Tải bản đầy đủ (.docx) (172 trang)

Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
----------------------

LÊ VĂN MINH

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI
HUYỆN CAO PHONG – TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: chương trình đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
----------------------

LÊ VĂN MINH

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI
HUYỆN CAO PHONG – TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: chương trình đào tạo thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Thị Thu Hương

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS.Hoàng Thị Thu Hương. Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Lê Văn Minh


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.
Hoàng Thị Thu Hương, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng
nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích dữ liệu, giải quyết
vấn đề… Nhờ đó mà tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học của mình.
Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi còn
nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp,
bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa Thạc sĩ tại


-

trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quý thầy cô Khoa Các Khoa học liên ngành và quý thầy cô Chuyên ngành Khoa học
bền vững – trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức

-

bổ ích trong suốt hai năm học vừa qua.
Người dân địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh tại quần thể hang động núi
Đầu Rồng, Đền thờ Bồng Lai, khu du lịch bản Mường Giang Mỗ, Thung Nai và các
bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do khả năng và
kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được nhận được sự góp ý chân thành của các
thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp nhằm bổ sung hoàn thiện trong quá trình
nghiên cứu tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Học viên


Lê Văn Minh

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Bộ VH - TT
EU
GSTC
IUCN
PTBV
UNEP
UNWTO
WCED
WWF

Bộ Văn hóa – Thông tin
European Union – Liên minh Châu Âu
Global Sustainable Tourism Council – Hội đồng Du lịch Bền vững
Toàn cầu
International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources – Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên
Phát triển bền vững
United Nations Environment Programme – Chương trình Môi
trường Liên hiệp quốc
World Tourism Organization – Tổ chức Du lịch Thế giới
World Commission on Environment and Development - Ủy ban
Môi trường và Phát triển Thế giời
World Wildlife Fund – Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Các thông số chỉ tiêu của kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia............67


Bảng 2.2.

Ma trận so sánh tổng hợp...................................................................68

Bảng 2.3.

Trọng số trung bình các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng du lịch..............69

Bảng 2.4.

Các thông số theo AHP......................................................................70

Bảng 2.5.

Phân hạng kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch nông thôn theo
dạng điểm...........................................................................................71

Bảng 2.6.

Phân cấp chỉ số tiềm năng phát triển du lịch......................................72

Bảng 2.7.

Phân vùng tiềm năng phát triển du lịch tổng hợp của Cao Phong......72

Bảng 2.8.

Phân cấp tiềm năng phát triển du lịch nội lực và ngoại lực................73


Bảng 3.1.

Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tại huyện Cao Phong........................83

Bảng 3.2.

Hiện trạng khách du lịch đến Cao Phong và Hòa Bình......................86

Bảng 3.3.

Hiện trạng tổng thu nhập du lịch của huyện Cao Phong....................88

Bảng 3.4.

Thời điểm khách đi du lịch tại Cao Phong.........................................88

Bảng 3.5.

Đối tượng cùng đi du lịch với du khách.............................................89

Bảng 3.6.

Cách thức tổ chức đi du lịch...............................................................90

Bảng 3.7.

Thời gian lưu trú của du khách..........................................................90

Bảng 3.8.


Số lần đến Cao Phong của du khách..................................................90

Bảng 3.9.

Số lượng khách phục vụ tối đa một lần ăn.........................................96

Bảng 3.10.

Số lượng khách có thể lưu trú qua đêm tại gia đình...........................96

Bảng 3.11.

Sự thay đổi về năng lực kinh doanh của các hộ dân...........................98

Bảng 3.12.

Mong muốn hỗ trợ từ chính quyền của nguời dân tham gia...............98

Bảng 3.13.

Vai trò của trưởng thôn trong phát triển du lịch của thôn.................. 85

Bảng 3.14.

Hình thức hưởng lợi từ du lịch Cao Phong đối với người dân.........101

Bảng 3.15.

Chiều hướng biến đổi truyền thống gia đình....................................101


Bảng 3.16.

Phát triển du lịch tạo thuận lợi đối với các ngành truyền thống.......103

Bảng 3.17.

Hình thức hưởng lợi từ du lịch Cao Phong đối với địa phương........103

Bảng 3.18.

Tỷ lệ tăng trưởng ngành du lịch Cao Phong 2010 - 2018.................104


DANH MỤC HÌNH VẼ


9

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hiện nay, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế
giới đều chú trọng đến quy hoạch và định hướng phát triển du lịch. Bởi lẽ, đây là
một trong những ngành có sự đóng góp rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh
tế, điển hình như ở Việt Nam. Những năm gần đây với sự mở rộng và đầu tư lớn
cho phát triển du lịch, Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu là một điểm đến lý
tưởng cho mọi chuyến tham quan, thám hiểm, quảng bá thành công hình ảnh một đất
nước mến khách, đậm đà bản sắc dân tộc, ưa chuộng hòa bình, luôn sẵn sàng hợp tác
hữu nghị với bạn bè năm châu bốn bể. Ngành du lịch đã mang lại nguồn thu lớn cho

