh toán và các dịch vụ khác. Mặc dù có những điều kiện
thuận lợi đó nhưng trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng cũng gặp không
ít những khó khăn do đặc điểm phức tạp, sự biến động của nền kinh tế của
quận gây nên:
Thứ nhất, phần lớn các doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ vốn tự có thấp, với các phương án sản xuất kinh doanh không hiệu quả,
điều này không những hạn chế các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp
mà còn làm giảm đi nguồn vốn huy động của ngân hàng .
Thứ hai, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu là các khoản
tiền gửi tiết kiệm của dân cư, các khoản tiền gửi tạm thời của các tổ chức
kinh tế, thường là tiền gửi ngắn hạn nên đã hạn chế việc đầu tư vào các
công trình dài hạn, cho vay trung, dài hạn.
Thứ ba, sự biến động nền kinh tế quận trong thời gian gần đây đã

làm cho một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân
kinh doanh, hộ gia đình thua lỗ trong kinh doanh, mất khả năng thanh toán,
không trả được nợ, gây ra sự mất mát cho ngân hàng.
Tuy vậy trong thời gian gần đây, ngân hàng đã từng bước đi vào ổn
định và hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.
2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ các phòng ban và hoạt động cơ
bản của ngân hàng
a. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
Ngân hàng có đến 175 cán bộ công nhân viên, hầu hết cán bộ trong
ngân hàng đều có trên 5 năm công tác, số cán bộ đạt trình độ đại học và trên
đại học chiếm trên 80% tổng số cán bộ công nhân viên. Đội ngũ cán bộ ngân
hàng nhìn chung trẻ tuổi, có trình độ nghiệp vụ khá, năng động và đoàn kết
trong công tác, thường xuyên chú trọng đến việc đổi mới công tác tổ chức
cán bộ, chú ý bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ của bản thân và tận tình trong
việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ.
Ngân hàng công thương Hoàn kiếm được tổ chức thành 8 phòng ban
tại trụ sở chính và các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên địa
bàn quận.
Ban giám đốc
Phòng kế toánPhòng t.toánq.tếPhòng ngânquỹPhòng nguồn vốnPhòng kiểm soátPhòng vitínhPhòng hànhchínhPhòng giao dịchPhòng kinh doanh
Các quỹTK
Hệ thống tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn kiếm
có thể được minh hoạ bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Hoàn kiếm
+ Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm một phó giám đốc và hai phó
giám đốc. Trong hai phó giám đốc, một phó quản lý hoạt động kinh doanh
của chi nhánh, một phó phụ trách công tác hành chính. Ban giám đốc trực
tiếp đề ra các quết định, hướng dẫn thi hành, quản lý hoạt động của tất cả
các phòng ban trong chi nhánh trong phạm vi quyền hạn của mình. Ban
giám đốc là người thông qua các quyết định kinh doanh, ký các văn bản hợp

đồng liên quan đến chi nhánh.
+ Phòng kinh doanh: Tất cả các nghiệp vụ tín dụng phát sinh trong
quá trình hoạt động đều phải thông qua phòng kinh doanh (trừ nghiệp vụ
mua bán ngoại tệ và chi trả kiều hối là thực hiện trực tiếp tại phòng thanh
toán quốc tế). Cho vay là nghiệp vụ chủ yếu của phòng này, bất kỳ cho vay
bằng Việt nam đồng hay ngoại tệ, cho vay ngắn hạn hay cho vay trung, dài
hạn. Phòng được chia thành hai bộ phận: bộ phận cho vay và bộ phận thu
nợ. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là thực hiện các công đoạn từ thẩm
định dự án, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, lập hồ sơ cho vay, theo dõi qua
trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ thu nợ, xử lý các món nợ quá
hạn, nợ khó đòi. Bên cạnh đó phòng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh
L/C trả chậm, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài... Phòng
cũng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn nhưng đây không phải là công việc
thường xuyên của phòng.
+ Phòng kế toán: Phòng kế toán được chia thanh hai bộ phận: kế
toán thanh toán và kế toán nội bộ. Các kế toán viên ở bộ phận kế toán thanh
toán trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
hộ khách hàng và thu phí dịch vụ và hạch toán các nghiệp vụ cho vay, nhận
gửi... phát sinh trong ngày. Kế toán nội bộ hạch toán các khoản chi phí, thu
nhập phát sinh trong quá trình hoạt động và hạch toán các khoản vốn điều
chuyển.
+ Phòng thanh toán quốc tế: Phòng này còn có tên gọi là phòng kinh
doanh đối ngoại vì nhiệm vụ của nó là xử lý tất cả các nghiệp vụ liên quan
đến ngoại tệ. Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế chủ yếu là mở thư tín dụng,
nhờ thu, chuyển tiền, mở tài khoản séc, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ,
nhận gửi tiết kiệm ngoại tệ... Ngoài giao dịch với khách hàng phòng còn có
nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại phòng như một phòng kế
toán. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong ngày được xử lý ngay. Cuối ngày
tổng hợp cân đối chung toàn chi nhánh.
+ Phòng ngân quỹ: Phòng này thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt

