Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

Vũ Thị Thanh Hương

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
Ở HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

Vũ Thị Thanh Hương

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
Ở HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành:

Địa lí học

Mã số:

60310501



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát
triển du lịch nông thôn ở huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình” là công trình do
chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện. Những nội dung, ý tƣởng của tác
giả khác trong các tài liệu tham khảo đều đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Nội
dung của Luận văn này không sao chép từ bất kì Luận văn hay tài liệu nào khác.
Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của Luận văn.

Tác giả

Vũ Thị Thanh Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, các
cô trong Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Cảm ơn các thầy cô đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc nhất tới TS.
Hoàng Thị Thu Hƣơng - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và động viên, giải đáp mọi
thắc mắc mà em gặp phải trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Phòng Văn xã - Khoa
giáo, UBND tỉnh Hòa Bình; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tỉnh Hòa Bình;
Phòng tài nguyên môi trƣờng huyện Cao Phong, UBND huyện Cao Phong, tỉnh Hòa
Bình đã cung cấp những số liệu thiết thực trong quá trình thực địa và điều tra xã hội
học trên địa bàn nghiên cứu.
Luận văn này đƣợc hỗ trợ bởi đề tài “Nghiên cứu giải pháp khoa học và
công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho
phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình”, mã số KHCN-TB.24C/1318, thuộc Chƣơng trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng
Tây Bắc, ĐHQGHN".
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè - những ngƣời đã luôn
cổ vũ động viên em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng

năm 2018

Học viên

Vũ Thị Thanh Hƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 3
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DU LỊCH NÔNG THÔN ...... 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN ...................................................... 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình của du lịch nông thôn ......................... 4
1.1.2. Phân biệt du lịch nông thôn với du lịch nông nghiệp................................ 10
1.1.3. Sự ra đời và phát triển du lịch nông thôn trên thế giới ............................. 13
1.1.4. Nông thôn Việt Nam và điều kiện phát triển du lịch nông thôn ............... 15
1.1.5. Thực trạng phát triển và một số mô hình Du lịch nông thôn điển hình
ở Việt Nam ................................................................................................................ 17
1.2. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............... 24
1.2.1. Quan điểm nghiên cứu .............................................................................. 24
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 26
1.2.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 35
Chương 2: THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HOÀ BÌNH ............................... 37
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG ...................................... 37
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
HUYỆN CAO PHONG ............................................................................................ 37
2.2.1. Thực trạng các tuyến, điểm du lịch trong huyện Cao Phong .................... 37
2.2.2. Thực trạng các loại hình du lịch nông thôn ở Cao Phong ......................... 41
2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng du lịch ở Cao Phong ......................................... 43


2.2.4. Thực trạng khách du lịch đến huyện Cao Phong ...................................... 47
2.2.5. Thực trạng tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch
tại huyện Cao Phong ................................................................................................. 54
2.3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
HUYỆN CAO PHONG ............................................................................................ 61
2.3.1. Vị trí địa lí ................................................................................................. 61

2.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên .................................... 62
2.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn ........................ 69
2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN Ở HUYỆN CAO PHONG ................................................................ 82
2.4.1. Kết quả tính trọng số của từng chỉ tiêu đánh giá theo phƣơng pháp
AHP........................................................................................................................... 82
2.4.2. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch nông thôn
huyện Cao Phong ...................................................................................................... 86
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN HUYỆN CAO PHONG ................................................................. 92
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỊNH HƢỚNG .................................................................. 92
3.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình ....................................... 92
3.1.2. Đề án phát triển du lịch huyện Cao Phong ................................................ 92
3.1.3. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)
cho phát triển du lịch nông thôn của huyện Cao Phong ........................................... 93
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
HUYỆN CAO PHONG ............................................................................................ 95
3.2.1. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn theo không gian ....................... 95
3.2.2. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn gắn với việc bảo tồn và phát huy
các giá trị truyền thống của làng quê ........................................................................ 97
3.2.3. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo vệ môi trƣờng và
cảnh quan thiên nhiên ............................................................................................... 98
3.2.4. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển
cộng đồng .................................................................................................................. 99


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN CAO PHONG ................................................................................... 100
3.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ƣu đãi đặc thù để thu hút đầu tƣ
phát triển du lịch và dịch vụ du lịch........................................................................ 100

3.3.2. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức
về du lịch cho cộng đồng dân cƣ ............................................................................ 101
3.3.3. Giải pháp tuyên truyền quảng bá, khuyến khích hỗ trợ cộng đồng
tham gia hoạt động du lịch ...................................................................................... 102
3.3.4. Giải pháp về tổ chức quản lý ................................................................... 103
3.3.5. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch ................................ 104
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 108
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 110