nền kinh tế nước nhà đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, cải thiện
đời sống sinh hoạt của người dân, phát triển kinh tế của nhiều vùng miền còn khó khăn
trước đó. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức và và quá tải khi phải tiếp đón, phục vụ
hàng triệu lượt khách du lịch ( ngành du lịch đã đón 95,6 triệu lượt khách năm 2018 và
đặt mục tiêu đón 103 triệu lượt khách năm 2019) đã kéo theo những hệ lụy về ô nhiễm
môi trường, tàn phá tài nguyên thiên nhiên, tệ nạn xã hội,… Chính vì vậy, du lịch bền
vững chính là chìa khóa để khắc phục và giải quyết những hệ lụy của quá trình phát
triển “nóng” hiện nay. Du lịch bền vững sẽ giúp làm giảm sức ép tới các nguồn lợi tự
nhiên phục vụ nhu cầu du khách và người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt
động du lịch. Đồng thời, du lịch bền vững chú trọng vào các dạng tài nguyên và nguồn
lực địa phương, chú trọng vào bảo tồn và phát triển cộng đồng dân cư địa phương.
Trước tình hình phát triển du lịch mạnh mẽ của đất nước, ngành du lịch tỉnh
Hòa Bình, đặc biệt là huyện Cao Phong đang từng bước khai thác tiềm năng, xây
dựng hình ảnh du lịch chất lượng với thế mạnh của mình. Huyện Cao Phong đặt
mục tiêu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện với
định hướng chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc. Sở hữu giá trị du lịch đặc sắc, huyện Cao Phong hứa hẹn những bước tiến
mạnh mẽ trong tương lai nhưng sự phát triển du lịch một cách nhanh và chưa có
quy hoạch cụ thể có thể dẫn đến phá vỡ cảnh quan, thay đổi tính hoang sơ, bình dị


10

vốn có của địa phương, đồng thời chưa khai thác triệt để những tiềm năng của
huyện
Trước thực trạng đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng, thực
trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Cao Phong – tỉnh Hòa
Bình”cho luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng đề tài sẽ là đóng góp định hướng phát
2.
-


triển du lịch bền vững tại huyện Cao Phong nói riêng và du lịch Hòa Bình nói chung.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Xác lập cơ sở khoa học cho định hướng và giải pháp phát triển
du lịch bền vững huyện Cao Phong gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy

-

bản sắc văn hóa địa phương.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững trên thế
giới và Việt Nam.
Đánh giá các tiềm năng cho phát triển du lịch huyện Cao Phong
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại huyện Cao Phong hiện nay
Định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Cao Phong – Hòa Bình đến
2025 trên cơ sở đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch hiện nay.

3.
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các điều kiện cho phát triển du lịch
cũng như hoạt động du lịch tại địa bàn huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình.

-

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình.
Phạm vi khoa học: Luận văn tập trung vào các nội dung sau: thực trạng, tiềm năng,


-

định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững huyện Cao Phong.
Phạm vi thời gian: Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập trong

4.

khoảng thời gian từ 2010 – 2019.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.

Góp phần hệ thống hóa một số lý luận về du lịch bền vững
Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch của huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình,
từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại địa
phương.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định


11

chính sách phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững tại
huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình và dùng làm tài liệu trong quá trình nghiên cứu,
giảng dạy.
5.
5.1.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tiết
kiệm được thời gian và công sức cho việc chuẩn bị dữ liệu thông qua thu thập
những dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp mà học viên thu thập được gồm: Các tài liệu,
số liệu thống kê, đề án phát triển du lịch địa phương do các cơ quan cấp tỉnh và
huyện của tỉnh Hòa Bình cung cấp.
Tuy nhiên có những số liệu mà không thể thu thập gián tiếp được, đòi học
học viên phải điều tra trực tiếp (Dữ liệu sơ cấp). Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông
qua: Phương pháp phỏng vấn, thực địa thực tế tại khu vực nghiên cứu. Sau khi thu
thập tài liệu, để phục vụ hiệu quả cho mục đích nghiên cứu, các dữ liệu được dùng

5.2.

chọn lọc và xử lí phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp điều tra thực địa và điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học là phương pháp quan trọng nhất được sử dụng trong
nghiên cứu của tác giả. Tác giả điều tra vào tháng 09/2019, tại các điểm du lịch khu
di tích quần thể núi Đầu Rồng và khu du lịch Thung Nai thuộc huyện Cao Phong.
- Đối tượng điều tra: Cộng đồng dân cư và du khách đến các điểm du lịch tại
huyện Cao Phong. Đặc biệt ở các địa bàn: khu di tích quần thể núi Đầu Rồng và khu
du lịch Thung Nai.
- Mục đích điều tra:
Về cộng đồng: Điều tra, thu thập về những phương diện sau. Thứ nhất gồm
các thông tin hoạt động du lịch của cộng đồng: thời gian, chi phí xây dựng, tỉ lệ
khách du lịch đến điểm du lịch, sức chứa và khả năng đáp ứng nhu cầu khách du
lịch, cường độ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng năng ngành du lịch. Thứhai
gồm các thông tin lao động, thu nhập của cộng đồng người dân; tác động của du
lịch đối với cộng đồng địa phương: doanh thu từ du lịch, tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp từ du lịch và tỉ lệ nguồn thu du lịch trong thu nhập, phân chia lợi ích, liên kết
du lịch của các hộ; sự thay đổi về thu nhập gia đình, hệ thống giao thông, an ninh



12

trật tự, mối quan hệ làng xóm, truyền thống văn hóa và môi trường tự nhiên; các
vấn đề về sử dụng nguồn nước, biện pháp thu gom xử lí rác thải, hệ thống nước thải
được

xử

lí.

