Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh tại bệnh viện sản nhi bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÙI THỊ THU HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÙI THỊ THU HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG
Chuyên ngành: Nhi khoa


Mã số: CK 62 72 07 50

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2018


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CMV

: Cytomegalovirus

CRP

: C- reactive protein

CS:

: Cộng sự

FiO2

: Nồng độ oxy khí thở vào

HCO3-


: Nồng độ HCO3- trong huyết tương

HIV

: Human Immunodeficiency Virus

HSV

: Herpes simplex virus

KS

: Kháng sinh

NCPAP(Nasal

: Thở áp lực dương liên tục qua mũi

continuous Positive
Airway Pressure)
PaCO2

: Áp lực riêng phần CO2 trong máu động mạch

PaO2

: Áp lực riêng phần oxy trong máu động mạch

RLLN


: Rút lõm lồng ngực

RSV

: Respiratory Syncytial Virus

SHH

: Suy hô hấp

SpO2

: Độ bão hòa oxy qua da

TCYTTG

: Tổ chức y tế thế giới

VP

: Viêm phổi

VPSS

: Viêm phổi sơ sinh

XQ

: X Quang


YTNC

: Yếu tố nguy cơ


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Thị Thu Hương, học viên chuyên khoa 2 khóa 10, trường
Đại học Y - Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Thành Trung.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 12 năm 2018
Người cam đoan

Bùi Thị Thu Hương


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
tới: Ban giám hiệu, phòng Đào Tạo Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên,

các thầy cô bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thành Trung Giám đốc
Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, người thầy đã tận tình chỉ bảo
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ trong Hội đồng chấm luận
văn đã góp nhiều ý kiến qúy báu để tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này.
Tôi vô cùng biết ơn người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 12 năm 2018

Bùi Thị Thu Hương


iv

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ....ii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Đặc điểm chung bộ máy hô hấp trẻ em...................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ máy hô hấp ..........................................................3
1.1.2. Cơ chế bảo vệ của bộ máy hô hấp...........................................................................4
1.2. Bệnh viêm phổi .......................................................................................... 5
1.2.1. Một số khái niệm .......................................................................................................5
1.2.2. Phân loại viêm phổi sơ sinh .....................................................................................6

1.3. Một số đặc điểm sinh lý và bệnh lý viêm phổi sơ sinh ............................ 11
1.3.1. Một số đặc điểm sinh bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô ................11
1.3.2. Một số yếu tố nguy cơ của viêm phổi sơ sinh .......................................................12
1.4. Một số đặc điểm vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi sơ sinh ................ 15
1.4.2. Pseudomonas aeruginosa ( trực khuẩn mủ xanh) ...............................................16
1.4.3. Escherichia coli (E.coli) .........................................................................................16
1.4.4. Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng)...................................................................17
1.5. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi sơ sinh .......................... 18
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng .............................................................................................18
1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng ......................................................................................20
1.6. Điều trị...................................................................................................... 22
1.6.1. Điều trị chống nhiễm khuẩn ...................................................................................23
1.6.2. Điều trị chống suy hô hấp.......................................................................................24
1.6.3. Điều trị triệu chứng và đảm bảo dinh dưỡng .......................................................25
1.7. Tình hình viêm phổi sơ sinh hiện nay ...................................................... 25
1.7.2. Việt Nam...................................................................................................................27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29


v

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: ........................................................................... 29
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 30
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................................30
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.4.1. Các chỉ tiêu chung...................................................................................................30
2.4.2. Mục tiêu 1, Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm .........................30
2.4.3. Mục tiêu 2, Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh .....................................34

2.2.4. Đánh giá kết quả điều trị ........................................................................................35
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 35
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................. 36
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 36
2.8. Biện pháp khống chế sai số ...................................................................... 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu............................... 37
3.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................... 39
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................ 45
3.4. Kết quả điều trị ......................................................................................... 48
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 53
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................ 53
4.1.1. Đặc điểm chung.......................................................................................................53
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng .............................................................................................55
4.1.3. Các triệu chứng cận lâm sàng ...............................................................................59
4.2. Kết quả điều trị ......................................................................................... 65
4.2.1. Hỗ trợ hô hấp...........................................................................................................65
4.2.2. Sử dụng kháng sinh .................................................................................................67
4.2.3. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn ............................................................68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 75


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Căn nguyên gây bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh .........................................
Bảng 1.2. Căn nguyên gây viêm phổi sơ sinh ..........................................................
Bảng 1.3. Bạch cầu đa nhân trung tính ở trẻ sơ sinh ..............................................
Bảng 3.1. Lý do vào viện của bệnh nhân .................................................................

Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa .....................................................................................

Bảng 3.3: Một số dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân khi vào viện ..................
Bảng 3.4. Phân loại mức độ suy hô hấp của bệnh nhi ....................................
Bảng 3.5. Mức độ suy hô hấp với nhiệt độ .....................................................
Bảng 3.6. Phân loại suy hô hấp với ngày tuổi nhập viện .........................................

Bảng 3.7. Hình ảnh XQ khi vào viện ..............................................................
Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm CTM ........................................................................
Bảng 3.9. Kết quả khí máu .......................................................................................
Bảng 3.10. Kết quả CRP ..........................................................................................
Bảng 3.11. Biện pháp hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân ................................................
Bảng 3.12 . Số loại kháng sinh đã sử dụng cho bệnh nhân ......................................
Bảng 3.13 . Tình hình kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae .....................
Bảng 3.14. Tình hình kháng kháng sinh của H.I......................................................
Bảng 3.15. Tình hình kháng kháng sinh của E coli .................................................
Bảng 3.16. Mối liên quan của suy hô hấp với kết quả điều trị ...............................
Bảng 3.17. Kết quả đều trị của bệnh nhân ..............................................................