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Qui trình xác định trọng số bằng phƣơng pháp AHP ............................... 34
Hình 1.2. Qui trình nghiên cứu ................................................................................. 36
Hình 2.1. Sơ đồ hành chính huyện Cao Phong ......................................................... 38
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng du lịch huyện Cao Phong ............................................ 40
Hình 2.3. Biểu đồ số lƣợt khách và doanh thu từ du lịch của Cao Phong ................ 47
Hình 2.4. Mục đích của du khách đến Cao Phong .................................................... 50
Hình 2.5. Loại hình lƣu trú của khách du lịch .......................................................... 51
Hình 2.6. Tỉ lệ lựa chọn điểm du lịch tạo ấn tƣợng sâu sắc với khách du lịch
tại huyện Cao Phong ................................................................................................. 52
Hình 2.7. Loại hình du lịch của Cao Phong tạo hấp dẫn với khách du lịch ............. 53
Hình 2.8. Tỉ lệ thay đổi về mức sống của hộ dân tham gia các hoạt động du lịch ... 56
Hình 2.9. Bản đồ tài nguyên du lịch huyện Cao Phong ............................................ 63
Hình 2.10. Núi Đầu Rồng ......................................................................................... 65
Hình 2.11. Hồ nƣớc trong vắt và những dải thạch nhũ lung linh ở Thạch Động
Hoa Sơn..................................................................................................................... 65
Hình 2.12. Hồ Hoà Bình ........................................................................................... 66
Hình 2.13. Cảng Thung Nai ...................................................................................... 67
Hình 2.14. Một số hình ảnh cắm trại ở các đảo trên Hồ Hoà Bình

thuộc xã Thung Nai ................................................................................................... 67
Hình 2.15. Đảo Cối Xay gió và Đảo Dừa ................................................................. 68
Hình 2.16. Suối Trạch và hồ trên núi ........................................................................ 68
Hình 2.17. Hoàng hôn trên hồ Hoà Bình. ................................................................. 69
Hình 2.18. Lễ hội chùa Quoèn Ang (Tân Phong) ..................................................... 71
Hình 2.19. Du khách thập phƣơng trẩy hội chùa Khánh .......................................... 72
Hình 2.20. Một số hình ảnh về Đền Chúa Thác Bờ thuộc xã Thung Nai,
huyện Cao Phong ...................................................................................................... 74
Hình 2.21. Bản Mƣờng Giang Mỗ ............................................................................ 77
Hình 2.22. Khách quốc tế tham quan bản Giang Mỗ ............................................... 77


Hình 2.23. Những nét văn hoá của đồng bào dân tộc Mƣờng .................................. 78
Hình 2.24. Phần trình tấu chiêng đậm bản sắc văn hóa tại lễ hội khai mùa
Mƣờng Thàng ........................................................................................................... 81
Hình 2.25. Ẩm thực của ngƣời đồng bào dân tộc Mƣờng ........................................ 82
Hình 2.26. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch nông thôn
của huyện Cao Phong................................................................................................ 87
Hình 2.27. Phân vùng tiềm năng phát triển du lịch nông thôn huyện Cao Phong
theo yếu tố nội lực và ngoại lực ................................................................................ 90


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Liệt kê một số ví dụ về nét hấp dẫn của loại hình du lịch nông thôn ......... 8
Bảng 1.2. Những điểm khác biệt giữa du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn ... 12
Bảng 1.3. Tài nguyên du lịch nông thôn ................................................................... 16
Bảng 1.4. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch nông thôn
cho Cao Phong .......................................................................................................... 28
Bảng 1.5. Thang tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu........................................................ 30
Bảng 1.6. Ma trận 1- so sánh cặp giữa các chỉ tiêu đánh giá .................................... 31

Bảng 1.7. Ma trận 2- Ma trận vector trọng số........................................................... 31
Bảng 1.8. Ma trận 3- ma trận trọng số của các chỉ tiêu đánh giá ............................. 32
Bảng 1.9. Giá trị của chỉ số ngẫu nhiên tƣơng ứng với số chỉ tiêu đánh giá ............ 32
Bảng 2.1. Hiện trạng cơ sở lƣu trú du lịch tại huyện Cao Phong ............................. 44
Bảng 2.2. Hiện trạng khách du lịch đến Cao Phong và Hòa Bình ............................ 48
Bảng 2.3. Hiện trạng tổng thu nhập du lịch của huyện Cao Phong .......................... 49
Bảng 2.4. Thời điểm khách đi du lịch tại Cao Phong ............................................... 49
Bảng 2.5. Đối tƣợng cùng đi du lịch với du khách ................................................... 50
Bảng 2.6. Cách thức tổ chức đi du lịch ..................................................................... 50
Bảng 2.7. Thời gian lƣu trú của du khách................................................................. 51
Bảng 2.8. Số lần đến Cao Phong của du khách ........................................................ 51
Bảng 2.9. Số lƣợng khách phục vụ tối đa một lần ăn ............................................... 55
Bảng 2.10. Số lƣợng khách có thể lƣu trú qua đêm tại gia đình ............................... 55
Bảng 2.11. Sự thay đổi về năng lực kinh doanh của các hộ dân .............................. 56
Bảng 2.12. Mong muốn hỗ trợ từ chính quyền của ngƣời dân tham gia .................. 56
Bảng 2.13. Vai trò của trƣởng thôn trong phát triển du lịch nông thôn ................... 56
Bảng 2.14. Hình thức hƣởng lợi từ du lịch Cao Phong đối với ngƣời dân ............... 59
Bảng 2.15. Chiều hƣớng biến đổi truyền thống gia đình .......................................... 59
Bảng 2.16. Phát triển du lịch tạo thuận lợi đối với các ngành truyền thống ............ 60
Bảng 2.17. Hình thức hƣởng lợi từ du lịch Cao Phong đối với địa phƣơng ............. 60
Bảng 2.18. Các thông số chỉ tiêu của kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia ............... 83