Về khách du lịch: Điều tra, thu thập về mục đích du lịch, thời gian lưu trú, số tiền
chi trả của du khách và lấy ý kiến về đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch
khi đến Cao Phong (5 mức: rất không hài lòng, không hài lòng, trung bình, hài lòng
và rất hài lòng; mức số 6 là không quan tâm hoặc chưa sử dụng), đó là: Đánh giá về
hạ tầng cho khách du lịch (thông tin cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường
thủy, biển chỉ đường), cơ sở lưu trú (chất lượng phòng ở, giá cả lưu trú, chất lượng
và số lượng nhà vệ sinh tại nơi tham quan). Đánh giá dịch vụ vui chơi, giải trí tham
quan (độ đa dạng, hấp dẫn, truyền thống văn hóa, an toàn, mua sắm hàng hóa và đồ
lưu niệm, các dịch vụ ăn uống, nhân viên phục vụ và lòng hiếu khách của người
dân).
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn sâu ở các địa điểm đã khảo sát và điều tra
phỏng vấn bảng hỏi có cấu trúc trên các phiếu in sẵn được thực hiện ở các điểm du
lịch khu di tích quần thể núi Đầu Rồng và khu du lịch Thung Nai. Tác giả đã điều
tra cụ thể 80 khách du lịch (nam 42 phiếu, nữ 38 phiếu); và 50 người dân địa
phương. Ngoài ra, trong các đợt thực địa, tác giả còn tham khảo ý kiến của các cấp
chính quyền địa phương của huyện, xã và trưởng thôn các bản.
Sau khi hoàn thành việc phỏng vấn sâu và bảng hỏi trên địa bàn nghiên cứu,
tác giả đã tiến hành nhập số liệu, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học,
tính toàn tỉ lệ % các nội dung điều tra. Kết quả xử lý nguồn tư liệu định lượng do

phương pháp phỏng vấn bảng hỏi đem lại sử dụng kết hợp với nguồn tư liệu định
tính thu được nhằm phân tích, nhận định rút ra kết luận và khuyến nghị giải pháp
cho phát triển du lịch bền vững khu vực nghiên cứu.
Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng.
Phương pháp này sẽ làm cho đối tượng nghiên cứu được trực quan hơn, cụ thể hơn,
có sức thuyết phục cao và sinh động hơn. Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng
phương pháp bản đồ để thể hiện thực trạng phát triển du lịch khu vực hồ thủy điện


13

Hòa Bình cũng như các tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch ở khu vực này.
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp và mô hình hóa
Các tài liệu được khai thác từ các nguồn khác nhau nhưng độ tin cậy tương

5.3.

đối cao như: tài liệu lưu trữ quốc gia và trung ương, tài liệu các cơ quan cấp tỉnh,
của ngành du lịch và các tài liệu các ban ngành liên quan khác. Các tài liệu này luôn
được bổ sung, cập nhật và được đưa vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước cũng như của địa phương. Từ các tài liệu này, luận văn đã phân tích và
đánh giá tổng hợp để đưa ra các lý giải, chứng minh cho các vấn đề có liên quan,
đồng thời đưa ra các dạng mô hình hóa khác nhau để nhìn thấy trực quan hơn trong
quá trình nghiên cứu. Phương pháp này đóng góp rất lớn trong quá trình nghiên cứu
bởi kết quả của phương pháp này là cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực hiện
các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, giải pháp phát
triển du lịch bền vững sao cho đạt hiệu quả cao.
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này lựa chọn lấy ý kiến của các nhà quản lý du lịch. Các đề tài


5.4.

luận văn cấp địa phương, cấp bộ có phân tích xu hướng dự báo phát triển trong
6.

tương lai về du lịch.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, danh mục
những từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn có cấu trúc 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch bền vững
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tại huyện Cao Phong – tỉnh Hòa
Bình
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững huyện Cao
Phong


14

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch bền vững trên thế giới và
ở Việt Nam
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu du lịch bền vững trên thế giới
Du lịch đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho nên kinh tế, do đó luôn
là lĩnh vực được quan tâm đầu tư phát triển tại các nhiều quốc gia trên thế giới.
Song phát triển du lịch với mục đích thuần kinh tế bộc lộ ngày càng nhiều những
hạn chế và bất cập về lâu dài: suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, sụt giảm sự đa dạng
của môi trường và sinh vật sống, tác động tiêu cực đến các nền văn hóa bản địa và

cộng đồng cư dân địa phương,… Từ thực tế này, đã xuất hiện nhu cầu nghiên cứu về
các loại hình du lịch mới, cách thức phát triển du lịch với để bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên quý giá, đảm bảo trách nhiệm với môi trường sinh thế, cộng đồng và xã
hội. Qua đó, lý thuyết về phát triển du lịch bền vững được hình thành và phát triển,
đồng thời hàng loạt các nghiên cứu và dự án triển khai lĩnh vực này được ra đời và thực
hiện.
Theo thống kê của UNWTO, chỉ tính đến năm 1999 đã có trên 350 cuốn sách
và bài báo được công bố quốc tế về du lịch bền vững. Bước sang Thế kỷ XXI,
những nghiên cứu về đề tài này ngày càng phong phú và đa dạng. Có thể kể đến các
nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực này như:
Về nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch bền vững:
- Cuốn “The handbook on sustainable tourism development” (Cẩm nang về phát triển

du lịch bền vững) do UNWTO và UNEP ấn hành: Sách được xây dựng dựa trên một
công trình nghiên cứu được thực hiện hơn 10 năm bởi các chuyên gia của UNWTO
và UNEP, vừa mang tính khái lược, hệ thống một số nội dung lý thuyết về du lịch
và phát triển bền vững đã từng được công bố trong các công trình, ấn bản chính
thức của UNWTO và UNEP trước đó, vừa là sự tổng kết thực tiễn qua các cuộc
khảo sát và nghiên cứu được tiến hành tại nhiều quốc gia thành viên của UNWTO.
Nhằm mục đích cung cấp các chỉ dẫn cho các chính phủ và giới thiệu một khung