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo ngày tuổi ............................................. 37
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo số ngày tuổi nhập viện ........................ 37
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 38
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo địa dư .................................................. 38
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian xuất hiện bệnh...................... 39
Biểu đồ 3.6. Phân bố bệnh nhân theo tuổi thai ............................................... 39
Biểu đồ 3.7. Phân bố bệnh nhân theo cân nặng lúc sinh................................. 40

Biểu đồ 3.8. Lý do vào viện ............................................................................ 41
Biểu đồ 3.9. Phân loại nhiệt độ bệnh nhân lúc vào ......................................... 42
Biểu đồ 3.10. Triệu chứng lâm sàng chính ..................................................... 43
Biểu đồ 3.11. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn ........................................................ 47
Biểu đồ 3.12. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn ........................................................ 47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng rất thường gặp và cũng là nguyên
nhân chính gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh [60], [65]. Bệnh
thường gặp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Theo một số các nghiên cứu ở nước ngoài: Viêm phổi sơ sinh do nhiều
nguyên nhân phức tạp, thường diễn biến nặng và tỉ lệ tử vong cao nhất ở trẻ
dưới 5 tuổi[43]. Theo Friedrich Reiterer (2013) viêm phổi là nguyên nhân
hàng đầu gây tỷ lệ tử vong sơ sinh, với hơn một nửa số ca viêm phổi gây tử
vong [43]. Viêm phổi sơ sinh còn là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ
sơ sinh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình [42].
Viêm phổi sơ sinh không phải là vấn đề mới ở nước ta cũng như ở các
nước trên thế giới. Tuy nhiên những nghiên cứu về viêm phổi sơ sinh vẫn còn
ít. Những đặc điểm về lâm sàng thường không đặc hiệu để chẩn đoán, bệnh
diễn biến nhanh. Các đặc điểm về cận lâm sàng thường không điển hình.
Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi từ trong bụng mẹ (mầm bệnh từ mẹ
truyền cho con qua bánh rau trong thời kỳ mang thai), hoặc mắc phải xung
quanh cuộc đẻ (do mầm bệnh khu trú tại đường sinh dục của mẹ xâm nhập
vào trẻ trong lúc đẻ), cả viêm phổi từ trong bụng mẹ và viêm phổi mắc phải
xung quanh cuộc đẻ thường biểu hiện trong giai đoạn chu sinh, triệu chứng
không đặc hiệu và thường nặng nên rất khó chẩn đoán phân biệt với các
nguyên nhân gây suy hô hấp khác, và liên quan nhiều đến vấn đề sản khoa

[65]. Còn viêm phổi mắc phải sau sinh do lây nhiễm chéo trong bệnh viện
hoặc do trẻ tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm
phổi và bệnh thường diễn biến nhanh và nặng, tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra trẻ
sơ sinh do trung tâm hô hấp đang ở giai đoạn trưởng thành, cấu trúc lồng
ngực, phổi đang phát triển, sức đề kháng với nhiễm khuẩn rất kém. Do đặc
điểm giải phẫu và sinh lý ở đường hô hấp trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ so


2

với trẻ lớn nên viêm phổi sơ sinh có những đặc điểm riêng biệt như triệu
chứng lâm sàng thường không điển hình và viêm phổi thường diễn tiến nặng
hơn. Không giống như viêm phổi ở trẻ lớn, viêm phổi sơ sinh có thể giảm tần
suất mắc bệnh và tử vong nếu làm tốt công tác chăm sóc sản khoa và chăm
sóc sơ sinh, vì đa số các yếu tố nguy cơ (YTNC) của viêm phổi sơ sinh có
liên quan đến sản khoa [11].
Tại bệnh viện Sản nhi Bắc Giang đã thành lập đơn nguyên sơ sinh được
7 năm số lượng bệnh nhân sơ sinh nhập viện có xu hướng ngày càng tăng và
diễn biến thường rất nặng nề, điều trị kéo dài. Hàng năm có khoảng gần 300
trẻ mắc viêm phổi vào điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc. Mặc dù
vậy tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như các triệu chứng lâm sàng của viêm phổi
sơ sinh mờ nhạt dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác, trong quá trình điều trị
còn gặp nhiều khó khăn, diễn biến bệnh lâu dài. Chính vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều
trị viêm phổi sơ sinh tại bệnh viện Sản nhi Bắc Giang” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi sơ sinh tại Bệnh
viện Sản nhi Bắc Giang năm 2017 - 2018.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm chung bộ máy hô hấp trẻ em
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ máy hô hấp
Bộ máy hô hấp được hình thành từ tuần thứ 3-4 trong thời kỳ bào thai.
Sau khi trẻ ra đời bộ máy hô hấp vẫn chưa hoàn thành mà còn tiếp tục phát
triển và hoàn thiện [6].
Ở trẻ nhỏ mũi và khoang hầu tương đối nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp,
niêm mạc mũi mỏng, mịn, giầu mạch máu dễ xung huyết do đó dễ bị tắc.
Thanh, khí, phế quản có đường kính tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát
triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, tắc nghẽn khi viêm, khi gắng sức. Trẻ càng
nhỏ, lòng phế quản càng hẹp, càng dễ co thắt và biến dạng [41].
Phế nang xuất hiện vào khoảng tuần 30 của thời kỳ bào thai, có mặt ở
toàn bộ phổi vào tuần thứ 36. Số lượng phế nang ở trẻ sơ sinh vào khoảng
20.106 – 30.106 và tăng nhanh gấp khoảng 10 lần khi trẻ 8 tuổi. Thể tích của
phổi cũng phát triển rất nhanh, khoảng 65 – 67 ml ở trẻ sơ sinh và tăng lên
gấp 10 lần khi trẻ được 10 tuổi. Phổi của trẻ ít tổ chức đàn hồi, đặc biệt xung
quanh các phế nang và thành mao mạch. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát
triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém dẫn đến trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế
thũng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi [14]. Trung tâm hô hấp trẻ nhỏ
cũng chưa hoàn thiện nên chưa điều hòa tốt nhịp thở và dễ bị ức chế do nhiều
nguyên nhân khác nhau hơn ở trẻ lớn và người lớn [14], [41].
Do những đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ máy hô hấp của trẻ em như đã
mô tả ở trên nên trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dễ mắc bệnh đường hô hấp đặc biệt là
viêm phổi và khi bị bệnh trẻ thường bị nặng