trực tiếp với khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Mọi nghiệp vụ phát
sinh ở phòng phải được cân đối, lên sổ quỹ cuối ngày.
+ Phòng nguồn vốn: Nhiệm vụ của phòng nguồn vốn là huy động vốn
và quản lý tất cả các nguồn vốn của ngân hàng, đó là các khoản tiền gửi,
tiền vay, vốn điều chuyển... Công việc chủ yếu của phòng là quản lý các quỹ
tiết kiệm (gồm 10 quỹ nằm rải rác khắp quận).
+ Phòng kiểm soát: phòng kiểm soát có thể thường xuyên hoặc định
kỳ kiểm tra hoạt động của tất cả các phòng ban về tính hợp pháp, hợp lệ
trong hoạt động, đồng thời phối hợp kiểm soát với đoàn kiểm soát trung
ương khi cần thiết.
+ Phòng vi tính: phòng vi tính chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật máy
tính của ngân hàng liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh
toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng..., đồng thời lập các báo cáo, lên cân
đối định kỳ...
+ Phòng giao dịch: Chi nhánh có tới ba phòng giao dịch ở Đồng xuân,
Hàng da và ở Hàng gai. Mỗi phòng giao dịch gần giống như một ngân hàng
thu nhỏ, cũng có các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, nhận tiền gửi... nhưng chỉ
trong phạm vi quyền hạn cho phép (Trưởng phòng chỉ được phép ký khế
ước cho vay trị giá dưới 10 triệu đồng) mọi phát sinh ở phòng được đưa về
trung tâm vào cuối ngày.
Trong hoạt động, giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ mật thiết
với nhau, hỗ trợ cho nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của ngân hàng.
Các phòng kinh doanh, phòng nguồn vốn, phòng kế toán thường xuyên giao
dịch trực tiếp với khách hàng, nắm bắt các thông tin, nhu cầu của khách
hàng và tập hợp, gửi lên ban giám đốc để ban giám đốc đề ra những quyết
định đúng đắn trong hoạt động.
b.Hoạt động cơ bản của ngân hàng.
Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn kiếm thực hiện đầy đủ các
nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại: huy động, cho vay, trung gian
thanh toán... Các khoản huy động là tiền tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của