Bảng 2.19. Ma trận so sánh tổng hợp ....................................................................... 84
Bảng 2.20. Trọng số trung bình các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng du lịch nông thôn .. 85
Bảng 2.21. Các thông số theo AHP .......................................................................... 85
Bảng 2.22. Phân hạng kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch nông thôn
theo dạng điểm .......................................................................................................... 87
Bảng 2.23. Phân cấp chỉ số tiềm năng phát triển du lịch .......................................... 88
Bảng 2.24. Phân vùng tiềm năng phát triển du lịch tổng hợp của Cao Phong ......... 88

Bảng 2.25. Phân cấp tiềm năng phát triển du lịch nội lực và ngoại lực ................... 89
Bảng 3.1. Thống kê các vùng du lịch Cao Phong theo tiềm năng nội lực
và ngoại lực ............................................................................................................... 96


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế, đời
sống nhân dân ngày một nâng cao; cùng với đó là sự bùng nổ các khu công nghiệp,
các khu đô thị. Con người thường xuyên phải sống và làm việc trong môi trường
công nghiệp với cường độ áp lực cao; do vậy, họ có nhu cầu muốn tìm đến những
nơi yên bình, không gian thoáng đãng, hoang sơ mộc mạc trong lành nhằm nghỉ
ngơi, thư giãn, tái tạo lại năng lượng. Du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con
người. Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng,
du lịch hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội đang được nhiều du khách
ưa thích. Trong đó, du lịch nông thôn là một hướng phát triển có nhiều triển vọng,
vì khách đi du lịch không chỉ muốn được đi đến các nơi khác lạ để tham quan, nghỉ
dưỡng mà còn muốn được thưởng thức, nghiên cứu, trải nghiệm cuộc sống mới lạ
tại các nông thôn, làm các công việc hàng ngày của người nông dân, ăn những thức
ăn tươi ngon từ các loại rau do mình tự hái.
Nông thôn Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn như phong cảnh đẹp,
nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa, nghề truyền thống phong phú, đời sống con
người sinh động, đa sắc màu… Đây chính là cơ sở để du lịch nông thôn phát triển
và mở ra cơ hội mới cho nông thôn Việt Nam.
Hoà ình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ng v ng Tây ắc của Việt Nam, nơi đây
còn lưu giữ nhiều vẻ đẹp tự nhiên vốn có, nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của công
đồng các dân tộc địa phương. Hòa ình cách thủ đô Hà Nội 60 km - nơi có nhu cầu
rất lớn về du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm. Đây chính là điều kiện thuận
lợi để Hoà Bình phát triển du lịch.
Khách du lịch không chỉ biết đến Hòa Bình với nhà máy Thủy điện - công trình

thế kỉ của đất nước, đến Bản Lác - Mai Châu đậm đà bản sắc dân tộc, đến suối nước
khoáng Kim ôi, đến đền Bà Chúa Thác Bờ linh thiêng - vùng lòng hồ Hòa Bình,
mà gần đây họ còn biết đến thương hiệu cam Cao Phong.
Cao Phong là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hòa Bình, giáp ranh và
cách trung tâm thành phố Hòa Bình gần 20km, có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng,
1


phong phú hấp dẫn. Huyện Cao Phong được biết đến với địa danh Mường Thàng một trong bốn v ng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình; bản Mường Giang Mỗ
(xã Bình Thanh) với hơn 100 ngôi nhà sàn truyền thống còn giữ nguyên bản sắc từ
nhà cửa đến nếp sinh hoạt của người Mường và văn hóa dân tộc Mường; khu di tích
lịch sử - văn hóa ch a Khánh xã Yên Thượng, ch a Quoèn Ang xã Tân Phong, đền
thờ Bà Chúa Thác Bờ linh thiêng tại xã Thung Nai, tượng đài Anh h ng diệt xe tăng
Pháp - Cù Chính Lan ở xã Bình Thanh, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt
Nam tại xóm Tiềng xã Bắc Phong; các danh thắng thiên nhiên tuyệt đẹp như v ng
lòng hồ Hòa Bình - nơi được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, khám phá Thung Nai
hoang sơ thơ mộng và quần thể hang động núi Đầu Rồng tại khu 3, thị trấn Cao
Phong (đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di tích cấp quốc gia
năm 2012); c ng với đó phóng hết tầm mắt là bạt ngàn khu vườn đồi trồng cam,
quýt, chanh, bưởi, mía..., một màu vàng trĩu trịt của những quả xen lẫn vào màu
xanh mướt của lá; trước khung cảnh đó con người sẽ được hòa mình vào thiên
nhiên, tâm trí được giải phóng…
Tỉnh Hòa ình xác định: Phát triển du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh
với sản phẩm và loại hình du lịch đa dạng. Đánh giá được tiềm năng, khai thác và
phát triển du lịch ở tỉnh Hòa Bình nói chung và ở huyện Cao Phong nói riêng không
chỉ đóng góp vào thành tựu tăng trưởng kinh tế mà còn tạo việc làm, tạo nguồn thu
nhập cho người dân địa phương; đồng thời, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, phát
huy bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân; giữ gìn và phục hồi môi trường sinh thái
tại địa phương, thúc đẩy phát triển nông thôn của địa phương theo hướng bền vững.
Với những lí do trên, học viên đã lựa chọn đề tài luận “Nghiên cứu đánh giá