4


1.1.2. Cơ chế bảo vệ của bộ máy hô hấp
Mỗi ngày cơ thể trao đổi một thể tích khí từ 6000 đến 8000 lít. Khí thở
bình thường dù có trong lành cũng chứa rất nhiều vi vật thể nhỏ, trong đó có
các vi sinh vật gây bệnh. Trước nguy cơ xâm nhập của tác nhân có hại hoặc
gây bệnh, bộ máy hô hấp có hệ thống cấu trúc giải phẫu và sinh lý thích hợp
để tự bảo vệ mình.
- Hàng rào niêm mạc
+ Có một hệ thống rào ngăn cản, lọc không khí từ mũi đến phế nang. Tại
mũi, lông mũi mọc đan xen nhau, lớp niêm mạc giàu mạch máu cùng sự tiết
nhầy liên tục. Tại thanh quản có sự vận động nhịp nhàng đóng mở nắp thanh
môn theo chu kỳ thở. Phản xạ ho nhằm tống dị vật ra khỏi đường thở.
+ Niêm mạc khí quản được bao phủ bởi lớp tế bào biểu mô hình trụ có
lông (nhung mao). Có khoảng 250 - 270 nhung mao trong mỗi tế bào. Các
nhung mao này luôn rung chuyển với tần số 1000 lần/phút. Làn sóng chuyển
động trên bề mặt niêm mạc đường thở theo hướng về phía hầu họng. Tất cả
các vật lạ cùng chất nhầy bị tống ra ngoài với vận tốc 10nm/phút. Hệ thống
lọc này đã ngăn chặn phần lớn các vật thể lạ có kích thước < 5µm không lọt
được vào phế nang [14]
- Hệ thống thực bào [18]
+ Lớp tế bào biểu mô nằm trên bề mặt màng đáy thành phế nang, chứa
các hạt tế bào týp I và týp II. Phế bào týp I tạo sunfactant. Phế bào týp II chứa
đựng fibronectin, globulin miễn dịch và đại thực bào.
+ Lòng tế bào phế nang bình thường chứa nhiều tế bào miễn dịch gồm
các đại thực bào phế nang, tế bào đơn nhân, lympho bào và các tế bào tham
gia vào quá trình viêm.
+ Những vi sinh vật và vật lạ lọt vào đến phế nang lập tức bị tiêu diệt bởi
hệ thống thực bào, men tiêu thể và các yếu tố miễn dịch khác. Các đại thực
bào thông tin về các kháng nguyên lạ cho tế bào lympho T, chúng giải phóng



5

các cytokine như TNF, interleukin I, giúp kích hoạt tế bào lympho, thúc đẩy
quá trình viêm.
+ Lympho T sau khi nhận diện kháng nguyên sẽ hoạt hoá lympho B.
+ Lympho B hoạt động và biệt hoá thành tương bào để sản xuất kháng
thể đặc hiệu, theo máu đến mô kẽ và lòng phế nang làm bất hoạt kháng
nguyên. Những vi khuẩn còn sót lại bị bạch cầu đa nhân trung tính thực bào.
+ Đáp ứng miễn dịch dịch thể tiếp theo với nhiều giai đoạn. Các kháng
thể có nhiều chức năng như opsonin hoá, tăng cường thực bào (đặc biệt IgG).
+ Hoạt hoá bổ thể, trung hoà độc tố và ngưng kết vi khuẩn. Các globulin miễn
dịch chủ yếu ở bề mặt phế nang và typ IgG. Chúng kích hoạt sự opsonin hoá nhờ
các cảm thụ của IgG có mặt ở màng các thực bào. Mặt khác, các typ IgG, IgA còn
hoạt hoá hệ thống bổ thể để tiêu diệt trực tiếp các vi khuẩn.
- Các dịch tiết của hệ hô hấp (Surfactant, lysozyme…): cũng đóng vai
trò rất quan trọng trong chống nhiễm khuẩn để bảo vệ hệ hô hấp [49]
Tóm lại: hệ hô hấp có rất nhiều cơ chế bảo vệ khác nhau nhưng chúng
quan hệ rất mật thiết và hoạt động hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả quan
trọng nhất là chức năng tự bảo vệ.
1.2. Bệnh viêm phổi
1.2.1. Một số khái niệm
- Theo hình thái tổn thương viêm phổi (VP) được chia làm 2 loại:
+ Viêm phế quản phổi: Là danh từ để chỉ tình trạng viêm nhiễm các phế
quản nhỏ, phế nang và tổ chức xung quanh phế nang [71]. Tổn thương viêm
rải rác hai phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp. XQ có hình ảnh
tổn thương đa ổ rải rác [14].
+ Viêm phổi thùy: Tình trạng tổn thương nhu mô phổi thường chiếm một
thùy phổi. XQ có hình đông đặc khu trú tại một thùy phổi.
Viêm phổi có thể được định nghĩa chung nhất là quá trình viêm do một

tác nhân nhiễm trùng gây tổn thương nhu mô phổi.