15

khổ để xây dựng các chính sách hướng tới tăng cường bền vững du lịch, cuốn sách
đưa ra khái niệm về phát triển bền vững trong du lịch; nêu quan điểm về những
nguyên tắc chỉ đạo và phương pháp tiếp cận hiệu quả để xây dựng các định hướng,
chiến lược và chính sách nhằm tăng cường bền vững du lịch; đánh giá những tác
động về mặt chính sách của chương trình du lịch bền vững; phân tích vai trò của
Chính phủ, của doanh nghiệp, du khách, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi

chính phủ, sự tác động của thị trường và các yếu tố văn hóa, xã hội, môi trường liên
quan đến phát triển du lịch bền vững. Cuốn sách cũng đề xuất một bộ công cụ khá
chi tiết với các nhóm công cụ đo lường bao gồm các chỉ số bền vững, giám sát bền
vững và xác định giới hạn; công cụ chỉ đạo và kiểm soát bao gồm pháp luật, quy
định, quy hoạch; công cụ kinh tế bao gồm thuế, phí, các chính sách khuyến khích và
thỏa thuận tài chính, các công cụ hỗ trợ khác…, để thực thi chiến lược và chính
sách, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Có thể nói rằng, đây là một trong những
công trình công phu và có giá trị nghiên cứu cao về lý thuyết cũng như giá trị tham
khảo thiết thực trong thực hành phát triển du lịch bền vững tính cho đến thời điểm
sách được ấn hành và cả trong các năm về sau.
- Cuốn “Managing Sustainable Tourism: A legacy for the future” (Quản lý du lịch

bền vững: Một di sản cho tương lai) của David L.Edgell: Thông qua nghiên cứu các
hoạt động du lịch cụ thể, phân tích chính sách và thực tiễn quản lý du lịch cả thành
công và thất bại, tác giả chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của du lịch như tác động
tiêu cực đến môi trường, nguy cơ làm suy thoái văn hóa, phá vỡ cấu trúc xã hội của
cộng đồng bản địa và rút ra nhận định: Sự thành công hay không của phát triển du
lịch phụ thuộc vào việc duy trì một sự cân bằng tinh tế giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo tồn văn hóa, tôn trọng cộng đồng và bảo vệ môi trường. Tác giả cũng nhấn
mạnh và cập nhật những xu hướng tác động, các cơ hội và thách thức toàn cầu đến
du lịch; đề cao triết lý bảo vệ thiên nhiên, môi trường, văn hóa trong khi vẫn đảm
bảo duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý và có trật tự trong quá trình phát triển du lịch;
cung cấp cách tiếp cận đa diện cho việc nghiên cứu và thực hành quản lý du lịch
bền vững; cung cấp câu trả lời cho việc khắc phục những khó khăn mà du lịch phải
đối mặt, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo lập, củng cố các mối quan


16

hệ hài hòa giữa chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và cộng đồng dân cư.

Công trình này thảo luận sâu những hướng dẫn hợp lý để bảo vệ môi trường, di sản
và văn hóa địa phương trong khi phát triển các mục tiêu du lịch thực tế cho tăng
trưởng kinh tế tương thích. Du lịch bền vững, như chia sẻ của tác giả, là một di sản
cho tương lai và một động lực tiềm năng đối với phát triển kinh tế, bảo tồn môi
trường tự nhiên, và góp phần bảo vệ hòa bình toàn cầu.
- Bộ tài liệu “Sustainable Tourism for Development Guidebook” (Sách hướng dẫn du

lịch bền vững cho sự phát triển) do UNWTO ấn hành. Tài liệu nghiên cứu được
thực hiện trong khuôn khổ của dự án EU "Tăng cường năng lực du lịch bền vững
cho phát triển ở các nước đang phát triển". Mục đích là nâng cao sự hiểu biết chung
và cam kết của EU về phát triển du lịch bền vững; đồng thời khuyến nghị các giải
pháp vận dụng để du lịch thực sự là một phương tiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa và môi trường.
Với mục đích đó, nội dung tài liệu khái quát, hệ thống các vấn đề lý luận
chung về phát triển du lịch bền vững như quan niệm, định nghĩa, nguyên tắc chung
liên quan đến du lịch bền vững; cung cấp một khung khổ có tính chất phương pháp
luận cho việc đánh giá về sự phát triển của du lịch ở các quốc gia và mức độ hiệu
quả mà du lịch đó cần đạt được với ý nghĩa như một công cụ để phát triển bền vững,
với năm nhóm nội dung đánh giá: Chính sách du lịch và quản trị; trách nhiệm kinh
tế, sự đầu tư và năng lực cạnh tranh; việc làm và nguồn lực con người; giảm nghèo
và hội nhập xã hội; tính bền vững của môi trường tự nhiên và văn hóa. Trên cơ sở
khung khổ này và các thông tin, số liệu về du lịch và phát triển được cung cấp
từ các quốc gia thuộc dự án, tài liệu cũng đã phân tích thực trạng phát triển du lịch
bền vững trên thế giới; đưa ra các nhận định, kết luận và khuyến nghị liên quan.
Các nội dung của bộ sách hướng dẫn đã được thử nghiệm tại sáu quốc gia đang phát
triển (Botswana, Ấn Độ, Kenya, Việt Nam, Senegal và Timor-Leste) và hướng tới
hai nhóm đối tượng chính là EU và các cơ quan hỗ trợ phát triển khác, để giúp họ
hiểu và xác định các cơ hội hỗ trợ ngành du lịch trong phát triển bền vững.
(2) Công trình “Principles and practice of sustainable tourism planning” (Nguyên tắc