thực trạng, tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Cao
Phong, tỉnh Hoà Bình’’ nhằm định hướng phát triển du lịch nông thôn tại huyện
Cao Phong nói riêng và du lịch Hòa Bình nói chung, sử dụng hợp lí nguồn tài
nguyên, bảo vệ môi trường cảnh quan và phát triển bền vững hơn trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học cho định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn
huyện Cao Phong gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
địa phương.
2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn của du lịch nông thôn trên thế giới
và ở Việt Nam;
- Thực trạng phát triển du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng ở huyện
Cao Phong, tỉnh Hòa Bình;
- Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn huyện Cao Phong
tỉnh Hòa Bình;
- Đề xuất định hướng phát triển du lịch nông thôn huyện Cao Phong tỉnh Hòa
Bình và các giải pháp thực hiện.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: huyện Cao Phong - nơi được coi là địa bàn
nông thôn;
Phạm vi khoa học: tập trung vào các nội dung sau: thực trạng, tiềm năng, định
hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Cao Phong
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần bổ sung một số vấn đề lí luận cơ bản về du lịch nông thôn;
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính

sách phát triển du lịch tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình và có thể dùng làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc
gồm 3 chương:
Chương 1- Cơ sở khoa học nghiên cứu du lịch nông thôn.
Chương 2 - Thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch nông thôn huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình
Chương 3 - Định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình

3


Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DU LỊCH NÔNG THÔN
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình của du lịch nông thôn
a. Khái niệm
Khi đề cập đến du lịch nông thôn, một trong những định nghĩa phổ biến nhất
về du lịch nông thôn được nhiều học giả trích dẫn là của tác giả Bernard Lane [18].
Theo đó, du lịch nông thôn với hình thức thuần túy nhất là loại hình du lịch:
- Được diễn ra ở những khu vực nông thôn;
- Thiết thực cho nông thôn - hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của
những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp
xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và
văn hóa truyền thống ở làng xã;
- Có quy mô nông thôn - bao gồm các công trình xây dựng cũng như quy mô
khu định cư thường nhỏ (thôn, bản)
- Dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức
chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lý chủ yếu bởi

địa phương phục vụ lợi ích lâu dài của dân cư trong làng xã;
- Với nhiều loại hình, thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch
sử, địa điểm của mỗi nông thôn.
Theo từ điển du lịch [17] thì du lịch nông thôn (Rural tourism) được giải
thích như sau: du lịch nông thôn là loại hình khai thác các v ng nông thôn như
một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm
không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên. Du
lịch nông thôn bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên công cộng,
du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi tham quan danh lam thắng
cảnh, thưởng thức cảnh quan nông thôn và du lịch nông nghiệp. Nói chung, khu
vực nông thôn hấp dẫn nhất đối với khách du lịch là những vùng ven khu nông
nghiệp, thường là v ng dân cư thưa thớt, vùng biệt lập hoặc những vùng cao, miền
núi ít được biết đến.
4


Tại nhiều nơi trên thế giới, du lịch nông thôn được định nghĩa là:
“Tất cả các loại hình du lịch diễn ra trong khu vực nông thôn” [13]
“ ao gồm một loạt các hoạt động, dịch vụ và tiện nghi được cung cấp bởi
nông dân nhằm thu hút khách du lịch đến khu vực nông thôn” [15]
“ Là lĩnh vực hoạt động du lịch chuyên sâu với đối tượng tham gia là các du
khách có nhu cầu tương tác với môi trường nông thôn và các cộng đồng địa
phương” [23]
Như vậy, du lịch nông thôn là loại hình du lịch trong đó nông nghiệp, sinh
hoạt, nghề truyền thống, cảnh quan...vốn chưa được xem là tài nguyên du lịch, giờ
được sử dụng như những tài nguyên du lịch dành cho du khách tiếp xúc, trải nghiệm
với đời sống nông thôn. Việc này phụ thuộc vào phương pháp phát triển nhưng có
nghĩa là tất cả mọi nông thôn đều có khả năng trở thành điểm đến du lịch [11].
Ở nước ta, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc tới trong các văn
bản pháp lí. Nó được nhắc tới với nhiều tên gọi khác nhau như du lịch trang trại, du

lịch miệt vườn, du lịch sông nước, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái,…mỗi loại
hình du lịch này đều phản ánh yếu tố cốt l i để tạo ra đặc trưng của loại hình du lịch
nông thôn.
Du lịch nông thôn là một hướng để đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn.
Nó là một tập hợp thể loại du lịch, dựa trên sự khác biệt của tài nguyên thiên nhiên,
nhân văn, sự kiện và sản vật nông thôn để thu hút khách.
Như vậy, sản phẩm du lịch nông thôn = sự khác biệt của tài nguyên ở làng
quê + dịch vụ ở làng quê + sản phẩm của làng quê [6].
Trong nghiên cứu này, khái niệm du lịch nông thôn được hiểu một cách đơn
giản là các hoạt động du lịch diễn ra ở vùng nông thôn, giới thiệu về cuộc sống
nông thôn cùng các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương.
b. Đặc điểm của du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn có những đặc điểm sau:[1]
- Có nền tảng là nông nghiệp:
Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch đưa du khách về với làng quê, đến
với không gian của thôn dã để thưởng thức những cảnh quan, hoạt động sản xuất
5


nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp, đời sống của người nông dân,…c ng với
nhiều sản phẩm du lịch khác. Du lịch nông thôn có điều kiện phát triển dựa trên
nông nghiệp.
- Mô hình du lịch nông thôn thay đổi theo thời gian, không gian:
Khác với những mô hình du lịch khác, du lịch nông thôn tạo sức hút cho
du khách bởi sự dễ thay đổi. Ví dụ như khi đến với nông thôn vào m a lũ các
bạn sẽ thấy các hoạt động nơi đây đều gắn với thuyền bè, khi hết lũ thì cảnh
quan nơi đây lại thay đổi với những cánh đồng lúa xanh mướt, những vườn trái
cây bạt ngàn, hoặc trồng các loại cây ăn trái khác nhau, có lúc là cả vườn quýt
hồng, có khi là cả vườn xoài xanh thẫm,… cảnh quan đa dạng, dễ thay đổi nên
thu hút được sự chú ý của du khách. Tính thời vụ trong du lịch nông thôn có ảnh

hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh du lịch. Du khách đến vùng du
lịch nông thôn vào m a cây trái, m a lúa chín,… sẽ thấy thích thú hơn rất nhiều
so với thời điểm hết vụ.
- Không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác nhưng sự cạnh tranh trong
ngành thì rất lớn:
Điều này thể hiện rất rõ trong mối quan hệ giữa các hoạt đông du lịch do du
lịch nông thôn gắn liền với nhiều hoạt động và nhiều loại hình du lịch như du lịch
sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, tham quan làng nghề,…Mối quan hệ này là sự
tương hỗ giữa các hoạt động du lịch, các loại hình này bổ sung qua lại nhằm một
mục đích là đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tuy nhiên sự cạnh tranh trong
ngành thì rất lớn, do điều kiện tự nhiên gần như tương đồng trên một khu vực lãnh
thổ, chỉ có một vài nét riêng biệt đối với một số nơi nên sản phẩm du lịch bên cạnh
cái riêng cũng có nhiều nét chung, từ đó tạo ra sức cạnh tranh lớn đối với các vùng,
giữa các chủ cơ sở trong một vùng với nhau.
- Loại hình du lịch nông thôn dễ phát sinh những hình thái biến tấu :
Do đây là một loại hình tổng hợp, là tập hợp của nhiều loại hình hoạt động
du lịch nên nó không có nét riêng biệt, hay một loại sản phẩm đặc thù nào hết, từ đó
làm cho loại hình này trở nên phong phú, đa dạng hơn, biến đổi nhanh.

6


- Du lịch nông thôn có tính tổng hợp và liên kết:
Nhiều loại hình du lịch ở địa phương như tham quan cảnh đẹp, tham quan di
tích lịch sử ở địa phương, các cơ sở sản xuất đặc sản vùng, tham quan các làng nghề
truyền thống của v ng nông thôn đó, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa của v ng,…
đan xen với du lịch nông nghiệp
- Có tính liên ngành và liên vùng cao :
Tính liên ngành như ta đã thấy đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại hình
du lịch như du lịch miệt vườn, tham quan trang trại, tham quan làng nghề truyền

thống hay tìm hiểu văn hóa địa phương,… đều có thể kết hợp với du lịch nông thôn.
Còn tính liên v ng đó là sự kết hợp để mở rộng quy mô của loại hình du lịch này.
Đối với những địa phương gần nhau thì loại hình du lịch này rất thích hợp cho việc
kết nối cùng phát triển, vì bên cạnh cái chung thì mỗi địa phương sẽ có các sản
phẩm du lịch riêng dễ dàng thu hút du khách và tăng nguồn lợi cho các vùng.
- Du lịch nông thôn đòi hỏi cao về chất lượng môi trường:
Yêu cầu không khí trong lành, yên tĩnh, thanh bình, thoáng mát là điểm nổi
bật của loại hình du lịch này. Chính điều này đã làm cho nhiều du khách muốn tìm
tới làng quê, nông thôn để gần gũi với thiên nhiên.
- Đối tượng chủ yếu là khách đô thị:
Loại hình này thu hút nhiều du khách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là du
khách đến từ các thành thị, vì nhịp sống hối hả, tấp nập, môi trường bị ô nhiễm trầm
trọng, không gian chật hẹp, cùng với cách sống hời hợt trong mối quan hệ thường
ngày làm cho những người sống ở đô thị có nhu cầu tìm đến nơi có môi trường sống
với bầu không khí trong lành, yên tĩnh tránh xa những tiếng ồn, không gian rộng
lớn, thoải mái, cùng với sự thân thiện trong lối sống của người dân quê.
- Chủ thể tham gia du lịch:
Không chỉ có du khách, nhà cung ứng, hay một chủ sở hữu nào cả mà chủ
thể ở đây là bao gồm tất cả du khách, nhà cung ứng, chủ cơ sở, cả cộng đồng, dân
cư của vùng nông thôn này.
- Nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc quản lí, tổ chức
vì nếu chính quyền địa phương quản lí không tốt hoặc nhận thức của các chủ thể tổ
7


chức du lịch nông nghiệp không đầy đủ thì những xung đột về môi trường và văn
hóa giữa chủ thể tổ chức du lịch nông nghiệp, du khách với công đồng dân cư địa
phương sẽ phát sinh.
c. Các loại hình du lịch nông thôn