6

- Theo căn nguyên gây bệnh VP thường được chia thành:
+ Viêm phổi do vi khuẩn
+ Viêm phổi do virus
+ Viêm phổi do ký sinh trùng, nấm
- Theo hoàn cảnh mắc bệnh, VP được chia thành:
+ Viêm phổi cộng đồng: là tình trạng viêm cấp tính nhu mô phổi mà người
bệnh mắc phải tình trạng nhiễm khuẩn này tại cộng đồng [26]
+ Viêm phổi bệnh viện: là các trường hợp viêm phổi xảy ra sau khi nhập
viện 48 giờ [26].
+ Viêm phổi do thở máy hiện nay cũng là một vấn đề đang được sự quan
tâm của các thầy thuốc lâm sàng vì nó cũng gây ra tỷ lệ tử vong khá lớn [55].
1.2.2. Phân loại viêm phổi sơ sinh
1.2.2.1. Viêm phổi sơ sinh
Là viêm phổi trong giai đoạn trẻ dưới 28 ngày [26]. Viêm phổi sơ sinh có
thể được phân loại sớm và muộn. Có nhiều định nghĩa khác nhau của viêm
phổi khởi phát sớm; một số tác giả đã sử dụng 48 giờ để làm điểm mốc đánh
giá, một số tác giả đã đề xuất 7 ngày. Vì cách phân chia khác nhau mà một số
nghiên cứu về nguyên nhân đã được báo cáo. Có sự khác biệt về nguyên nhân,
nó có ý nghĩa trong phân loại bệnh giữa tuần đầu tiên của cuộc đời và ba tuần
tiếp theo [26]. Đối với các trường hợp viêm phổi sau 7 ngày có giá trị liên quan
đến nguy cơ tử vong của trẻ cao hơn [76]. Trong nghiên cứu này của chúng tôi
sử dụng cách phân chia viêm phổi sơ sinh sớm là viêm phổi trước 7 ngày, viêm
phổi sơ sinh xuất hiện muộn là xuất hiện sau 7 ngày. Do tính chất là Bệnh viện
Sản nhi nên các bệnh nhân sau sinh chưa về nhà được ngay mà có thời gian
nằm để theo dõi, nếu lấy tiêu chuẩn viêm phổi sơ sinh sớm là trước 48 giờ thì

rất dễ nhầm với các trường hợp nhiễm trùng bệnh viện.


7

1.2.2.2. Viêm phổi trong tử cung
Lây qua đường rau thai hoặc do nhiễm trùng bẩm sinh trong tử cung
(nhiễm khuẩn chủ yếu là do TORCH: Toxoplasma, Rubella, Cytomegalovirus
và Herpes Simplex), thường có kết hợp ngạt thai nhi. Viêm phổi trong tử cung
gọi là viêm phổi sớm, dấu hiệu lâm sàng rất nặng giống như nhiễm khuẩn
huyết, có các triệu chứng của ngạt trước sinh, suy hô hấp, ngừng thở và tử
vong sớm trong vòng 24 giờ đầu. Đôi khi suy hô hấp xuất hiện muộn chỉ có
dấu hiệu thở nhanh trong ngày đầu tiên [23].
Một số trường hợp có thể gặp bụng chướng, nhiệt độ không ổn định,
toan chuyển hóa, vàng da kéo dài. Phổi có thể bị chảy máu, rối loạn đông
máu. Viêm phổi trong khi sinh: dấu hiệu viêm phổi có thể xuất hiện một vài
ngày sau đẻ, nhiễm khuẩn thường do vi khuẩn khu trú tại đường sinh dục của
mẹ. Viêm phổi do hít thường gặp ở những trẻ ngạt trước, trong hoặc sau đẻ.
Thường gặp ngạt do hít ối phân su, hít dịch ối trong trường hợp đa ối, hít phải
máu mẹ. Viêm phổi do hít ối phân su chiếm tỷ lệ 10- 26% trường hợp đẻ
sống. Viêm phổi dạng này liên quan chặt chẽ đến tuổi thai, trẻ sinh dưới 37
tuần tỷ lệ này khoảng 2%, và tăng 44% ở những trẻ sinh trên 42 tuần thai.
Viêm phổi thường rất nặng khi ối nhiễm phân su hoặc nhiễm bẩn [27].
1.2.2.3. Viêm phổi sau sinh
Thường xuất hiện 2-3 tuần sau sinh, thường do tụ cầu vàng, vi khuẩn
gram âm. Có thể lây nhiễm qua tiếp xúc hoặc nhiễm khuẩn bệnh viện.
Một số tác giả nghiên cứu cho thấy viêm phổi trong và sau khi sinh có
thể là viêm phổi sớm hoặc muộn, thường xuất hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn
toàn thân sớm như li bì, bú kém, sốt. Suy hô hấp có thể xuất hiện ngay sau khi
bị bệnh hoặc xuất hiện muộn hơn. Các dấu hiệu suy hô hấp thường gặp là thở

nhanh, thở rên, ho, cánh mũi phập phồng, nhịp thở không đều, tím tái, co kéo
cơ liên sườn hoặc hõm ức, có thể thấy ran ẩm hoặc rì rào phế nang giảm [40].