các tổ chức kinh tế, cá nhân, các khoản tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu,
tiền vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại khác...Các khoản cho
vay bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn, cho vay đối với ngành
công nghiệp, ngành nông nghiệp, thương nghiệp... Lãi cho vay là nguồn thu
nhập chính của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có các nguồn thu nhập
khác như thu nhập từ phí thanh toán hộ, thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh...
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
HOÀN KIẾM NÓI RIÊNG TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế hệ thống ngân hàng thương mại
đã có những chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian qua, từ mặt cơ sở vật
chất, trình độ nghiệp vụ quản lý cũng như về mặt hoạt động.
Về mặt cơ sở vật chất, từ một hệ thống ngân hàng với cơ sở vật chất
nghèo nàn lạc hậu khi chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp đến nay, hầu
hết các ngân hàng đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, đó là
máy tính, máy rút tiền tự động, trang thiết bị khác phục vụ cho quá trình
hoạt động. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới và trong khu vực thì cơ
sở vật chất của hệ thống ngân hàng nước ta còn rất lạc hậu, cần phải đầu tư
xây dựng mới, nâng cấp thêm nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nền kinh tế.
Về mặt trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân
viên trong ngân hàng đã từng bước được nâng cao. Nền kinh tế thị trường
đã tạo ra cho cán bộ ngân hàng cách nhìn nhận mới về hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, đồng thời sự cạnh tranh trên thị trường đã tạo cho
họ sự năng động trong kinh doanh, loại bỏ dần những cán bộ có trình độ yếu
kém. Cho đến nay có trên 80% cán bộ, nhân viên trong ngân hàng có trình độ
đại học và trên đại học.
Về mặt hoạt động, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của ngân hàng
thương mại đã không ngừng tăng qua các năm. Có thể nói sự tăng trưởng

mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo ra tiềm năng về vốn cho các hoạt động của
ngân hàng thương mại. Ngược lại với hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư, cho
vay, ngân hàng thương mại đã tạo ra khả năng phát triển mới cho nền kinh
tế.
Chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của hệ thống ngân
hàng thương mại qua sự hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương
Hoàn kiếm trong thời gian qua.
2. Hoạt động của ngân hàng công thương Hoàn kiếm
Quá trình đổi mới và phát triển của ngân hàng công thương Hoàn
Kiếm gắn liền với sự đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt nam, là hệ quả
của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước do Đảng và Nhà nước
ta khởi xướng và tổ chức thực hiện.
Chuyển từ một chi nhánh ngân hàng nhà nước sang một chi nhánh
ngân hàng thương mại, ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã hoà nhập kịp
thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tập thể lãnh đạo và cán bộ
công nhân viên chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã phấn đấu
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao với mục tiêu kinh tế then chốt
“phát triển an toàn vốn, tôn trọng pháp luật trong hoạt động và có lợi nhuận
cao”.
Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận ngân hàng luôn chú trọng đổi mới
trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. Trong hoạt động, ngân hàng đã từng bước thoát khỏi
từ những nghiệp vụ tiền tệ tín dụng cổ truyền, phát huy mở rộng các nghiệp
vụ mới như kinh doanh mua bán vàng bạc, ngoại tệ thực hiện nghiệp vụ tín
dụng thuê mua, chiết khấu chứng từ, nghiệp vụ bảo lãnh mua bán hàng hoá,
dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, nghiệp vụ thanh toán quốc tế... Ngân
hàng ý thức được rằng một nền kinh tế thị trường đang phát triển hàm
chứa một sự canh tranh khốc liệt. Với thị trường Hà nội, bao gồm nhều
thành phần kinh tế hoạt động, từ các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ
phần đến các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài thì chỉ có ngân

hàng nào có cơ sở vật chất hiện đại, cung cấp các dịch vụ đa dạng, tiện lợi
thì mới có thể đứng vững và phát triển được trên thị trường, do vậy, ngân
hàng công thương Hoàn kiếm đã và đang hiện đại hoá, đa dạng hoá các
nghiệp vụ của mình bằng công nghệ hiện đại, không chỉ ở trung tâm mà đến
từng quầy giao dịch, quỹ tiết kiệm.
Dù qua bao thăng trầm của nền kinh tế cũng như của hoạt động
trong hệ thống ngân hàng thương mại, đến nay ngân hàng đã khẳng định
được vị trí của mình trên thương trường, đứng vững và phát triển trong cơ
chế mới của nền kinh tế thị trường. Ngân hàng đã chủ động mở rộng mạng
lưới giao dịch, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ tiền tệ, ngân
hàng đã liên tục tăng cả về nguồn vốn, cả về sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu
đầu tư, phục vụ sự phát triển nền kinh tế.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế nước ta có xu hướng chững lại, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn. Các tổ chức kinh tế trong nước, kể cả các doanh nghiệp
quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hầu hết rơi vào tình trạng
kinh doanh thua lỗ. Tình trạng thiếu vốn đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc
nên vẫn dùng công nghệ cũ, lạc hậu, kém hiệu quả dẫn đến sản phẩm sản
xuất có chất lượng kém, không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập và sản
phẩm của các công ty liên doanh kể cả về mặt chất lượng, cả về mặt mẫu mã
và giá thành. Hiện nay trong hầu hết các doanh nghiệp, trình độ quản lý của
đội ngũ cán bộ còn non yếu, khả năng điều hành không theo kịp với nhịp độ
phát triển của nền kinh tế trong cơ chế mới. Tình trạng này cộng với sự biến
động của nền kinh tế trong thời gian qua: sự tăng đột ngột của tỷ giá hối
đoái, sự tác động của khủng hoảng tiền tệ của các nước trong khu vực đã
gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
trong ngành xuất nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ mất
khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng, và chiếm đa số là các
doanh nghiệp tư nhân, cá nhân kinh doanh và hộ gia đình vay vốn.
Trước sự biến động và sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế,