Theo Theo Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam [11]
thì loại hình du lịch nông thôn rất đa dạng do tài nguyên trong các khu vực nông
thôn rất phong phú. Có thể kể tên các loại hình du lịch trên cơ sở vận dụng đặc
trưng ở từng khu vực nông thôn đó là du lịch di sản văn hóa (Heritage tourism), du
lịch văn hóa (Cultural tourism), du lịch làng nghề truyền thống (Craft tourism), du
lịch cộng đồng (Community based tourism), du lịch sinh thái (Eco-tourism), du lịch
nông sinh học (Agro-tourism) v.v. Điều quan trọng trong phát triển du lịch nông
thôn là vận dụng tính đặc sắc có ở từng v ng nông thôn đó. Bảng 1.1 liệt kê một số
nét hấp dẫn của du lịch nông thôn.
Bảng 1.1. Liệt kê một số ví dụ về nét hấp dẫn của loại hình du lịch nông thôn
Loại hình
Du lịch di sản
văn

Nét hấp dẫn du lịch

Đặc trƣng

(điển hình)

Là du lịch bảo tồn và phát

Thăm thú và học tập các di tích

hóa huy các di sản văn hoá trong lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu trú,

(Heritage

làng (nhà cổ, đình làng, miếu ẩm thực tại các nhà hàng nông


tourism)

- đền, nhà thờ họ, bia đá...) gia, hướng dẫn viên địa phương
được truyền lại cho hậu thế hướng dẫn du khách đi thăm
và các hoạt động của người làng.
xưa, để người bên ngoài có
thể học tập, giao lưu.

Du lịch văn hóa

Du lịch sử dụng các đặc

Tham quan các buổi trình diễn

(Cultural

trưng văn hoá, nghi lễ, nghệ nghệ thuật truyền thống, tour

tourism)

thuật truyền thống và văn hoá tham quan nguồn gốc văn hoá
phi vật thể độc đáo của làng

truyền thống, tham quan và trải
nghiệm các làng nghề.

8


Du lịch làng


Du lịch trải nghiệm, giao

Trải nghiệm nghề truyền thống,

nghề

truyền lưu nghề truyền thống, nghề giao lưu với nghệ nhân, mua các

thống

(Craft thủ công mỹ nghệ, các tác sản phẩm nghề truyền thống,

tourism)

phẩm

nghệ

nghề tham gia các tour đi tham quan

thuật,

gốm...có nguồn gốc từ nông nguồn gốc các sản phẩm nghề
thôn.
Du lịch cộng

truyền thống.

Du lịch với thú vui hoà


Trải nghiệm và giao lưu liên

đồng

mình vào cuộc sống và người quan đến nghề truyền thống,

(Community

dân nông thôn, giao lưu với nghề nghiệp do người dân sinh

based tourism)

họ

sống trong làng kinh doanh, tour
tiếp xúc với đời sống nông thôn,
tour vận dụng môi trường tự
nhiên trong làng.

Du lịch
thái

sinh

Du lịch vận dụng các không

Tour khám phá môi trường

(Eco- gian tự nhiên như cảnh quan thiên


tourism)

nhiên như sông nước,

sông nước, cây xanh, công phong cảnh, thăm và d ng thử tại
viên, vườn cây ăn quả, nhà các cơ sở chế biến trái cây...
vườn...

Du lịch nông

Du lịch có các hoạt động

Các chương trình trải nghiệm,

sinh học (Agro- nghề và cuộc sống tại các học tập về nông nghiệp, dùng thử
tourism)

nông sản, giao lưu với người dân

nông thôn

làm nông nghiệp...
Du lịch dân tộc

Du lịch vận dụng đời sống

Lí giải đời sống của người dân

thiểu số


và văn hoá của các dân tộc tộc thiểu số, trải nghiệm văn hoá

(Ethno-

thiểu số

dân tộc, tham gia các buổi trình
diễn, âm nhạc của người dân tộc

tourism)

thiểu số.
Nguồn: [11]