8

Trong những trường hợp viêm phổi rất nặng có thể ngừng thở, sốc và
suy thở. Dấu hiệu phản ứng màng phổi, tràn mủ, tràn khí màng phổi thường
gặp trong viêm phổi do Staphylococcus aureus, Klebsiella Pneumoniae. Có
tác giả đã nghiên cứu: Dấu hiệu thở nhanh >50 lần/ phút; Thở chậm< 40 lần/
phút (Với độ nhạy 75%, > 80%). Đặc biệt, triệu chứng thở nhanh và co kéo cơ
hô hấp có độ đặc hiệu rất cao [36]. Viêm phổi muộn là vấn đề thường gặp ở
trẻ đẻ non và đủ tháng đặc biệt ở những trẻ có can thiệp hô hấp hỗ trợ. Tỷ lệ
mắc và tử vong rất cao ở các khoa hồi sức tích cực sơ sinh [36]. Bệnh nhân có
đặt nội khí quản là yếu tố hàng đầu dẫn đến viêm phổi sơ sinh. Nguy cơ viêm
phổi ở nhóm này cao gấp 4 lần so với nhóm không đặt nội khí quản và thậm
chí còn cao hơn nhóm mở khí quản [36].
1.2.2.4. Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh
Các vi sinh vật gây ra VPSS được biết đến nhiều. Tác nhân gây bệnh chủ
yếu là virus, vi khuẩn trong khi các sinh vật nấm xảy ra bệnh ký sinh trùng
xảy ra ở trẻ nhiễm HIV.
Các tác nhân vi khuẩn phổ biến như Streptococci nhóm B (và các loài
liên cầu khác) và sinh vật Gram âm, đáng chú ý nhất là Escherichia coli
và Klebsiella Pneumoniae [31], [69], [54]. Các virus chiếm ưu thế là các tác
nhân gây bệnh hô hấp phổ biến, cụ thể là virus hợp bào hô hấp (RSV),
rhinovirus ở người [31]. Bệnh do virus thường là bệnh viện và lây truyền cho
trẻ sơ sinh trong đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU) hoặc các cơ sở sơ
sinh khác, của cha mẹ và nhân viên bị nhiễm bệnh.
Nhiễm trùng bệnh viện và liên quan máy thở đã trở thành một vấn đề
quan tâm lớn và là nguyên nhân quan trọng gây bệnh và tử vong ở

NICU. Trong NICU Bệnh viện Nhi đồng Mansoura ở Ai Cập, nhiễm trùng
bệnh viện là một vấn đề quan trọng [21]. Vi khuẩn Gram âm, đặc biệt
là Klebsiella Pneumoniae, là nguyên nhân chủ yếu của nhiễm trùng bệnh viện
sơ sinh, và sinh vật này là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển khác. Trong


9

nghiên cứu tại Ai Cập, Klebsiella đã được tìm thấy tương đương với tỷ lệ mắc
là 21,4% hoặc 13,8% nhiễm trùng trên 1000 ngày giường .
Nhiễm trùng chlamydia được công nhận là nguyên nhân nhỏ của VPSS ở
hầu hết các vùng trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm Chlamydia liên quan ở
trẻ sơ sinh có VPSS muộn tại Bệnh viện Quốc gia Kenyatta ở Kenya đã được
tìm thấy là cao (51%), cao gấp tám lần so với báo cáo trên toàn thế giới [40].
Có một nghiên cứu quan trọng ở Nam Phi báo cáo bệnh lao gây ra VPSS
[22]. Từ một cuộc điều tra 77 trẻ sơ sinh, 11 trẻ đã được xác định lao sơ
nhiễm. Sáu trong số những trẻ sơ sinh này được sinh ra từ những bà mẹ bị
nhiễm HIV và đồng nhiễm lao, những trẻ này có thể được phân loại là có lao
bẩm sinh. Những phát hiện lâm sàng chính là viêm phổi tiến triển, sốt rét,
chậm phát triển, gan to, lách to và viêm màng não. Bảy trong số các bà mẹ
của họ có bằng chứng về bệnh lao hiện tại hoặc quá khứ, hoặc có tiếp xúc với
bệnh lao. Một trẻ sơ sinh và hai bà mẹ đã tử vong trong vòng 3 tháng đầu sau
khi sinh.
RSV là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất liên quan đến
viêm phổi sơ sinh, chiếm khoảng một phần tư đến một phần ba số trường hợp
ở Sarahan Châu Phi [35]. Trong giai đoạn sơ sinh, RSV có liên quan đến bệnh
suất đáng kể gây ra viêm phổi và ngưng thở. Tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp
dưới cấp tính nặng ở trẻ em từ các nước đang phát triển và phát triển
(5,5/1000 so với 5,6 /1000, tương ứng) là tương ứng nhưng tỷ lệ tử vong cao
hơn (2,1% so với 0,3-0,7) [32]. CFR cho các yếu tố nguy cơ cá nhân đối với

bệnh RSV ở trẻ em bị bệnh phổi mãn tính là 3,5-2,03%, khuyết tật bẩm sinh
2-37%, nhiễm bệnh viện 0-12,2%, nhập viện chăm sóc đặc biệt 1,1-8,8% và
non tháng 0,6 -1,0% . Nguy cơ tử vong do bệnh RSV tăng gấp 3 lần so với
(bệnh phức tạp với tăng huyết áp động mạch phổi) dị tật bẩm sinh tim
[24]. Trẻ sơ sinh có RSV dương tính dễ bị nhiễm khuẩn nặng hơn so với các
trẻ sơ sinh nhiễm các virus thông thường khác [62]. HIV có liên quan đến