và thực hành kế hoạch du lịch bền vững) của Daniela Drumbrăveanu: Tài liệu làm


17

rõ một số nội dung lý thuyết chung về phát triển du lịch bền vững trong đó tập trung
phân tích các quan điểm về phát triển du lịch bền vững, các khía cạnh cần có để du
lịch được gọi là bền vững, phân biệt giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng; hệ
thống và đề xuất 6 nhóm nguyên tắc của du lịch bền vững, bao gồm: (1) giảm thiểu
tác động đến môi trường để đảm bảo sự bền vững về sinh thái; (2) giảm thiểu tác
động tiêu cực đến cộng đồng địa phương để bảo đảm tính bền vững về xã hội; (3)
giảm thiểu tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền thống của các địa phương để bảo
đảm sự bền vững về văn hóa; (4) tối đa hóa lợi ích kinh tế của các địa phương để có
được sự bền vững về kinh tế; (5) thông tin, giáo dục nhận thức đến doanh nghiệp,
du khách, chính quyền và người dân địa phương để cải thiện thái độ của các chủ thể
đối với môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực từ hành vi của chủ thể đến môi
trường, xã hội; (6) phát huy vai trò tham gia, kiểm soát của cộng đồng địa phương
đối với các hoạt động du lịch ở điểm đến.
Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đề cập, phân tích, hệ thống các nội
dung lý luận chung về phát triển du lịch bền vững ở các mức độ và phạm vi khác
nhau như: Cuốn “Tourism and Sustainable Development: Mornitoring, Planning,
Managing” (Du lịch và sự phát triển bền vững: Giám sát, Kế hoạch, Quản lý) của
Butler R.W., Nelson J. G. & Wall G.; Cuốn “Making Tourism More Sustainable - A
Guide for Policy Makers” (Để du lịch bền vững hơn - Hướng dẫn cho các nhà
hoạch định) do UNEP và UNWTO biên soạn, bài viết “Tourism and sustainable
development” (Du lịch và sự phát triển bền vững) của Murphy, P. E.; Bài viết
“Sustainable tourism development: a critique” (Phát triển du lịch bền vững: Một
số bình luận) của Liu Z.,…
Về nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của phát triển du lịch bền vững, các
kinh nghiệm và giải pháp thực tế phát triển du lịch bền vững:

- Tài liệu “Tourism and Natural Resource Management: A General Overview of

Research and Issues” (Du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên: Nghiên cứu tổng
quan và các vấn đề) của Jeffrey D. Kline: Tác giả phân tích tác động qua lại giữa tài
nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch, nhất là các loại hình du lịch dựa nhiều vào
tài nguyên thiên nhiên và có sự tương tác cao với tài nguyên thiên nhiên như du lịch


18

sinh thái, trong đó đánh giá ý nghĩa quan trọng của tài nguyên cho phát triển du lịch,
đồng thời cũng nêu vai trò của việc phát triển các loại hình du lịch thân thiện môi
trường với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tác giả cũng đề xuất
một số giải pháp quản lý và các phương cách sử dụng tài nguyên có hiệu quả cho
phát triển du lịch.
- Cuốn sách “Sustainable Tourism as driving force for cultural heritage site
development” (Du lịch bền vững là động lực phát triển di sản văn hóa), biên tập và
tác giả chính Engelbert Ruoss, Loredana Alfarè: Các tác giả hệ thống một số nội
dung lý luận về di sản văn hóa, về du lịch bền vững, các quy định pháp lý quốc tế về
bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa du lịch và di sản văn
hóa, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ sự phát triển du lịch đối với việc bảo vệ
nguyên trạng di sản văn hóa ở các điểm đến; mô tả và phân tích các trường hợp thực
tế điển hình về sự thành công trong việc duy trì sự cân bằng và khai thác hiệu quả
yếu tố tích cực trong quan hệ tương tác du lịch - di sản văn hóa ở hai thành phố di
sản nổi tiếng thế giới là Venice (Ý) và Dubrovnik (Croatia), từ đó khuyến nghị các
giải pháp chính sách và ứng dụng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, khai
thác những mặt tích cực của mối quan hệ này để hướng đến sự phát triển bền vững
của du lịch và bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Ấn phẩm có ý nghĩa
tham khảo cả về lý luận và thực tiễn đối với đề tài, nhất là trong việc nghiên cứu các
giải pháp phát huy các giá trị văn hóa của huyện Cao Phong nói riêng và tỉnh Hòa

Bình - nơi có nhiều di tích lịch sử, lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân
tộc anh em trong suốt chiều dài lịch sử.
- Cuốn “Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns Paradise?” (Du lịch

sinh thái và phát triển bền vững: Ai sở hữu thiên đường?) của Martha Honey: Cuốn
sách là một trong số những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này. Sau đó, trong lần tái
bản vào năm 2008, một số nội dung cả về lý thuyết và thực tiễn đã được cập nhật,
bổ sung thêm. Trên cơ sở những thông tin, tư liệu thực tế phong phú về hoạt động
du lịch ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó tập trung nghiên cứu điển hình ở 6
quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển và một số địa phương trên đất nước Hoa Kỳ,
tác giả đưa ra những nhận định tổng quan về du lịch sinh thái trên thế giới và mối