9


1.1.2. Phân biệt du lịch nông thôn với du lịch nông nghiệp
Thời gian gần đây, các cụm từ “Du lịch nông nghiệp”, “Du lịch nông thôn”
được nhắc đến rất nhiều. Nhưng làm thế nào để phân biệt được thế nào là du lịch
nông nghiệp và thế nào là du lịch nông thôn là điều làm cho nhiều người trong
chúng ta không ít băn khoăn. Trước hết, du lịch nông nghiệp là một loại hình du
lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa vào nền tảng của hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Do vậy tài nguyên của loại hình du lịch này là tất cả
những gì phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ tư liệu sản xuất, đất đai,
con người, qui trình sản xuất, phương thức tập quán kỹ thuật canh tác và sản phẩm
làm ra,… đến những yếu tố tự nhiên có liên quan đến sản xuất nông nghiệp như thời
tiết, khí hậu đều là cơ sở tài nguyên cho du lịch nông nghiệp. Không gian tổ chức
các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây,

rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần dưỡng động, thực vật hoang dã,…
Chúng là những đơn vị không gian cụ thể thuộc về các tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
ví dụ như một hộ gia đình, một trang trại, một hợp tác xã hay là một doanh nghiệp
nông nghiệp. Các chủ thể tham gia tổ chức du lịch nông nghiệp có thể là chủ hộ,
nhà vườn, chủ rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác,
chủ doanh nghiệp nông nghiệp,... Tất cả họ đều có điểm chung là có nguồn thu chủ
yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên có thể gọi chung là nông dân. Việc tham
gia c ng người nông dân thu hoạch, gieo trồng, chăm sóc cây trồng trên đồng ruộng
là dịp để du khách thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần
gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông từ những người nông dân
trong hoạt động nông nghiệp. Người nông dân thông qua du lịch nông nghiệp cũng
được dịp quảng bá sản phẩm nông nghiệp của mình và tất nhiên một phần thu nhập
từ nông nghiệp của họ cũng tăng lên từ du lịch.
Nếu du khách không dừng lại ở đó mà còn mở rộng không gian hoạt động
du lịch của mình bằng việc tham quan cảnh quan vùng nông thôn của địa phương
như tận hưởng cảnh đẹp của dòng sông khi đi thuyền trên sông, chạy xe đạp hay
tản bộ trên đường làng, tham quan các di tích văn hóa lịch sử ở địa phương, các cơ

10


sở làm bánh kẹo, dệt thổ cẩm… thì du khách đã vượt ra ngoài không gian của du
lịch nông nghiệp và lúc đó du khách đã tham gia “du lịch nông thôn”.

ởi du

khách đã sử dụng tài nguyên vùng nông thôn của địa phương đó để phục vụ cho
mục đích du lịch của mình hoặc là các cơ sở kinh doanh du lịch nông nghiệp đã sử
dụng tài nguyên vùng nông thôn của địa phương để làm phong phú hơn, hấp dẫn
hơn điểm đến của mình. Nếu chính quyền địa phương không quản lý tốt hoặc nhận

thức của các chủ thể tổ chức du lịch nông nghiệp không đầy đủ thì những xung đột
về môi trường và văn hóa giữa chủ thể tổ chức du lịch nông nghiệp, du khách với
cộng đồng dân cư sở tại sẽ phát sinh. Bởi lẽ, các tài nguyên phục vụ mục đích du
lịch trong trường hợp này bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn
vùng nông thôn và tài nguyên các loại hình du lịch khác có ở địa phương như tài
nguyên du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch làng nghề... Chủ nhân tài nguyên này
không còn là của một hộ gia đình, một trang trại, một hợp tác xã hay một nhóm
người, một cơ sở kinh doanh du lịch nào đó mà đó là tài nguyên của cả một cộng
đồng địa phương. Khái niệm du lịch nông thôn và không gian du lịch nông thôn
hình thành từ lẽ đó. Từ đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng thành phần tham
gia tổ chức du lịch nông thôn không chỉ là chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ trang
trại, chủ cơ sở, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp nông nghiệp, các chủ thể
các cơ sở kinh doanh các loại hình du lịch khác mà còn có cả cư dân và cộng đồng
địa phương đó.
Du lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định,
nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ của một
vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó. Phát triển du lịch nông thôn là phát triển
theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa
phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng
đồng địa phương, có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính
quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo định
hướng bền vững [3]. Bảng 1.2 liệt kê những điểm khác biệt giữa du lịch nông
nghiệp và du lịch nông thôn.

11


Bảng 1.2. Những điểm khác biệt giữa du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn
Các điểm
khác biệt

Loại

hình

du lịch

Du lịch nông nghiệp

Là một loại hình du lịch đơn lẻ

Du lịch nông thôn
Tổng hợp liên kết nhiều loại hình
du lịch ở địa phương
Tài nguyên thiên nhiên và nhân

Tài nguyên
du lịch

Tài nguyên sản xuất nông nghiệp

văn địa phương và tài nguyên các
loại hình du lịch khác ở địa
phương

Chủ

thể

tham


gia Nông dân

Chủ cơ sở và cộng đồng dân cư

du lịch
Không gian
du lịch
Xung
lợi ích

Tất cả những nơi có tài nguyên

Trang trại, đồng ruộng

du lịch ở địa phương

đột Có thể gây xung đột lợi ích với
cộng đồng

Giải quyết xung đột lợi ích với
cộng đồng. Nhấn mạnh vai trò
của chính quyền địa phương

(Nguồn: [3])
Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải bảo đảm các
nguyên tắc sau: ảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia; đem lại lợi ích
cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng địa phương; bảo tồn, phát huy
vốn di sản và bảo vệ môi trường; luôn đổi mới và tạo sự khác biệt; tăng cường mối
liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm; giữ gìn
bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách.