10

nguy cơ mắc bệnh RSV cao gấp 2-3 lần và tỷ lệ tử vong trường hợp cao hơn
(12% so với 2% ở trẻ không nhiễm HIV). Trong khi nhiễm HIV ở người mẹ
thường không liên quan đến nhiễm trùng sơ sinh sớm, một dạng tiến triển
nhanh chóng của bệnh đã được ghi nhận ở một số trẻ sơ sinh [26]. Điều này
có thể gây ra, tuy nhiên, do nhiễm trùng liên quan như bệnh giang mai.
Bảng 1.1. Căn nguyên gây bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Đường

Vi khuẩn

Virus

truyền

Tác nhân khác

L.monocytogens
M.tuberculosis
Rubella

Varicella-zoster
Qua rau thai
Chu sinh
Sau sinh

HIV
CMV
HSV
Thường gặp trong
cộng đồng( ví dụ
RSV)

T.pallidium
Streptococcus B
C.trachomatis
Vi khuẩn Gr(-)
E.coli,
Klebsiella, S.aurer, U.urealyticum
P.aeruginosa,

C.albicans

H.influenzae,
Parainfluenzae,
Flavobacterium
S. marcescens

HIV: Human Immunodeficiency Virus; CMV: Cytomegalovirus
HSV: Herpes simplex virus
RSV: Respiratory Syncytial Virus.

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về xác định căn nguyên gây viêm
phổi ở trẻ sơ sinh.


11

Bảng 1.2. Căn nguyên gây viêm phổi sơ sinh

Các loại vi khuẩn

Tô Thanh

Ngô Thị Thi

Khu T.K.

Hương (1989)

(1994)

Dung (2003)

K.Pneumoniae

52,4

51,0

47,9


E.Coli

19,0

16,5

19,1

P.aeruginosa

15,0

14,5

17,0

H.influenazae

4,2

5,7

5,3

S.aureus

8,4

12,3


6,4

Streptococcus B

1,0

0,0

1,1

Serratia

0,0

0,0

3,2

* Các số liệu trong bảng tính theo tỉ lệ %
1.3. Một số đặc điểm sinh lý và bệnh lý viêm phổi sơ sinh
1.3.1. Một số đặc điểm sinh bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô
hấp ở trẻ sơ sinh
1.3.1.1. Đặc điểm sinh lý liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ sơ sinh
Hô hấp: Nhịp thở nhanh 60 - 80 lần/phút ở 1 - 2 giờ đầu sau đẻ, rồi ổn
định 40 - 50 lần/phút; có thể có dưới 2 cơn ngưng thở < 10 giây, nhất là ở trẻ
đẻ non có kiểu thở Cheyne-Stock. Mỗi lần thở thể tích 30 ml (đủ tháng), 15ml
(đẻ non); áp lực hít vào là 20 - 25 cm H2O. Phổi trẻ đẻ non dễ bị xẹp hoặc
sung huyết, xuất huyết. Việc theo dõi nhịp thở giúp tiên lượng chức năng hô
hấp. Trẻ sơ sinh dễ bị rối loạn về hô hấp bởi bất kỳ biến cố nào.
Miễn dịch: Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém vì hệ thống bảo vệ cơ thể

chưa hoàn chỉnh. Da mỏng, độ toan thấp, ít tác dụng là hàng rào bảo vệ. Hệ
thống miễn dịch tế bào chỉ hoạt động sau sinh; tính thực bào của bạch cầu
kém, đặc biệt ở trẻ đẻ non. Chưa có bổ thể vì bổ thể không qua được nhau
thai. Hệ thống miễn dịch dịch thể thiếu cả về chất và số lượng, đặc biệt là trẻ
đẻ non. Trẻ chỉ sử dụng chủ yếu globulin IgG của mẹ truyền qua nhau thai,


12

còn IgM lại rất hiếm do cơ thể trẻ tự sản xuất [9], [52]. Đây có thể là lý do trẻ
sơ sinh dễ mắc các vi khuẩn gram âm hơn trẻ lớn.
1.3.1.2. Một số đặc điểm bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ sơ sinh
Đặc điểm bệnh lý viêm phổi sơ sinh tùy thuộc tác nhân ảnh hưởng và
vào từng thời kỳ khác nhau. Nhìn chung nhiễm khuẩn là tình trạng bệnh lý
phổ biến ở trẻ sơ sinh có thể chia ra thành các loại như sau:
- Trước đẻ: Nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hoá,
đẻ non...
-Trong đẻ: Ngạt, sang chấn, nhiễm trùng sớm...
- Sau đẻ: Nhiễm trùng mắc phải toàn thân hoặc tại chỗ...
Về đặc điểm bệnh lý theo thời gian được có thể được chia ra: Sơ sinh
sớm là ở tuần đầu sau đẻ; bệnh thường liên quan đến mẹ và cuộc đẻ, bệnh do
thiếu trưởng thành các hệ thống hoặc do dị tật. Sơ sinh muộn là ở 3 tuần sau:
Bệnh thường do nuôi dưỡng, chăm sóc kém và môi trường gây ra[8], [9].
1.3.2. Một số yếu tố nguy cơ của viêm phổi sơ sinh
Yếu tố nguy cơ từ mẹ
Có nhiều yếu tố từ mẹ có thể ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn sơ sinh. Có
tác giả thấy rằng viêm phổi sơ sinh tăng rõ rệt ở những bà mẹ da đen có thu
nhập thấp [74]. Những bà mẹ có nguy cơ phơi nhiễm về các bệnh nhiễm
khuẩn sẽ là các yếu tố thuận lợi cho con dễ bị nhiễm khuẩn và gây ảnh hưởng
đến tổn thương phổi [50].