19

quan hệ với phát triển bền vững; đánh giá sự phát triển của du lịch sinh thái trong
chiến lược du lịch bền vững của mỗi quốc gia, trong mối quan hệ với hệ thống
chính trị và sự thay đổi tương ứng của các chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia
đó; phân tích những tác động kinh tế và văn hóa của việc mở rộng du lịch đến quần
thể bản địa cũng như trên các hệ sinh thái. Tác giả đặt ra các câu hỏi: Có thể giúp
các nước đang phát triển thu được lợi ích kinh tế từ du lịch, đồng thời bảo vệ được
môi trường hoang sơ, bảo vệ các hệ sinh thái mỏng manh? Du lịch "xanh" đang
được tích cực tiếp thị như một giải pháp "cùng thắng" cho thế giới thứ ba thực sự
có thể đem lại kết quả như vậy? Làm sao để có sự công bằng hơn trong việc hưởng
lợi từ du lịch? Câu trả lời gắn với đề xuất về việc xây dựng và kiên trì thực hiện
chiến lược du lịch bền vững như một yêu cầu và điều kiện tiên quyết trong suốt quá
trình phát triển du lịch; về các giải pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và
hệ sinh thái; giáo dục trách nhiệm, lương tâm xã hội trong ngành công nghiệp du
lịch; cộng đồng và bình đẳng lợi ích, tăng cường sự chia sẻ giữa các quốc gia nhất
là giữa các nước phát triển với nước đang phát triển và nước nghèo.

Nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu của các học giả, nhóm học giả, các tổ
chức trên thế giới về những kinh nghiệm, giải pháp cụ thể phát triển du lịch bền
vững. Các nghiên cứu này thường vận dụng những nội dung lý thuyết chung về phát
triển du lịch bền vững vào việc đánh giá, phân tích các chương trình, kế
hoạch, chính sách, thực trạng phát triển du lịch của một quốc gia, khu vực hoặc cụ
thể hơn là phân tích, đánh giá một số mô hình phát triển du lịch ở các quốc gia, địa
phương, từ đó rút ra những kinh nghiệm và đề xuất, khuyến nghị các giải pháp về
thể chế, chính sách, chiến lược cũng như giải pháp tổ chức thực hiện cho phát triển
du lịch bền vững ở một số khía cạnh nội dung, một số điểm đến hoặc địa phương,
quốc gia cụ thể; đồng thời cũng qua phân tích, đánh giá thực tế để đề xuất bổ sung
các nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững. Có thể nêu một số công trình
nghiên

cứu theo hướng này như: “Sustainable Ecotourism in Amazonia:

Evaluation of Six Sites in Southeastern Peru” (Du lịch sinh thái bền vững ở
Amazonia: Đánh giá 6 điểm đến ở Đông Nam Peru) của Tiffany M. Doan; “The
Kerala Tourism Model - An Indian State - on the Road to Sustainable


20

Development” (Mô hình du lịch ở Kerala - một tiểu bang của Ấn Độ - Trên con
đường tới sự phát triển bền vững) của Tatjana Thimm; “Rural Tourism in Spain”
(Du lịch nông thôn ở Tây Ban Nha) của Michael Barke...
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu du lịch bền vững ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững bắt đầu được đề
cập từ những năm 90 của Thế kỷ XX trên cơ sở tiếp cận, tiếp thu những kết quả
nghiên cứu lý luận và thực tiễn của quốc tế về phát triển bền vững và du lịch bền
vững, đồng thời gắn liền với yêu cầu phát triển thực tế của đất nước.

Có thể kể đến các công trình Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du
lịch bền vững như:
- Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”,

do Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Quỹ Hanns Seidel tổ chức. Đây là tập
hợp các bài nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học quốc tế và trong nước về các
nội dung liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Các tác giả đã đề cập, phân tích
các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững. Nhiều nghiên cứu đã tóm lược một số
nội dung lý luận về phát triển du lịch như nội hàm khái niệm du lịch, quan niệm về
du lịch bền vững, các dấu hiệu, yếu tố tác động, đánh giá tính bền vững trong một
số loại hình hoặc hướng phát triển du lịch cụ thể (du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,
du lịch cộng đồng…); nhìn nhận, đánh giá thực tế mối quan hệ giữa sự phát triển
của du lịch với duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn văn
hóa và phát triển cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công
nghệ; phân tích trường hợp điển hình về phát triển du lịch bền vững hoặc không bền
vững tại một số quốc gia, vùng du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam và rút ra
những kinh nghiệm cụ thể. Trên cơ sở thảo luận, nghiên cứu, phân tích các vấn
đề lý luận và thực tiễn, các tác giả đã đưa ra khuyến nghị chính sách cho sự phát
triển và quản lý phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững hơn.
- “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” , tác giả

Phạm Trung Lương. Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống ở cấp độ
Nhà nước về phát triển du lịch bền vững. Công trình đã tiếp cận khoa học các vấn
đề về phát triển du lịch bền vững; tổng quan và hệ thống hóa một số nội dung lý