hoạt động kinh doanh của ngân hàng lại càng khó khăn hơn, nhất là trong
bối cảnh của ngân hàng công thương Hoàn kiếm với sự thua lỗ nặng trong
năm 2000, sự thay đổi cơ bản về mặt nhân sự và thay đổi trong định hướng
hoạt động, chiến lược kinh doanh.
Mặc dù vậy, ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã từng bước khắc
phục hậu quả, nỗ lực trong hoạt động, dần dần cải thiện được tình hình kinh
doanh, đạt được những thành tựu lớn trong nhiều lĩnh vực trong năm qua.
a. Công tác huy động vốn.
Nguồn vốn huy động là điều kiện tiên quyết, là tiền đề của mọi hoạt
động kinh doanh tiền tệ trong ngân hàng. Ngân hàng thực hiện phương
châm đi vay để cho vay, ngân hàng chỉ có thể cho vay khi đã có nguồn vốn
dồi dào. Trong năm qua ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã nỗ lực trong
việc huy động vốn bằng việc mở rộng mạng lưới giao dịch đến các cơ sở,
đến các trung tâm thương mại qua các quầy giao dịch, quỹ tiết kiệm bố trí
rải rác khắp quận. Đồng thời kết hợp với đổi mới phong cách lề lối làm việc,
đa dạng hoá phương thức huy động vốn, tạo điều kiện cho khách hàng gửi
tiền, mua kì phiếu... Qua quá trình hoạt động , ngân hàng đã củng cố đựơc
lòng tin của khách hàng trong quận, khách hàng đến giao dịch với ngân
hàng ngày càng đông, điều đó được thể hiện ở sự tăng lên không ngừng của
nguồn vốn huy động trong thời gian qua.
Bảng 1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng công thương
Hoàn kiếm
(Đơn vị: 1.000.000 đồng)
Chỉ tiêu 2000 Tỷ
trọng
96
2001 Tỷ
trọng
97
Tỷ lệ

97/96
I. TGKH 46947 13,89 20757
9
38,68 442,00
1. TGKH=VND 46511 13,76 100896 18,80 216,90
- không kỳ hạn 45415 13,44 69663 12,98 153,40
- có kỳ hạn 993 0,29 31196 5,81 314,20
- tiền gửi khác 103 0.03 37 0,01
2. TGKH=ngoại tệ 436 0,13 106683 19,88
- không kỳ hạn 436 0,13 22581 4,20
- có kỳ hạn 84102 15,68
II. TGTK 29087
9
86,10 32911
6
61,32 113,15
1. TGTK=VNĐ 290504 86,00 304694 56,77 104,88
- không kỳ hạn 25952 76,82 10746 20,02 41,40
- có kỳ hạn 264552 9,18 293948 36,75 111,00
2. TGTK=ngoại tệ 375 0,11 24422 4,55
Tổng 33782
6
53669
5
158,90
Vốn ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm được huy động từ nhiều nguồn
khác nhau:
+ Tiền gửi của khách hàng, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn và không
kỳ hạn, tiền gửi bằng Việt nam đồng, bằng ngoại tệ. Nguồn vốn này chiếm
khoảng 20% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Riêng năm 2001