Yếu tố thiếu dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai, sinh con nhiều lần,
nhiễm khuẩn đường sinh dục cũng là những nguy cơ cao của nhiễm khuẩn sơ
sinh sớm, trong đó tỷ lệ viêm phổi chiếm 60% [72]. Một trong những nguy cơ
gây viêm phổi sơ sinh sớm là do nhiễm khuẩn ngược dòng do Streptococcus
B khu trú ở đường tinh dục mẹ, tỷ lệ này là 1% ở những bà mẹ bị nhiễm trùng
sinh dục trong ba tháng cuối của thời kỳ mang thai mặc dù không có biểu hiện


13

lâm sàng [20]. Tỷ lệ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn nếu có kết hợp đẻ non, mẹ bị
sốt, ối vỡ sớm.
Yếu tố nguy cơ quanh đẻ
Một số yếu tố trong thời kỳ chu sinh là nguy cơ gây nhiễm khuẩn sơ
sinh, bao gồm cả những trường hợp nhiễm khuẩn của mẹ đã được điều trị
hoặc chưa trong khi mang thai. Ví dụ: Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm cổ tử cung
hoặc mẹ có biểu hiện nhiễm khuẩn nhưng không tìm thấy nguyên nhân.
Mẹ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong vòng hai tuần trước khi sinh
làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ối rõ rệt .
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn ối và viêm phổi sớm thường
do vỡ màng ối. Một số yếu tố trong thời kỳ chu sinh là nguy cơ gây nhiễm
khuẩn sơ sinh, bao gồm cả những trường hợp nhiễm khuẩn của mẹ đã được
điều trị hoặc chưa trong khi mang thai.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn ối và viêm phổi sớm thường
do vỡ màng ối sớm trước sinh. Viêm phổi do nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 4% của
những trường hợp vỡ ối sớm > 24 giờ, chuyển dạ kéo dài khi cổ tử cung đã
mở hết, khám thai, thăm khám đường dưới nhiều lần [25].
Có mối liên quan giữa nhiễm khuẩn ối và đẻ non, một số tác giả cho rằng
vi khuẩn phát triển trong dịch ối là tác nhân trực tiếp gây đẻ non [38].
Vỡ ối sớm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ối, tỷ lệ nhiễm khuẩn ối gặp

khoảng 0,1-0,5% trong các trường hợp đẻ sống. Viêm màng ối thường gặp ở cộng
đồng dân cư thu nhập thấp, gặp ở dân da đen nhiều hơn da trắng, đặc biệt ở những
bà mẹ bị nhiễm khuẩn đường sinh dục trong vòng hai tuần trước sinh.
Nghiên cứu trên những trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do liên cầu
tan huyết nhóm B ở Atlanta, Schuchat và các tác giả khác cho thấy tỷ lệ mắc
là 5,99‰ các trường hợp đẻ sống ở nhóm trẻ < 1500g, 2,51‰ ở nhóm< 15002500g và 0,89‰ ở nhóm > 2500g. Nhiễm khuẩn tại phổi chiếm tỷ lệ 60% các
trương hợp nhiễm khuẩn trên và tỷ lệ tử vong cao. Vesi Kari cũng nhận xét tỷ


14

lệ tử vong của trẻ sơ sinh viêm phổi tỷ lệ nghịch với cân nặng, cân nặng càng
thấp tỷ lệ tử vong càng cao. Tỷ lệ tử vong của trẻ < 1500g cao gấp 2 lần nhóm
trẻ từ 1500- 2500g và cao gấp 7 lần so với nhóm cân nặng > 2500g. Ngạt sơ
sinh kèm theo vỡ ối kéo dài cũng là một trong những nguy cơ cao gây viêm
phổi ở sơ sinh [72].
Yếu tố liên quan từ phía sơ sinh
Tỷ lệ viêm phổi sơ sinh thường cao hơn ở trẻ nam. Có giả thiết cho rằng
có thể liên quan đến gen điều hòa miễn dịch X. Sự chưa trưởng thành của hệ
thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.
Thành phần bổ thể giảm đặc biệt ở trẻ đẻ non, vì vậy giảm khả năng opsonin
của vi khuẩn và giảm sản xuất các yếu tố hóa ứng động. nồng độ IgM, IgG
thấp, IgA không có trong các dịch tiết của niêm mạc vì vậy tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn và tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, đặc biệt là niêm mạc
đường hô hấp. Bạch cầu trung tính giảm, khả năng xâm nhập ổ viêm và khả
năng gắn với các yếu tố hóa ứng động kém, tế bào diệt rất thấp không có khả
năng khu trú nhiễm khuẩn khi trẻ sơ sinh bị tress. Khả năng hóa hướng động
của tế bào đơn nhân cũng giảm đặc biệt ở trẻ đẻ non.
Rối loạn chuyển hóa trong thời kỳ sơ sinh cũng ảnh hưởng đến nhiễm
khuẩn rõ rệt. Sơ sinh bị bệnh galactose có nguy cơ cao nhiễm khuẩn gram âm