21

luận về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, những nguyên tắc cơ bản, dấu
hiệu nhận biết, mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững; phân tích một số

mô hình và kinh nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam
với các số liệu nghiên cứu từ năm 1992 đến năm 2017; xác định một số vấn đề cơ
bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững đối với Việt Nam; đề xuất một số giải
pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
- “Phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam”, do

trường Đại học Thương mại, Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng và Trường
Đại học Nam Hoa (Đài Loan) đồng tổ chức, bao gồm 59 bài nghiên cứu, bài viết
của các nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và quốc tế. Trong nội dung nhiều bài
viết, các tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch bền
vững, làm rõ nội hàm khái niệm phát triển du lịch bền vững, các nguyên tắc, khía
cạnh bền vững trong phát triển du lịch, sản phẩm du lịch, thương hiệu và quảng bá
du lịch, liên kết phát triển du lịch bền vững.
- Bài viết “Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững”

của Lê Chí Công. Sau khi khái lược một loạt quan điểm về phát triển du lịch bền
vững, tác giả phân tích, so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa phát triển du
lịch bền vững và không bền vững dựa trên các yếu tố đánh giá như tốc độ phát triển,
mức độ kiểm soát, mục tiêu, phương pháp tiếp cận, đối tượng tham gia kiểm soát,
yếu tố chiến lược, kế hoạch, quản lý, việc sử dụng nguồn lực, thái độ của du
khách…; nhấn mạnh sự cần thiết phải đi đến một quan điểm toàn diện và đầy đủ
về phát triển du lịch bền vững, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và vận dụng
trong thực tiễn quản lý phát triển du lịch.
- Cuốn sách “Tài nguyên du lịch Việt Nam” của tác giả Thế Đạt. Với mục đích hệ

thống nguồn tài nguyên du lịch phong phú của Việt Nam phục vụ cho phát triển du
lịch, công trình đã tổng hợp các thông tin liên quan đến nhiều tài nguyên du lịch
trên đất nước Việt Nam (như địa danh có tài nguyên, nguồn gốc của tài nguyên phi
vật thể, ý nghĩa, giá trị của tài nguyên…) theo từng nhóm loại: Tài nguyên du lịch
của hệ sinh thái đồng bằng; tài nguyên của hệ sinh thái núi - rừng, biển đảo; tài

nguyên lễ hội, các thể loại ca nhạc tiêu biểu, các nhạc cụ truyền thống của một số


22

dân tộc; tài nguyên của loại hình du lịch cộng đồng. Tuy chưa đầy đủ, còn nhiều tài
nguyên du lịch nhất là các tài nguyên du lịch nhân văn chưa được thống kê, nhưng
tài liệu có ý nghĩa tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu, xây dựng các chương
trình du lịch, liên kết trong phát triển du lịch để tăng tính hấp dẫn, đa dạng của sản
phẩm du lịch các vùng miền; đồng thời góp phần vào việc hệ thống hóa tài nguyên
và xây dựng các biện pháp bảo vệ tài nguyên cho phát triển du lịch bền vững.
- Bài viết “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản phục vụ chiến lược phát triển du lịch

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Võ Quế . Từ những đánh giá,
phân tích về kết quả tích cực cũng như những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản của quốc gia - trong
đó có các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tỉnh Hòa Bình - trong hoạt động du
lịch, tác giả đề xuất một số giải pháp trọng tâm cho bảo tồn và phát huy giá trị di
sản phục vụ phát triển du lịch bền vững, đó là: Hoàn chỉnh hệ thống chính sách về
di sản, nhất là những chính sách xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích; giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; thực hiện nghiêm
chỉnh 6 nguyên tắc của Công ước quốc tế về du lịch văn hóa (tạo cơ hội quản lý tốt và
có trách nhiệm cho các chủ thể tham gia du lịch; quản lý bền vững mối quan hệ giữa
các địa điểm di sản và du lịch; lên kế hoạch bảo vệ và du lịch cho các địa điểm di sản;
các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch
bảo vệ và du lịch; hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà; các
chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản).
Có thể kể đến những công trình nghiên cứu khác trong nước với các hướng
nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững như: “Tài nguyên du lịch”của Bùi Thị
Hải Yến; “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững” do Bộ VH, TT & DL phối

hợp với UNWTO tổ chức ; “Việt Nam văn hóa và du lịch” của Trần Mạnh
Thường;“Du lịch và Du lịch sinh thái” của Thế Đạt; “Du lịch sinh thái” do tác giả
Lê Huy Bá làm Chủ biên [1]; “Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020” của Hà Văn Siêu... Các
công trình nói trên đề cập đến một số khía cạnh lý luận liên quan đến phát triển du
lịch bền vững; đồng thời phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch


23

của một số địa phương, điểm đến, trong một số loại hình du lịch, trong bối cảnh và
những điều kiện cụ thể. Những nội dung lý luận và những giải pháp thực tế trong
các bài viết có ý nghĩa tham khảo nhất định cho đề tài của tác giả.
Tuy nhiên, vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất hoàn toàn về khái
niệm, nội dung, tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.
Thứ nhất, một số tác giả tiếp cận nội dung theo nội hàm ba trụ cột của phát triển bền
vững (phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng bền vững); một số tác giả
khác tiếp cận nội dung theo hướng làm gì để phát triển du lịch bền vững, theo đó
các nội dung chủ yếu của phát triển du lịch bao gồm quy hoạch và kế hoạch phát
triển du lịch; huy động và sử dụng các nguồn lực theo hướng hiệu quả... Từ cách
tiếp cận khác nhau về nội dung phát triển du lịch bền vững dẫn đến sự thể hiện khác
nhau về nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du
lịch bền vững. Thứ hai, hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững chưa
có sự thống nhất, phần lớn các công trình mới chỉ đưa ra các tiêu chí định tính, khó
cụ thể hóa thành các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững có tính khả thi để
áp dụng trên thực tế; chưa có công trình nào phân tích và đề xuất được bộ tiêu chí
đánh giá phát triển du lịch bền vững phù hợp với phạm vi, quy mô, đặc thù về điều
kiện phát triển du lịch, năng lực phân tích, đánh giá của các địa phương cấp tỉnh.
Thứ ba, mức độ tương quan như thế nào để được coi là “kết hợp” hoặc “cân đối hợp
lý” giữa ba trụ cột kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường trong phát triển du lịch