Tuy xuất hiện trước du lịch sinh thái, nhưng du lịch nông thôn ít được biết
đến, bởi sức ảnh hưởng của du lịch nông thôn bấy giờ chỉ ở mức độ các hoạt động
trong trang trại và được coi như là một nguồn thu nhập thêm của các trang trại.
Trong khi đó, du lịch sinh thái ra đời trong bối cảnh hình thành những loại hình du
lịch có trách nhiệm với môi trường. Du lịch sinh thái đã thu hút sự quan tâm của
12


nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên và của nhiều quốc gia thế giới. Du lịch sinh thái
phát triển mạnh đến mức trở thành một hiện tượng của ngành du lịch. Không dừng
lại ở đó, tiếp nối các loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường là các loại hình
du lịch có trách nhiệm với cộng đồng ra đời, từ đó chúng ta có các khái niệm du lịch
chống đói nghèo, du lịch bản địa, du lịch cộng đồng... và khái niệm du lịch bền
vững ra đời.
Do vậy, khi nói đến việc chỉ phát triển du lịch nông nghiệp cho một địa
phương, một v ng nông thôn nào đó thì sẽ không đầy đủ vì như đã nói ở trên, vùng
nông thôn còn có những tài nguyên thuộc về cộng đồng và các loại hình du lịch
khác như du lịch sinh thái, du lịch bản làng, du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa và
du lịch nông nghiệp đan xen lẫn nhau… và chủ nhân của các tài nguyên du lịch này
không chỉ có của các cơ sở kinh doanh từng loại hình du lịch mà còn có của cộng
đồng dân cư nơi đó nữa.
Như vậy, cũng có nghĩa là trong phát triển du lịch nông thôn có cả du lịch
sinh thái.
1.1.3. Sự ra đời và phát triển du lịch nông thôn trên thế giới
Khái niệm du lịch nông thôn đã manh nha c ng với sự hình thành của ngành
đường sắt ở châu Âu. Tuy nhiên, cho mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế
kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch phổ biến ở hầu hết
các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy
Điển... Lúc bấy giờ, khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với
các loại hình du lịch ở nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở

nông thôn. Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia phát triển và quốc gia
đang phát triển là ở chỗ: tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông
thôn là đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy
sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống và
bảo vệ môi trường. Vì vậy, du lịch nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều
rộng. Còn ở các quốc gia phát triển thì loại hình du lịch này lại phát triển theo chiều
sâu mà nguyên nhân chính là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại.

13


Ở Pháp, ộ du lịch đã phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch (như du
lịch bãi biển và du lịch nông thôn) để thu hút du khách nước ngoài. Nhiều v ng
nông thôn sẽ được lựa chọn để thực hiện các dự án lắp đặt các thiết bị, phát triển các
phương tiện giao thông công cộng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.
Ở Trung Quốc, từ năm 1990, chính phủ đã tuyên bố một chương trình du lịch
nông thôn nhằm mục đích chống đói nghèo tại một số tỉnh như Vân Nam, Quảng
Đông,... Các điểm du lịch tại những khu vực nông thôn rộng lớn của Trung Quốc
hằng năm tiếp đón 300 triệu khách du lịch, đạt doanh thu 40 tỉ NDT (5,13 tỉ USD);
hằng năm có khoảng 60 triệu du khách từ khu vực thành thị chọn đến các v ng
nông thôn trong " a tuần nghỉ vàng" vào tháng 5, tháng 10 và thời gian diễn ra Lễ
hội M a xuân.
Ở Nhật ản, từ năm 1995, ộ Nông Lâm Thủy sản đã thiết lập chương trình
nhà nghỉ nông thôn trên khắp trên đất nước. Các nhà nghỉ nông thôn này được xây
dựng chủ yếu do các nông hộ cá thể hay dựa vào trang trại. Du khách được phục vụ
các dịch vụ ăn nghỉ tại các nhà nghỉ nông thôn hoặc tham gia các hoạt động hằng
ngày ở đây như trồng trọt, gặt hái, câu cá,...
Ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn bắt đầu vào năm 1984 từ một dự án của
chính phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Nhiều làng quê Hàn Quốc trước đây
vốn nghèo nàn, nhờ chương trình này mà bộ mặt đã thay đổi hẳn, thu nhập của nông

dân tăng lên đáng kể.
Ở Thái Lan, từ lâu chính phủ đã có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
du lịch nông thôn theo mô hình các trang trại hoặc các khu làng khép kín, có đầy đủ
các dịch vụ phục vụ du khách. Từ năm 1997 đến nay, du lịch nông thôn đã phát
triển khá nhanh, thu hút nhiều du khách nội địa và quốc tế.
Ngoài ra, du lịch nông thôn còn có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như
Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Lat-vi-a, Tây Ban Nha, In-đô-nê-xi-a, Nê-pan, Ấn Độ...
Đáng chú ý là Anh, Pháp, Đức và Áo là những quốc gia thống trị thị trường du lịch
nông thôn toàn cầu với hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch này ở
mỗi nước.
Do những điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên khác nhau nên hình thức du lịch
nông thôn cũng khác nhau theo từng v ng, quốc gia, lãnh thổ. Chẳng hạn, ở Ô14


×