vì tăng nồng độ galactose trong máu dẫn đễn giảm chức phận của bạch cầu
trung tính. Sắt trong máu tăng cũng là một nguyên nhân gây tăng nhiễm
khuẩn ở trẻ sơ sinh.
Yếu tố nguy cơ khác
Đẻ non: Những trẻ sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng thường bị viêm phổi do
các phản xạ đường thực quản chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên
thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi trẻ bú mẹ thường hay nôn trớ,
sữa bị hít nhầm vào khí quản, gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái
mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.


15

Thời gian nằm viện lâu
Mật độ trẻ quá đông trong bệnh viện
Các thủ thuật can thiệp như hồi sức sau đẻ, thở oxy, thở CPAP, đặt nội
khí quản, thở máy. Nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên nhiều lần nếu chăm sóc sơ
sinh không đảm bảo vô trùng như lây nhiễm qua bàn tay người chăm sóc khi
hút nội khí quản, đặt sonde dạ dày…[26]
Nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài
Thiếu trang trang thiết bị phục vụ cho bệnh nhân như máy hút, sonde
hút, máy thở…
Những trẻ bị viêm phổi sớm, thường có ít nhất một nguy cơ hoặc kết hợp
nhiều nguy cơ như ối vỡ sớm, đẻ non, ngạt, cân nặng thấp, mẹ bị nhiễm
khuẩn khi mang thai. Viêm phổi muộn thường liên quan nhiều đến nhiễm
khuẩn bệnh viện [61].
1.4. Một số đặc điểm vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi sơ sinh
1.4.1. Klebsiella pneumoniae
Klebsiella pneumoniae và Serratia là 2 loại vi khuẩn thuộc cùng một
nhóm thường gọi là nhóm KES. Vi khuẩn thuộc nhóm này thường là nguyên

nhân gây bệnh do nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện [39].
Klebsiella có 4 loài gây bệnh, trong đó K. pneumoniae đáng quan tâm
nhất. Vi khuẩn này rải rác khắp trong tự nhiên và kí sinh ở đường hô hấp, nó
là những trực khuẩn lớn, gram âm thường bắt màu ở 2 đầu, có vỏ dày.
Klebsiella pneumoniae có thể được phân lập từ đường tiêu hóa hoặc
đường hô hấp trên, chiếm tỷ lệ 5% dân số. Vì vậy, trong nhiễm khuẩn nguyên
phát đường vào chủ yếu là do hít phải dịch tiết ở đường hô hấp trên hoặc
đường tiêu hóa .
Bệnh cảnh của viêm phổi sơ sinh do nhiễm Klebsiella pneumoniae
thường nằm trong bệnh cảnh của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do vậy mà các
triệu trứng thường bị lu mờ.


16

1.4.2. Pseudomonas aeruginosa ( Trực khuẩn mủ xanh)
Pseudomonas Aeruginosa có nhiều loại, phần lớn không gây bệnh, gặp
trong đất, nước hoặc trong không khí.
Pseudomonas Aeruginosa là trực khuẩn gram âm rất di động. Tính chất
sinh học đặc biệt của trực khuẩn này là hiếu khí tuyệt đối. Các yếu tố độc lực
của P. Aeruginosa gồm nhiều thành phần, trong đó phospholipase C là độc tố
tan huyết của chúng làm surfactant mất hoạt tính dẫn đến xẹp phổi. Vì vậy,
những trẻ sơ sinh non yếu bị viêm phổi do Pseudomonas Aeruginosa thường
nặng hơn rất nhiều so với trẻ đủ tháng do khả năng hoạt động cũng như việc
sản xuất surfactant giảm đáng kể [40]. Ngoài ra, màng nhày của
PseudomonasAeruginosa còn tiết ra alginate là một chất dạng keo với nồng
độ cao giúp cho vi khuẩn tránh bị tiêu diệt bởi bạch cầu trung tính và đại thực
bào ở phế nang.
Pseudomonas Aeruginosa được tìm thấy ở da, đường tiêu hóa, chiếm 3%
dân số, tuy nhiên tỷ lệ này ở bệnh viện thường thường cao hơn nhiều, chiếm

tới 20%. Vi khuẩn này là một trong những vi khuẩn cơ hội thường do lây
chéo giữa các bệnh nhân có sức đề kháng giảm, nó tồn tại ở môi trường ẩm
ướt đặc biệt ở những dụng cụ y tế như máy thở, máy khí dung, máy hút vì khả
năng kháng kháng sinh của nó rất cao. Tuy nhiên, nó rất dễ bị tiêu diệt ở môi
trường khô.
Triệu chứng viêm phổi do Pseudomonas Aeruginosa thường có sốt, thở
nhanh, nhịp tim nhanh, suy hô hấp, giảm huyết áp và amoniac trong máu tăng.
1.4.3. Escherichia coli (E.coli)
E.coli được Escherich tìm ra năm 1885. Vi khuẩn này thuộc họ
Enterobacteriaceac. E.coli là một hình que thẳng, hai đầu tròn, kích thước dài
ngắn khác nhau từ 2- 3 µm. Cấu tạo kháng nguyên của E.coli là kháng nguyên
vỏ khá phức tạp.


×