bền vững chưa được phân tích sâu ở góc độ lý thuyết chung. Đây là vấn đề phức
tạp, khó đưa ra một phương án chung mang tính định lượng về các mối tương quan
này để có thể áp dụng cho tất cả các mô hình thực hành phát triển du lịch bền vững,
trong mọi giai đoạn phát triển. Song, để phát triển du lịch bền vững có tính khả thi
trên thực tế, vấn đề này cần được nghiên cứu sâu hơn, gắn với không gian, thời gian
và các điều kiện cụ thể mà lý thuyết về phát triển du lịch bền vững sẽ được vận
dụng.
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu du lịch tại huyện Cao Phong – tỉnh Hòa
Bình
Vốn là một trong những cái nôi của đặc sắc văn hóa Việt Nam, Cao Phong đã


24

được nhiều tác giả và tổ chức nghiên cứu trên các khía cạnh về du lịch, khai thác
tiềm năng du lịch, bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa. Nhưng nếu so với số lượng tác
phẩm nghiên cứu du lịch Việt Nam, số lượng bài viết và tác phẩm nghiên cứu du
lịch và du lịch bền vững tại Cao Phong – Hòa Bình còn khiêm tốn. Có thể kể đến
một số tác phẩm có đóng góp đáng kể sau:
“Tổ chức lãnh thổ Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững” của tác giả
Phạm Lê Thảo ( 2006) đã phân tích, đánh giá, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến
xây dựng tổ chức lãnh thổ và phát triển du lịch bền vững tại địa bàn tỉnh Hòa Bình,
nghiên cứu đề xuất tổ chức lãnh thổ tỉnh Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền
vững có tính đến các yếu tố xây dựng cơ sở vật chất các điểm du lịch, môi trường
sinh thái và các giải pháp thực hiện. Nghiên cứu đã đóng góp to lớn đến phát triển
thực tiễn của tình Hòa Bình vào thời điểm lúc bấy giờ và vẫn đảm bảo những điều
kiện chính khi đưa ra chính sách quản lý du lịch tại Hòa Bình hiện nay. Cuốn “Văn
hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình – NXB Văn hóa dân tộc” của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Nga giới thiệu về văn hóa truyền thống của người Mường, người
Thái và người Mông ở Hòa Bình; sự biến đổi và giao l ưu văn hóa giữa các tộc

Mường, Thái, Mông ở Hòa Bình. Văn hóa người Mường là một trong những giá trị
văn hóa nổi bật của huyện Cao Phong bởi sự đa dạng của dân cư và cách họ duy trì,
tôn thờ những phong tục tập quán từ lâu đời đồng thời phát triển nó như một sự
truyền bá giàu bản sắc dân tộc của nơi đây đến với du khách trong và ngoài nước.
“Nghiên cứu mô hình xây dựng du lịch cộng đồng tại huyện Cao Phong –
tỉnh Hòa Bình” của tác giả Đặng Hoàng Giang tập trung phân tích những điểm
mạnh, điểm yếu và nền tảng của du lịch Hòa Bình, đặc biệt là phần du lịch cộng
đồng. Nghiên cứu này mang lại cái nhìn rõ nét và chân thật của phát triển du lịch
cộng đồng, đồng thời định hướng giải pháp đến năm 2020.
Ngoài ra có thể kể đến: Hòa Bình thế và lực mới trong thế kỷ XXI của Công
ty Cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại; bài viết “Để phát triển du lịch Cao Phong –
Hòa Bình” của Lê Anh Tuấn và Đặng Hoài Giang; “ Người Mường ở Hòa Bình”
của tác giả Trần Từ;…
1.2. Các khái niệm và tiêu chí đánh giá


25

1.2.1. Khái niệm về du lịch
a. Du lịch
Kể từ khi du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, hiệp hội
lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên
cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Du lịch đã trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới và thuật ngữ “du lịch” đã trở nên khá
thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền
với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới
mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.
Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên,
có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này.
Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Tonos” nghĩa là đi

một vòng. Thuật ngữ này latinh hóa thành “Turnur” và sau đó thành “Tour” (tiếng
Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi.
Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “Tourism” (du lịch) lần đầu tiêu xuất hiện
trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng
trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả khác lại cho rằng du lịch không phải
xuất phát từ tiếng Hi Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”, có nghĩa là một cuộc hành
trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này ảnh hưởng ra phạm vi toàn
thế giới…Như vậy, nhìn chung chưa có sự thống nhất về nguồn gốc thuật ngữ du
lịch, song điều cơ bản của thuật ngữ này đều bắt nguồn từ gốc là cuộc hành trình đi
một vòng, tự một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại. Trong tiếng Việt,
thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán – Việt: du có nghĩa là đi chơi, lịch có
nghĩa là sự từng trải.
Cũng tương tự như vậy, có nhiều quan niệm không giống nhau về khái niệm
du lịch:
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du
lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình
với mục đích giải trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ
chính của hoạt động du lịch.


×