nguồn này chiếm đến 38,7% tổng nguồn vốn, tăng từ 46.947 năm 2000 lên
207.579 triệu đồng năm 2001. Đây là một bước tăng mà nguyên nhân chính
của nó là sang năm 2001, ngân hàng đã lấy lại được lòng tin của khách
hàng và hoạt động của dịch vụ thanh toán trong ngân hàng tăng lên mạnh
mẽ.
+ Tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn huy động chủ
yếu của ngân hàng chiếm tới 86% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng
năm 1999, 80% năm 2000 và 61% năm 2001. Tuy gảm về tỷ trọng, nhưng so
với năm 2000, nguồn vốn này tăng 38.237 triệu đồng hay tăng 13%.
Ngoài hai nguồn vốn chủ yếu trên, ngân hàng còn huy động bằng
nhiều nguồn vốn khác nhau như: bán kỳ phiếu, vay các tổ chức tín dụng,
ngân hàng thương mại khác... và một nguồn vốn tương đối lớn , đáp ứng
cho nhu cầu vốn cấp bách của ngân hàng là vốn điều chuyển từ ngân hàng
công thương trung ương hay từ các ngân hàng thương mại khác. Đây là
nguồn vốn phụ bổ trợ cho nguồn vốn của ngân hàng khi cần thiết nên không
xuất hiện thường xuyên trong các khoản mục vốn.
Năm 2000, với sự biến động trong nọi bộ ngân hàng, cùng với sự
biến động của nền kinh tế , nguồn vốn ngân hàng huy động được giảm đi so
với năm 1999, chỉ đạt được 337.826 triệu đồng, hay đạt mức 81% so với
năm 1999. Sang năm 2001, ngân hàng đã lấy lại được sự thăng bằng, ổn
định. Nguồn vốn tăng lên nhanh chóng, từ 337,826 triệu đồng năm 2000 lên
536.695 triệu đồng năm 2001, tăng 55,9% so với năm 2000, và tăng 28,5%
so với năm 1999.
So với năm 1999, 2000, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân
hàng đã tăng lên một cách mạnh mẽ. Năm 1999, nguồn ngoại tệ huy động
chỉ đạt 106 triệu đồng hay 0,025% tổng nguồn vốn huy động, năm 2000,
nguồn ngoại tệ đã tăng lên 811 triệu đồng, đạt 0,24% nguồn vốn, đến năm
2001, nguồn ngoại tệ huy động được đạt 24,4% tổng vốn huy động hay
131.105 triệu đồng. Năm 2001 nguồn vốn băng ngoại tệ của ngân hàng rất
dồi dào, đây là điều kiên hết sức thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động

tài trợ cho ngoại thương.
Nói chung nguồn vốn huy động ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm
thường cao hơn các ngân hàng khác và cao hơn so với nhu cầu cho vay.
Hàng năm, ngân hàng thường không sử dụng hết vốn huy động và phải điều
chuyển về ngân hàng công thương trung ương hay điều chuyển đến các chi
nhánh khác chứ không rơi vào tình trạng khó khăn thiếu vốn như ở một số
ngân hàng khác.
b. Công tác sử dụng vốn.
Chất lượng và hiệu quả là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng thương mại. Gần đây, sự phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường trên địa bàn Hà nội đã tạo cho
hoạt động tín dụng những thời cơ mới, trong khi đó, địa bàn quận Hoàn
kiếm rộng lớn, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều xí nghiệp, nhiều
trung tâm thương mại, lại là một trong những quận trung tâm của thành
phố, rất thuận lợi cho ngân hàng công thương Hoàn kiếm trong các hoạt
động của mình. Với những thuận lợi đó, trong những năm qua, ngân hàng
công thương Hoàn kiếm đã không ngừng mở rộng quy mô của tín dụng,
cũng như không ngừng nâng cao chất lượng của chúng.

×